menu
Thị Trường ngoại hối – Ed Ponsi – CHƯƠNG XXI: MỘT CÂU CHUYỆN VỀ HAI NHÀ KINH DOANH

Thị Trường ngoại hối – Ed Ponsi – CHƯƠNG XXI: MỘT CÂU CHUYỆN VỀ HAI NHÀ KINH DOANH

News Trading

News Trading
Like
786 View

Thị Trường ngoại hối – Ed Ponsi – CHƯƠNG XXI: MỘT CÂU CHUYỆN VỀ HAI NHÀ KINH DOANH

Tôi khá là may mắn khi được tham gia kinh doanh không chỉ cho bản thân mình, mà còn cho một số quỹ bảo trợ. Làm việc ở các quỹ bảo trợ thật kinh khủng: người ta ghi cho bạn những ngân phiếu cực lớn và để bạn xử lý một mình. Kinh doanh với các cá nhân cũng là việc khó: họ ghi cho bạn những ngân phiếu nhỏ và không bao giờ để bạn yên thân. Nếu bạn muốn kinh doanh cho người khác, thì bạn hãy đi theo những đồng tiền có tổ chức.

Có rất nhiều dòng tiền có tổ chức trên thị trường đi tìm bến đỗ. Các quỹ bảo trợ đã được bành trướng khủng khiếp trong mấy năm qua, với tài sản do chúng quản lý tăng vọt từ 500 tỷ đôla vào năm 2000 lên trên 1,5 nghìn tỷ vào năm 2006. Con số này chắc chắn sẽ còn tăng lên trong tương lai. Một vấn đề xảy ra ở đây là có một số quỹ bảo trợ theo nghĩa đen có nhiều tiền đầu tư vượt quá khả năng quản lý của họ. Do đó họ phải “canh tác” một phần tài sản của họ với các cá nhân như bạn và tôi.

Nếu bạn có một lý lịch cá nhân tốt, bạn có thể thuyết phục được một quỹ bảo trợ cho phép bạn kinh doanh trên một phần quỹ của nó. Cái gì có thể thay thế cho một lý lịch cá nhân tốt? Câu trả lời có thể rất khác với những gì bạn nghĩ.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC CÁ NHÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC

Nếu bạn muốn kinh doanh với các cá nhân, bạn sẽ thường xuyên được hỏi: “Anh sẽ làm được bao nhiêu tiền cho tôi?”. Đây là điều mà phần lớn các nhà kinh doanh cá nhân thường nghĩ đến. Họ thường quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận so với rủi ro. Các cá nhân thường hỏi đại loại như: “Cần bao lâu để có thể nhân đôi số tiền của tôi?”, hoặc “Khi nào thì tài khoản của tôi đạt mức 1 triệu đô la?”.

Đổng thời, nếu bạn bắt đầu với việc quản lý tiền cho các cá nhân, hãy chuẩn bị để trả lời nhiều câu hỏi và làm nhiều việc theo dạng cầm tay chỉ việc. Bạn có thể sẽ thấy mình vô cùng bận rộn để giải thích công việc của bạn với các khách hàng can dự vào việc kinh doanh của bạn.

Bạn hãy học thuộc mấy dòng sau đây: có một câu xưa cũ trong kinh doanh rằng “Những nhà kinh doanh nghiệp dự quan tâm đến việc họ kiếm được bao nhiêu tiền, còn những nhà kinh doanh chuyên nghiệp thì quan tâm đến việc họ có thể lỗ bao nhiêu”. Hãy ghi câu này lên một tờ giấy và dán nó lên cạnh màn hình máy tính của bạn.

Chưa có một đại diện quỹ bảo trợ nào hỏi tôi “này Ed, anh sẽ làm được cho chúng tôi bao nhiêu tiền trong năm nay?”. Không, câu hỏi mà bạn sẽ nghe từ các quỹ bảo trợ rất có thể là “Khoản thua lỗ lớn nhất của anh là bao nhiêu?”.

Các nhà kinh doanh chuyên nghiệp cũng quan tâm đến việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền, tuy nhiên điều họ quan tâm lớn hơn là bạn sẵn sàng chấp nhận mức lỗ bao nhiêu để tạo ra khoản lợi nhuận đó. Từ kinh nghiệm, họ biết rằng những nhà kinh doanh sẵn sàng lỗ hết để có lãi thì cuối cùng sẽ lỗ hết.

