Các chỉ báo Volume – chỉ báo khối lượng thể hiện sự biến động của khối lượng giao dịch trên thị trường, từ đó anh em có thể dự đoán chuyển động giá. Các indicator volume mình tổng hợp sau đây đều là indicator mặc định của MT4 và đều rất đơn giản, dễ dùng. Anh em lưu ý các chỉ báo này đều có chức năng giống nhau nên chỉ cần chọn một để áp dụng, tránh các tín hiệu trùng lặp dẫn đến dự đoán sai nhé anh em.
1. Chỉ báo Accumulation/Distribution
Chỉ báo kỹ thuật Accumulation/Distribution (chỉ báo Tích luỹ/Phân phối) được tính bằng sự thay đổi của giá và khối lượng. Khi đó khối lượng đóng vai trò như một hệ số đo lường thay đổi giá – hệ số này (hay khối lượng) càng lớn, chỉ báo càng cho thấy mức độ ảnh hưởng càng lớn của biến động giá trong giai đoạn đó.
Khi trị số của chỉ báo này tăng lên tức là tích luỹ (mua vào) của một loại chứng khoán cũng tăng, cùng với mức tăng của khối lượng giao dịch là một trend đang hướng lên. Ngược lại khi chỉ báo giảm, chứng khoán đó đang bị phân phối (bán ra) nhiều hơn dẫn đến trend hướng xuống.
Phân kỳ giữa chỉ báo Accumulation/Distribution và giá chứng khoán cho thấy sắp tới sẽ có biến động giá. Như một quy tắc, tại thời điểm Phân kỳ giá sẽ chuyển động trùng hướng với trend của chỉ báo. Vì vậy nếu chỉ báo đang tăng mà giá chứng khoán đang giảm, anh em có thể kỳ vọng đảo chiều xảy ra.
Bài viết chi tiết: Chỉ báo Accumulation/Distribution: Tích tiểu thành đại
2. Chỉ báo On Balance Volume
Chỉ báo kỹ thuật On Balance Volume (OBV) – cân bằng khối lượng – là một chỉ báo động lực thể hiện mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch và thay đổi giá. Cơ chế hoạt động của chỉ báo này khá đơn giản: nếu hôm nay là ngày tăng giá thì khối lượng được cộng thêm vào giá trị OBV của ngày hôm trước và ngược lại, khối lượng bị trừ đi giá trị OBV ngày hôm trước nếu hôm nay là ngày giảm giá.
Phân tích chỉ báo On Balance Volume dựa trên lý thuyết rằng OBV sẽ thay đổi trước khi giá thay đổi: các dòng tiền đầu tư sẽ đổ vào chứng khoán đang xét khi OBV tăng. Khi các nhà đầu tư tập trung vào chứng khoán đó, cả chỉ báo On Balance Volume và chứng khoán đều sẽ “trào dâng”.
Nếu giá biến động trước OBV, tình trạng “không xác định” (non-confirmation) sẽ xảy ra. Non-confirmation có thể xảy ra tại các đỉnh thị trường giá tăng (khi giá tăng trước hoặc không có sự tăng của OBV); hoặc tại các đáy thị trường giá giảm (khi giá giảm trước hoặc không có sự giảm của OBV).
Bài viết chi tiết: Chỉ báo On Balance Volume – khi khối lượng được cân bằng
3. Chỉ báo Money Flow Index
Chỉ báo kỹ thuật MFI (Money Flow Index – chỉ báo dòng tiền) sẽ cho anh em biết được lượng tiền vào và ra khi được đầu tư vào một loại chứng khoán trong một giai đoạn quan sát. Nói cách khác, chỉ báo MFI cho thấy mức độ ưa thích của các nhà đầu tư đối với loại cổ phiếu hay đồng tiền nào đó. Anh em lưu ý kẻo nhầm lẫn với chỉ báo Market Facilitation Index (MFI) của bác Bill Williams nhé
Cách xây dựng và phân tích chỉ số này rất giống với chỉ báo RSI (Relative Strength Index), tuy nhiên RSI liên quan đến giá chứng khoán còn MFI là mối liên hệ với khối lượng chứng khoán được giao dịch. Khi phân tích dòng tiền dựa vào chỉ báo MFI, anh em cần lưu ý những vấn đề sau:
- Sự phân kỳ giữa chỉ báo và chuyển động giá. Nếu giá tăng trong khi MFI giảm (hay ngược lại), rất có khả năng giá sẽ đảo chiều;
- Nếu MFI vượt quá 80 hay dưới 20, thị trường có thể sẽ chạm đỉnh hoặc chạm đáy. Anh em nên bán khi MFI trên 80 điểm và mua khi MFI dưới 20 điểm hoặc bán khi MFI có tín hiệu đi xuống và mua khi MFI có tín hiệu đi lên nếu trade ngắn hạn.