menu
Thị Trường ngoại hối – Ed Ponsi – CHƯƠNG XV: CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT

Thị Trường ngoại hối – Ed Ponsi – CHƯƠNG XV: CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT

News Trading

News Trading
Like
958 View

Thị Trường ngoại hối – Ed Ponsi – CHƯƠNG XV: CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT

Có gì là không tốt nếu ta được thêm một thứ gì đó mà không phải mất gì? Có gì là không tốt nếu lần tới khi bạn đổ xăng cho ô tô của bạn, người bán xăng tặng thêm cho bạn một vài lít mà bạn không phải trả thêm tiền? Hoặc bạn sẽ nghĩ gì khi khi sau một bữa tối ngon lành tại nhà hàng, chủ nhà hàng không những không nhận tiền thanh toán của bạn mà còn mời bạn lần sau tiếp tục đến dùng bữa tại đây?

Những điều trên nghe ra quá tốt để có thể là sự thật, có đúng vậy không? Sở dĩ như vậy vì chúng ta đã “cố định” trong suy nghĩ của mình rằng những gì quá tốt để có thể có thật thì đúng là chúng không có thật. Tuy nhiên, trong thế giới thật, luôn có những “cơ hội” tiềm ẩn và thỉnh thoảng vẫn có những cơ hội thực sự để bạn có thể làm nên những điều khác thường.

Ví dụ, có gì là bất thường nếu trong lần tới khi bạn tham gia vào thị trường Forex và bạn kiếm được một khoản lợi nhuận cho dù cặp ngoại tệ bạn giao dịch không hề nhúc nhích? Hoặc có gì lạ khi bạn vẫn kiếm được tiền cho dù thị trường không chiều lòng bạn? Bạn có nghĩ rằng nếu điều đó xảy ra thì việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn không?

Nếu cầu trả lời của bạn là “có” thì bạn vẫn có thể đúng. Mặc dù điều này nghe ra có vẻ cường điệu đối với những ai chưa từng làm, nhưng đây chính xác là cách các “ông lớn”, các ngân hàng, các quỹ hỗ trợ và các nhà kinh doanh có tổ chức khác “chơi” Forex.

HÃY SUY NGHĨ THEO CÁCH CỦA CÁC “ÔNG LỚN”

Kỹ thuật này đòi hỏi chúng ta phải có suy nghĩ lớn trong cả mức lợi nhuận tiềm năng cũng như trong thời gian giao dịch. Kỳ vọng của các nhà kinh doanh forex dài hạn cũng tương tự như của các nhà kinh doanh có tổ chức, vì các quỹ hỗ trợ và các nhà kinh doanh có tổ chức có xu hướng giữ các giao dịch ngoại hối hàng tháng trời.

Do luồng tiền của các tổ chức vẫn thường được gọi là “dòng tiền thông minh”, chúng ta có thể học hỏi các kỹ thuật giao dịch của họ để áp dụng cho việc kinh doanh của mình. Nhà kinh doanh Forex dài hạn có thể sử dụng kỹ thuật tương tự và thu hoạch những món lợi tương tự mà các quỹ hỗ trợ và các nhà kinh doanh có tổ chức vẫn thu được hàng năm.

CÁC MỨC CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT

Bản chất của kỹ thuật này nằm ở sự đánh giá lãi suất và ở thực té là mọi ngoại tệ đều có một mức lãi suất tương ứng. Mức lãi suất này được ngân hàng trung ương của các quốc gia có loại ngoại tệ đó. Ví dụ, Cục Dự trữ liên bang (FED) quyết định lãi suất đồng đô la Mỹ, trong khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) xác định lãi suất của đồng euro sử dụng trong Liên minh tiền tệ châu Âu.

Do các loại ngoại tệ được kinh doanh theo cặp và mỗi một loại ngoại tệ có một lãi suất khác nhau, nên trong mỗi cặp ngoại tệ luôn tồn tại hai mức lãi suất khác nhau. Thường luôn có sự bất cân đối giữa hai lãi suất này và do đó trong phần lớn trường hợp, một loại ngoại tệ có mức lãi cao hơn so với loại ngoại tệ còn lại trong cặp ngoại tệ.

Đây là khía cạnh mà các nhà kinh doanh có tổ chức khai thác. Trong mọi giao dịch Forex, các nhà kinh doanh đánh lên một loại ngoại tệ và cũng đánh xuống loại ngoại tệ còn lại. Nhà kinh doanh đánh lên loại ngoại tệ có lãi suất lớn hơn sẽ thu lãi từ giao dịch.

Ở chiều ngược lại, nhà kinh doanh đánh xuống loại ngoại tệ có lãi suất cao hơn sẽ phải trả lãi. Tổng số lãi mà nhà kinh doanh thu hoặc trả phụ thuộc vào mức chênh lệch lãi suất, vốn đơn giản là hiệu số lãi suất của hai loại ngoại tệ trong cặp ngoại tệ.

LÝ GIẢI VỀ KỸ THUẬT NÀY

Giả sử một giao dịch được mở với một cặp ngoại tệ tưởng tượng là ABC/XYZ. Lãi suất của ABC là 4,0% và lãi suất của XYZ là 1,0%. Như vậy, trong số hai loại ngoại tệ, ABC có lãi cao hơn. Những nhà kinh doanh đánh lên đồng ABC và đánh xuống đồng XYZ sẽ thu về 3,0% lãi, là hiệu số giữa lãi suất của ABC và XYZ (4,0% – 1,0% = 3,0%). Nên nhớ rằng, bạn cần phải đánh lên đồng ngoại tệ có lãi suất cao hơn để thu lãi.

Ngược lại, những nhà kinh doanh đánh lên đồng XYZ và đánh xuống đồng ABC phải trả một mức lãi chênh lệch tương tự là 3%. Những nhà kinh doanh chênh lệch lãi suất đánh lên đồng ngoại tệ có lãi suất cao hơn đều nhắm mục tiêu thu lãi chênh lệch hàng ngày chừng nào họ còn giữ lệnh giao dịch cặp ngoại tệ đó.

Tôi biết là chiến lược này mới nghe có vẻ đơn giản, tuy nhiên để thực hiện nó hiệu quả bạn phải cần đến nhiều điều hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản so sánh lãi suất của loại ngoại tệ này với loại ngoại tệ khác. Điều kiện lý tưởng nhất để cho các nhà kinh doanh áp dụng chiến lược này đó là khi họ xác định được một hoàn cảnh nào đó cho phép chênh lệch lãi suất sẽ được kéo dài và mở rộng theo thời gian. Điều này có thể đưa đến kết quả là nhà kinh doanh thậm chí còn thu lãi được nhiều hơn nếu đánh lên đúng loại ngoại tệ có lãi suất cao. Họ chỉ thoát lệnh giao dịch khi thấy có khả năng chênh lệch lãi suất có thể kết thúc hoặc thu hẹp trong tương lai.

VIỆC THAY ĐỔI MỨC CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT

Chúng ta hãy quay lại ví dụ trước đây. Một lần nữa giả sử ta lại kinh doanh cặp ngoại tệ ABC/XYZ và chúng ta thu lãi bởi chúng ta đã đánh lênh đồng ABC và đánh xuống đồng XYZ.

Nếu nền kinh tế của đồng ABC mạnh, ngân hàng trung ương của đồng ABC rất có thể sẽ nâng lãi suất để kiềm chế tăng trưởng nóng và lạm phát. Khi ngân hàng trung ương vào cuộc, lãi suất cảu đồng ABC tăng từ 4,0% lên 4,25%, dẫn đến mức chênh lệch cũng rộng ra thành 3,25% (4,25% – 1,0% = 3,25%).

Tương tự như thế, nếu nền kinh tế của đồng XYZ mà yếu thì ngân hàng của đồng XYZ rất có thể sẽ hạ lãi suất tiết kiệm nhằm khuyến khích tiêu dùng và tăng trưởng. Lãi suất của đồng XYZ được hạ từ 1,0% xuống còn 0,75% và do đó chênh lệch lãi suất sẽ tăng lên thành 3,5% (4,25% – 0,75% = 3,5%).

Được cổ vũ bởi chênh lệch lãi suất tăng lên, các nhà kinh doanh sẽ đánh lên đồng ABC và đánh xuống đồng XYZ nhằm thu phần lãi tăng thêm. Nếu có đủ số lượng các nhà kinh doanh đánh lên ABC và đánh xuống XYZ thì điều này sẽ tạo áp lực có lợi cho đồng ABC và bất lợi cho đồng XYZ. Kết quả là tỷ giá cặp ngoại tệ ABC/XYZ sẽ tăng lên.

Hiện tượng này sẽ tạo nên hiệu ứng “con gà và quả trứng”: có thể cặp ngoại tệ tăng bởi các nhà kinh doanh giao dịch kiếm chênh lệch lãi suất; cũng có thể nói sự mạnh, yếu tương đối của hai nền kinh tế đã đẩy tỷ giá cặp ngoại tệ lên và chênh lệch lãi suất chỉ là yếu tố phát sinh tất yếu.

Thực ra, cả hai cách giải thích trên đều có thể xem là chính xác vì chúng không tách rời nhau. Những nhà kinh doanh đánh lên cặp ABC/XYZ giờ đây có thể hưởng lợi từ cả hai phía: tỷ giá tăng và chênh lệch lãi suất.

THẾ NÀO LÀ THƯƠNG VỤ LỚN?

Đến đây, bạn đọc có thể băn khoăn tự hỏi tại sao các nhà kinh doanh lại có thể hào hứng với việc gom chênh lệch lãi suất 3,0% hoặc 3,5%. Trong khi số lượng lãi mới xem qua có thể không lớn, nhưng nếu xét kỹ thì chúng ta sẽ thấy được tại sao các quỹ hỗ trợ cũng như các nhà kinh doanh có tổ chức lại ưa chuộng chiến thuật này.

Nói về việc các nhà kinh doanh gom lãi 3,5% qua các giao dịch, mức lãi 3,5% được tính trên cơ sở các giao dịch không áp dụng đòn bẫy tài chính. Ví dụ, nếu nhà kinh doanh đánh lên một lot của cặp USD/JPY, tức là người này đã đánh lên khoảng 100.000 đô la Mỹ đồng thời đánh xuống ngần ấy yên Nhật.

Nếu chúng ta giả định một mức chênh lệch lãi suất là 3,5%, thì điều này có nghĩa là trong vòng một năm, nhà kinh doanh có thể gom được khoảng 3,5% của 100.000, tức là 3.500 nếu anh ta đánh lên đồng tiền có lãi suất cao hơn.

Và đây là phần lợi nhất: nhờ mức đòn bẩy cực lớn do thị trường Forex đưa lại, các nhà đầu tư không cần phải bỏ ra 100% số tiền vốn để bao toàn bộ số tiền mà anh ta giao dịch. Ví dụ, nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy 50:1 chỉ cần đầu tư 2000 đô la để có thể bao được 1 lot của cặp ngoại tệ, thay vì phải bỏ ra tổng số vốn là 100.000 đô la.

Nhà kinh doanh sẽ không mất gì khi sử dụng đòn bẩy tài chính và anh ta có thể gom đủ 3,5% lãi suất trên toàn bộ số tiền 100.000 đô la (tức 3.500 đô la) mặc dù chỉ đầu tư một phần rất nhỏ (tức chỉ 2000 đô la) so với tổng số 100.000 anh ta giao dịch.

Điều này tạo nên lợi nhuận cao hơn cho khoản đầu tư và nó cũng giải thích tại sao kỹ thuật này lại được ưa thích đến vậy. Điều quan trọng nữa cần nhớ đó là đòn bẩy tài chính cũng là “con dao hai lưỡi”, có thể đưa đến lãi lớn và cũng có thể tạo ra lỗ nhiều.

GOM LÃI

Lợi thế của kỹ thuật này theo kỳ vọng của các nhà kinh doanh đó là họ có thể tạo ra thu nhập bất kể thị trường có đi theo chiều hướng mong đợi hay không. Ví dụ, nếu một giao dịch nằm yên hàng tháng, nhà kinh doanh vẫn có thể có lợi nhuận nếu anh ta gom lãi.

