menu
Trading In The Zone – Mark Doughlas – CHƯƠNG 5 SỰ NĂNG ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC

Trading In The Zone – Mark Doughlas – CHƯƠNG 5 SỰ NĂNG ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC

News Trading

News Trading
Like
997 View

Trading In The Zone – Mark Doughlas – CHƯƠNG 5 SỰ NĂNG ĐỘNG CỦA NHẬN THỨC 

Một trong những mục tiêu chủ yếu của cuốn sách này là chỉ cho bạn làm thế nào để tách nguy cơ của nỗi đau ra khỏi thông tin thị trường. Thị trường không tạo ra thông tin hạnh phúc hay đau khổ. Từ góc độ thị trường, tất cả đơn giản chỉ là thông tin. Nó gần giống như việc thị trường làm cho bạn cảm thấy cách mà bạn hành động ở bất cứ thời điểm nào, nhưng thực chất không hẳn vậy. Chính tâm lý của bạn định hình cách mà bạn cảm nhận thông tin như thế nào, và như vậy liệu bạn có được dẫn dắt đến trạng thái tư duy tốt nhất để đi theo dòng chảy và tận dụng bất cứ lợi thế nào thị trường tạo ra. Những trader chuyên nghiệp không cảm nhận thấy bất cứ nỗi đau nào về thị trường, vì thế, đối với họ những mối hiểm họa không tồn tại. Nếu không có mối nguy nào, cũng sẽ chẳng có gì phải phòng thủ. Vậy cũng không có lý do gì để kích hoạt cơ chế bảo vệ ý thức và tiềm thức của họ. Đó là lý do vì sao những Trader chuyên nghiệp có thể thấy và hành động những việc làm cho người khác cảm thấy bối rối, mơ hồ. Họ đang ở trong dòng chảy vì họ cảm nhận một dòng chảy cơ hội bất tận, còn khi họ không ở trong dòng chảy, những người xuất sắc nhất có thể thấy được thực tế đó và sau đó bù đắp bằng việc hoặc là điều chỉnh lại tỷ lệ hoặc là không giao dịch nữa. Nếu mục tiêu của bạn là có thể giao dịch giống như những chuyên gia, bạn phải có khả năng nhìn thị trường theo góc độ khách quan. Bạn phải có khả năng hành động không chần chừ hay do dự nhưng với một sự tự chủ tích cực và thái độ thích hợp để chống lại các tác động tiêu cực của việc quá tự tin hoặc hưng phấn thái quá. Về cơ bản, mục tiêu của bạn là tạo một trạng thái tinh thần duy nhất, đó là trạng thái tinh thần của một trader. Khi bạn hoàn thiện được điều này, thì bạn đã sẵn sàng để trở thành một trader thành công. Để giúp bạn đạt được mục tiêu này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách để xác định lại mối quan hệ giữa bạn với thông tin thị trường, qua đó bạn nhận thấy rắng có ít hoặc không có khả năng xảy ra bất cứ mối nguy nào. Bằng cách “xác định lại”, ý tôi là thay đổi nhận thức của bạn và điều khiển nó ngoài khuôn khổ tinh thần, hướng bạn tập trung vào những cơ hội thay vì xoáy sâu vào nỗi đau tinh thần.

