Mô hình Nêm Tăng – Nêm giảm chuyên sâu – Đặc tính của nêm
Nêm tăng và nêm giảm là 2 loại mô hình cùng đặc tính với nhau, chỉ khác là Nêm tăng là mô hình giảm giá, và nêm giảm là mô hình tăng giá.
Đầu tiên, Nêm tăng và nêm giảm là các mô hình đảo chiều. Chúng được hình thành bởi các giai đoạn tích luỹ của giá, khi mà phe mua và phe bán tranh đấu quyết liệt để giành phần thắng.
Thời gian hình thành nêm thường là ngày, tháng hay thậm chí năm, và thời gian hình thành càng lâu thì sức mạnh của cú phá vỡ càng cao (không liên quan tới xác suất thành công của mô hình)
Nêm tăng gồm 2 đường xu hướng dốc lên, đường nằm dưới có độ dốc cao hơn đường nằm trên, báo hiệu tạo đỉnh thị trường:
Các đỉnh và đáy phải nằm trên 2 đường thẳng dốc lên, nếu các đỉnh không nằm cùng đường trên và các đáy không nằm cùng đường dưới thì mô hình bị sai.
Vì 2 đường xu hướng này không song song, do đó mô hình phải có thời điểm kết thúc và phá vỡ khi gần tới giao cắt của 2 đường.
Nêm giảm là mô hình ngược với nêm tăng, báo hiệu tạo đáy thị trường:
Khi hình thành nêm giảm, ta thấy phe bán đang kiểm soát thị trường do giá hình thành các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn. Cũng như nêm tăng, các đỉnh và đáy phải nằm trên 2 đường giới hạn của mô hình thì mới gọi là đúng.
Cuối cùng, mô hình nêm tăng và nêm giảm phải có ít nhất 3 lần chạm bật ở mỗi đường trên và đường dưới của giá thì mới giao dịch được. Nói cách khác, thị trường phải chạm đường kháng cự trên 3 lần và đường hỗ trợ dưới 3 lần thì mới đủ động lực để phá vỡ.
Mô hình Nêm Tăng – Nêm giảm chuyên sâu – Giao dịch cú phá vỡ
Cơ hội đến khi giá phá vỡ cạnh dưới của nêm tăng, hoặc cạnh trên của nêm giảm.
Một điều quan trọng khi trade nêm là chọn khung thời gian. Chọn khung nào là tốt nhất? H4 hay khung ngày?
Câu trả lời là chọn khung thời gian mà tại đó 2 đường kháng cự trên và đường hỗ trợ dưới được tôn trọng nhiều nhất. Cái này ta bàn sau, giờ tập trung vào cách trade breakout đã.
Mô hình được xác nhận phá vỡ khi giá đóng cửa dưới đường hỗ trợ dưới của nêm tăng, nhưng ta chỉ vào lệnh SELL khi giá test lại đường hỗ trợ vừa bị phá vỡ.
Tại sao phải test đường đó rồi mới vào? Vì nó cho anh em 1 tỷ lệ lời lỗ tốt hơn.
Như trên hình có vẻ như có 1 con sóng hồi rõ ràng sau khi mô hình bị phá vỡ, tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp thực tế cú retest này diễn ra rất nhanh, đôi khi chỉ bằng 1 cây nến.
Mô hình Nêm Tăng – Nêm giảm chuyên sâu – Đặt dừng lỗ
Tìm được 1 vị trí hợp lý để đặt stop loss đôi khi còn khó hơn tìm mô hình đẹp để vào lệnh. Điều này là vì mỗi mô hình là đặc biệt (không bao giờ có 2 mô hình nêm hoàn toàn giống nhau), do đó các đỉnh đáy của từng mô hình sẽ ở vị trí khác nhau.
Quy tắc vàng vẫn được áp dụng – đặt stop loss ở vị trí mà khi giá chạm tới đó thì mô hình bị sai và không còn tác dụng nữa.
1 cách đặt stop loss phổ biến nhất là phía trên swing high (đỉnh) gần nhất. Nếu thị trường vượt qua được swing high này và chạm stop loss tức nghĩa 1 đỉnh mới cao hơn đã được hình thành, và vị thế Sell bắt buộc phải thoát.
Tương tự với nêm giảm, ta vào lệnh BUY tại cú retest đầu tiên sau khi phá vỡ, đặt dừng lỗ dưới swing low (đáy) gần nhất:
Nếu giá chạm được stop loss này tức là 1 đáy thấp hơn đã được hình thành, động lực tăng lúc đó đã không còn và ta phải thoát lệnh.
Trường hợp tiếp theo sẽ đẹp hơn, đó là khi anh em thấy 1 setup price action thể hiện sự từ chối (như pin bar và fakey), thì sẽ đặt stop loss phía trên đỉnh cao nhất của setup:
Ở trên ta thấy 1 pin bar giảm là setup vào lệnh sell, stop loss được đặt cách đỉnh pin bar 1 chút. Lúc này tỷ lệ lời lỗ còn tuyệt vời hơn nữa.