menu
Tôi Đã Win 2 Triệu Đô Như Thế Nào? – Hộp Darvas Nicolas – Chương 5. Điện tín vòng quanh thế giới

Tôi Đã Win 2 Triệu Đô Như Thế Nào? – Hộp Darvas Nicolas – Chương 5. Điện tín vòng quanh thế giới

News Trading

News Trading
Like
744 View

Tôi Đã Win 2 Triệu Đô Như Thế Nào? – Hộp Darvas Nicolas – Chương 5. Điện tín vòng quanh thế giới

Khi tôi bắt đầu làm theo những luật lệ mới của mình, cũng là lúc tôi ký một hợp đồng lưu diễn quanh thế giới trong hai năm. Ngay lập tức, tôi phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Ví dụ, làm thế nào để tôi mua, bán cổ phiếu khi tôi đang ở nửa bên kia của Thế giới? Liệu sự cố nhà môi giới không thể gọi điện cho tôi khi giá cổ phiếu đạt đến mức mong đợi lại có lặp lại? Tôi bàn bạc với nhà môi giới và quyết định chúng tôi sẽ duy trì liên lạc với nhau qua điện tín.

Chúng tôi cũng quyết định sử dụng Barron’s, một ấn phẩm tài chính xuất bản mỗi tuần một số. Chúng tôi đã thu xếp để ấn phẩm gửi đến cho tôi sớm nhất. Nó chỉ những cổ phiếu sẽ tăng giá. Còn bức điện tín được gửi đến cho tôi hằng ngày sẽ thông báo giá những cổ phiếu mà tôi sở hữu. Thậm chí ở những nơi xa xôi như Kashmir và Nepal, trong cuộc hành trình lưu diễn, những bức điện tín vẫn đến đúng lúc.

Để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, tôi thiết lập một mật mã đặc biệt với nhà môi giới ở New York. Bức điện tín chỉ gồm một chuỗi những ký tự thể hiện những cổ phiểu, mỗi chuỗi là một dãy số không có ý nghĩa rõ ràng. Chúng trông giống thế này:

Tôi chỉ mất vài ngày để nhận ra những thông tin này không đủ để tôi theo dõi chính xác dao động của cổ phiếu của tôi. Tôi không thể xây dựng được những chiếc hộp mà không biết giới hạn trên và giới hạn dưới của cổ phiếu đó. Tôi gọi điện về New York và yêu cầu nhà môi giới của mình bổ sung thêm thông tin chi tiết những dao động hằng ngày của cổ phiếu. Nó bao gồm giá cao nhất và thấp nhất của cổ phiếu trong ngày hôm đó. Bây giờ thì bức điện tín của tôi nhìn như thế này:

Tôi không yêu cầu thêm thông tin về khối lượng giao dịch vì sợ làm rối rắm bức điện tín của mình. Tôi cũng chỉ chọn những cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn và nếu khối lượng giao dịch giảm, tôi sẽ biết sau vài ngày qua tạp chí Barron’s. 

Vì cả tôi và nhà môi giới của tôi đều biết những cổ phiếu mà chúng tôi quan tâm nên chúng tôi chỉ dùng chữ cái đầu tiên của mỗi cổ phiếu. Nhưng vì những thông tin này không thông dụng trên toàn thế giới, nên những bức điện tín bí hiểm này làm những nhân viên bưu điện bực bội và phiền toái. Trước khi họ đồng ý giao những bức điện tín, tôi đã phải giải thích rất tỉ mỉ về nội dung của chúng.

Tôi thường bị nghi ngờ là gián điệp. Tôi luôn luôn bị nghi ngờ vực này, đặc biệt ở vùng Đông Á. Trong đó, những nhân viên điện tín ở Nhật đa nghi hơn tất cả mọi nơi, vì họ dường như không thể từ bỏ tính hay dò xét từ thời kỳ trước chiến tranh. Khi tôi đến thành phố như Kyoto, Nagoya hay Osaka, những nhân viên điện tín ở đó nhìn tôi với thái độ nghi ngờ.