 SỬA LỖI PHẦN MỀM TINH THẦN 

Nói cách khác, chúng ta muốn gỡ bỏ vi rút trong mã phần mềm tinh thần của chúng ta và để tư duy của chúng ta chạy đúng. Để thực hiện việc này hiệu quả đòi hỏi phải có một sự hiểu biết về bản chất về năng lượng và làm thế nào bạn có thể sử dụng năng lượng đó để thay đổi quan điểm tiêu cựcphản ứng cảm xúc không mong muốn đối với thông tin thị trường. Có nhiều điều để học hỏi, nhưng tôi nghĩ bạn sẽ ngạc nhiên trước việc làm sao một vài thay đổi đơn giản có thể tạo một khác biệt lớn trong kết quả giao dịch của bạn. Quá trình giao dịch bắt đầu với việc nhận ra một cơ hội. Nếu không nhận thức được một cơ hội, chúng ta sẽ không có lý do để giao dịch. Nên tôi nghĩ điều đó chỉ phù hợp khi chúng ta bắt đầu kiểm tra năng lượng tinh thần bằng cách phá vỡ quá trình của nhận thức. Đông lực cơ bản của nhận thức là gì? Những yếu tố nào xác định cách chúng ta nhận ra thông tin hoặc những gì chúng ta nhận ra trong mối quan hệ có Tr.58 | sẵn? Làm thế nào để hiểu được cách liên kết với những gì chúng ta trải nghiệm tại bất kỳ thời điểm nào? Có lẽ các dễ nhất để hiểu về động lực của nhận thức và trả lời những câu hỏi này là nghĩ về mọi thứ (ý tôi là tất cả mọi thứ) đang tồn tại trong, trên và xung quanh hành tinh này như một tập hợp các lực lượng – lực lượng tạo ra thông tin bao gồm những tính chất, đặc điểm và những đặc điểm làm cho nó là duy nhất. Mọi thứ tồn tại bên ngoài cơ thể chúng ta – tất cả đặc điểm và tất cả các phạm trù của cuộc sống; tất cả hiện tượng trên hành tinh dưới dạng như điều kiện thời tiết, động đất và núi lửa phun trào; tất cả sự vận động và trì trệ về khía cạnh thể chất; và tất cả hiện tượng phi vật chất như ánh sáng, các loại sóng âm thanh, sóng cực ngắn và sóng bức xạ – tạo ra bản chất tồn tại của thông tin. Thông tin đó có khả năng tác động lên một trong năm giác quan của chúng ta. Trước khi tiến xa hơn, hãy chú ý rằng tôi dùng động từ “tạo ra” một cách bao gồm tất cả, nghĩa là tất cả trong trạng thái biểu cảm tích cực, bao gồm cả những vật vô tri vô giác. Để minh họa tại sao tôi làm điều đó, hãy nhìn vậy như đơn giản như một tảng đá. Đó là một vật vô tri vô giác, gồm các nguyên tử và phân tử duy nhất thể hiện đó là một tảng đá. Tôi có thể dùng động từ chỉ hoạt động “thể hiện” vì nguyên tử và phân tử tạo ra tảng đá chuyển động không ngừng. Vì vậy, ngay cả khi tảng đá không xuất hiện hoạt động ngoại trừ tư duy trừu tượng nhất, nó có đặc điểm và tính chất sẽ tác động lực lên các giác quan của chúng ta, làm cho chúng ta có trải nghiệm và có sự phân biệt về bản chất tồn tại của nó. Ví dụ, một tảng đá có kết cấu, kết cấu đó tác động lên giác quan của chúng ta nếu chúng ta chạm ngón tay của chúng ta lên bề mặt của tảng đá. Một tảng đá có hình dạng và màu sắc, điều này tác động đến thị giác của chúng ta; tảng đá chiếm một khoảng không gian mà không vật nào chiếm được, vì vậy chúng ta có thể nhìn thấy tảng đá thay vì một khoảng không gian trống nào đó hoặc một vật nào khác. Một tảng đá cũng có thể có mùi, nó tác động lện khứu giác của chúng ta, hoặc vị giác, dù gần đây tôi không liếm bất cứ hòn đá khi tìm hiểu. Khi chúng ta gặp bất cứ vật gì trong môi trường thể hiện tính chất và đặc điểm của nó, diễn ra một dạng trao đổi năng lượng. Năng lượng từ bên ngoài, thể hiện dưới bất cứ hình dạng nào, được biến đổi bởi hệ thần kinh của chúng ta thành các xung điện và lưu lại bên trong môi trường tinh thần của chúng ta. Cụ thể hơn, những gì chúng ta nghe, nhìn, nếm, ngửi hoặc cảm nhận thông qua các giác quan của chúng được biến đổi thành các xung điện năng lượng và lưu lại trong môi trường tinh thần như một bộ nhớ và hoặc phân biệt về bản chất tồn tại của một vật. Tôi nghĩ tất cả những điều này hoàn toàn hiển nhiên với hầu hết mọi người, nhưng ở đây có một số hàm ý sâu xa không rõ ràng và chúng ta thường phân chia theo cấp độ. Đầu tiên, có mối quan hệ nhân quả tồn tại bên trong chúng ta và các thứ khác tồn tại ở môi trường bên ngoài. Kết quả sự kết hợp những gì bên trong chúng ta với những lực bên ngoài tạo ra mà tôi gọi là “những cấu trúc năng lượng” trong tâm trí chúng ta. Những ký ức, sự phân biệt, và, cuối cùng niềm tin chúng ta thu được trong cuộc đời tồn tại dưới dạng cấu trúc năng lượng trong môi trường tinh thần của chúng ta. Cấu trúc năng lượng là một khái niệm trừu tượng. Bạn có thể tự hỏi : “Năng lượng có khuôn mẫu và hình dạng như thế nào?” Trước khi tôi trả lời câu hỏi này, một câu hỏi cơ bản nữa cần phải đề cập đến. Làm thế nào mà ngay từ đầu chúng ta biết rằng những ký ức, sự phân biệt và niềm tin tồn tại dưới dạng năng lượng? Tr.59 | Tôi không biết nếu nó được chứng minh một cách khoa học hoặc được chấp nhận hoàn toàn bởi một hội đồng khoa học, thì hãy tự hỏi xem những thành phần tinh thần này có thể tồn tại ở những hình dạng nào khác không? Đây là những điều chúng ta biết chắc chắn: tất cả những thành phần của nguyên tử và phân tử đều chiếm một khoảng không gian và, do đó, có thể nhìn thấy và quan sát được. Nếu những ký ức, phân biệt và niềm tin tồn tại dưới một vài dạng vật chất, thì chúng ta có thể quan sát chúng. Theo những gì tôi biết, không có nhiều quan sát như vậy được thực hiện. Cộng đồng khoa học đã mổ xẻ mô não (của người sống và cả người chết) để khám nghiệm ở mức độ nguyên tử cá nhân, khoanh vùng não bộ theo chức năng của chúng, nhưng vẫn chưa có ai đã từng quan sát được một ký ức, sự khác biệt hay niềm tin ở dạng tự nhiên của nó. Y tôi là “niềm tin ở dạng tự nhiên của nó” mặc dù một nhà khoa học có thể quan sát từng tế bào não chắc chắn có chứa những ký ức, nhưng họ không thể trải nghiệm ngay những ký ức này bằng tay. Họ có thể chỉ trải nghiệm ký ức nếu người có những ký ức đó còn sống và chọn để diễn đạt ký ức theo một vài cách nào đó. Nếu những ký ức, sự phân biệt, và niềm tin không tồn tại dưới dạng vật chất vật lý, rồi thực sự không có cách nào thay thế chúng ngoại trừ một dạng năng lượng nào đó. Nếu trong các trường hợp thực tế, năng lượng này có thể có một hình dạng cụ thể không? Chúng có thể được phác họa theo cách phản chiếu những lực bên ngoài làm cho nó tồn tại không? Chắc chắn! Mọi vật trong môi trường hoặc tương tự như năng lượng đều có hình dạng và cấu trúc cụ thể đúng không? Để tôi cho bạn một vài ví dụ. Suy nghĩ là một dạng năng lượng. Vì bạn nghĩ trong một ngôn ngữ, suy nghĩ của bạn được sắp đặt bởi những hạn chế và quy tắc chi phối các từ ngữ đặc biệt. Khi bạn diễn đạt những suy nghĩ này bằng lời nói, bạn tạo ra những sóng âm thanh, những sóng này là một dạng của năng lượng. Những sóng âm thanh này tạo ra bởi sự tương tác giữa dây thanh quản và lưỡi của bạn trong đó chứa nội dung thông điệp của bạn. Những bước sóng cực ngắn cũng là năng lượng. Nhiều cuộc gọi điện thoại được tiếp âm bởi sóng cực ngắn, nghĩa là năng lượng sóng cực ngắn được cấu thành theo một cách nào đó phản ánh thông điệp chứa nó. Ánh sáng lazer là năng lượng, và nếu bạn đã từng chứng kiến một buổi diễn bằng lazer, hoặc nghệ thuật ánh sáng trình chiếu lazer, những gì bạn thấy là năng lượng tinh khiết phản chiếu hình dạng theo mong muốn của những nghệ sỹ. Đây là những ví dụ điển hình về cách năng lượng có thể tạo ra khuôn khổ, hình dạng và cấu trúc. Tất nhiên còn nhiều ví dụ nữa nhưng tôi chỉ nêu thêm một ví dụ nữa minh họa một điểm trong cách phác họa. Ở mức độ cơ bản nhất, những giấc mơ là gì? Tôi không hỏi bạn ý nghĩa của những giấc mơ hoặc bạn nghĩ gì về mục đích của những giấc mơ, nhưng đúng hơn là giấc mơ là cái gì? Tính chất của giấc mơ là gì? Nếu chúng ta giả định rằng những giấc mơ được đặt giới hạn trong hộp sọ của chúng ta, thì chúng không thể chứa được những nguyên tử và phân tử, vì sẽ không đủ không gian cho tất cả những điều này tồn tại và chiếm chỗ trong giấc mơ của chúng ta được. Những trải nghiệm trong giấc mơ dường như có cùng tỷ lệ và kích cỡ so với những gì ta cảm nhận khi thức bằng năm giác quan của chúng ta. Cách duy nhất có thể hiểu được là nếu những giấc mơ là một dạng cấu trúc năng lượng, thì năng lượng đó có thể là bất cứ kích thước hay hình dạng nào dù khi làm vậy chúng ta không tốn bất cứ khoảng không gian nào.

