Thông thường các mô hình giá xuất hiện trên biểu đồ mà Trader thấy khi giao dịch sẽ không rõ ràng như những mô hình trong các bài viết hay ví dụ. Vì vậy, điều cần thiết là Trader phải hiểu và giải mã được những mô hình này để đưa ra những quyết định giao dịch chính xác. Hãy cùng xem những thủ thuật được nêu ở phần một áp dụng vào bốn mô hình bên dưới như thế nào nhé!
Mô hình tam giác
Mô hình tam giác là một thời kỳ giá tích lũy tạm thời trong một xu hướng hoặc bắt đầu một xu hướng mới. Trong một trend tăng, mô hình tam giác hình thành khi giá hồi, nó trở nên nhỏ dần, nhỏ dần; đằng sau chuyển động giá này chính là việc người mua lại bước vào thị trường sau mỗi đợt hồi và đẩy giá tăng ngược lại.
Mô hình tam giác đáng tin cậy hơn khi nó xuất hiện trong một xu hướng như một tín hiệu tích lũy trước những đợt di chuyển tiếp sau.
Mô hình vai đầu vai
Mô hình vai đầu vai là một mô hình đảo chiều, bằng việc giải mã những thành phần trong mô hình này bạn sẽ mau chóng thấy được sự thay đổi quyền kiểm soát của phe mua, bán.
Ở vai bên trái (vai thứ nhất) giá tạo một đỉnh cao mới; phần đầu của mô hình thường là một cú đẩy giá cuối cùng của phe mua/bán; sau đó, phần vai còn lại là dấu hiệu cho thấy trend đã đi đến hồi kết. Cuối cùng nếu giá phá vỡ đường neckline thì đó chính dấu hiệu xu hướng đã đảo chiều.
Diễn giải được những đỉnh, đáy cao thấp là tất cả những gì bạn cần khi giao dịch với mô hình vai đầu vai này.
Mô hình hai đỉnh/đáy
Những mô hình này cũng là những mô hình giá đảo chiều và nguyên lý cũng tương tự như mô hình vai đầu vai phía trên.
Ở đỉnh/đáy thứ hai, giá đã thất bại trong việc xuyên thủng mức đỉnh/đáy liền trước, là dấu hiệu cho thấy lực mua/bán không còn đủ mạnh để tiếp tục đẩy giá đi. Nếu dấu hiệu tiếp theo mà bạn thấy là sự phá vỡ mức đáy/đỉnh liền trước sự thay đổi xu hướng đã được xác nhận.
Mô hình chiếc cốc và tay cầm
Mô hình này cũng là một mô hình cho thấy sự thay đổi hướng di chuyển của trend. Ví dụ bên dưới là một sự chuyển đổi từ down trend sang up trend.
Ban đầu giá hình thành những đáy mới, theo sau bởi một vùng giá tích lũy tại đáy của mô hình, cuối cùng giá tạo được những đỉnh cao mới. Khi giá phá được mức đỉnh của mô hình, xu hướng tăng được xác nhận.
Như đã thấy, anh em có thể hiểu và giải mã được những mô hình thông qua việc quan sát những đỉnh đáy được hình thành, độ dài của bước sóng xu hướng cũng như độ sâu của những đợt hồi giá. Bằng cách này anh em cũng có thể đánh giá được mức độ tiềm năng của mô hình từ đó có những quyết định giao dịch tốt hơn.