Phải mất một thời gian dài để tôi thay đổi được suy nghĩ của họ. Tôi đã có sáu tháng ở Nhật Bản và trở thành một gương mặt nổi tiếng trong những buồng điện tín ở các thành phố chính. Họ đã chấp nhận những bức điện của tôi mà không cần ký tá gì đặc biệt. Người Nhật Bản xì xào tôi là một gã điên, nhưng vô hại vì người châu Âu này cứ gửi và nhận những bức điện tín có nội dung tài chính lặp đi lặp lại.

Chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của tôi trải dài từ Hong Kong đến Istanbul, Rangoon, Manila, Singapore, Stockholm, Formosa, Calcutta, Nhật Bản, và rất nhiều địa danh khác. Do đó, tôi thường gặp những trở ngại khác nhau trong việc nhận và gửi điện tín.

Tôi cũng phải cẩn thận để những bức điện không bị thất lạc trong lúc di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Vì thế, trước khi di chuyển, tôi yêu cầu gửi điện tín lặp lại hai lần hay thậm chí là ba lần. Một việc thường xảy ra là những bức điện tín giống nhau được gửi đi từ Phố Wall tới các địa chỉ: Pan-Am, Chuyến bay số hai, Sân bay Hong Kong; Sân bay Tokyo; Khách sạn Nikkatsu Tokyo. Điều này cho phép tôi, nếu có thất lạc khi bay thì vẫn có thể nhận lại sau khi hạ cánh.

Khi tôi ở Vientiane, thủ đô của Lào, việc tham gia thị trường chứng khoán ở Phố Wall là cực kỳ nhiều khó khăn. Đầu tiên là việc ở đây hoàn toàn không có điện thoại. Chỉ có đường dây nội hạt duy nhất nối giữa trung tâm quân sự Mỹ và Đại sứ quán Mỹ. Đối với tôi, nó không có giá trị sử dụng.

Thêm nữa, nếu tôi muốn gửi hoặc nhận bất kỳ một tin nhắn nào, tôi phải đi xe kéo đến bưu điện mà bưu điện chỉ mở cửa tám tiếng một ngày và luôn đúng giờ.

Vì Vientiane chênh lệch 12 tiếng so với New York nên khi bưu điện ở Lào hoạt động cũng là lúc Phố Wall đóng cửa. Tôi tỏ ra căng thẳng và lo lắng không biết những thông tin quan trọng từ New York có bị giữ lại không.

Một hôm khi đến bưu điện, tôi nhận được một bức điện được chuyển lại từ Sài Gòn đến Hong Kong rồi từ Hong Kong chuyển đến Vientiane. Tôi lo lắng sự chậm trễ này sẽ đem đến một tai họa. Nhưng thật may mắn, không có thông tin nào buộc tôi phải hành động ngay.

Nhưng Lào chỉ là một khó khăn. Ở Kathmandu, thủ đô của Nepal, hoàn toàn không có dịch vụ điện tín. Phòng điện tín duy nhất là ở Đại sứ quán Ấn Độ và tất cả những thông tin liên lạc bằng điện tín từ thế giới bên ngoài đều phải qua đây.

Hiển nhiên, những nhân viên ở Đại sứ quán cảm thấy phiền toái bởi người nhận là người bình thường không xứng đáng với vị thế của họ. Khi tôi có điện tín, họ không giao nó ngay. Tôi phải gọi điện cho Đại sứ quán để hỏi mình có tin nhắn gì không. Tồi tệ hơn, chúng lại chỉ là những bản viết tay và thường rất khó đọc.