Bây giờ, nếu chuyện này không xảy ra với bạn, vậy ở đây có một vài điều thực sự sâu xa. Nếu những ký ức, sự phân biệt và niềm tin mà chúng ta có được là kết quả của môi trường bên ngoài đại diện cho những gì ta đã tìm hiểu và việc môi trường đó hoạt động như thế nào; và nếu những ký ức, sự phân biệt và niềm tin trong môi trường tinh thần của chúng ta là năng lượng; và nếu năng lượng đó không chiếm bất cứ khoảng không gian nào; thì cũng có thể nói rằng chúng ta có khả năng vô hạn về việc học, tìm hiểu. Vậy thì tôi không nghĩ là không chỉ là có thể nói mà là tôi đang nói về việc học không giới hạn. Hãy xem xét đến việc phát triển ý thức con người và tập hợp những gì chúng ta đã học cũng như những gì một cá nhân điển hình cần biết cách hoạt động hiệu quả so với cách đây chỉ 100 năm. Hoàn toàn không có điều gì chỉ ra rằng chúng ta không có không có khả năng học tập không giới hạn. Sự khác nhau giữa những gì chúng ta nhận thức hiện tại và những gì chúng ta làm như kết quả của việc mở mang nhận thức có thể làm cho mọi người sống 100 năm trước sửng sốt.

