Có một số yếu tố cơ bản giúp định hình sức mạnh trong dài hạn của một đồng tiền và có thể tác động đến người giao dịch. Hãy xem một số yếu tố có thể tác động dưới đây:
Viễn cảnh và tăng trưởng kinh tế
Chúng ta bắt đầu với nền kinh tế và viễn cảnh của người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Điều dễ hiểu rằng khi người tiêu dùng nhận thấy một nền kinh tế mạnh, họ cảm thấy hạnh phúc và an toàn, và họ tiêu tiền. Các cty sẽ rất sẵn lòng nhận lấy số tiền đó và nói “hey, chúng ta làm ra tiền ! Tuyệt ! Giờ…chúng ta làm gì với số tiền này?”
Những cty có tiền sẽ xài tiền. Và điều này tạo ra thuế thu nhập cho chính phủ. Họ cũng bắt đầu tiêu tiền luôn. Bây giờ thì ai cũng tiêu tiền và điều này sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế.
Những nền kinh tế yếu kém, ngược lại, thường kèm theo việc người tiêu dùng không chịu tiêu xài, các doanh nghiệp không kiếm được tiền và không xài tiền, và chỉ có chính phủ là tiêu xài. Nhưng bạn biết rồi đấy, viễn cảnh tích cực và tiêu cực của nền kinh tế đều có tác động trực tiếp đến thị trường tiền tệ.
Dòng chảy vốn
Sự toàn cầu hóa, sự tiến bộ về công nghệ và Internet đã đóng góp cho sự thuận lợi trong việc đầu tư toàn cầu, bất kể bạn ngồi ở đâu. Bạn chỉ cần nhấn chuột hoặc gọi điện để đầu tư vào Sàn chứng khoán New York hay London, giao dịch chỉ số Nikkei hay HangSeng, hoặc mở tài khoản forex để giao dịch đồng USD, EUR, JPY …
Dòng chảy vốn đo lường lượng tiền chảy vào hoặc ra một quốc gia hay nền kinh tế bởi vì vốn đầu tư. Điều quan trọng cần ghi nhớ là cán cân dòng chảy vốn, có thể là thặng dư hoặc thâm hụt.
Khi một quốc gia có cán cân dòng vốn là thặng dư, đầu tư nước ngoài vào quốc gia này nhiều hơn lượng đầu tư trong nước ra nước ngoài. Cán cân dòng vốn thâm hụt thì ngược lại, đó là đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn so với lượng đầu tư nước ngoài vào.
Với việc nhiều đầu tư vào trong nước, nhu cầu về đồng tiền của quốc gia sẽ tăng vì nhà đầu tư nước ngoài phải bán đồng tiền của họ để mua đồng tiền bản địa. Nhu cầu này khiến đồng tiền bản địa tăng giá trị.
Đơn giản là quy luật cung cầu mà thôi.
Như bạn đã biết, nếu nguồn cung cho 1 đồng tiền là lớn (hoặc nhu cầu yếu), đồng tiền thường sẽ mất giá trị. Khi dòng tiền đầu tư từ nước ngoài thay đổi và giới đầu tư trong nước cũng không mặn mà, đồng tiền nội địa sẽ gặp gánh nặng khi mọi người đều bán ra và mua vào loại tiền của quốc gia họ muốn đầu tư.
Dòng vốn nước ngoài chỉ thích những quốc gia có lãi suất cao và nền kinh tế mạnh. Nếu quốc gia đó có thị trường tài chính đang phát triển thì còn tốt hơn. Thị trường chứng khoán bùng nổ, lãi suất cao…cần gì nữa mà không thích? Dòng vốn nước ngoài sẽ đổ vào. Và một lần nữa, nhu cầu về đồng nội tệ sẽ tăng, và giá trị cũng tăng.
Cán cân thương mại & Dòng vốn thương mại
Chúng ta sống trong thị trường toàn cầu. Các quốc gia bán hàng hóa của riêng họ cho những quốc gia khác (xuất khẩu), trong khi lại mua các hàng hóa mà họ muốn từ một số quốc gia (nhập khẩu). Nhìn xung quanh nhà bạn thử. Hầu hết các thứ (đồ điện tử, quần áo, đồ chơi) hầu như đến từ các quốc gia khác.
Mỗi khi bạn mua thứ gì đó, bạn phải bỏ ra một số tiền của mình.
Dù có mua từ ai thì bạn cũng phải bỏ tiền thôi.
Các nhà nhập khẩu Mỹ thanh toán tiền cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc khi họ mua hàng hóa. Và các nhà nhập khẩu Trung Quốc thanh toán tiền cho các nhà xuất khẩu Châu Âu khi họ mua hàng.
Tất cả việc mua và bán đều bao gồm việc thanh toán tiền, điều đó khiến dòng tiền chảy ra và vào quốc gia.
Cán cân thương mại đo lường tỷ lệ giữa xuất khẩu so với nhập khẩu của một quốc gia. Nó cho thấy nhu cầu của hàng hóa và dịch vụ của quốc giá đó, và từ đó là đồng tiền của quốc gia đó. Nếu xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, gọi là thặng dư và Cán cân thương mại dương. Nếu nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, đó là thâm hụt và cán cân thương mại âm.
Vì vậy:
Xuất khẩu > Nhập khẩu = thặng dư = cán cân thương mại dương
Xuất khẩu < Nhập khẩu = thâm hụt = cán cân thương mại âm.
Thâm hụt thương mại thường khiến giá đồng tiền quốc gia giảm so với đồng tiền các quốc gia khác. Những nhà nhập khẩu trước hết phải bán đồng tiền của họ để mua đồng tiền của nước mà bán hàng cho họ. Khi có thâm hụt thương mại, đồng tiền nội địa bị bán để mua hàng hóa. Vì vậy, đồng tiền của quốc gia bị thâm hụt thương mại thường ít được nhu cầu so với đồng tiền của quốc gia thặng dư thương mại.
Nhà xuất khẩu hoặc quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu sẽ thấy đồng tiền của họ được mua vào nhiều hơn bởi những quốc gia thích mua hàng của họ. Do nhu cầu tăng, giá trị đồng tiền quốc gia sẽ tăng. Tất cả đều dựa vào nhu cầu về đồng tiền. Những đồng tiền nhận được nhu cầu cao thì có giá trị cao hơn đồng tiền nhận được ít nhu cầu