Hoạt động kinh doanh chứng khoán của tôi dựa trên tạp chí Barron’s, xuất bản ở Boston vào thứ Hai hằng tuần. Tôi thường nhận được vào các thứ Năm đang ở Australia hoặc Ấn Độ, hay bất kỳ nơi nào không quá hẻo lánh. Điều này đồng nghĩa với việc tôi luôn ở sau những biến động của Phố Wall mất bốn ngày. Khi tôi nhìn thấy ở Barron’s có một cổ phiếu diễn biến theo đúng lý thuyết của tôi, tôi gửi bức điện yêu cầu người môi giới thông tin cập nhật giá cổ phiếu này từ thứ Hai đến thứ Năm:

“THÔNG BÁO KHOẢNG BIẾN ĐỘNG VÀ GIÁ ĐÓNG CỬA CỦA CHRYSLER TUẦN NÀY”.

Nếu cổ phiếu CHRYSLER biến động trong hộp 60/65, tôi sẽ chờ xem liệu những báo giá cho bốn ngày từ New York có thể hiện được điều này không. Qua điện tín đến, nếu tôi thấy cổ phiếu CHRYSLER vẫn đang ở trong chiếc hộp đó, tôi sẽ theo dõi nó. Tôi sẽ yêu cầu nhà môi giới báo giá cổ phiếu này cho tôi hằng ngày để tôi có thể đánh giá xem nó có dịch chuyển lên chiếc hộp cao hơn không. Nếu hài lòng, tôi gửi điện tín đến New York đặt lệnh mua tự động và nhà môi giới được cân nhắc tình huống tốt cho đến khi có chỉ dẫn khác. Lệnh này luôn luôn đi đôi với một lệnh chặn lỗ tự động trong trường hợp cổ phiếu giảm giá sau khi tôi mua nó. Một bức điện tín điển hình nhìn như thế này:

“MUA TỰ ĐỘNG 200 CHRYSLER 67, 65 CHẶN LỖ”

Nếu điện tín của nhà môi giới chỉ ra cổ phiếu CHRYSLER chuyển động ngoài hộp 60/65 từ lúc tôi chú ý đến nó trong Barron’s, thì tôi phải bỏ qua nó. Đã quá muộn để hành động. Tôi phải đợi một cơ hội khác.

Thông thường, tôi chỉ tập trung vào một vài cổ phiếu. vì khả năng tài chính hạn chế. Sẽ là không kinh tế nếu tôi dùng hơn 15 đô la một ngày cho điện tín để có báo giá.

Ban đầu, tôi vô cùng lo sợ về việc liên lạc với Phố Wall qua điện thoại sẽ đem đến cho tôi một cảm giác sai về sự an toàn. Mãi sau này, khi đã có kinh nghiệm, tôi nhận nhận ra ưu thế của giao dịch qua điện tín. Không có các cuộc điện thoại, không có sự nhầm lẫn, không có những tin đồn trái ngược nhau. Vì vậy, tôi một cái nhìn chắc chắn hơn.

Tôi chỉ giữ từ năm cho đến tám cổ phiếu tại một thời điểm nên vô tình tôi đã tách chúng khỏi những chuyển động phức tạp của hàng trăm cổ phiếu khác xung quanh. Tôi không chịu ảnh hưởng bởi bất kỳ điều gì khác ngoài giá của chúng.

Tôi không thể nghe thấy mọi người nói gì, nhưng tôi nhìn biết những gì họ làm. Lúc đó, tôi không nhận thấy ý nghĩa của việc này, nhưng sau này, tôi mới hiểu điều đó thật sự là quí giá. Giống như những người chơi bài xì cố gắng dùng từ ngữ để đánh lạc hướng tôi, nhưng nếu tôi không nghe những lời lẽ đó và không dời mắt khỏi những quân bài của họ, tôi sẽ biết họ đang làm gì.

Đầu tiên tôi cố gắng luyện tập việc này trên giấy mà không đầu tư thật sự. Nhưng tôi sớm nhận ra việc làm không mấy tác dụng. Điều này giống như chơi bài mà không có một đô la nào trong túi.

Khi không có đồng tiền nào được đầu tư tôi có thể dễ dàng điều khiển những cảm xúc của mình, nhưng ngay khi tôi đặt tiền vào một cổ phiếu thì cảm xúc lại lộ rõ trên mặt tôi.