SỰ NHẬN THỨC VÀ HỌC HỎI 

Tuy nhiên, chúng ta phải cẩn trọng việc không đánh đồng giữa khả năng lưu trữ với khả năng học tập. Học hỏi và nhận thức về những gì có thể học, chứ không phải là một chức năng về khả năng lưu trữ. Nếu là khả năng lưu trữ thì điều gì ngăn chúng ta biết mọi thứ? Và nếu chúng ta đã biết mọi thứ, thì điều gì sẽ ngăn chúng ta nhận ra từng đặc trưng, tính chất hoặc đặc điểm của tất cả mọi thứ thể hiện bản chất của chính nó tại bất kỳ thời điểm nào? Điều gì đã ngăn chúng ta lúc này? Những thắc mắc này được đặt ra để hỏi tại sao bạn phải hiểu những thành phần của yếu tố tinh thần như trí nhớ, ký ức, sự phân biệt và niềm tin tồn tại như một dạng năng lượng. Các dạng năng lượng có khả năng hoạt động như một lực tạo ra hình dạng riêng của nó; và đó chính xác là những gì ký ức, sự phân biệt và niềm tin của chúng ta hoạt động. Chúng tác động một lực từ bên trong lên các giác quan của chúng ta, thể hiện hình dáng và nội dung của chúng, và, trong quá trình hoạt động đó, chúng có tác động hạn chế sâu sắc lên các thông tin chúng ta nhận ra vào bất kỳ thời điểm nào, làm cho những thông tin có sẵn từ nhận thức của thị trường, và những khả năng vốn có của thông tin đó, thực sự không thể nhìn thấy được. Điều tôi đề cập ở đây là vào bất kỳ thời điểm nào mà môi trường cũng được tạo ra một khối lượng lớn thông tin về những đặc trưng, đặc điểm và tính chất. Một vài thông tin đó vượt ngoài phạm vi sinh lý của các giác quan của chúng ta. Ví dụ, mắt chúng ta không thể nhìn thấy mọi bước sóng của ánh sáng cũng như tai chúng ta không thể nghe được các tần số của âm thành trong môi trường sản xuất, do đó, một loạt các thông tin đó nằm ngoài khả năng sinh lý của các giác quan của chúng ta. Vậy điều gì được tạo ra đối với phần còn lại của môi trường thông tin? Chúng ta có nghe, nhìn, nếm hoặc cảm nhận thông qua các giác quan của chúng ta với khả năng phân biệt, đặc điểm, tính chất thể hiện mọi điều trong phạm vị sinh lý của các giác quan của chúng ta? Hoàn toàn không? Năng lượng bên trong chúng ta sẽ quyết định hạn chế hoặc ngăn nhận thức của chúng ta về những thông tin này bằng việc thông qua các cơ chế cảm giác cùng một môi trường hoạt động ben ngoài. Bây giờ nếu bạn dành chút thời gian và nghĩ về một vài điều tôi đã từng nói có lẽ là hiển nhiên. Ví dụ, có nhiều cách trong đó môi trường bên ngoài thể hiện mà chúng ta Tr.61 | không nhận ra đơn giản vì chúng ta chưa biết về chúng. Điều này rất dễ hình dung. Hãy nhớ lại lần đầu tiên khi bạn nhìn vào biểu đồ giá. Bạn đã làm gì? Chính xác là bạn nhận ra điều gì? Nếu chưa được nhìn trước đó, tôi chắc chắn, giống như tất cả mọi người, bạn đã nhìn thấy một loạt những đường kẻ vô nghĩa. Giờ nếu bạn giống như hầu hết những trader, khi bạn nhìn vào biểu đồ giá bạn thấy, đặc điểm, những đường nét và những mô hình hành vi biểu thị tập hợp những hành động của những trader tham gia trong những ngành đặc biệt này. Ban đầu, các biểu đồ biểu thị thông tin không khác biệt. Thông tin không khác biệt tạo ra một trạng thái hỗn độn và đó có thể do lần đầu tiên bạn nhìn và có kinh nghiệm về nhìn biểu đồ. Tuy nhiên, dần đần bạn học cách phân biệt những thông tin như xu hướng, đường xu hướng, đường hợp nhất, hỗ trợ và kháng cự, sự quay đầu hay các mối quan hệ có ý nghĩa giữa khối lượng, và lãi suất mở và phản ứng giá, chỉ nêu ra một vài thông tin. Bạn đã học được rằng những phân biệt hành vi của thị trường đại diện cho một cơ hội đáp ứng một vài nhu cầu cá nhân, mục tiêu hoặc mong muốn. Từng sự phân biệt bây giờ có một ý nghĩa và một số liên quan đến ý nghĩa của cấp độ hoặc tầm quan trọng gắn liền với nó. Giờ tôi muốn bạn dùng trí tưởng tượng của bạn và giả vờ như tôi chỉ đặt trước bạn biểu đồ giá lần đầu tiên bạn đã từng thấy. Có thể có sự khác biệt giữa những gì bạn thấy bây giờ và những gì bạn đã từng thấy? Chắc chắn. Thay vì nhìn thấy hàng loạt những đường kẻ không khác biệt như trước đây, có lẽ bạn thấy mọi điều bạn đã học về những đường kẻ này trong hiện tại. Nói cách khác, bạn có thể thấy tất cả những khác biệt bạn đã học để giao dịch, cũng như tất cả những cơ hội mà những khác biệt này thể hiện. Tuy nhiên, tất cả chúng ta có thể thấy như nhìn thấy những gì tồn tại trong biểu đồ bây giờ và hơn nữa, chúng ta đã có khả năng cảm nhận được. Vậy có điều gì khác biệt? Cấu trúc năng lượng bên trong bạn bây giờ – kiến thức bạn có được – tác động một lực lên mắt bạn, khiến bạn nhận ra những sự khác biệt đa dạng bạn đã được học. Vì năng lượng không xuất hiện khi lần đầu tiên bạn nhìn vào biểu đồ, tất cả những cơ hội bạn nhìn thấy bây giờ vẫn ở đó, nhưng lại ẩn đi với bạn. Hơn nữa, trừ khi bạn được học về những khác biệt dựa vào từng mối quan hệ giữa các biến trên biểu đồ, những gì bạn chưa được học vẫn không thể nhìn thấy được. Hầu hết chúng ta không có khái niệm về cấp độ liên tục của những cơ hội có sẵn nhưng vô hình ở trong những thông tin ta từng tiếp cận. Thông thường, chúng ta không bao giờ nghiên cứu về những cơ hội và, như vậy, cơ hội vẫn không thể nhìn thấy được. Tất nhiên, vấn đề là trừ khi chúng ta đang ở vị thế hoàn toàn mới hoặc duy nhất hoặc chúng ta đang hoạt động nằm ngoài một thái độ cởi mở chân thực, chúng ta sẽ không cảm nhận nhận được những điều chúng ta chưa từng được học. Để tìm hiểm về một việc gì đó, chúng ta phải có kinh nghiệm về việc đó theo một vài cách nào đó. Do vậy, những gì chúng ta có ở đấy là một vòng tròn khép kín ngăn chúng ta học hỏi. Cảm giác về vòng tròn khép kín tồn tại trong tất cả chúng ta, vì đó là chức năng tự nhiên của việc năng lượng tinh thần biểu thị nó lên các giác quan của chúng ta. Mọi người đã từng nghe câu: “Con người nhìn những gì họ muốn thấy”. Tôi sẽ nói khác đi một chút: Con người nhìn những gì họ đã từng tìm hiểu và thấy những gì họ đã từng học, và mọi thứ khác đều vô hình cho đến khí họ học cách làm thế nào để đối Tr.62 | phó được với năng lượng làm hạn chế nhận thức của họ với những gì họ chưa học và đang chờ được khám phá. Để minh họa và làm rõ hơn về khái niệm này, tôi sẽ đưa ra một ví dụ khác cho bạn, trong đó chỉ ra năng lượng tinh thần tác động đến cách chúng ta nhận thức và trải nghiệm môi trường theo một cách trái ngược với mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Hãy xem một đứa bé lần đầu tiên tiếp xúc với một con chó. Vì là trải nghiệm lần đầu tiên, môi trường tinh thần của đứa trẻ là hoàn toàn mới và sạch, có thể nói vậy, với sự tôn trọng với con chó. Đứa trẻ không có bất cứ ký ức nào và chắc cũng không có phân biệt về bản chất của một con chó. Vì thế, đến