Kênh giá – channel – là gì?
Nếu chúng ta đào sâu hơn về lý thuyết đường xu hướng và vẽ một đường song song với đường xu hướng tăng hoặc đường xu hướng giảm thì chúng ta sẽ tạo ra được kênh giá. Kênh giá này giúp xác định điểm mua và bán. Cả đỉnh và đáy của kênh giá đều thể hiện những vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng
Để tạo một kênh giá tăng, đơn giản là vẽ một đường song song với đường xu hướng tăng và và di chuyển đường thẳng đó vào vị trí mà nó có thể chạm được nhiều đỉnh nhất.
Để tạo một kênh giá giảm, đơn giản là vẽ một đường song song với đường xu hướng giảm và di chuyển đường thằng đó vào vị trí mà nó có thể chạm được nhiều đáy nhất
Khi giá chạm vào đường xu hướng phía dưới của kênh giá thì có thể dùng như 1 tín hiệu mua, ngược lại khi giá chạm vào cạnh trên của đường xu hướng trong kênh giá thì có thể dùng như tín hiệu bán
Các dạng kênh giá
Có 3 dạng kênh giá
1. Kênh giá tăng (giá tạo các đỉnh cao mới và đáy cao mới)
2. Kênh giá giảm (giá tạo các đỉnh thấp mới và đáy thấp mới)
3. Kênh giá ngang (một khoảng – ranging)
Những điều cần nhớ về kênh giá
Lưu ý một số điểm dưới đây về kênh giá – channel
- Khi thiết lập kênh giá, các đường xu hướng cần phải song song với nhau
- Vùng đáy của kênh giá là vùng xem xét mua còn vùng đỉnh của kênh giá là vùng xem xét bán
- Giống như vẽ đường xu hướng, ĐỪNG BAO GIỜ ép giá vào trong kênh giá mà bạn muốn.
Kênh giá là yếu tố phân tích kỹ thuật được nhiều Trader phân tích kỹ thuật tin dùng. Hi vọng bài viết trên giúp các bạn hiểu về kênh giá trong phân tích biểu đồ tài chính được rõ ràng hơn