menu
Thị Trường ngoại hối – Ed Ponsi – CHƯƠNG VII: GIẢI PHẨU MỘT XU HƯỚNG

Thị Trường ngoại hối – Ed Ponsi – CHƯƠNG VII: GIẢI PHẨU MỘT XU HƯỚNG

News Trading

News Trading
Like
1372 View

Thị Trường ngoại hối – Ed Ponsi – CHƯƠNG VII: GIẢI PHẨU MỘT XU HƯỚNG

Có thể bạn đã từng nghe câu nói “xu hướng là bạn”. Đây là một trong những câu thành ngữ lâu đời nhất ở Phố Wall và có những lý do chính đáng cho sự nổi tiếng của câu này. Kinh doanh theo xu hướng là một trong những phương thức kinh doanh sinh lợi nhất và đỡ tốn thời gian nhất ở mọi thị trường. Hơn thế, trong thị trường Forex nó còn đặc biệt hiệu quả. Lý do là thị trường Forex có xu thế hình thành các xu hướng mạnh, có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm.

Tại sao xu hướng trong thị trường Forex lại mạnh hơn, kéo dài lâu hơn so với xu hướng ở các thị trường khác? Hãy xem xét sự khác biệt giữa các xu hướng trên thị trường chứng khoán và các xu hướng trên thị trường Forex. Trong thị trường chứng khoán, nếu cổ phiếu không sinh lợi thì một loạt các biện pháp sẽ được áp dụng để cải thiện tình hình. Ví dụ, công ty phát hành có thể sẽ được cơ cấu lại, tổng giám đốc có thể bị thay thế. những biện pháp này có thể tạo ra những thay đổi nhanh chóng cho hình ảnh cơ bản của công ty và sơm hay muộn sẽ được phản ảnh qua giá trị của cổ phiếu. Tiến trình này có thể diễn ra nhanh chóng, đôi khi chỉ trong một vài tháng mà thôi.

TẠI SAO XU HƯỚNG ĐƯỢC HÌNH THÀNH

Khi chúng ta kinh doanh trong thị trường Forex, tức chúng ta kinh doanh các nền kinh té của tất cả các quốc gia. Như bạn biết, khi một nền kinh tế mạnh hoặc yếu, tình trạng đó sẽ kéo dài như thế hàng năm trời. Bạn không thể cải thiện nền kinh tế của một quốc gia đơn giản chỉ bằng việc thay người lãnh đạo, hoặc bằng việc thay đổi một vài thủ thuật kế toán.

Sự mạnh, yếu của nền kinh tế diễn ra theo các chu kỳ được tính bằng năm. Các chu kỳ kinh tế truyền thống diễn ra theo bốn giai đoạn: tăng trưởng, sung túc, suy giảm, và suy thoái. Các chỉ số kinh tế như tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vốn dùng để đo quy mô và tỷ lệ tăng trưởng của một nền kinh tế, cũng là công cụ để đo đếm các biến động này.

Các chu kỳ tăng trưởng thường kết thúc với những sai lầm trong các mục đầu tư mang tính chất đầu cơ, được đặt trên bong bóng của niềm tin bị xẹp hoặc bị vỡ. Sau thời kỳ suy thoái, nền kinh tế sẽ lấy lại đà của nó và lại bước vào thời kỳ tăng trưởng mới.

Sự mạnh, yếu của một nền kinh tế thường được phản ảnh qua đồng bản tệ. Vì việc kinh doanh Forex chính là việc kinh doanh sự khác nhau giữa hai đồng tiền, một hiện tượng thường xuyên diễn ra là một trong hai đồng tiền này mạnh lên nhiều so với đồng tiền còn lại. Kết quả là một xu hướng có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm, trong niềm vui của những người kinh doanh sử dụng kỹ thuật kinh doanh theo xu hướng.

Một ví dụ về hiện tượng này là mối quan hệ giữa đồng đôla Mỹ và đồng Yên Nhật Bản. Trong khoảng cuối năm 2005, cặp ngoại tệ có tên viết tắt USD/JPY này đã có xu hướng tăng trong mấy tháng liền như trình bày ở Biểu đồ 7.1.

Biểu đồ 7.1 Các yếu tố cơ bản đã dẫn đến xu hướng tăng của cặp USD/JPY cuối năm 2005

Năm 2005 là một năm tốt đối với đồng đôla Mỹ nhờ phục hồi kinh tế dẫn đến tăng trưởng cao. Vì tăng trưởng của Mỹ quá mạnh, Cục Dự trữ Liên bang, vốn có vai trò của một ngân hàng trung ương chuyên làm ra các chính sách tiền tệ, đã khởi động một chiến dịch tăng lãi suất nhằm cố gắng làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế về một mức bền vững hơn. Sức mạnh này đã được phản ảnh qua tỷ giá đôla Mỹ với mức tăng cao so với đồng Euro (Biểu đồ 7.2), đồng Bảng Anh (Biểu đồ 7.3) và đồng Yên Nhật trong năm 2005.

