menu
Thị Trường ngoại hối – Ed Ponsi – CHƯƠNG X: CHỈ BÁO CƠ BẢN

Thị Trường ngoại hối – Ed Ponsi – CHƯƠNG X: CHỈ BÁO CƠ BẢN

News Trading

News Trading
Like
877 View

Nhiều người thường hỏi rằng chỉ báo nào là tốt nhất để sử dụng trong kinh doanh Forex? Phải chăng đấy là Chỉ số Sức mua tương đối (RSI), hay đó là các chỉ số trung bình động (EMA), hay đó là các đường Bollinger? Hoặc phải chăng là một chỉ số bí truyền nào đó?

Các loại chỉ báo phân tích kỹ thuật được tạo ra hàng ngày khi mà các nhà phân tích kỹ thuật thị trường cố gắng để lại dấu ấn của họ trên giới kinh doanh. Vậy chỉ báo nào là chỉ báo cơ bản nhất của thị trường Forex?

Nếu vậy, có một chỉ báo duy nhất đứng trên tất cả các loại chỉ báo, chỉ báo đó chính là giá. Giá cả đã và sẽ luôn là chỉ báo cơ bản nhất. Phần lớn các chỉ báo khác chỉ đơn giản là một phương trình hoặc một công thức áp dụng cho giá cả mà thôi.

GIÁ LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT

Trung bình động chính là một ví dụ khi mà nó bao hàm giá trung bình, hay còn gọi là giá trị trung bình của một khách thể kinh doanh trong một thời hạn nhất định nào đó. Các chỉ số động như RSI chẳng hạn (xem Biểu đồ 10.1) đo sự khác biệt giữa giá hiện hành với các mức giá trước đó, nhằm xác định liệu một cặp ngoại tệ (hoặc một mã chứng khoán, hoặc một thứ hàng hóa) có đang trong tình trạng bán quá, hay mua quá hay không. Xét cho cùng, mọi chỉ báo đều dẫn đến giá.

Nói một cách thuần kỹ thuật, trong thị trường Forex chúng ta không có một giá theo đúng nghĩa. Thay vào đó, chúng ta có một tỷ giá, cái cho phép chúng ta so sánh 2 loại ngoại tệ bằng một đẳng thức. Rất nhiều lần trong cuốn sách này bạn sẽ thấy nói đến “giá”. Trong kinh doanh ngoại hối, từ “giá” đơn giản là từ lóng để chỉ “tỷ giá”. Điều này đặc biệt đúng đối với những người trước đó kinh doanh chứng khoán và có thói quen gọi các con số nhìn thấy trên biểu đồ là “giá”.

Khi những người mua liên tiếp tham gia thị trường ở một mức giá cụ thể nào đó, mức giá này được gọi là mức hỗ trợ. Hãy tưởng tượng mức hỗ trợ giống như sàn dưới chân bạn. Nếu bạn thả một trái banh xuống sàn, nó sẽ bật trở lại. Giá cũng bật trở lại theo giống cách của trái banh.

Biểu đồ 10.1 Các chỉ số động như RSI và các thống kê ngẫu nhiên khác đo sự khác biệt giữa mức giá hiện hành và các mức giá trước đó

Khi những người mua liên tục tham gia thị trường tại một mức giá nào đó, mức giá đó được gọi là mức kháng cự. Hãy tưởng tượng mức kháng cự giống như trần nhà trên đầu bạn. Nếu bạn ném một trái banh về phía trần, nó sẽ rơi trở xuống. Giá cũng đi xuống khi chạm mức kháng cự theo cách trái banh chạm trần nhà.

Tại sao những thông tin này lại quan trọng? Khác với các chỉ báo khác, các mức hỗ trợ và kháng cự cho chúng ta biết điểm giá nơi những người bán và những người mua tham gia thị trường. Hãy luôn nhớ rằng nhiều nhà kinh doanh lớn, các quỹ hỗ trợ và các ngân hàng đầu mối không vào lệnh tham gia thị trường theo cách những nhà kinh doanh cá nhân vẫn thường làm.

Trong khi các nhà kinh doanh cá nhân tham gia vào thị trường và thoát khỏi thị trường dứt điểm từng lần một, các nhà kinh doanh có tổ chức tham gia vào và thoát ra khỏi thị trường từng phần. Điều này là cần thiết vì độ lớn của các lệnh giao dịch của họ. Những nhà kinh doanh lớn quan tâm đến việc các lệnh mua bán lớn của họ sẽ ảnh hưởng đến thị trường thông qua hiện tượng tạo áp lực bán hoặc mua lớn vào cùng một thời điểm.