Những bức điện tín của tôi vẫn được gửi đến hằng ngày, tôi quen dần với công việc này và bắt đầu thấy ngày càng tự tin hơn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng một số cổ phiếu chuyển động theo hướng không giải thích được mà lại không có một chút quan hệ nào đến những chuyển động trước đây của chúng.

Điều này làm khó tôi. Khi tìm kiếm lời giải thích cho điều đó, tôi khám phá một điều rất quan trọng. Tôi nhận thấy tôi đang tự thân vận động. Tôi không thể học hỏi từ những cuốn sách cũng như không có ai chỉ dẫn tôi. Chỉ có mình tôi với những bức điện tín và ấn bản Barron’s hàng tuần. Chúng là những đầu mối duy nhất của tôi với Phố Wall cách xa hàng ngàn dặm. Nếu muốn giải thích chuyển động lạ thường của cổ phiếu, tôi phải căn cứ vào chúng.

Tôi lao vào đọc Barron’s say sưa. Tôi lật từng trang cho đến khi nó nát bươm. Cuối cùng tôi cũng phát hiện ra những chuyển động không giải thích được của cổ phiếu tôi đang giữ thường trùng hợp với những biến động mạnh của toàn bộ thị trường. Vì chỉ nhận được báo giá của những cổ phiếu của mình, nên tôi đã bỏ qua ảnh hưởng của thị trường chung đối với chúng. Điều này không khác gì việc chỉ đạo cả một trận đánh chỉ nhờ quan sát một góc chiến trường.

Đây là một phát hiện rất quan trọng. Tôi hành động ngay. Tôi yêu cầu nhà môi giới thêm vào cuối mỗi bức điện tín giá đóng cửa của chỉ số công nghiệp trung bình Dow-Jones. Điều này sẽ đem đến cho tôi một bức tranh đầy đủ và rõ ràng hơn về tình hình thị trường chung.

Những bức điện tín của tôi giờ sẽ như thế này:

Khi nhận được những bức điện tín đầu tiên có thông tin bổ sung, tôi vui mừng giống như trẻ con có đồ chơi mới. Tôi nghĩ tôi đã khám phá ra một công thức hoàn toàn mới. Tôi cố gắng liên hệ chỉ số công nghiệp trung bình Dow-Jones với biến động của những cổ phiếu của mình. Tôi suy luận nếu mức Trung bình tăng lên, thì những cổ phiếu của tôi cũng sẽ tăng lên.

Không lâu sau, tôi phát hiện ra điều này không đúng. Sẽ là sai lầm lớn nếu cố ép thị trường vào một khuôn mẫu cứng nhắc. Thị trường không có những thứ giống mô hình cơ học. Tôi đã sai rất nhiều lần trước nhìn nhận đúng về mức Trung bình. Đó là một lần trước khi tôi phát hiện ra rằng Công ty Dow-Jones cũng cho ra một mức trung bình. Con số này chỉ đơn giản là nhìn nhận lại những biến động hằng ngày của 30 cổ phiếu được chọn lọc. Những cổ phiếu khác cũng chịu ảnh hưởng bởi mức trung bình đó nhưng không theo khuôn mẫu cố định. Tôi cũng nhận thức rõ hơn Dow-Jones không phải là một tổ chức bói toán. Công ty này không cho biết khi nào một cổ phiếu tăng hay giảm.

Dần dần, tôi hiểu rằng không thể áp dụng những tiêu chuẩn máy móc vào mối quan hệ giữa mức trung bình và cổ phiếu riêng biệt. Đánh giá mối quan hệ này giống như một nghệ thuật. Trên một phương diện nào đó, nó giống như vẽ một bức tranh. Một họa sĩ đặt những màu khác nhau trên một khung vẽ tuân theo những quy luật nhất định, nhưng anh ta lại không thể giải thích được tại sao mình làm như thế. Cũng giống như thế, tôi thấy mối quan hệ giữa mức trung bình và những cổ phiếu của tôi cũng tuân theo những quy luật nhất định nhưng không thể xác định rõ ràng. Từ đó, tôi quyết định theo dõi mức chỉ số công nghiệp trung bình Dow-Jones, nhưng chỉ để biết rằng thị trường mạnh hay yếu. Tôi nhận ra hầu hết các các cổ phiếu đều chịu tác động của một chu kỳ chung của thị trường. Những chu kỳ của thị trường giảm giá hay thị trường tăng giá thường tác động vào hầu hết các cổ phiếu.