thời điểm đầu tiên gặp, từ nhận thức của đứa trẻ thì những con chó không tồn tại. Tất nhiên, từ nhận thức của môi trường, chó luôn tồn tại và chúng có khả năng tác động một lực lên các giác quan của đứa trẻ và cho chúng trải nghiệm về những con chó. Nói cách khác, những con chó thể hiện bản chất của chúng, có thể tác động như một nguyên nhân tạo ra tác động bên trong môi trường tinh thần của đứa trẻ. Những hiệu ứng đó là do khả năng của con chó tạo ra? Vậy là những con chó có một loạt những biểu cảm. Tôi muốn nói bằng một loạt những biểu cảm có thể cư xử hướng về con người theo nhiều cách. Khi chơi với chúng, chúng có thể thân thiện, đáng yêu, an toàn và ngộ nghĩnh; hoặc chúng có thể chống đối, dữ dằn, và nguy hiểm – đó chỉ là một vài biểu hiệu của rất nhiều các hành vi mà chúng có khả năng có. Tất cả những đặc điểm này có thể quan sát, trải nghiệm và tìm hiểu được. Khi một đứa trẻ lần đầu tiên nhìn thấy một con chó, chắc chắn trong môi trường tinh thần của đứa trẻ không có thông tin nào nói với nó rằng nó cần đối phó với con chó. Môi trường thông tin không quen, không rõ và không được phân loại có thể tạo ra cảm giác tò mò – khi chúng ta muốn tìm hiểu thêm về những gì chúng ta đang trải nghiệm – hoặc cũng có thể tạo ra một trạng thái lộn xộn, trạng thái có thể dễ quay lại cảm giác sợ nếu chúng không thể sắp xếp thông tin theo một cách dễ hiểu hoặc tổ chức trong một khuôn khổ có ý nghĩa hoặc một bối cảnh. Trong ví dụ của chúng ta, cảm giác tò mò của đứa trẻ tạo cú huých cho nó và nó lao vào con chó để được trải nghiệm nhiều cảm giác hơn nữa. Nên nhớ rằng làm sao đứa trẻ chính xác đang đẩy chúng vào một tình huống mà chúng không hề biết gì. Tuy nhiên, trong ví dụ này, môi trường ở tay không phản ứng thuận lợi với sự thúc đẩy của đứa trẻ. Con chó, đứa trẻ hoặc là chú ý đến ý nghĩa vốn có của thông tin hoặc là có một ngày tồi tệ. Trong bất cứ trường hợp nào, sớm muộn gì đứa trẻ cũng tiến lại gần, và con chó sẽ cắn nó. Việc tấn công rất nguy hiểm đến nỗi phải tách con chó ra khỏi đứa trẻ. Kiểu trải nhiệm kém may mắn này chắc chắn không điển hình nhưng cũng không phải không phổ biến. Tôi chọn ví dụ này vì hai lý do: thứ nhất, nhiều người có thể kể lại theo nhiều cách, hoặc là từ chính trải nghiệm thực tế của họ, hoặc thông qua kinh nghiệm của một ai đó mà họ biết. Thứ hai, như chúng ta phân tích động lực cơ bản của trải nghiệm này là từ nhận thức năng lượng mà chúng sẽ tìm hiểu: 1) Tâm trí chúng ta được thiết kế để nghĩ như thế nào, 2) Xử lý thông tin, 3) Quá trình đó tác động như thế nào đến những gì chúng ta đang trải nghiệm và, 4) Năng lực của chúng ta để nhận thức được những khả năng mới Tr.63 | Tôi biết điều này có vẻ giống như nhiều cái nhìn sâu sắc từ chỉ một ví dụ nhưng các nguyên tắc phức tạp áp dụng cho các động lực không xứng mà hầu như tất cả đang được tìm hiểu. Là kết quả của sự tổn thương về thể chất và tinh thần, cậu bé trong ví dụ của chúng ta bây giờ có một ký ức và một sự phân biệt về cách những con chó biểu thị bản thân nó. Nếu khả năng của cậu bé là nhớ kinh nghiệm nó trải qua là bình thường, cậu bé có thể lưu lại sự cố này theo một cách mà tất cả các giác quan đại diện đều có tác động: Ví dụ việc bị tấn công có thể bị lưu lại theo hình ảnh tinh thần dựa trên những gì họ đã thấy, cũng như những âm thanh tinh thần thể hiện những gì họ đã nghe. Trí nhớ, những ký ức đại diện chó ba giác quan khác sẽ hoạt động theo cùng một cách. Tuy nhiên, loại dữ liệu giác quan trong bộ nhớ của cậu bé không quan trọng như loại năng lượng dữ liệu giác quan thể hiện. Chúng ta có hai loại năng lượng tinh thần cơ bản: năng lượng tích điện dương – tích cực, bao gồm những cảm giác yêu thương, tự tin, hạnh phúc, niềm vui, sự thỏa mãn, sự hứng thú và lòng nhiệt thành chúng ta gọi là một vài cách dễ chịu chúng ta cảm nhận; và năng lượng tích điện âm – tiêu cực bao gồm sự sợ hãi, nỗi kinh hoàng, sự không hài lòng, sự phản bội, nuối tiếc, sự giận dữ, phân vân, lo lắng, căng thẳng và bực bội, tất cả những cảm giác này đại diện những gì được ám chỉ chung là nỗi đau tinh thần. Vì kinh nghiệm đầu tiên của cậu bé với chó là rất đau, chúng ta có giả định rằng bất kỳ giác quan nào bị tác động thì tất cả những ký ức của cậu bé về kinh nghiệm này cũng sẽ là rất đau, cảm giác không dễ chịu, năng lượng tiêu cực. Bây giờ, năng lượng tiêu cực này sẽ ảnh hưởng gì đến nhận thức và hành vi của cậu bé nếu và khi cậu bé tiếp xúc với một con chó khác? Câu trả lời rõ ràng là nực cười khi hỏi, nhưng những tình trạng cơ bản là không rõ ràng, vậy nên hãy kiên nhẫn cùng tôi. Rõ ràng, thời điểm cậu bé tiếp xúc với một con chó khác, cậu sẽ cảm thấy sợ. Nên nhớ rằng tôi dùng từ “khác” để miêu tả con chó tiếp theo mà cậu bé tiếp xúc. Những gì tôi muốn nhấn mạnh rằng bất cứ con chó cũng có thể là nguyên nhân khiến cậu bé cảm thấy sợ, không phải chỉ có con chó đã từng tấn công cậu. Sẽ không có khác biệt gì nếu cậu bé tiếp xúc với con chó tiếp theo là một con chó thân thiện nhất thế giới, bản chất tự nhiên của nó chỉ muốn được vui đùa và yêu thương. Đứa trẻ sẽ vẫn sợ, và hơn nữa, nỗi sợ của đứa trẻ nhanh chóng chuyển sang sự khiếp sợ bộc phát, đặc biệt nếu con chó thứ hai cố gắng đến gần cậu bé chỉ để muốn chơi với bé. Mỗi người trong chúng ta có ít nhất một lần chứng kiến một tình huống mà có một ai đó trải qua nỗi sợ hãi, khi mà từ quan điểm của chúng ta điều này không nguy hiểm và ít nguy cơ đe dọa. Mặc dù chúng ta không thể ra nói điều đó, chúng ta tự nhủ rằng người đó sợ thật vô lý. Nếu chúng ta cố gắng chỉ ra lý do tại sao không cần phải sợ, chúng ta có thể tìm trong vốn từ ít ỏi của chúng ta, nếu có, thì đó là từ tác động. Chúng ta có thể dễ dàng nghĩ đến điều tương tự đối với cậu bé trong ví dụ của chúng ta, rằng cậu bé thật vô lý, vì rõ ràng theo quan điểm của chúng ta có những khả năng khác tồn tại hơn là chỉ một điều duy nhất cậu bé đang chú ý trong tâm trí của mình. Nhưng là nỗi sợ của cậu ít hơn bất kỳ điều gì hợp lý, nói thế này, nỗi sợ của bạn (hoặc sự do dự của bạn) về việc đặt thêm lệnh tiếp theo, khi giao dịch trước đó của bạn bị thua? Cùng dùng một logic, những trader hàng đầu có thể nói rằng nỗi sợ của bạn là vô lý vì cơ hội của “thời điểm bây giờ/hiện tại” này chắc chắn chẳng có nghĩa gì đối với giao dịch trước đó của bạn. Mỗi giao dịch đơn giản là một lợi thế với một kết quả Tr.64 | có khả năng xảy ra, và độc lập với bất kỳ giao dịch nào khác. Nếu bạn tin điều ngược lại, vậy tội có thể thấy tại sao bạn lại sợ; nhưng tôi có thể cam đoan rằng nỗi sợ của bạn là hoàn toàn vô căn cứ.