Trong trường hợp của một tổ chức mua vào lớn, nó có thể đẩy tỷ giá lên cao hơn, làm cho các lệnh mua tiếp theo trở nên đắt đỏ hơn. Như vậy, thay vì đẩy giá lên cao, những nhà kinh doanh có tổ chức chờ cho giá hồi lại mức giá mong muốn trước khi vào lệnh tăng mức tham gia thị trường. Kết quả là một cặp ngoại tệ sẽ tăng trở lại sau khi hồi lại đến một mức giá cụ thể nào đó (xem Biểu đồ 10.2).

Biểu đồ 10.2 Mức hỗ trợ liên tiếp bị thử thách ở cặp USD/CAD

Ngược lại, một tổ chức bán ra lớn có thể vô tình đẩy tỷ giá xuống mạnh, tạo nên một sự tuột giá do lực bán tiếp theo. Vì lý do này mà các nhà kinhdoanh có tổ chức sẽ chỉ bán ở mức giá cụ thể nào đó và chờ cho giá tăng lên đến mức đó trước khi vào lệnh mua. Kết quả là cặp ngoại tệ có xu thé dừng tăng tại một điểm giá/mức giá cụ thể nào đó (xem Biểu đồ 10.3).

Với tư cách là những nhà kinh doanh cá nhân, chúng ta có thể sử dụng hiện tượng này theo cách có lợi cho chúng ta. Chúng ta có thể vào lệnh giao dịch đánh lên tại các mức giá nơi các nhà kinh doanh lớn mua vào; đồng thời chúng ta có thể bán xuống tại các mức giá nơi các nhà kinh doanh lớn bán ra. Chúng ta cũng có thể thoát các lệnh đánh lên khi có bằng chứng các nhà kinh doanh lớn đang bán ra; cũng như có thể thoát các lệnh bán xuống tại những mức giá nơi các nhà kinh doanh lớn có dấu hiệu mua vào.

Điều quan trọng là chúng ta cần quan niệm mức hỗ trợ và kháng cự là những vùng giá. Trong một thế giới hoàn hảo, tỷ giá có thể luôn tăng lên hoặc giảm xuống, lặp đi lặp lại đúng chính xác các điểm giá nhất định nào đó. Thế giới kinh doanh khác xa với thế giới hoàn hảo và do đó hiếm khi giá tăng lên hoặc hạ xuống chính xác cùng một điểm giá nhất định.

Biểu đồ 10.3 Kháng cự được hình thành ở cặp EUR/CHF

Trong thực tế, tỷ giá thường vượt qua hoặc gần chạm đến mức đánh dấu của chúng ta (xem Biểu đồ 10.4). Đó là lý do tại sao những nhà kinh doanh sử dụng mức hỗ trợ và kháng cự cần phải xác định “mục tiêu mềm”. Ví dụ, thay vì gọi mức hỗ trợ là 1,2847, chúng ta cần hiểu là mức hỗ trợ ở vào vùng giá 1,2850. Như thế sẽ thực tế hơn nhiều khi kinh doanh cùng các mức hỗ trợ và kháng cự.

TẠI SAO MỨC HỖ TRỢ BIẾN THÀNH MỨC KHÁNG CỰ

Nếu mức hỗ trợ và mức kháng cự được giữ mãi ở một mức nào đó thì việc kinh doanh trở nên quá dễ dàng. Chúng ta chỉ đơn giản vào lệnh và thoát lệnh khi giá lên xuống giữa mức hỗ trợ và kháng cự. Tất nhiên ý tưởng kinh doanh dễ dàng như vậy chỉ là ảo tưởng.

Hãy xem xét quá trình khi mức hỗ trợ bị phá. Hãy tưởng tượng một mức hỗ trợ được hình thành và đứng vững qua nhiều lần thử thách giá; nói cách khác, tỷ giá liên tục bật trở lại mỗi lần giảm xuống đến mức hỗ trợ. Lý do giá bật trở lại là vì các nhà kinh doanh mua vào mỗi khi giá giảm đến mức hỗ trợ. Những nhà kinh doanh này có thể là nhà kinh doanh có tổ chức, các nhà kinh doanh cá nhân, hoặc kết hợp cả hai nhóm nhà kinh doanh này.