Bây giờ tôi được trang bị một lý thuyết đầy đủ hơn, tôi thấy mạnh mẽ hơn rất nhiều. Tôi tưởng mình đang sắp sửa chạm vào cái công tắc để bật sáng cả phòng.

Tôi khám phá ra tôi có thể nảy ra một ý tưởng trên những cổ phiếu từ những bức điện tín. Chúng giống như những tia-X. Với những người không am hiểu, một bức điện chiếu tia-X là vô nghĩa. Như với một bác sĩ, tia X thường chứa đựng những thông tin mà ông muốn biết. Ông liên hệ những phát hiện của nó đến bản chất từ đó rút ra kết luận.

Tôi làm những việc tương tự như bác sĩ với tia X. Trước tiên tôi so sánh giá của những cổ phiếu của mình với nhau, sau đó với mức trung bình Dow-Jones, và cuối cùng tôi tính toán phạm vi giao dịch của chúng, để đánh giá xem tôi nên mua, bán hoặc giữ.

Tôi tự động làm điều này mà không cần phân tích sâu hơn. Tôi không thể giải thích điều này cho đến khi tôi nhận ra mình đang đọc chứ không còn đang đánh vần bảng chữ cái nữa. Tôi có thể tiếp thu những bản in chỉ với một cái liếc mắt và rút ra nhanh chóng những kết luận về nó, thay vì phải ê a đánh vần từng chữ cái như một đứa trẻ.

Đồng thời, tôi cố gắng kiềm chế cảm xúc. Khi mua bất kỳ một cổ phiếu nào, tôi viết ra những lý do cho hành động đó. Tôi cũng làm tương tự khi bán nó. Nếu có một thương vụ kết thúc với một thua lỗ, tôi viết ra nguyên nhân dẫn đến điều đó và cố gắng không lặp lại lỗi tương tự. Tôi thể hiện trên những bảng như thế này:

Những bảng nguyên nhân giúp tôi rất nhiều. Khi tổng kết, tôi đã học được điều gì đó từ mỗi thương vụ. Tôi thấy các cổ phiếu cũng có tính cách giống con người. Điều này không phải quá phi logic, bởi chúng phản ánh trung thực tính cách của người đã mua và bán chúng.

Giống như con người, các cổ phiếu cũng hành xử khác nhau. Một số cổ phiếu rất từ tốn, chậm chạp và bảo thủ. Một số khác rất thất thường, e ngại, căng thẳng. Một số cổ phiếu tôi thấy dễ dự đoán. Chúng rất thống nhất trong di chuyển, logic trong cách hành xử. Chúng giống như những người bạn lệ thuộc.

Một số khác không thể điều khiển được. Chúng làm tôi bị thua lỗ. Chúng dường như không muốn có tôi. Điều này làm tôi nghĩ đến tình huống bạn đang cố gắng tỏ ra thân thiện với ai đó, nhưng hắn lại nghĩ bạn đang xúc phạm mình nên tát vào mặt bạn. Nếu những cổ phiếu này “tát” tôi hai lần thì chắc chắn tôi sẽ không bao giờ chạm đến chúng nữa. Tôi chỉ né tránh cú đòn và đi mua những cổ phiếu khác tốt hơn. Điều này không có nghĩa là những người có tính khí khác tôi lại không thể tiếp cận với chúng tốt đẹp.

Kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được từ những bảng nguyên nhân trở thành chuẩn mực chuyên môn quan trọng nhất. Tôi nhận ra những điều này sẽ không có trong cuốn sách nào. Giống như một người học lái xe, anh ta được dạy sử dụng chân ga, vô lăng và phanh, nhưng anh ta vẫn phải tự có cảm nhận thực thụ việc lái xe. Không ai bảo anh ta phải làm thế nào để biết được mình đang ở quá gần với chiếc xe phía trước hay khi nào nên đi chậm lại. Điều này chỉ có thể học từ thực tế.

Vì phải liên lạc với Phố Wall qua điện tín, nên tôi dần ý thức được rằng mặc dù đang trở thành bậc thầy về chẩn bệnh nhưng tôi không là một nhà tiên tri. Khi kiểm tra một cổ phiếu và thấy nó đang tăng mạnh, tôi chỉ có thể khẳng định: hôm nay, ngay lúc này nó đang khỏe mạnh. Tôi không đảm bảo nó sẽ không bị cảm lạnh vào ngày mai. Những suy đoán bài bản của tôi, dù rất tỉ mỉ song rất nhiều lần vẫn sai lầm. Nhưng tôi không thất vọng nữa vì tôi có thể khẳng định cổ phiếu nào hoạt động tốt và cổ phiếu nào không?

Thậm chí những lỗi lầm cũng không làm tôi buồn. Nếu tôi đúng, điều đó quá tốt. Nếu sai thì tôi đã bán hết. Điều này diễn ra tự động tách rời khỏi tôi. Tôi không còn tự hào nếu cổ phiếu tăng giá nữa, cũng như tôi không còn cảm giác bị tổn thương khi cổ phiếu giảm giá. Bây giờ tôi biết rằng cụm từ “giá trị” không thể được dùng trong mối liên quan đến cổ phiếu nữa. Giá trị của cổ phiếu chính là báo giá của nó. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào cung và cầu. Nếu một cổ phiếu 50 đô la giảm xuống 49 đô la. Nó là một cổ phiếu 49 đô la. Ở cách Phố Wall hàng ngàn dặm, tôi đã thành công trong việc tách bạch cảm xúc với mỗi cổ phiếu đang giữ.

Tôi cũng quyết tâm không để bị ảnh hưởng bởi thuế. Nhiều người thường cố giữ cổ phiếu sáu tháng liền nhằm thu được những lợi nhuận trên vốn. Tôi thấy điều này thật nguy hiểm. Tôi sẽ mất tiền vì đóng thuế cho những cổ phiếu đang giảm giá mà mình đang giữ.

Do đó, tôi kiên quyết hành động theo diễn biến của cổ phiếu trước khi quan tâm về vấn đề thuế sau.

Những cổ phiếu như thể được tạo ra để chứng minh tính đúng đắn quan điểm mới của tôi. Tôi đã quản lý cổ phiếu khá thành công trong thời gian tương đối dài. Tôi tự tin và nghĩ mình đúng và công tâm. Tôi không còn cảm giác bị tổn thương khi mình suy tính sai và phải đặt lệnh chặn thua lỗ.

Một trong những thương vụ thành công nhất của tôi là với cổ phiếu COOPER-BES-SEMER. Tôi mua cổ phiếu này tới ba lần, mỗi lần 200 cổ phiếu. Hai lần đầu thì lỗ, nhưng lần thứ ba lại thu lợi nhuận lớn. Đây là chi tiết:

Tháng 11 năm 1956

Mua           46 (9.276,00 đô la)

Bán            45,125 (8.941,09 đô la)

Lỗ 334,91 đô la

Tháng 12 năm 1956

Mua           55,375 (11.156,08 đô la)

Bán            54 (10.710,38 đô la)

Lỗ 445,70 đô la

Tháng 1 – Tháng 4 năm 1957

Mua           57 (11.481,40 đô la)

Bán            70,75 (14.056,95 đô la)

Lãi 2.575,55 đô la

Một vài cổ phiếu khác như DRESSER INDUSTRIES và REYNOLDS METALS đều diễn biến tốt và đem đến cho tôi lợi nhuận vừa ý.

