Làm nghề này ai mà không muốn biết về những cú trade vĩ đại mà dân trader đã thực hiện được
Hạng 3: Andy Krieger “xúc” Kiwi (tức là đồng NZD)
Hồi năm 1987, Andy Krieger, tay trader 32 tuổi của Bankers Trust, đã cẩn thận theo dõi các đồng tiền đang tăng điểm so với đồng USD sau sự kiện Ngày thứ 2 đen tối (Black Monday crash – ngày 19.10.1987, ngày DJIA giảm 22% trong 1 ngày). Khi mà các nhà đầu tư và các cty bỏ chạy khỏi đồng USD và nhảy sang các đồng tiền khác, loại mà ít bị tổn thương khi thị trường sập, khiến cho vài đồng tiền – về cơ bản – bị vượt quá giá trị – overvalued, và tạo ra cơ hội tốt cho việc giao dịch lệch giá – arbitrage. Đồng tiền mà Krieger “canh me” là đồng NZD hay còn gọi là Kiwi
Sử dụng mấy “tuyệt kỹ” mới từ giao dịch Quyền chọn – options, Krieger đã bán khống – short – khối lượng NZD lên đến hàng triệu USD. Thiệt ra, lệnh bán của “thánh” này được cho là đã ngang ngửa với lượng cung tiền của New Zealand. Lực bán này kết hợp với việc thiếu hụt tiền trong lưu thông đã khiến đồng NZD rớt mạnh. Nó giảm tầm 3-5% còn Krieger thì kiếm được vài triệu USD cho ông chủ
Một phần của huyền thoại này kể rằng quan chức chính phủ New Zealand đã gọi cho mấy sếp của Krieger và đe dọa Bankers Trust rằng phải kéo Krieger ra khỏi lệnh NZD đó. Krieger sau đó rời khỏi Bankers Trust và qua làm việc cho George Soros – một đại trùm sò khác
Hạng 2: Stanley Druckenmiller đánh cược vào đồng Mark – hai lần
“Thánh” này kiếm hàng triệu usd bằng 2 lệnh mua cùng 1 loại tiền trong khi đang còn là trader cho quỹ Quantum của George Soros
Cú “tỉa” đầu tiên của “thánh” này là khi bức tường Berlin sụp đổ. Những khó khăn của sự hợp nhất này đã khiến đồng Mark Đức giảm điểm đến 1 mức mà Druckenmiller cho là “quá đà”. “Thánh” đã quất 1 lệnh mua trị giá hàng triệu usd cho khả năng Mark tăng điểm cho đến khi sư phụ của “thánh” là Soros kêu “thánh” nâng khối lượng mua lên tương đương 2 tỷ Mark Đức (vãi 2 thánh). Y như kịch bản, lệnh trúng đậm với mức lời hàng triệu usd, đẩy lợi nhuận của quỹ Quantum lên trên mức 60%
Không những là cú đánh đầu tiên mà thành công, Druckenmiller còn khiến trận này thành 1 trận hoành tráng nhất trong lịch sử giao dịch tiền tệ. Vài năm sau, khi sếp đại ca Soros đang bận đập nát ngân hàng trung ương Anh, Druckenmiller lại tiếp tục mua vào đồng Mark với dự đoán rằng cú đập của Soros vào bảng Anh sẽ khiến con gà này giảm mạnh so với đồng mark. Druckenmiller tự tin rằng mình và sếp Soros chơi đúng hướng và đã thể hiện điều đó thông qua việc mua vào chứng khoán Anh. “Thánh” tin rằng Anh sẽ phải giảm lãi suất cho vay và điều này kích thích môi trường kinh doanh, và một đồng Bảng GBP rẻ hơn sẽ khiến xuất khẩu của Anh tốt hơn. Thêm nữa, Druckenmiller đã mua vào trái phiếu Đức với dự đoán rằng nhà đầu tư sẽ nhảy vào trái phiếu Đức khi mà cổ phiếu Đức cho thấy sự tăng trưởng thấp hơn Anh. Đây quả là một cú trade hoàn hảo và kiếm thêm lợi nhuận cho cú đánh “khủng” của Soros vào bảng Anh.
Hạng 1: George Soros “đập” bảng Anh – GBP
Đồng GBP theo đuôi đồng Mark Đức cho đến những năm 1990 ngay cả khi 2 quốc gia này có sự khác nhau về kinh tế. Đức là nước mạnh hơn mặc dù có vướng khó khăn từ sự hợp nhất Đông và Tây, nhưng Anh vẫn múc giữa giá đồng Bảng trên mức 2.7 so với Mark. Sự cố gắng giữ chuẩn này đã khiến Anh phải giữ lãi suất cao và có lạm phát cao, nhưng việc giữ tỷ giá cố định 2.7 là điều kiện để tham gia Cơ chế tỷ giá Châu Âu (European Exchange Rate Mechanism – ERM)
Nhiều dân đầu cơ và trong đó Soros là đại bàng, tự hỏi rằng cái cơ chế cố định tỷ giá này có đấu nổi lực thị trường không, và họ bắt đầu bán khống đồng Bảng. Soros đã vay mượn rất nhiều (dùng đòn bẩy) để đặt cược khả năng giảm mạnh của Bảng. NHTW Anh đấu lại bằng cách nâng lãi suất lên mức 2 con số nhằm thu hút nhà đầu tư. Chính phủ hi vọng sẽ xoa dịu áp lực bán bằng cách tạo lực mua
Trả thêm lãi suất đồng nghĩa tốn thêm tiền, chính phủ Anh nhận ra rằng sẽ phải tốn hàng tỷ USD cho việc đẩy giá đồng Bảng lên như vậy. Vậy là họ rút ra khỏi ERM và thế là giá trị đồng Bảng rớt vèo vèo so với đồng Mark. Soros kiếm ít nhất là 1 tỷ USD cho cú trade này. Đối với Anh, sự mất giá của đồng Bảng thực ra lại có lợi, vì nó giúp quét mức lãi suất cao và lạm phát ra khỏi nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh.