Vào thời điểm này, website của WikiFX đã hoạt động trở lại bình thường, tuy nhiên vẫn chưa có bất cứ lời giải thích nào cho việc Wikifx bị NCSC chặn website với những hành vi lừa đảo của mình. Tìm hiểu những hình thức lừa đảo của Wikifx qua bài viết dưới đây.
- Đánh giá, nâng điểm và hạ điểm của sàn giao dịch 1 cách “không vô cớ”
Từ lâu đã có những bằng chứng cáo buộc hành vi làm tiền của WikiFX từ chính những khách hàng của họ. Bước đầu tiên, WikiFX gửi email cho các nhà môi giới quảng cáo dịch vụ xếp hạng của họ. Rất tinh vi với ý tưởng sử dụng Anh ngữ để giao tiếp với nhà môi giới để thể hiện sự chuyên nghiệp. Tiếp theo đó, WikiFX làm mọi cách thuyết phục con mồi “nhả tiền” qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau.
Nếu nhà môi giới phản hồi trong trạng thái “không quan tâm”, kết quả ra sao thì ai cũng biết. WikiFX công bố thông tin của của nhà môi giới lên website của mình với xếp hạng thấp chạm đáy kèm những dòng đánh giá không căn cứ như: sàn có dấu hiệu lừa đảo, giấy phép không hiệu lực… Cho đến khi nhà môi giới thực sự quan tâm đến vấn đề và tìm cách giải quyết, đại diện WikiFX trả lời:
WikiFX chuẩn bị sẵn bản giá dịch vụ tăng xếp hạng cho nhà môi giới khi họ liên hệ để giải quyết vấn đề.
Để có thể “on top” trong một tháng, nhà môi giới phải chi trả số tiền $7000. Nếu sàn hoạt động trên nhiều quốc gia, mỗi quốc gia sẽ tương đương $7000 trên 1 tháng “on top”.
Với số lượng sàn môi giới hiện tại, không biết WikiFX đã thu gom được bao nhiêu tiền từ những chiêu trò này. Liệu có phải WikiFX là kẻ chuyên ăn bám? Sống dựa hơi các sàn giao dịch? Sinh tồn bằng cách hút máu nhà môi giới? Câu trả lời nằm ở phần cuối của bài.
- Rating sàn giao dịch không căn cứ
Hiện tại, những tập đoàn tài chính khổng lồ với thâm niên tồn tại gần thế kỷ vẫn bị đánh giá lừa đảo trên website WikiFX. Ví dụ điển hình như tập đoàn tài chính Nomura Holdings, thâm niên hơn 50 năm trên thị trường vẫn bị đánh giá không có giấy phép hoạt động mặc dù trên google có thông tin về giấy phép hoạt động của tập đoàn.
Những ngân hàng lớn tầm cỡ quốc gia như BIDV, MBS, Techcombank, Vietcombank, VPbank và nhiều ngân hàng lớn khác đều bị WikiFX gắn mác cảnh báo lừa đảo.
Đối với một tập đoàn có tên tuổi và lịch sử hoạt động lâu năm như trên sẽ chẳng bao giờ để ý đến những kẻ lừa đảo với hình thức “nghèo nàn” giống như vậy.
- Những chuyến khảo sát, điều tra giả mạo
WikiFX thường xuyên cho xuất bản những bài báo về các chuyến khảo sát của họ đến những văn phòng đại diện của các nhà môi giới. WikiFX đã cho xuất bản một bài đánh giá giả mạo với hình ảnh, thông tin không trung thực, kèm vào đó là một vị trí xếp hạng với độ sâu của vực thẳm Challenger trên bảng xếp hạng của họ cùng với những lời cảnh báo cho người dùng.
Những chuyến khảo sát với phương thức như vậy được áp dụng cho rất nhiều sàn giao dịch lớn và nhỏ. WikiFX luôn gửi bài cho sàn xem trước. Sàn không đồng ý chi tiền, đồng nghĩa việc bài báo sẽ được xuất bản lên website, kèm theo thông tin xấu mà họ tự bịa ra cho đến khi sàn “ói tiền”. Điều đó đã tạo ra một dấu hỏi lớn cho các nhà đầu tư cho WikiFX: “Sự uy tín của Nhà Môi Giới đáng giá bao nhiêu tiền?
Kết luận
Từ những bằng chứng và những cáo buộc có liên quan thì chắc chắn 1 điều rằng WikiFX là công cụ tra cứu không minh bạch, được thành lập chỉ với một mục đích duy nhất là moi tiền nhà môi giới. Nhà đầu tư nên cảnh giác trước các thông tin đánh giá sàn giao dịch tại đây để tránh những chuyện không may xảy ra.