NHẬN THỨC VÀ RỦI RO 

Như các bạn có thể thấy, nhận thức, quan điểm về rủi ro của một người có thể dễ dàng bị đánh giá là phi lý đối với suy nghĩ của người khác. Rủi ro chỉ liên quan đến người cảm nhận nó theo thời điểm, điều này gần như tuyệt đối và nằm ngoài vấn đề. Khi đứa trẻ lần đầu tiên tiếp xúc với con chó, đứa trẻ hớn hở với sự phấn khích và tò mò. Những gì về cách mà tâm trí chúng ta tư duy và xử lý thông tin có thể làm cậu bé tự động quay ngược thái độ từ hớn hở phấn khởi sang trạng thái sợ sệt trong lần tiếp theo khi câu tiếp xúc với con chó, ngay cả khi sau đó cả tháng hoặc cả năm? Nếu chúng ta nhìn vào nỗi sợ hãi như một cơ chế tự nhiên cảnh báo cho chúng ta biết về những điều kiện của nguy hiểm, cách gì mà tâm trí chúng ta hoạt động có thể tự động nói với cậu bé rằng lần sau khi tiếp xúc với một con chó cũng sẽ có điều gì làm nó sợ? Điều gì xảy ra với bản chất tò mò của cậu bé? Chắc chắn có nhiều điều phải tìm hiểu về bản chất của những con chó hơn là chỉ một kinh nghiệm này đã dạy cho cậu, đặc biệt có một sự thật trắng trơn là tâm trí chúng có một khả năng vô hạn cho việc học. Vậy tại sao hầu như không thể nói với cậu bé hãy thoát khỏi nỗi sợ của cậu?

