Quay lại với Lớp 1, chúng ta nói rằng Hỗ trợ và Kháng cự có thể bị phá vỡ thì điều này cũng tương tự với fibonacci mà thôi.
Hãy xem ví dụ bên dưới đối với biểu đồ 4H của GBPUSD
Bạn có thể thấy cặp tiền này đang ở trong xu hướng giảm, nên bạn quyết định dùng fibonacci Retracement để tìm điểm đặt lệnh bán. Bạn dùng đỉnh 1.5383 và đáy 1.4799 để kéo Fibo
Chúng ta thấy rằng giá quay lại mức Fibo 50% sau đó vài cây nến và bạn thấy rằng mức Fibo này đang kháng cự giá khá tốt. Bạn quyết định đặt lệnh bán tại đây
Hãy xem điều gì xảy ra sau đó
Giá tăng lên mạnh, phá vỡ đỉnh trước đó và thị trường bây giờ đã đi theo xu hướng tăng
Bài học rút ra ở đây là gì?
Mặc dù các mức Fibonacci có thể cho bạn khả năng thành công cao hơn nhưng nó cũng như những công cụ chỉ báo khác là không phải lúc nào cũng đúng. Bạn sẽ không biết được rằng liệu giá có dừng lại ở 38.2 hay không. Có thể nó sẽ chạm 50 hoặc 61.8 trước khi quay đầu hoặc nhiều khi nó sẽ chẳng quay đầu sau khi đã chạm các mức này.
Một vấn đề khác của việc sử dụng Fibonacci là vấn đề chọn đỉnh nào và đáy nào để vẽ Fibo.
Mỗi người đều có một cách nhin biểu đồ khác nhau, cách dùng khung thời gian giao dịch khác nhau, quan điểm về phân tích cơ bản khác nhau. Vì vậy, đôi khi việc xác định được các điểm để vẽ Fibonacci retracement là khá phức tạp và không có một phương pháp chuẩn nào cho việc này, đặc biệt là khi biểu đồ cũng không mấy rõ ràng. Nó tùy thuộc kinh nghiệm mỗi người và đôi khi trở thành trò chơi “phán đoán”. Vì vậy, bạn cần rèn dũa liên tục kỹ năng của bạn và kết hợp Fibonacci với những công cụ khác nhằm có thể đem lại mức độ thành công cao hơn
Chúng ta sẽ học phương pháp kết hợp Fibonacci với những thứ khác như Hỗ trợ và Kháng cự hay mô hình nến