Chức năng cơ bản Đường xu hướng – trendline – là giúp bạn làm nổi bật điểm kháng cự và hỗ trợ trên biểu đồ.
Khi biểu đồ giá chạy, đồng nghĩa với việc sẽ tạo ra những điểm cao, thấp khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn nhìn rộng ra sẽ thấy những điểm cao, thấp này đang có xu hướng đi lên hoặc đi xuống. Từ đó bạn sẽ xác định được đường xu hướng dễ dàng. Thị trường tăng trưởng sẽ có xu hướng tạo một đường hỗ trợ cũng tăng dần theo.
Bạn có thể nhìn thấy trong hình, tất cả các giai đoạn giá hồi ngược xuống đều không vượt qua được đường xu hướng này. (4 điểm khoanh tròn). Suy ra là bạn có thể sử dụng đường xu hướng này để dự đoán điểm đảo chiều tiếp theo trên thị trường. Làm ngược lại cũng hoàn toàn được, vẽ đường xu hướng kháng cự và bắt chính xác điểm đảo chiều xuống khi giá chạm vào đường xu hướng.
Hình bên dưới bạn dễ dàng nhìn thấy xu hướng kháng cự kết thúc tại đường xu hướng ở phía trên và đảo chiều đi xuống lại. Qua hai hình trên bạn đã rõ hơn mục đích của đường xu hướng rồi chứ. Đường xu hướng giúp bạn xác định ra vùng hỗ trợ và kháng cự.
Khi đường xu hướng bị phá vỡ thì sao? Khi đường xu hướng bị phá vỡ thì sẽ khó phân tích hơn tuy nhiên thị trường vẫn luôn tạo ra những điểm hỗ trợ, kháng cự mới. Hình dưới là một ví dụ của việc đường xu hướng tạo kháng cự bị phá vỡ và trở thành đường xu hướng tạo hỗ trợ. Khi thị trường đi xuống nó lại đẩy giá lên.
Những gì được trình bày trong bài viết này là những chức năng cơ bản của đường xu hướng. Tất nhiên là chúng ta có thể làm nhiều việc hơn với đường xu hướng. Hãy đón đọc những bài sau để biết được cách sử dụng đường xu hướng tốt hơn (sẽ cập nhật sau)
- Cách xử lý khi đường xu hướng bị phá vỡ
- Sự phá vỡ xu hướng cổ điển
- Ví dụ về tín hiệu đảo ngược tại các đường được vẽ
- Cấu trúc được tạo ra (tốt và xấu)
Tổng kết về đường xu hướng
Khi thị trường chuyển động lên xuống sẽ tạo ra những điểm hỗ trợ và kháng cự ở nhiều mức giá khác nhau. Từ đó bạn có thể xác định được đường xu hướng và xây dựng chiến lược giao dịch dựa trên những đường xu hướng đó