menu
Các nguyên tắc và phương pháp quản trị rủi ro

Các nguyên tắc và phương pháp quản trị rủi ro

Trader Happy

Trader Happy
Like
6350 View

Định nghĩa rủi ro F189?

 

Theo khái niệm của riêng tôi về thực nghiệm đầu tư trên TTCK, rủi ro là sự không chắc chắn, ko đo lường được, nằm ngoài tầm kiểm soát của NĐT. Thậm chí, giá cổ phiếu đang nắm giữ vượt quá mục tiêu dự kiến cũng là một loại rủi ro (trong trường hợp NĐT tiếp tục nắm giữ).

 

Nghe có vẻ bất hợp lý nhưng, giả sử một người mua một cổ phiếu, sau khi xác định các yếu tố kỹ thuật cũng như cơ bản, anh ta đặt mục tiêu lợi nhuận là 15%. Tuy nhiên, khi cổ phiếu vượt qua mốc giá mục tiêu, anh ta tiếp tục nắm giữ, không chốt lời và tự nhủ với bản thân rằng, mình đang nắm cổ phiếu với lợi thế T3, giờ cứ chờ nếu giá tăng tiếp thì chốt giá cao hơn. Tôi định nghĩa trường hợp này là một loại rủi ro, vì lúc này anh ta tiếp tục nắm giữ một cổ phiếu không có mục tiêu rõ ràng cụ thể, hoàn toàn vượt ra khỏi tầm kiểm soát và đo lường của anh ta lúc ban đầu. Thói quen này dễ khiến NĐT bị động trong việc QTRR danh mục, và anh ta sẽ dễ dàng bị chi phối bởi tâm lý trong các hành động tiếp theo. Chẳng hạn, nếu giá quay đầu giảm, có thể a ta sẽ do dự và tiếp tục nắm giữ, để rồi khi lời ko bán, đến khi hòa vốn hoặc lỗ mới chịu bán ra.

 

Ở ví dụ trên tôi không bàn về vấn đề chiến lược đầu tư cụ thể, vì có nhiều loại chiến lược đầu tư khác nhau. Chẳng hạn như trường phái mua và nắm giữ theo cơ bản hoặc kỹ thuật, đôi lúc khi nắm giữ 1 cổ phiếu ko cần đặt mục tiêu lợi nhuận cũng là một chiến lược. Ví dụ, một người mua 1 cổ phiếu vì các tiêu chí cơ bản nào đó, khi cổ phiếu tăng và thiết lập xu hướng, a ta chỉ cần nắm giữ cho đến khi các tiêu chuẩn về mặt cơ bản không còn đáp ứng tiêu chí ban đầu của mình. Hoặc một NĐT khác, đang nắm giữ 1 cổ phiếu tăng giá vững chắc, a ta quan sát khối lượng chưa có dấu hiệu phân phối, a ta tiếp tục nắm giữ cho đến khi dấu hiệu phân phối xuất hiện thì a ta thoát hàng. Hai ví dụ trên hoàn toàn khác với ví dụ trong định nghĩa về rủi ro ở bên trên, nó hoàn toàn thuộc về vấn đề chiến lược và mục tiêu ban đầu. Do đó, khi biến động giá hoặc cơ bản của một cổ phiếu thoát khỏi các tiêu chí và mục tiêu ban đầu, tôi gọi nó là rủi ro.

 

5 nguyên tắc QTRR Danh Mục:

– 36 kế – Tẩu vi thượng sách ==> Chạy để bảo toàn tính mạng

 

– Hạn chế đa dạng hóa

 

– Chiến lược phân bổ

+ Phân bổ nhiều khi Uptrend và phân bổ ít khi Dowtrend

+ Phân bổ tỷ trọng các cổ phiếu đều nhau.

 

– Nguyên tắc giải ngân: giải ngân từng phần xác định xu hướng.

 

– Bám sát lý do, các tiêu chuẩn đo lường ban đầu của cổ phiếu (nguyên tắc quan trọng nhất).

 

36 kế – Tẩu vi thượng sách:

Tôi để nguyên tắc này lên đầu vì thường quá trình giảm giá của cổ phiếu nhanh hơn quá trình tăng giá, khiến chúng ta dễ dàng đánh mất thành quả ban đầu. Việc giữ tiền luôn được đặt ưu tiên lên hàng đầu, nếu trong một chu kỳ giảm giá danh mục bạn bị lỗ <7-10%, theo tôi đó là một thành công lớn. Trong bối cảnh bất ổn vĩ mô và tác động từ bên ngoài tiếp tục gia tăng, việc chuẩn bị sẵn tâm lý chạy xoắn đít là chiến lược hàng đầu. Đồng thời, đây là yếu tố mang tính tâm lý, nên thường ảnh hưởng đến chất lượng QTRR danh mục rất nhiều như tôi ví dụ bên dưới.

