Mô hình nến búa ngược
Mô hình có dạng tương tự với mô hình nến búa ở chỗ nó xuất hiện trong xu hướng giảm và là mô hình đảo chiều tại đáy. mô hình nến búa ngược có thân nến nhỏ, thân nến có thể tăng hay giảm điểm, và có bóng nến dài bên trên với bóng nến nhỏ hoặc ngắn phía bên dưới. Một Trader khi phát hiện ra nến búa ngược nên chờ phiên giao dịch tiếp sau kết thúc (chờ nến tiếp theo) để ra quyết định trước khi vào lệnh. Dấu hiệu xác nhận mô hình đó là nến tăng giá mạnh xuất hiện sau nến búa (ngược) hoặc có một khoảng nhảy giá tăng (gaps up).
Phân tích tâm lý mô hình nến búa ngược:
Lý do tại sao phải đợi một nến xác nhận sau nến búa ngược trước khi vào lệnh dựa vào phân tích tâm lý sẽ được lý giải sau đây. Thời điểm mở và đóng cửa của một phiên giao dịch thường có khối lượng giao dịch lớn nhất. Khi bên bán bán tại giá mở cửa và giá đóng cửa của phiên giao dịch, nếu phiên giao dịch tiếp theo giá tăng mạnh sẽ gây sốc cho bên bán và khiến bên bán ở vào vị thế thua lỗ. Giá càng tăng, họ càng phải nhanh chóng đóng lệnh để chốt lỗ cho giao dịch họ đã đặt, vì thế càng gia tăng áp lực mua vào.
Biểu đồ minh họa mô hình nến búa ngược:
Biểu đồ giá S&P Mid-Cap 400 ETF (MDY) cho ví dụ giá đảo chiều đáy từ một cây nến búa ngược. Trước mô hình nến, giá đã giảm theo xu hướng nhiều tuần trước đó. Nến trước nến búa ngược vẫn là một cây nến giảm giá mạnh. Nến búa ngược mở cửa thấp hơn, nhưng bên mua ngay sau đó đã đẩy giá lên và giá đóng cửa ngay thời điểm nó bắt đầu phiên giao dịch. Điểm cần chú ý ở đây là dù nến búa ngược đã hình thành nhưng mô hình nến búa ngược vẫn chưa hoàn thành. Cây nến tiếp theo phải tăng mạnh để hoàn thành mô hình (như nó đã làm sau đó). Nến tiếp theo nến búa ngược xuất hiện khoảng nhảy giá khi mở cửa và giá tăng trong hầu hết thời gian của phiên giao dịch rồi tạo ra một cây nến tăng sau khi đóng cửa. Xu hướng đảo ngược hoàn toàn từ mô hình nến búa ngược và giá tăng liên tục nhiều tuần sau đó.