Biểu đồ 10.4 Tỷ giá cặp EUR/USD tăng trên và tăng dưới mức kháng cự

Mỗi khi các nhà kinh doanh này vào lệnh đánh lên tại mức giá hỗ trợ, thị trường lại đưa đến một khoản lãi cho họ. Chúng ta có thể nói rằng họ đã được thị trường “cài đặt” để vào lệnh tại vùng giá hỗ trợ. Một ngày kia, mức hỗ trợ lại bị thử thách lần nữa và những nhà kinh doanh lại vào lệnh mới tham gia thị trường, hoặc bổ sung thêm các lệnh đánh lên trước đó của họ.

Lần này thì giá xuyên phá qua mức hỗ trợ và những nhà kinh doanh đã mua vào (đánh lên) tại mức hỗ trợ nhận ra rằng các lệnh giao dịch đánh lên của họ đã bị “chìm ngập”. Nhiều người trong số họ sẽ thoát khỏi thị trường bằng lệnh dừng lỗ, vốn được cài đặt dưới mức hỗ trợ đối với những lệnh đánh lên. Tuy nhiên, như chúng ta biết rằng không phải nhà kinh doanh nào cũng sử dụng lệnh dừng lỗ, nhiều người trong số họ bắt đầu thực sự lo lắng.

Có những việc tuyệt vời chúng ta có thể làm khi chúng ta phân tích bất cứ tình huống kinh doanh nào, đó là: chúng ta có thể hiểu tình huống tạo cảm giác như thế nào đối với những người trực tiếp tham gia. Có thể ở một mức độ nào đó trong quá khứ, trước khi học về quản trị rủi ro, chúng ta đã từng bị mắc vào tình thế khó khăn tương tự như những nhà kinh doanh được nhắc đến ở trên.

“NGUYÊN LÝ NIỀM VUI” VÀ KINH DOANH

Có thể bạn đã biết về “nguyên lý niềm vui”, một khái niệm phân tích tâm lý được đặt ra bởi Gustav Theodor Fechner, một tiền bối của Sigmund Freud. Nói một cách đơn giản, Nguyên lý niềm vui dẫn dắt người ta tìm kiếm niềm vui và tránh các nỗi đau. Nếu bạn hiểu khái niệm đơn giản này và áp dụng nó trong cách thức bạn suy nghĩ về kinh doanh, nó sẽ cho phép bạn hiểu phản ứng của những nhà kinh doanh khác trên thị trường.

Lý do tìm hiểu cảm xúc của những người tham gia kinh doanh là: Mặc dù thời gian trôi đi và người kinh doanh có đến, có đi, bản chất của con người cơ bản là không thay đổi. Lòng tham và nỗi sợ hãi luôn luôn điều khiển các loại thị trường, và chắc là nó sẽ luôn như vậy.

Bây giờ bạn hãy tưởng tượng những nhà kinh doanh đang giữ các lệnh lỗ sau khi mức hỗ trợ bị xuyên phá sẽ cảm thấy như thế nào. Cảm xúc chủ yếu của họ lúc này là gì? Nỗi sợ hãi và sự lo lắng sẽ đến với họ. Nếu những người này không sử dụng một cơ chế quản lý rủi ro tốt, họ còn lo cả những điều sẽ có thể xảy ra tiếp theo (mà họ phải lo là đúng!). Họ lo rằng họ đang giữ một khoản lỗ lớn trong tay, và họ hy vọng, họ mong ước rằng tỷ giá sẽ tăng trở lại.

Nếu giá có thể tăng trở về gần mức vào lệnh của họ (tức là mức hỗ trợ cũ), nhiều người trong số họ sẽ vớt vát các giao dịch thua lỗ này nhằm để có được cảm xúc mới là mình đã được giải tỏa. Những nhà kinh doanh này sẽ thoát khỏi thị trường khi giá tăng trở lại gần, hoặc đến điểm hòa vốn. Bạn cần phải luôn nhớ rằng, nếu ở một thời điểm bất kỳ nào đó trong khi kinh doanh mà bạn cảm thấy mình đang hy vọng, hoặc đang mong ước các thay đổi của thị trường thay vì tuân thủ theo một kế hoạch hành động định sẵn từ trước thì bạn cần đóng lệnh giao dịch và đánh giá lại phương pháp kinh doanh của mình.