 

Làm gì khi nghe tin: “Trung Quốc/Việt Nam phá giá NDT/VND” ==> Chạy

 

Làm gì khi nghe tin: “Giàn khoan TQ kéo vào biến đông” ==> Chạy

 

Làm gì khi nghe tin: “TTCK Trung Quốc sập cầu dao” ==> Chạy

 

Nhưng thường thì: ==> “Trung Quốc phá giá à? Để xem phản ứng thị trường như thế nào đã, biết đâu TTCK VN ảnh hưởng ít”. Tài khoản lõm 2-3%: “lỗ ít mà, chưa sao đâu, để quan sát thêm biết đâu thị trường hồi cuối phiên, giờ bán ra hố sao”.

 

Hôm sau, tài khoản lõm 7-10%: “giờ sao cắt lỗ trời, chắc mai hồi thôi, giảm về mốc hỗ trợ rồi”.

 

Phiên tiếp, lõm 15%: “Mẹ giờ cắt lỗ đau quá, chờ hồi thôi biết sao giờ”.

 

Vài phiên tới, tài khoản lõm 20-25%, thị trường hoảng loạn: “nhìn đâu cũng thấy màu xám, dân tình khóc than, nản vãi, kiểu này nó đạp thêm cho ==> Chạy thôi”. Hoặc thị trường hồi rồi mà cổ phiếu của mình ko hồi, còn giảm: “Mẹ, nản vãi, cổ phiếu như ****, thằng kia nó bắt đáy được con kia ngon quá, thôi bán ra đua theo nó nào” ==> Lỗ chồng thêm lỗ, chúc mừng bạn đã bán đúng đáy!

 

Về việc đa dạng hóa

Đa dạng hóa có phải là một chiến lược đúng đắn? Tại sao Warrant Buffet lại nói: “Đa dạng hóa chỉ dành cho những người không biết mình đang làm gì”. Tôi sẽ phân tích các yếu tố tâm lý trong giao dịch và chỉ ra việc đa dạng hóa sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư cũng như QTRR của danh mục như thế nào.

 

Thứ nhất, sự đa dạng hóa thể hiện sự thiếu tự tin của NĐT trong quá trình phân bổ danh mục đầu tư. Đôi khi nó lại là hậu quả của tác động tâm lý, lưỡng lự trước những biến động của thị trường. Chẳng hạn, ban đầu 1 NĐT quyết định lựa chọn sẽ mua cổ phiếu ABC (giả định là bắt theo yếu tố kỹ thuật là hỗ trợ tại giá 20) với số tiền 100tr nếu ngày mai cổ phiếu ABC giảm về mốc hỗ trợ tại giá 20. Nhưng khi thị trường đang giảm, cổ phiếu của a ta giảm về 20, a ta lại do dự, thay vì giải ngân hết 100tr như dự định, a ta chỉ giải ngân 30tr, còn 70tr chờ giá giảm thêm mới mua (nếu như chiến lược ban đầu như vậy thì ok nhưng hầu hết hoàn toàn ko nằm trong chiến lược mà do hậu quả của sự thiếu dứt khoát trong giao dịch). Nhưng trong quá trình biến động, giá cổ phiếu ABC chỉ đứng giá tại 20, để giảm bớt cảm giác bất an và đôi lúc là sợ lỡ nhịp hồi của thị trường, a ta cố gắng tìm kiếm 1 cổ phiếu khác, vốn dĩ chưa được anh ta tìm hiểu kỹ lưỡng, và a ta mua vào cổ phiếu XYZ. Quá trình này lập lại dẫn đến danh mục của anh ta có đến 4-6 mã trong khi quy mô vốn của anh ta chỉ phù hợp với việc nắm giữ 2 mã. Rõ ràng, việc phát sinh thêm cổ phiếu trong danh mục hoàn toàn do yếu tố tâm lý, thiếu kỷ luật và bản lĩnh trong đầu tư. Thể hiện sự thiếu tự tin của anh ta đối với chính cổ phiếu mà anh ta tìm hiểu ban đầu. Sự thiếu dứt khoát đó, dẫn đến hậu quả là sự tập trung vào thông tin và phân tích với danh mục bị giảm sút.