Biểu đồ 7.2 Kinh tế tăng trưởng mạnh đã nâng giá đồng đôla Mỹ so với đồng Euro vào năm 2005

Biểu đồ 7.3 Tăng trưởng của đồng đôla Mỹ so với đồng Bảng Anh trong năm 2005 tạo nên xu hướng giảm của cặp GBP/USD

Trong khi đó, lãi suất của Nhật Bản bị đưa về mức gần bằng 0, và không có cơ hội cho việc tăng lãi suất trong một tương lai gần. Nhật Bản đã phải hạ mức tăng trưởng GDP của mình trong năm 2005 về 1,7% từ mức tăng trưởng 2,3% trong năm trước đó. Sự ngược chiều nói trên của hai nền kinh tế đã tạo điều kiện chín muồi cho một kịch bản xu hướng tăng của cặp USD/JPY.

ĐỪNG CHỐNG LẠI XU HƯỚNG

Bài học nằm lòng đầu tiên của nhà kinh doanh theo xu hướng là “không chống lại xu hướng”. Việc cố đoán thời điểm xu hướng đảo chiều là việc cực kỳ hấp dẫn, nhưng chính vì thế mà chúng ta phải tránh điều này.

Bản chất tự nhiên của con người là việc tưởng tượng giá sẽ đảo chiều để trở về một mức cũ nào đó dễ dàng hơn nhiều so với việc tưởng tượng giá sẽ tăng đến một mức nào đó mà trong quá khứ ta chưa hề biết. Mặc dù đấy chính xác là những gì đã xảy ra với xu hướng của cặp USD/JPY.

Có một điều bạn luôn có thể chắc chắn, đó là: trong bất kỳ xu hướng nào cũng đều có nhiều người kinh doanh chống lại xu hướng và phần lớn trong số họ đều bị thua lỗ. Trong khi vẫn có thể kiếm được một khoản lợi lớn nếu thị trường đổi hướng, những người thường xuyên kinh doanh theo phương thức này sẽ gặp phải xác suất rủi ro và tự rước họa vào thân.

Trong khi đó, nhà kinh doanh theo xu hướng tìm kiếm cơ hội để vào lệnh đánh lên cặp ngoại tệ đang có xu hướng tăng, đồng thời từ chối những giao dịch đi ngược lại xu hướng chủ đạo. Mặc dù muốn vào lênh đánh lên, không phải những nhà kinh doanh này vào lệnh ở bất cứ thời điểm nào. Họ thường chờ những thời điểm hồi phục của tỷ giá để vào lệnh.

Trong một xu hướng tăng, sự hồi phục thường xuất hiện khi tỷ giá giảm về mức cũ ở mức hỗ trợ, hoặc về mức hồi phục của đường Fibonacci. Các số tròn lớn cũng thường đóng vai trò là mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự tâm lý vì các lệnh giao dịch có xu thế tập trung vào những mức này. Tại Biểu đồ 7.4 chúng ta có thể thấy 3 mức hỗ trợ được hình thành trong xu hướng tăng. Lưu ý rằng nhiều mức hỗ trợ trùng với các số tròn lớn.

Biểu đồ 7.4 Các mức hỗ trợ của cặp USD/JPY hình thành trong xu hướng tăng tại các con số tròn

Biểu đồ 7.5 Các mức hồi phục Fibonacci đóng vai trò mức hỗ trợ trong xu hướng tăng của cặp USD/JPY

Fibonacci cũng có thể là công cụ hữu hiệu để xác định một điểm vào lệnh trong thị trường xu hướng tăng. Ý tưởng của Fibonacci là một thay đổi giá có xu hướng thường hồi phục ở một mức % nhất định. Theo Fibonacci, các mức hồi phục quan trọng nhất là 38,2%, 50% và 61,8%. Chúng ta có thể thấy điều này trong quá trình tăng của cặp USD/JPY: đã xuất hiện nhiều lần hồi phục đến mức 38,2%. Những lần hồi phục này là cơ hội tuyệt vời để tham gia vào xu hướng vì tỷ giá thường chạm hỗ trợ ở những mức này (xem Biểu đồ 7.5).

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Tin Hot

GIỚI THIỆU - HƯỚNG DẪN

Tradeboxx.net là một hệ thống mở, thành viên tự chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải. Truy cập, sử dụng website này bạn phải chấp nhận Quy định của Diễn đàn. Phiên bản thử nghiệm, đang tiến hành xin cấp giấy phép thiết lập MXH. Trade Boxx Cung cấp Lớp học trade miễn phí chất lượng cao cho Trader mới miễn phí; Hệ thống mở thư viện các cuốn sách Trading tiêu biểu miễn phí, Hệ thống mở tài liệu Trading Kinh điển miễn phí ...

LIÊN HỆ - CONTACT

Email: [email protected]
Cảnh báo rủi ro. Lưu ý rằng Trading CFDs là sản phẩm có đòn bẩy và có thể dẫn đến thua lỗ tất cả số vốn đã đầu tư. Chính sách bảo mật tb gr

DMCA.com Protection Status

forexlienminhtrader.com