Nếu lực bán đủ lớn khi giá tăng trở lại gần mức hỗ trợ cũ, tỷ giá sẽ quay hướng và bắt đầu giảm trở lại. Bây giờ thì vùng giá hỗ trợ cũ đã biến thành vùng giá kháng cự (xem Biểu đồ 10.5).

Biểu đồ 10.5 Mức hỗ trợ cũ biến thành mức kháng cự ở cặp NZD/USD

Điều này cũng đúng ở chiều ngược lại, vùng giá kháng cự cũ sau khi bị xuyên phá lại biến thành vùng giá hỗ trợ vì những lý do tương tự như đã nói ở trên (xem Biểu đồ 10.6).

Biểu đồ 10.6 Mức kháng cự cũ biến thành mức hỗ trợ ở cặp USD/CAD

Nhân tiện chúng ta cũng phải cố gắng ngay từ bây giờ để không bị mắc vào những hoàn cảnh tương tự, bằng cách sử dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro hiệu quả, ví dụ như sử dụng lệnh dừng lỗ cho mọi giao dịch, đồng thời không để trung bình cộng tổng giao dịch bị lỗ. Những nhà kinh doanh không sử dụng lệnh dừng lỗ hoặc để cho trung bình cộng tổng các giao dịch bị lỗ không phải là những nhà kinh doanh thực thụ; hoặc chí ít là họ sẽ không kinh doanh được lâu dài.

CHUYỂN ĐỘNG GIÁ

Các nhà kinh doanh không chỉ quan tâm đến khả năng có hay không việc giá sẽ xuyên qua ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, mà họ còn quan tâm đến hành vi giao động của giá khi nó chạm đến các ngưỡng quan trọng này. Họ không chỉ muốn biết liệu ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự có giữ được không, mà còn muốn biết chúng được giữ bằng cách nào.

Ví dụ, tỷ giá có tiếp cận ngưỡng hỗ trợ/kháng cự một cách dè dặt để rồi bật trở lại, hay nó liên tiếp tiếp cận ngưỡng hỗ trợ/kháng cự và đều không thành công trong việc xuyên phá qua phía bên kia?

Giá chuyển động như thế nào? Nó có di chuyển mạnh mẽ về phía ngưỡng hỗ trợ/kháng cự, chứng tỏ quyết tâm của các nhà kinh doanh hay không? Hay nó chi di chuyển uể oải, không mục đích, như thể các nhà kinh doanh đang sợ phải chạm đến ngưỡng chốt?

Các “thái độ” của giá tại ngưỡng hỗ trợ/kháng cự có thể để lộ hướng đi sắp đến của nó. Tôi khôngbao giờ muốn vào lệnh giao dịch dựa trên ngưỡng hỗ trợ/kháng cự trừ phi tôi đã theo dõi chuyển động của giá trước đó.

Ví dụ, nếu cặp ngoại tệ liên tục thất bại trong việc xuyên phá ngưỡng kháng cự nhiều lần, điều này hé lộ sự hiện hữu của một lượng lớn những người bán ở vùng giá này. Tôi có thể dựa vào những người bán, tức là tôi sẽ tham gia bán cặp ngoại tệ này tại ngưỡng kháng cự (xem Biểu đồ 10.7).

Vấn đề là có thể những người bán này đang bổ sung các lệnh bán của họ hoặc cũng có thể đang thoát các lệnh mua trước đó của họ. Dù là gì, tôi có thể tiếp tục bán trong một thời gian. Nếu cuối cùng giá xuyên phá được ngưỡng kháng cự, thì tôi có thể lý giải rằng nó có nghĩa là những người bán đã bán xong, và nhu cầu đã được đáp ứng. Tiếp theo đó sẽ không còn lý do gì để tiếp tục giao dịch dựa trên ngưỡng kháng cự đã bị xuyên phá. Nên nhớ rằng, nếu lý do để tham gia thị trường không còn giá trị nữa thì bản thân giao dịch cũng không còn giá trị.

Biểu đồ 10.7 Thất bại liên tiếp trong việc xuyên phá ngưỡng kháng cự; phải chăng có quá nhiều người bán tại vùng giá này?

ĐỪNG CẢN MŨI TÀU HÀNG

Nhiều nhà kinh doanh phạm sai lầm khi đặt ngay lệnh giao dịch ở ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, và sau đó ngồi chờ. Điều này làm hỏng hết các cơ hội dành cho nhà kinh doanh trong việc sử dụng biểu đồ giá theo hướng có lợi cho mình.