 

Với danh mục nhiều cổ phiếu hơn, a ta sẽ bị phân tán trong quá trình quản trị danh mục, mục tiêu chốt lời của cổ phiếu này bị ảnh hưởng bởi biến động của cổ phiếu khác. Quá trình chốt lời và cắt lỗ các cổ phiếu trong danh mục mất nhiều thời gian hơn, tư tưởng anh ta bị phân tán và hỗn loạn hơn do các cổ phiếu trong danh mục biến động trái chiều không như kỳ vọng ban đầu (cổ phiếu giảm giá sẽ khiến việc chốt lời của cổ phiếu tăng giá gặp khó khăn do tư tưởng bị phân tán). Dẫn đến các hành động tiếp theo của anh ta hoàn toàn bị chi phối bởi tâm lý hơn là bởi lý do và mục tiêu ban đầu khi anh ta mua một cổ phiếu.

 

Nếu như các bạn từng nắm giữ 1 cổ phiếu về dài hạn và nó đang trong quá trình tăng giá vững chắc, tôi nghĩ cũng như tôi, sự tự tin của các bạn đối với cổ phiếu đó càng lúc càng lên cao. Vì bạn tập trung vào phân tích chuyên sâu hơn, thông tin bạn kiểm soát ít hơn, bạn quan sát quá trình giao dịch trong phiên của nó kỹ càng hơn. Do đó, hiệu quả quản trị danh mục của bạn tăng lên. Thường thì những phi vụ đem lại lợi nhuận lớn cho tôi đều đến từ những cổ phiếu được nắm giữ về trung và dài hạn. Đến khi cổ phiếu không còn đáp ứng tiêu chuẩn ban đầu thì tôi bán ra.

 

Chiến lược phân bổ

 

Vì sao phải tăng tỷ trọng trong Uptrend và giảm tỷ trọng trong Dowtrend? Nếu tôi nói tôi chỉ dùng margin trong khi giá cổ phiếu (đang nắm giữ) tăng lên liệu có phải là một chiến lược điên rồ?

 

Hãy hỏi thử những người gia tăng tỷ trọng danh mục kiểu bình quân giá xuống, hoặc đôi khi lại dùng Full margin cho chiến lược đó. Liệu những người đó cuối cùng có thắng được thị trường hay không, đã bao nhiêu người trong số đó bị cháy tài khoản? Hoặc nếu bạn đã từng trải qua những sai lầm đó, thì hãy tự hỏi chính mình, bạn đã sai ở điểm nào?

 

Tại sao tôi lại gia tăng tỷ trọng và gia tăng margin với một cổ phiếu khi nó đang trong quá trình tăng giá. Chẳng hạn khi tôi giải ngân full 1 cổ phiếu ABC, khi giá nó tăng 5% + hàng đã về (tiêu chuẩn an toàn), và cổ phiếu đã xác lập xu hướng tăng, tôi sẽ gia tăng tỷ trọng và tỷ lệ margin cho cổ phiếu đó. Rõ ràng, chiến lược này giúp tôi có một biên an toàn 5% cho tỷ lệ margin, nếu cổ phiếu biến động theo hướng bất lợi tôi sẽ dễ dàng bán ra cổ phiếu đó trong quá trình nó giảm lại về giá vốn. Điều đó giúp tài khoản tôi ở trạng thái an toàn cao (ko bị ép bán margin trong tình huống bất lợi). Ngược lại, chiến lược này kết hợp với những phân tích và kỹ thuật khác nhau, nếu xu hướng tôi xác định là đúng, phần thưởng dành cho tôi sẽ rất lớn.

 

Hơn nữa, chiến lược bình quân giá xuống mà tôi nhắc đến bên trên là chiến lược thụ động, khi một NĐT bị thua lỗ bất đắc dĩ (mua cổ phiếu ở giá cao và diễn biến tiếp theo không như kỳ vọng) anh ta lựa chọn giảm giá vốn trong khi hoàn toàn mơ hồ về bước đi tiếp theo của cổ phiếu đó. Chính chiến lược này, nếu cổ phiếu giảm đến một mức xác lập Dowtrend (áp lực bán gia tăng từ các trường phái trending theo xu hướng và trường phái giao dịch theo tín hiệu robot) thì rõ ràng thiệt hại của anh ta sẽ rất lớn thậm chí là cháy TK.