Sau đó, mùa hè năm 1957, khi tôi đang ở Singapore, một chuỗi liên tiếp các sự việc tồi tệ đã xảy ra.

Tôi mua cổ phiếu BALTIMORE & OHIO RAILROAD với giá 56,25 đô la vì nghĩ nó đang ở trong hộp 56/61 và sẽ tăng. Khi cổ phiếu này đi xuống, tôi đã bán ở giá 55 đô la.

au đó tôi thử mua cổ phiếu DOBECKMUN. Tôi nhận định cổ phiếu này đang nằm trong hộp 44/49 nên mua nó ở giá 45 đô la. Nhưng nó lại rớt giá và tôi bán ở giá 41 đô la.

Tôi mua cổ phiếu DAYSTROM ở giá 44 đô la vì tôi nghĩ cổ phiếu này dịch chuyển vào hộp 45/50. Nhưng tôi đã bán ở giá 42,25 đô la.

Tôi mua cổ phiếu FOSTER WHEELER ở giá 61,75 đô la. Tôi nghĩ cổ phiếu này đang ở hộp 60/80. Khi thấy nó “quay lưng” lại với mình, tôi đã bán ở giá 59,5 đô la.

AEROQUIP là cổ phiếu cuối cùng. Tôi mua cổ phiếu này ở các giá từ 23,25 đến 27,625 đô la. Khi nó lên đến 30, tôi chờ đợi hộp 31/35 xuất hiện. Điều này diễn ra không như mong đợi. Tôi bán cổ phiếu này ở 27,5 đô la.

Cuối cùng, ngày 26 tháng 8 năm 1957, tôi không còn giữ một cổ phiếu nào. Lệnh chặn lỗ tự động của tôi đã bán ra mọi thứ. Chỉ trong vòng hai tháng tất cả cổ phiếu của tôi đã từ từ đổi hướng, từng cổ phiếu “chìm qua” giới hạn thấp nhất trong hộp của chúng. Và dù chỉ thấp hơn nửa điểm so với điểm chặn lỗ, chúng đều bị bán ra.

Tôi không thích điều đó, nhưng cũng không thể làm gì khác. Theo lý thuyết, tôi phải kiên nhẫn chờ đợi một hoặc một vài cổ phiếu nào đó đang leo lên hộp cao hơn.

Háo hức và lo âu, tôi theo dõi từ bên ngoài mà không đầu tư một đô la nào.

Nhưng dường như không xuất hiện một cơ hội nào. Tôi không biết thực ra mình đang ở điểm kết thúc của giai đoạn thị trường đầu cơ lên giá. Phải mất vài tháng để điều này trở nên rõ ràng và đánh dấu một thị trường đầu cơ đang giảm giá. Một nửa số nhà phân tích ở Phố Wall vẫn còn bàn luận về vấn đề này. Họ cho rằng đó chỉ là một phản ứng trung gian, một sự dừng chân tạm thời của thị trường đang lên. Họ đều đồng ý với nhau, nhưng giá cổ phiếu thì đã giảm thê thảm.

Khi nhận thức đúng thì mọi sự đã rồi. Những lời khuyên cần được đưa ra vào lúc này khi người ta cần đến chúng. Nhưng điều này không xảy ra.

Tôi nhớ lại trường hợp của Hitler khi ông ta quyết định chiếm Stalingrad. Với ông, nó chỉ là một thị trấn của Nga cần chế ngự và chiếm giữ. Không một ai biết rằng chiến trường Stalingrad lại chính là điểm then chốt xoay chuyển cuộc chiến. Phải rất lâu sau, người ta mới nhận thấy điều này.

Thậm chí khi quân đội Đức quay về nửa đường, người ta coi đó là sự rút lui có chiến thuật. Thực ra, Cuộc chiến tranh Đức quốc xã đã kết thúc vào chính cái ngày Hitler xâm chiếm Stalingrad.

