Các đồng tiền trú ẩn an toàn JPY và USD đã thoái lui khỏi top đầu mặc dù căng thẳng thương mại vẫn có ảnh hưởng lớn đến thị trường. Tâm lý chấp nhận rủi ro đã quay trở lại và cùng với đó là đã làm giảm giá đồng JPY. Đối với đồng USD, sau tuần trước, khi Markit công bố số liệu yếu kém về Chỉ số quản lý thu mua (PMI) sản xuất và PMI dịch vụ, các công ty, trong tháng 5, đã bổ sung ít nhân công Hoa Kỳ nhất trong toàn bộ các tháng kể từ năm 2010. Điều này cho thấy thị trường lao động có khả năng thụt lùi trong tình trạng suy yếu ở một số lĩnh vực của nền kinh tế. Thứ sáu là ngày công bố số liệu về Bảng lương phi nông nghiệp quan trọng, điều này có khả năng cho thấy nhiều bất ngờ kém khả quan tiếp sau số liệu ADP yếu kém. Trong thời gian tới, đồng USD vẫn có thể tăng cao hơn do thị trường có thể đã phản ứng thái quá với lập trường ôn hòa của Cục Dự trữ Liên bang (FED). Rốt cuộc, FED sẽ không đưa ra một động thái cụ thể nào cho một mức lãi suất thấp hơn.
Trong tuần, các loại tiền tệ hàng hóa đã phục hồi trở lại khi tâm lý chấp nhận rủi ro tăng lên. Ngân hàng Dự trữ đã cắt giảm lãi suất chính thức 0,25 điểm phần trăm xuống mức thấp kỷ lục mới là 1,25%. Cùng với đó là số liệu GDP công bố một ngày sau đợt cắt giảm lãi suất hợp lý của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA). Tăng trưởng GDP của Úc trong quý 1 năm 2019 chỉ là 0,4% và mức tăng trưởng nhu cầu trong nước chỉ chạm 0,1%. Các loại tiền tệ hàng hóa hoạt động hiệu quả hơn trong tuần này không phản ánh được rằng các nền kinh tế Úc hoặc New Zealand trở nên mạnh hơn, mà chỉ là do nền kinh tế Hoa Kỳ suy yếu và khả năng giảm lãi suất mạnh mẽ của FED vào cuối năm nay. Sự phục hồi của đồng CAD vẫn còn mong manh do có suy đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ có động thái tương tự sau khi FED thể hiện lập trường ôn hòa. Nếu báo cáo thất nghiệp tối nay của Canada cho thấy tình hình thị trường lao động yếu hơn thì rất có khả năng đồng CAD sẽ phải gành chịu nhiều áp lực hơn nữa.
Đồng bảng kéo dài đà suy giảm khi một Brexit khó khăn hoặc không thỏa thuận đang đến cận kề cùng với dữ liệu doanh số bán lẻ và PMI không mấy lạc quan. Tuần tới sẽ là tuần công bố GDP, tỷ lệ thất nghiệp và chỉ số sản xuất. Tình trạng thất nghiệp có khả năng vẫn ổn định nhờ thị trường lao động có triển vọng phục hồi trong khi GDP và chỉ số sản xuất giảm so với ước tính có thể khiến tình trạng suy giảm tăng nhanh. Ở những khu vực khác, đồng EUR tăng cao hơn trong suốt tuần vì tâm lý lạc quan tăng lên khi tỷ lệ thất nghiệp giảm và đơn đặt hàng nhà máy của Đức vượt trội hơn so với kỳ vọng mặc dù lạm phát trong khu vực vẫn còn yếu. Theo thông báo của ECB, đồng tiền tăng giá để giữ nguyên mức lãi suất. Tuần tới, các nhà đầu tư sẽ theo dõi sát sao dữ liệu CPI và PPI.
Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm: Ấn bản của Bài phân tích kỹ thuật là một hình thức truyền thông tiếp thị và không mang tính chất lời khuyên hay bài nghiên cứu đầu tư. Nội dung của bài phân tích mang tính thể hiện cho quan điểm chung từ các chuyên gia của chúng tôi và không mang tính cá nhân, kinh nghiệm đầu tư hay tình hình tài chính hiện tại của bất kỳ trường hợp cá nhân nào. Bài phân tích không được chuẩn bị theo bất kỳ yêu cầu pháp lý nào về việc thúc đẩy nghiên cứu đầu tư mang tính độc lập, và Exness không chịu bất cứ sự ngăn cấm giao dịch nào trước khi đăng tải Bài phân tích. Độc giả phải suy xét đến khả năng họ có thể chịu thua lỗ. Vì thế, Exness không chịu trách nhiệm đối với bất cứ khoản thua lỗ nào do việc sử dụng Bài phân tích.