Đặt lệnh giao dịch theo cách này đơn giản chỉ là một cách dự đoán rằng mức giá chốt sẽ được giữ vững, tuy nhiên đây là cách không hay. Bất kể ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự phụ thuộc ra sao trong quá khứ, nó đều có thể và sẽ bị xuyên phá. Nếu giá chuyển động mạnh về phía ngưỡng hỗ trợ/kháng cự của bạn, hãy tránh và dành đường cho nó chuyển động.

Chúng ta muốn một số đảm bảo rằng ngưỡng hỗ trợ sẽ được bảo toàn. Thay vì cố gắng vào một lệnh đánh lên trong khi giá đang đi xuống, hãy thử làm như sau: Để cho giá giảm xuống tận ngưỡng hỗ trợ, sau đó hãy chuẩn bị lệnh đánh lên, phía trên ngưỡng hỗ trợ. Chờ cho đến khi giá đã về phía dưới mức giá đặt lệnh và chạm ngưỡng hỗ trợ, và chỉ lúc đó bạn mới chính thức vào lệnh giao dịch đánh lên của mình (xem). Lệnh dừng lỗ của bạn sẽ được đặt bên dưới đường hỗ trợ (xem).

Biểu đồ 10.8 Khi tỷ giá giảm về ngưỡng hỗ trợ, hãy vào lệnh phía trên đường hỗ trợ

Biểu đồ 10.9 Lệnh dừng lỗ được đặt dưới đường hỗ trợ

Khi giá chạm ngưỡng hỗ trợ, một trong hai điều sẽ xảy ra: hoặc giá tiếp tục đi xuống, hoặc nó sẽ đảo chiều và tăng trở lại. Nếu giá tiếp tục giảm xuống, chúng ta chẳng mất gì cả, vì lệnh giao dịch của chúng ta ở trên giá vẫn chưa chạm đến. Nhưng nếu giá đảo chiều, chúng ta có bằng chứng về việc đã mua tại ngưỡng hỗ trợ.

Ý tưởng ở đây là bắt giá cho lệnh đánh lên khi giá tăng trở lại từ ngưỡng hỗ trợ. Chắc chắn là chúng ta khó mà vào lệnh tại điểm đáy của ngưỡng hỗ trợ, tuy nhiên điều đó không quan trọng. Chúng ta muốn tăng cơ hội thành công cho đến khi bằng chứng đứng về phía chúng ta.

Trong trường hợp là ngưỡng kháng cự, chúng ta đơn giản làm điều ngược lại; để cho tỷ giá tăng tận ngưỡng kháng cự, sau đó vào lệnh phía dưới đường kháng cự (xem Biểu đồ 10.10). Lệnh dừng lỗ sẽ được đặt trên đường kháng cự. Theo cách này, nếu ngưỡng kháng cự được bảo toàn, chúng ta có thể bắt được giá của cặp ngoai tệ khi giá sẽ quay đầu giảm xuống. Nếu ngưỡng kháng cự bị xuyên phá và giá lên cao hơn, lệnh giao dịch của chúng ta sẽ không được khớp (xem Biểu đồ 10.11).

Biểu đồ 10.10 Khi tỷ giá tăng lên chạm ngưỡng kháng cự, hãy đặt lệnh giao dịch dưới đường kháng cự

Biểu đồ 10.11 Lệnh dừng lỗ được đặt trên đường kháng cự

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Tin Hot

GIỚI THIỆU - HƯỚNG DẪN

Tradeboxx.net là một hệ thống mở, thành viên tự chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải. Truy cập, sử dụng website này bạn phải chấp nhận Quy định của Diễn đàn. Phiên bản thử nghiệm, đang tiến hành xin cấp giấy phép thiết lập MXH. Trade Boxx Cung cấp Lớp học trade miễn phí chất lượng cao cho Trader mới miễn phí; Hệ thống mở thư viện các cuốn sách Trading tiêu biểu miễn phí, Hệ thống mở tài liệu Trading Kinh điển miễn phí ...

LIÊN HỆ - CONTACT

Email: [email protected]
Cảnh báo rủi ro. Lưu ý rằng Trading CFDs là sản phẩm có đòn bẩy và có thể dẫn đến thua lỗ tất cả số vốn đã đầu tư. Chính sách bảo mật tb gr

DMCA.com Protection Status

forexlienminhtrader.com