Hôm đó, tôi thấy mình không thể ước định được những mốc chuyển biến lớn có tính lịch sử trong thị trường khi chúng bắt đầu xảy ra. Trong khi giá cổ phiếu của Phố Wall tiếp tục giảm, hệ thống lệnh chặn lỗ của tôi đã đưa ra đánh giá không cần thiết.

Tôi khám phá ra phương pháp của mình đã hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều so với mong muốn. Tôi đã dễ dàng tự động thoát thân trước những thời điểm không tốt. Thị trường đổi chiều nhưng tôi đã thoát ra.

Vấn đề khó khăn nhất của tôi là không có dấu hiệu nào về việc thị trường sẽ trượt dốc. Phải làm thế nào để có thông tin về việc đó? Tôi ở quá xa nên không biết được dự đoán, phân tích cơ bản, và những tin đồn. Đơn giản tôi đã bán ra trên cơ sở diễn biến giá cả cổ phiếu.

Sau này, khi nghiên cứu cổ phiếu được bán tự động, tôi phát hiện ra chúng đã trượt giá xuống mức rất thấp trong thời kỳ khủng hoảng. Hãy quan sát bảng dưới:

Khi nhìn bảng, tôi thấy: Nếu không có lệnh chặn lỗ, tôi đã mất tới 50% số tiền đầu tư. Tôi giống ở trong một cái lồng, bị khóa chặt vào những cổ phiếu mà tôi đang phải giữ. Cách duy nhất để tôi thoát ra là chấp nhận chịu phá sản hay lỗ 50% hoặc tự hủy hoại bản thân và làm giảm sự tự tin của mình với những thương vụ trong tương lai.

Tất nhiên, tôi có thể mua những cổ phiếu này và “quẳng chúng sang một bên”. Đây là một giải pháp cổ điển của những “nhà đầu tư bảo thủ”. Nhưng họ đích thị là những kẻ mạo hiểm. Không mạo hiểm sao được khi họ giữ một cổ phiếu liên tục giảm giá? Người an toàn phải thoát thân khi cổ phiếu của mình giảm giá như vậy.

Có những người đã trả 250 đô la cho cổ phiếu NEW YORK CENTRAL năm 1929. Họ giữ chúng và đến hôm nay cổ phiếu này chỉ còn khoảng 27 đô la. Nhưng họ sẽ cực phẫn nộ nếu bạn gọi họ là những kẻ mạo hiểm đấy.

Với quan điểm phải an toàn, tôi thống kê tài khoản của mình hằng tháng bắt đầu từ tháng chín năm 1957. Tôi thấy mình đã bù được số lỗ trong vụ mua cổ phiếu JONES & LAUGHLIN và số vốn ban đầu 37.000 đô la được bảo toàn. Nhiều thương vụ của tôi đã thành công, nhưng phí môi giới và thuế cũng khá lớn.

Khi kiểm tra cẩn thận tài khoản của mình, tôi nhận thấy mình không thật xuất sắc trong giai đoạn thị trường đầu cơ giá tăng mạnh nhất trong lịch sử vì chỉ thu được nhiều kinh nghiệm, kiến thức, sự tự tin và một khoản lỗ là 889 đô la.

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Tin Hot

GIỚI THIỆU - HƯỚNG DẪN

Tradeboxx.net là một hệ thống mở, thành viên tự chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải. Truy cập, sử dụng website này bạn phải chấp nhận Quy định của Diễn đàn. Phiên bản thử nghiệm, đang tiến hành xin cấp giấy phép thiết lập MXH. Trade Boxx Cung cấp Lớp học trade miễn phí chất lượng cao cho Trader mới miễn phí; Hệ thống mở thư viện các cuốn sách Trading tiêu biểu miễn phí, Hệ thống mở tài liệu Trading Kinh điển miễn phí ...

LIÊN HỆ - CONTACT

Email: [email protected]
Cảnh báo rủi ro. Lưu ý rằng Trading CFDs là sản phẩm có đòn bẩy và có thể dẫn đến thua lỗ tất cả số vốn đã đầu tư. Chính sách bảo mật tb gr

DMCA.com Protection Status

forexlienminhtrader.com