SỨC MẠNH CỦA SỰ LIÊN KẾT 

Thoạt đầu những câu hỏi này dường như phức tạp, nhưng phần lớn có thể trả lời một cách dễ dàng. Tôi chắc chắn nhiều người trong số các bạn đã biết câu trả lời: tâm trí chúng ta có một đặc điểm được thiết kế sẵn làm cho chúng ta tập hợp và liên kết bất cứ điều gì tồn tại ở môi trường bên ngoài tương tự như đặc điểm, tính chất, đặc trang hay khuôn mẫu với những gì tồn tại sẵn trong môi trường tình thần của chúng ta là một ký ức hoặc một sự phân biệt. Nói cách khác, trong ví dụ về đứa trẻ sợ những con chó, dù là con chó thứ hai hay bất cứ con chó nào nó gặp sau đó, không phải con chó đã tấn công cậu bé để cậu bé trải nghiệm nỗi đau tinh thần. Chỉ có sẵn một điều gì giống hoặc tương tự trong tâm trí của cậu bé để liên kết giữa hai sự việc đó con chó thật đáng sợ. Xu hướng tự nhiên này cho tâm trí chúng ta tập hợp như một chức năng vô thức của tinh thần xảy ra tự động. Đó không phải điều chúng ta phải suy nghĩ hay ra quyết định. Một chức năng vô thức của tinh thần có thể tương tự như chức năng vô tình của thể chất đó là nhịp tim. Cũng như chúng ta không có ý thức về việc nghĩ về quá trình làm cho tim chúng ta đập, chúng ta cũng không phải nghĩ đến việc kết nối những kinh và cảm giác của chúng ta về những việc đó. Đây đơn giản là một chức năng tự nhiên về cách tâm trí của chúng ta xử lý thông tin, và, giống như một nhịp tim, đó là chức năng có tác động sâu sắc đến cách chúng ta trải nghiệm cuộc sống. Tôi muốn bạn thử hình dung về dòng chảy ngược nhau của năng lượng là mối quan hệ nguyên nhân và kết quả sẽ gây khó khăn (nếu không nói là bất khả thi) cho cậu bé nhận ra được bất kỳ khả năng nào khác hơn suy nghĩ có trong đầu cậu bé. Để giúp bạn, tôi sẽ chia quá trình ra từng phần nhỏ nhất, và đi theo từng bước một xem chuyện gì xảy ra. Tất cả những điều này có vẻ hơi trừu tượng, nhưng hiểu được quá trình này góp một phần lớn trong việc phát hiện ra tiềm năng để đạt được thành công liên tục như một trader chuyên nghiệp. Tr.65 | Đầu tiên, hãy bắt đầu từ những điều cơ bản. Có loại cấu trúc năng lượng bên ngoài và cấu trúc năng lượng bên trong của cậu bé. Năng lượng bên ngoài là năng lượng tích cực dưới dạng là một con chó thân thiện muốn thể hiện nó muốn được chơi đùa. Năng lượng bên trong là một ký ức tiêu cực dưới dạng hình ảnh và âm thanh của tinh thần biểu thị trải nghiệm lần đầu tiên của cậu bé với một con chó. Cả hai dạng năng lượng bên ngoài và bên trong có tiềm năng làm cho các giác quan của cậu bé cảm nhận được và, kết quả là, tạo ra hai tình huống khác biệt cho cậu bé trải nghiệm. Năng lượng bên ngoài có khả năng tác động một lực lên cậu bé theo cách mà cậu thấy rất thú vị. Chú chó đặc biệt này thể hiện đặc điểm hành vi như hài hước, thân thiện, và cả đáng yêu nữa. Nhưng hãy nhớ rằng đứa trẻ vẫn không có trải nghiệm về những đặc điểm này của một con chó, trong nhận thức của đứa trẻ những đặc điểm này không tồn tại. Cũng giống như trong một ví dụ về mô hình giá tôi từng trình bày trước đó, đứa trẻ không thể cảm nhận về những gì nó chưa tìm hiểu, trừ khi đứa trẻ đang ở trạng thái tinh thần là được truyền dẫn để học hỏi. Năng lượng bên trong cũng có tiềm năng và chỉ đang chờ đợi, hay nói cụ thể thì đang biểu thị chính nó. Nhưng năng lượng bên trong sẽ tác động lên mắt và tai cậu bé theo cách làm cho cậu cảm thấy đó là mối nguy. Theo hướng này sẽ tạo ra một kinh nghiệm về nỗi đau tinh thần, sợ hãi, và thậm chí có thể là nỗi kinh hoảng. Theo cách mà tôi sắp đặt, có vẻ như cậu bé có thể lựa chọn giữa trải nghiệm vui và trải nghiệm về sợ hãi, nhưng đó thực sự không phải trường hợp này, ít nhất là không phải trong thời điểm này. Trong hai khả năng tồn tại của tình huống này, cậu sẽ chắc chắn nếm trải nỗi đau và sự sợ hãi, thay vì chọn được vui vẻ chơi đùa. Điều này đúng vì nhiều lý do. Trước tiên, như tôi đã nêu ra, tâm trí chúng ta là sợi dây tự động và ngay lập tức tập hợp và kết nối những thông tin có những đặc điểm, tính chất và hình dạng gần giống nhau. Biểu hiện gì bên ngoài của đứa trẻ khi nó thấy hình dạng một con chó, nhìn và nghe hình dáng nào tương tự trong đầu nó. Tuy nhiên, mức độ giống nhau là cần thiết để liên kết hai sự vật với nhau trong đó có một biến số chưa rõ, nghĩa là tôi không biết các bộ máy tinh thần làm thế nào xác định được sự tương đồng nhiều hay ít để yêu cầu tâm trí chúng ta tập hợp và liên kết hai hay nhiều mảng thông tin với nhau. Vì tâm trí của mọi người đều hoạt động theo cách giống nhau, nhưng, đồng thời của từng người là duy nhất, tôi sẽ giả định một loạt các dung sai về sự tương đồng hoặc không tương đồng và mỗi người trong chúng ta có một khả năng duy nhất trong một phạm vi nào đó. Đây là những gì chúng ta biết: khi con chó tiếp theo đến tiếp xúc với mắt và tai đứa bé, nếu có đủ sự tương đồng giữa cách nhìn hoặc nghe và hình ảnh con chó đọng lại trong bộ nhớ của đứa trẻ rồi sau đó tâm trí của đứa bé sẽ tự động kết nối hai sự việc với nhau. Sự kết nối này, lần lượt gây ra những năng lương tiêu cực trong bộ nhớ của đứa trẻ được phóng ra khắp cơ thể của nó, làm cho nó đối phó với linh cảm rất khó chịu hoặc khủng hoảng. Mức độ khó chịu hoặc nỗi đau tinh thần nó trải qua sẽ tương đương với mức độ khủng hoảng mà nó phải chịu đựng như lần đầu tiền tiếp xúc với một con chó. Điều gì xảy ra tiếp theo là những gì các nhà tâm lý học gọi là sự soi chiếu. Tôi sẽ nói đến điều này đơn giản nhưn một liên kết tức thời khác làm cho tình hình thực tế từ quan điểm, nhận thức của cậu bé dường như tuyệt đối, sự thật không thể nghi ngờ. Tr.66 | Cơ thể cậu bé lúc này được bao trùm bởi năng lượng tiêu cực. Đồng thời, cậu bé đang trong cảm giác tiếp xúc với con chó.Tiếp theo, tâm trí cậu liên kết với bất kỳ thông tin cảm giác của mắt hoặc tai cảm nhận năng lượng đau đớn mà cậu đang trải qua bên trong cậu, điều này làm như nếu nguồn gốc nỗi đau và sự sợ hãi của cậu là do cậu nhìn hoặc nghe thấy con chó vào thời điểm đó. Những nhà tâm lý học gọi động thái về những gì mà tôi vừa miêu tả là sự soi chiếu vì, theo nghĩa nào đấy thì cậu bé đang chiếu nỗi đau nó đang trải qua lên con chó. Năng lượng đau đớn sau đó phản chiếu ngược lại cậu bé, do vậy cậu cảm nhận con chó là mối đe dọa, đau đớn và nguy hiểm. Quá trình này làm cho những con chó sau đó đều có đặc điểm, tính chất và hình dáng giống như con chó ở trong ngân hàng bộ nhớ của cậu bé, mặc dù thông tin về con có thứ hai không hề giống hoặc cũng không hề tương đồng với hành vi của con chó đã từng tấn công cậu bé. Từ hai con chó, một ở trong tâm trí cậu bé, một ở ngoài tâm trí cậu bé, đểu cảm nhận chính xác như nhau, sẽ là điều cực kỳ khó để đề nghị cậu bé có thể thực hiện bất kỳ phân biệt nào ở hành vi của con chó thứ hai có bất kỳ khác biệt nào với con chó trong tâm trí cậu. Vậy nên, thay vì cảm nhận như một cơ hội để trải nghiệm điều gì mới về bản chất của những con chó khi tiếp xúc với con chó lần tiếp theo thì đứa bé chỉ nhận ra chó đầy đe dọa và nguy hiểm. Bây giờ, nếu bạn suy ngẫm một chút, đó là những gì quá trình này chỉ ra cho cậu bé rằng kinh nghiệm của nó về tình huống này chỉ là tương đối, sự thật không chối cãi? Chắc chắn nỗi đau và sự sợ hãi mà nó trải qua là hoàng toàn thật. Nhưng cậu bé đã cảm nhận những khả năng gì? Có phải những khả năng đó đều đúng? Từ quan điểm của chúng ta thì không phải vậy. Tuy nhiên, từ quan điểm của đứa bé, những khả năng sẽ có thể là bất cứ điều gì trừ tình huống thực tế? Nó đã thay thế những gì? Trước tiên, nó không hề nhận ra những khả năng mà nó chưa từng tìm hiểu. Và đây là điều cực kỳ khó khăn khi bạn tìm hiểu một cái gì mới nếu bạn sợ, vì, như bạn biết rất rõ, sợ hãi là một hình thức rất suy nhược của năng lượng. Nó khiến chúng ta phải rút lui, để sẵn sàng bảo vệ chúng ta, để chạy trốn, và để thu hẹp sự tập trung chú ý của chúng ta, tất cả đều làm cho nó rất khó khăn, nếu không phải là không thể để mở ra một hướng cho phép chúng ta tìm hiểu điều mới. Thứ hai, như tôi đã từng chỉ ra, theo như những gì cậu bé đã kết nối, con chó chính là nguồn gốc nỗi đau của cậu, và điều này đúng theo một nghĩa nào đấy. Con chó thứ hai đã làm chạm vào nỗi đau có sẵn trong tâm trí của đứa trẻ, nhưng đó thực sự không phải nguồn gốc của nỗi đau đó. Điều này là một khả năng buộc tội con chó đã kết nối một cách tự động với năng lượng tiêu cực của đứa trẻ, quá trình tinh thần tự