Vậy khoản thua lỗ nói đến ở đây là gì? Có thể mô tả tốt nhất rằng đó là khoản hụt trong tài khoản sau một hoặc một chuỗi các giao dịch, thường được biểu thị bằng một tỷ lệ phần trăm so với số vốn ban đầu. Theo đó, nếu nhà kinh doanh bắt đầu với số tiền trong tài khoản là 50.000 đôla, nếu tài khoản của anh ta giảm xuống còn 40.000 đôla sau một chuỗi các giao dịch thì chúng ta có thể nói rằng nhà kinh doanh đã chịu một khoản thua lỗ là 20%.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHỮNG NGƯỜI NGHIỆP DỰ VÀ NHỮNG NHÀ CHUYÊN NGHIỆP

Khi đánh giá kết quả kinh doanh, một công ty đầu tư có tổ chức đầu tiên sẽ xác định rằng các khoản lợi nhuận có phải do các quyết định đúng tạo nên hay nó là kết quả của một sự mạo hiểm với đọ rủi ro vượt mức cho phép.

Hãy tưởng tượng có hai nhà kinh doanh đều bắt đầu với số vốn 50.000 đôla. Nhà kinh doanh A nhân được gấp đôi số vốn lên 100.000 đôla và tạo mức lợi nhuận đạt 100%, mặc dù trong quá trình đó anh ta đã chịu một khoản thua lỗ đến 50%. Tài khoản của nhà đầu tư B chỉ tăng lên 60.000 đôla, đạt một mức lợi nhuận chỉ 20%. Tuy nhiên khoản thua lỗ lớn nhất của anh ta trong quá trình đó chỉ là 2% của tài khoản. Ai trong số hai nhà kinh doanh này giỏi hơn?

Nhà kinh doanh A có được khoản thu lớn hơn rất nhiều, nhưng anh ta cũng đã luôn ở trong trạng thái gặp rủi ro rất lớn. Bất cứ ai sẵn lòng thua lỗ 50%, hay nói cách khác là một nửa tài khoản, thì người đó có nguy cơ rất lớn để mất sạch tài khoản của mình. Nhà kinh doanh này thường giữ lại các giao dịch lỗ, thậm chí còn bổ sung thêm vào những lệnh giao dịch lỗ, một hiện tượng đặc trưng của thất bại trong kinh doanh Forex.

Nhà kinh doanh B xuất sắc hơn nhiều vì anh ta có thể tạo ra một khoản lãi không nhỏ với một tỷ lệ rủi ro rất thấp. Thường là đến đây thì các quỹ đầu tư sẽ tìm hiểu xem nhà kinh doanh B sẽ có thể kinh doanh thoải mái nhất trên một khoản tiền vốn là bao nhiêu, sau đó sẽ chuyển cho anh ta khoản đó để kinh doanh. Quỹ bảo trợ sẽ theo dõi các khoản lãi của người này và bổ sung thêm nhiều vốn nếu anh ta tiếp tục có những khoản lợi nhuận tăng lên đều đặn.

Khoản lợi nhuận của nhà kinh doanh A lớn gấp hai lần mức rủi ro anh ta đặt ra trong trường hợp xấu nhất, trong khi lợi nhuận của nhà kinh doanh B lớn gấp 10 lần mức rủi ro. Trên cơ sở này, Nhà kinh doanh B là ứng viên xuất sắc cho việc kinh doanh với dòng tiền có tổ chức. Nhà kinh doanh A có thể trông đợi vào việc cạnh tranh để trở thành “vua của những tài khoản nhỏ” vì thái độ của anh ta đối với rủi ro chỉ ra rằng chẳng bao lâu nữa tài khoản của anh ta sẽ không còn nguyên vẹn. Các quỹ bảo trợ sẽ không bao giờ đụng đến những nhà đầu tư kiểu này, bởi với tư cách là các nhà quản lý tiền tệ chuyên nghiệp, trước đó họ đã trải qua hết những chuyện này và tất cả họ đều biết quá rõ kết cục sẽ là một khoản lỗ vô cùng lớn.

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Tin Hot

GIỚI THIỆU - HƯỚNG DẪN

Tradeboxx.net là một hệ thống mở, thành viên tự chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải. Truy cập, sử dụng website này bạn phải chấp nhận Quy định của Diễn đàn. Phiên bản thử nghiệm, đang tiến hành xin cấp giấy phép thiết lập MXH. Trade Boxx Cung cấp Lớp học trade miễn phí chất lượng cao cho Trader mới miễn phí; Hệ thống mở thư viện các cuốn sách Trading tiêu biểu miễn phí, Hệ thống mở tài liệu Trading Kinh điển miễn phí ...

LIÊN HỆ - CONTACT

Email: [email protected]
Cảnh báo rủi ro. Lưu ý rằng Trading CFDs là sản phẩm có đòn bẩy và có thể dẫn đến thua lỗ tất cả số vốn đã đầu tư. Chính sách bảo mật tb gr

DMCA.com Protection Status

forexlienminhtrader.com