So sánh trường hợp này với một người kinh doanh ở chiều ngược lại, anh ta sẽ phải trả lãi suất hàng ngày bất kể thị trường có đi theo chiều hướng mong muốn hay không. Nhà kinh doanh đánh xuống loại ngoại tệ có lãi suất cao hơn sẽ cần phải tính toán sao cho lợi nhuận ít nhất đủ bì lãi suất để hòa vốn.

Ta có thể xem xét một ví dụ về tác động của loại hình kinh doanh lướt lãi suất ở cặp ngoại têUSD/JPY. Nhằm mục đích chống lại lạm phát, Nhật Bản đã giữ lãi suất đồng yên Nhật gần bằng 0 trong một thời gian dài. Lãi suất thấp bất thường này đã làm cho đồng yên trở thành đồng tiền ưa được đánh xuống trong các giao dịch buôn lãi suất (carry trade).

Ngân hàng trung ương của Nhật Bản, Bank of Japan, cuối cùng cũng nâng lãi suất, chấm dứt chính sách lãi-suất-bằng-0. Tuy nhiên, trong suốt thời gian được đưa vào ví dụ sau đây, lãi suất của đồng yên Nhật là gần như bằng 0.

CẶP USD/JPY

Trong những năm từ 2002 đến 2004, đồng đôla Mỹ đã ở trong xu hướng giảm liên tục so với đồng yên Nhật Bản (xem Biểu đồ 15.1). Sau một thời gian tăng trưởng vượt bậc vào cuối những năm 1990, nèn kinh tế Mỹ đã chững lại.

Biểu đồ 15.1 Đồng đôla Mỹ giảm so với đồng yên Nhật Bản và mức chênh lệch lãi suất bị thu hẹp

Nhằm mục đích kích thích tăng trưởng, Quỹ dự trữ Liên bang, đứng đầu là ông Alan Greenspan, đã giảm lãi suất cho vay qua đêm của đồng đôla Mỹ xuống thấp gần đến mức lịch sử; và các mức lãi suất ở Mỹ chạm đáy 1,0% vào giữa năm 2003.

Với mức chênh lệch lãi suất giữa đồng yên Nhật và đồng đôla Mỹ là 1%, đồng thời nền kinh tế Mỹ đang trong trì trệ, các nhà kinh doanh có rất ích động lực để đánh lên cặp ngoại tệ này. Tỷ giá cặp USD/JPY phản ảnh tình trạng này qua việc sụt giảm trên 3.000 pip, từ 135 yên ăn 1 đôla đầu năm 2002 xuống dưới 105 yên ăn 1 đôla cuối năm 2004.

Chính sách lãi suất thấp kéo dài của Cục dự trữ Liên bang Mỹ, cộng với chính sách cắt giảm thuế, đã dần dần kích thích tăng trưởng cho nền kinh tế Mỹ. Đến giữa năm 2004, Cục dự trữ bắt đầu đảo ngược chính sách với một sự khởi đầu cho một chuỗi tăng lãi suất tiền gửi.

Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã cảm thấy cần thiết phải cởi bỏ dần kích thích kinh tế nhằm giữ cho mức độ tăng trưởng và lạm phát ở mức có thể kiểm soát được. Lần đầu tiên sau nhiều năm, chênh lệch lãi suất giữa đồng đôla Mỹ và đồng yên Nhật Bản bắt đầu được nới rộng (xem Biểu đồ 15.2).

Biểu đồ 15.2 Đồng USD tăng so với đồng Yên khi mà chênh lệch lãi suất được nới rộng

NHỮNG LỆNH GIAO DỊCH DÀI HẠN

Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục nâng lãi suất tiền gửi qua suốt cả năm 2005 trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật bản vẫn duy trì chính sách lãi suất 0%. Khi chênh lệch lãi suất tăng cao, các nhà đầu tư ngày càng có hứng để đánh lên cặp USD/JPY nhằm vừa thu chênh lệch lãi suất vừa tạo lợi nhuận do kinh tế Mỹ phục hồi.

Khi mà càng nagyf càng có nhiều người tham gia và bổ sung giao dịch đánh lên đồng đôla, tỷ giá cặp ngoại tệ bắt đầu đi lên ngoạn mục trong gần suốt cả năm 2005. Các nhà kinh doanh tận hưởng lợi nhuận đúp từ lãi suất và từ tỷ giá khi mà cặp ngoại tệ tăng lên gần 2.000 pip trong năm này.

Đến cuối năm 2005, chênh lệch lãi suất của cặp USD/JPY đã mở rộng đến 4,25% mặc dù nó đã bắt đầu được bán chốt lời. Chênh lệch lãi suất tiếp tục tăng đến đầu năm 2006 mặc dù không còn mạnh mẽ nữa cho đến khi xu hướng tăng kết thúc và cặp ngoại tệ đi vào dải giá ổn định (xem Biểu đồ 15.3).

Biểu đồ 15.3 Xu hướng tăng kết thúc khi mà ngân hàng Nhật Bản và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy dấu hiệu thay đổi chính sách

NHÌN XA TRÔNG RỘNG

Mới nhìn qua, hiện tượng bán chốt lời cặp USD/JPY có vẻ mâu thuẫn với chênh lệch giá đang cao; nhưng chúng ta sẽ hiểu khi biết rằng các thị trường tài chính thường thấy trước vấn đề.

Gần cuối năm 2005, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, trong khi vẫn tiếp tục tăng lãi suất, đã đánh tín hiệu rằng các thay đổi trong chính sách tiền tệ sẽ sớm được ban hành, và rằng chuỗi tăng lãi suất của đồng đôla Mỹ sắp đến hồi kết thúc. Lúc này, chênh lệch lãi suất giữa USD và JPY đã gần đến đỉnh.

Trong khoản thời gian đó, trong khi tình trạng giảm phát vẫn đang được kiểm soát, Ngân hàng Nhật Bản đã đánh tín hiệu cho thấy những tháng ngày của chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ sớm chấm dứt. Chênh lệch lãi suất sắp thu hẹp và những nhà kinh doanh trên chênh lệch lãi suất sẽ nhanh chóng thoát khỏi các giao dịch vốn đã khá thành công của họ.

Những nhà kinh doanh lợi dụng chênh lệch lãi suất thường có tầm nhìn khá xa và họ thường có kế hoạch giữ các lệnh giao dịch hàng tháng liền. Do đó dẫn đến việc các nhà kinh doanh dạng này có tầm nhìn xa trên thị trường Forex.

Họ sẽ không chờ đến khi thực sự có một chính sách thay đổi thì mới hành động. Thay vì thế, như những nhà đại kiện tướng cờ vua, họ lập kế hoạch thay đổi trước đó khá lâu. Đối với những nhà kinh doanh này, những bình luận mang tính gợi ý từ các ngân hàng trung ương về thay đổi chính sách tiền tệ được xem như là các câu bùa chú khắc trên những bức tường thành. Đó là thời gian để thu hoạch lợi nhuận và chờ đợi cơ hội tiếp theo.

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Tin Hot

GIỚI THIỆU - HƯỚNG DẪN

Tradeboxx.net là một hệ thống mở, thành viên tự chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải. Truy cập, sử dụng website này bạn phải chấp nhận Quy định của Diễn đàn. Phiên bản thử nghiệm, đang tiến hành xin cấp giấy phép thiết lập MXH. Trade Boxx Cung cấp Lớp học trade miễn phí chất lượng cao cho Trader mới miễn phí; Hệ thống mở thư viện các cuốn sách Trading tiêu biểu miễn phí, Hệ thống mở tài liệu Trading Kinh điển miễn phí ...

LIÊN HỆ - CONTACT

Email: [email protected]
Cảnh báo rủi ro. Lưu ý rằng Trading CFDs là sản phẩm có đòn bẩy và có thể dẫn đến thua lỗ tất cả số vốn đã đầu tư. Chính sách bảo mật tb gr

DMCA.com Protection Status

forexlienminhtrader.com