nguyện, hoạt động nhanh hơn một cái chớp mắt (một quá trình mà đứa trẻ hoàn toàn không nhận ra). Vậy theo những gì đứa trẻ lo lắng, tại sao phải sợ nếu những gì nó cảm nhận về con chó hoàn toàn không phải sự thật? Như các bạn có thể thấy, không thể có bất kỳ khác biệt về việc con chó đã hành động như thế nào, hoặc những gì một người nào đó nói điều ngược lại về việc tại sao đứa trẻ không nên sợ, vì đứa trẻ sẽ cảm nhận bất cứ thông tin nào được tạo ra từ con chó đều là quan điểm tiêu cực (dù thực tế tích cực cỡ nào). Nó sẽ không có bất kỳ khái niệm nào về nỗi đau, sự sợ hãi và khủng hoảng mà nó trải qua đều hoàn toàn do nó tự gây ra. Tr.67 | Bây giờ, nếu khả năng đứa trẻ tự tạo ra nỗi đau và khủng hoảng của chính mình và, đồng thời, tin tưởng một cách dứt khoát rằng trải nghiệm tiêu cực của nó đến từ môi trường, cũng giống như khả năng những trader tự gây ra trải nghiệm của chính họ về sự sợ hãi và nỗi đau tinh thần khi họ tiếp xúc với thông tin thị trường và hoàn toàn bị thuyết phục rằng nỗi đau và sự sợ hãi của hoàn toàn là do hoàn cảnh? Những động thái tâm lý cơ bản hoạt động chính xác theo một cách này. Một trong những mục tiêu cơ bản của một trader là nhận ra cơ hội có sẵn, chứ không phải nguy cơ của nỗi đau. Để học cách làm thể nào tiếp tục tập trung vào những cơ hội, bạn cần biết và hiểu được những điều kiện không chắc chắn của nguồn gốc về nguy cơ. Đó không phải là thị trường. Thị trường tạo ra thông tin về tiềm năng chuyển động từ một quan điểm trung lập. Đồng thời, thị trường cung cấp cho bạn (người quan sát) một dòng chảy bất tận của cơ hội để làm điều gì đó cho chính bạn. Nếu bạn nhận ra bất cứ thời điểm nào làm cho bạn thấy sợ, hãy tự thắc mắc câu hỏi này: có phải thông tin vốn là một nguy cơ/mối đe dọa, hay bạn đơn giản đang chịu tác động trạng thái tinh thần của chính bạn phản ánh lại (như minh họa ở trên) Tôi biết khái niệm này rất khó chấp nhận, vậy tôi sẽ cho bạn một ví dụ khác để hình dung ra điều này. Hãy đưa ra một kịch bản mà hai hay ba giao dịch gần nhất của bạn bị thua. Bạn đang theo dõi thị trường, và những biến số bạn sử dụng chỉ ra một cơ hội đang tồn tại ngay bây giờ. Thay vì bạn vào lệnh ngay thì bạn lại do dự. Giao dịch này cảm giác như rất rủi ro, quá rủi ró, thực tế, bạn bắt đầu đặt câu hỏi liệu đó có thực sự là một tín hiệu. Kết quả là, bạn bắt đầu thu thập thông tin hỗ trợ tại sao giao dịch này không hoạt động. Đây là thông tin bình thường bạn không cân nhắc hay để tâm tới, và chắc chắn đó cũng không phải thông tin đó là một phần trong phương pháp giao dịch của bạn. Trong thị trường đang vẫn đang dịch chuyển. Đáng tiếc, nó đang nó đang di chuyển không ngừng từ điểm/giá vào lệnh của bạn, điểm mà nếu bạn không do dự thì bạn đã thắng ở giao dich này. Giờ bạn thấy mẫu thuẫn, vì bạn vẫn muốn đặt lệnh; suy nghĩ về việc bị lỡ một giao dịch thắng là một nỗi đau. Đồng thời, khi thị trường đi xa từ điểm vào lệnh của bạn, rủi ro của giá trị đồng đô la tham gia thị trường tăng lên. Cuộc chiến nội tâm trong bạn cũng tăng theo. Bạn không muốn bỏ lỡ, nhưng bạn cũng không muốn cảm giác phải giằng co. Cuối cùng, bạn không làm gì cả, vì mâu thuẫn làm cho bạn bị tê liệt. Bạn biện minh cho tình trạng bất động của bạn bằng cách nói với bản thân rằng đó thật sự quá rủi ro khi đuổi theo thị trường, trong khi đó bạn cảm thấy khổ sở hơn ở mỗi mức giá thị trường nhảy theo hướng mà bạn có thể thắng một giao dịch đẹp. Nếu kịch bản này nghe quen, tôi muốn bạn tự hỏi bản thân mình liệu vào thời điểm bạn đang do dự, bạn có cảm nhận những gì thị trường tạo ra là có sẵn, hoặc bạn cảm nhận những ở trong đầu bạn phản chiếu lại suy nghĩ của chính bạn? Thị trường cho bạn một tín hiệu. Nhưng bạn không nhận ra tín hiệu theo một cách khách quan hoặc quan điểm tích cực. Bạn không thấy tín hiệu đó như một cơ hội để trải nghiệm cảm giác tích cực bạn có được từ giao dịch thắng hoặc kiếm được tiền, nhưng đó chính xác là những gì thị trường đã luôn có sẵn cho bạn. Hãy suy ngẫm điều này một chút: nếu tôi thay đổi kịch bản là hai hoặc ba giao dịch của bạn là thắng thay vì thua như trước, bạn sẽ cảm nhận tín hiệu có bất cứ khác biệt nào? Bạn có nhận ra có nhiều cơ hội thắng hơn so với kịch bạn đầu tiên? Nếu bạn thắng liên tục 3 giao dịch, bạn sẽ còn do dự khi đặt lệnh? Điều này rất khó xảy ra!/Không hề! Thực tế, nếu bạn giống như hầu hết những trader, có thể bạn sẽ xem xét rất lâu để đặt lệnh (đặt ở giá lớn hơn tài khoản của bạn rất nhiều) Trong mỗi tình huống, thị trường tạo ra cùng một tín hiệu. Nhưng trạng thái tinh thần của bạn là tiêu cực và nỗi sợ cơ bản ở kích bản đầu tiên, và làm cho bạn tập trung vào khả năng thất bại, điều này làm bạn do dự. Trong kịch bản thứ hai, bạn khó mà nhận ra bất cứ rủi ro nào. Thậm chí bạn có thế đã từng nghĩ thị trường đang biến giấc mơ thành hiện thực. Nào, giờ hãy quay lại nhé, bạn sẽ làm điều này sẽ dễ thôi, nếu không nói là hấp dẫn, để cam kết với chính bạn về mặt tài chính. Nếu bạn chấp nhận sự thật rằng thị trường không tạo ra thông tin tích cực hay tiêu cực như một đặc tính có sẵn theo cách mà thị trường thể hiện, thì chỉ có cách thông tin có thể là tích cực hay tiêu cực từ chính tâm trí của bạn, và đó là một cách mà chức năng của thông tin được xử lý. Nói cách khác, thị trường không gây ra việc bạn luôn chú ý đến thất bại và nỗi đau, hay chú ý đến giao dịch thắng và niềm vui. Điều gì làm cho thông tin có tính tích cực và tiêu cực cũng giống như quá trình không chủ ý của tinh thần làm cho đứa trẻ nhận ra con chó thứ hai là mối đe dọa và nguy hiểm, trong khi tất cả các con chó đều thích vui đùa và thân thiện. Tâm trí chúng ta liên tục tập hợp những gì bên ngoài chúng ta (thông tin) với cái gì có sẵn trong đầu/tâm trí chúng ta (những gì chúng ta biết), làm cho nó giống như những hoàn cảnh bên ngoài và ký ức, sự phân biệt hay niềm tin của những hoàn cảnh này được tập hợp chính xác theo cùng một cách. Kết quả là, trong kịch bản đầu tiên, nếu bạn có hai hoặc ba giao dịch thua, tín hiệu tiếp theo thị trường tạo ra một cơ hội cho bạn thì bạn sẽ cảm thấy quá rủi ro. Tâm trí bạn tự động và vô thức liên hệ “ thời điểm bây giờ” với phần lớn những kinh nghiệm giao dịch gần đây của bạn. Sự liên hệ cham vào nỗi đau thất bại cảu bạn, tạo ra tình trạng sợ hãi của tinh thần và làm cho bạn cảm thấy thông tin mà bạn đang theo dõi là từ một quan điểm tiêu cực. Điều này có vẻ như nếu thị trường thể hiện thông tin có tính đe dọa, thì, tất nhiên, sự do dự của bạn được bào chữa. Ở kịch bản thứ hai, cùng một quá trình làm cho bạn nhận ra tình hương từ một nhận định quá tích cực, vì bạn thắng liên tục ba giao dịch. Sự kết nối giữa “thời điểm bây giờ” và sự phấn chấn của ba giao dịch gần đây tạo sự tích cực thái quá hay tình trạng phấn chấn của tinh thần làm như nếu thị trường đang cho bạn một cơ hội không có rủi ro. Tất nhiên, sự biện hộ này cam kết cho chính bản thân bạn Trong chương 1, tôi đã nói rất nhiều về những kiểu tinh thần làm cho những trader thua và phạm sai lầm rất hiển nhiên và nghiêm trọng, điều này sẽ không xảy ra với chúng ta và lý do mà chúng không thắng liên tục do cách nghĩ của chúng ta. Hiểu, trở nên có ý thức, và sau đó tìm hiểu làm thế nào để phá vỡ khuynh hướng tự nhiên của tâm trí là sự kết nối giữa bên ngoài và bên trong chúng ta là một phần quan trọng cho những chiến thắng đều đặn. Phát triển và duy trì trạng thái tinh thần cảm nhận được dòng chảy cơ hội của thị trường mà không có nguy cơ của nỗi đau hoặc vấn đề gây ra do quá tự tin, điều này sẽ đòi hỏi bạn tỉnh táo kiểm soát của quá trình liên kết các thông tin với nhau.

 

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Tin Hot

GIỚI THIỆU - HƯỚNG DẪN

Tradeboxx.net là một hệ thống mở, thành viên tự chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải. Truy cập, sử dụng website này bạn phải chấp nhận Quy định của Diễn đàn. Phiên bản thử nghiệm, đang tiến hành xin cấp giấy phép thiết lập MXH. Trade Boxx Cung cấp Lớp học trade miễn phí chất lượng cao cho Trader mới miễn phí; Hệ thống mở thư viện các cuốn sách Trading tiêu biểu miễn phí, Hệ thống mở tài liệu Trading Kinh điển miễn phí ...

LIÊN HỆ - CONTACT

Email: [email protected]
Cảnh báo rủi ro. Lưu ý rằng Trading CFDs là sản phẩm có đòn bẩy và có thể dẫn đến thua lỗ tất cả số vốn đã đầu tư. Chính sách bảo mật tb gr

DMCA.com Protection Status