 

Khác với chiến lược bình quân giá xuống chủ động: chẳng hạn 1 NĐT sau khi tìm hiểu về một cổ phiếu cơ bản tốt, a ta xác định nhịp điều chỉnh này giá cổ phiếu sẽ về quanh 20 và xác suất đảo chiều tại mốc này là 75%, anh ta giải ngân một phần. Sau đó, cổ phiếu giảm xuống mức giá 19.5 a ta hoàn toàn tự tin và giải ngân thêm vào cổ phiếu này. Rõ ràng, đây là một trường hợp hoàn toàn chủ động trong chiến lược đầu tư vì anh ta biết mình đang làm gì, không như tình huống thua lỗ bất đắc dĩ. Nhưng lời khuyên của tôi vẫn là hạn chế tỷ trọng margin trong những tình huống như này.

 

PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO DANH MỤC

 

Phân bổ các cổ phiếu theo tỷ trọng cân đối và đều nhau

 

Chiến lược này sẽ gia tăng hiệu quả đáng kể lên danh mục đầu tư của bạn. Nó hạn chế những tác động bất lợi từ tâm lý khi bạn gặp phải tình huống mua một cổ phiếu tăng giá mạnh nhưng tỷ trọng thấp, trong khi cổ phiếu giảm nhẹ thì tỷ trọng lại cao, khiến danh mục bị hòa vốn thậm chí là thua lỗ.

 

Rõ ràng, với quy mô vốn KKK, phù hợp với 2-3 cổ phiếu trong danh mục. Trước đó, bạn đã đầu tư khá kỹ lưỡng và mang tính chọn lọc các cổ phiếu đó. Vậy thì hãy tin vào quyết định và quá trình phân tích của mình, hãy phân bổ đều cho các cổ phiếu.

 

Giải ngân từng phần xác định xu hướng

 

Việc giải ngân tất tay và cảm hứng nhất thời trong một phiên giống như bạn ALL IN trọng một ván Poker khi các lá bài tiếp theo chưa được mở. Rõ ràng, chiến lược đó quá hên xui và thường dẫn đến những thiệt hại.

 

PTKT là cuộc chơi mang tính chất xác suất, có nhiều công cụ, chỉ báo mang tính chất nhanh chậm khác nhau. Chẳng hạn, chiến lược giải ngân có thể tuân thủ theo 3 bước:

 

Giải ngân thăm dò xu hướng (các chỉ báo kỹ thuật nhanh như….): Giải ngân 30%

Giải ngân khi chỉ báo mang tính trung bình như….: Giải ngân tiếp 30-40% khi cho tín hiệu

Giải ngân theo chỉ báo chậm như ICHIMOKU: phần còn lại khi xu hướng tăng đã xác lập.

Hoặc

Giải ngân tiếp 30-40% khi hàng đã về tài khoản và danh mục đã tăng 5%…

Bám sát lý do, các tiêu chuẩn ban đầu của cổ phiếu

Đây cũng là nguyên tắc quan trọng nhất trong Quản trị danh mục, nhưng được tôi để dưới cùng vì bước này được thực hiện sau khi các bước trên diễn ra.

Nguồn : F189

Subscribe
Notify of
2 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Trader Happy
Trader Happy
4 years ago

Bài viết rất hay. Give thumb

Trader Vui ve
Trader Vui ve
4 years ago
Reply to  Trader Happy

welcome bác. Cảm ơn bác đã ủng hộ

Tin Hot

GIỚI THIỆU - HƯỚNG DẪN

Tradeboxx.net là một hệ thống mở, thành viên tự chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải. Truy cập, sử dụng website này bạn phải chấp nhận Quy định của Diễn đàn. Phiên bản thử nghiệm, đang tiến hành xin cấp giấy phép thiết lập MXH. Trade Boxx Cung cấp Lớp học trade miễn phí chất lượng cao cho Trader mới miễn phí; Hệ thống mở thư viện các cuốn sách Trading tiêu biểu miễn phí, Hệ thống mở tài liệu Trading Kinh điển miễn phí ...

LIÊN HỆ - CONTACT

Email: [email protected]
Cảnh báo rủi ro. Lưu ý rằng Trading CFDs là sản phẩm có đòn bẩy và có thể dẫn đến thua lỗ tất cả số vốn đã đầu tư. Chính sách bảo mật tb gr

DMCA.com Protection Status

forexlienminhtrader.com