menu
Forex 100 – CHƯƠNG 4 Phân tích đồ thị

Forex 100 – CHƯƠNG 4 Phân tích đồ thị

News Trading

News Trading
Like
1073 View

CHƯƠNG 4

Phân tích đồ thị

Giới thiệu về phân tích đồ thị

Phân tích đồ thị hay còn gọi là phân tích cổ điển là một phần quan trọng của dự báo kỹ thuật và nên được áp dụng khi nhà kinh doanh muốn đưa ra một chiến lược giao dịch.

Nó được sử dụng để dự báo giá cả thị trường trong tương lai

nhằm giúp bạn đưa ra các quyết định giao dịch đúng đắn.

Phân tích kỹ thuật cổ điển thường sử dụng biểu đồ. Những mô hình giá trong các biểu đồ được gọi là các hình thái. Hình thái là những mô hình diễn biến của thị trường được sắp xếp theo dạng thức và khả năng diễn biến của xu hướng giá trong tương lai.

Mô hình giá lên và mô hình giá xuống

Biểu đồ tạo ra các mô hình, hình thành từ tác động qua lại giữa hai nhóm thành viên tham gia thị trường – nhóm mua (nhóm đầu cơ giá lên) và nhóm bán (nhóm đầu cơ giá xuống). Kết quả của tác động qua lại giữa hai nhóm này sẽ xác định dạng thức của biểu đồ, trong đó nó có thể đi lên, đi xuống, ở mức đỉnh và mức đáy (Hình 24).

56

 

Mức đỉnh

Diễn biến đi xuống

Phân tích đồ thị

Biểu đồ giá

Hình 24. Biểu đồ của một công cụ tài chính với dạng đi lên và đi xuống, ở đỉnh và ở đáy được đánh dấu trên biểu đồ.

Thị trường sẽ đi lên nếu nhóm đầu cơ giá lên có tác động mạnh mẽ hơn so với nhóm đầu cơ giá xuống và khi khối lượng mua vào vượt quá khối lượng bán ra. Xu hướng giá lên sẽ lập đỉnh khi mà sau điểm đó, lượng mua vào trở nên yếu đi, giá tăng lên rất chậm chạp và lượng bán ra tăng dần. Sau mức đỉnh sẽ là giai đoạn đi xuống (diễn biến đi xuống); tác động từ nhóm đầu cơ giá xuống dần trở nên mạnh hơn và lấn át tác động từ nhóm đầu cơ giá lên. Giai đoạn đi xuống sẽ được tiếp nối bằng quá trình tạo đáy, đây là tín hiệu cho thấy nhóm bán ra đang mất dần vai trò chi phối và nhóm mua vào bắt đầu lấy lại ảnh hưởng trên thị trường. Đây là bốn yếu tố cơ bản của một biểu đồ giá và chúng cũng chính là đối tượng nghiên cứu của phương pháp phân tích đồ thị.

 

FOREX 100%

Phân tích xu hướng

Chúng ta đã vừa xem xét bốn yếu tố cơ bản của một đồ thị. Khi nghiên cứu riêng rẽ các yếu tố này, chúng ta nhận được các thông tin về một khoảng thời gian nhất định và không thể thấy được những gì đã diễn ra trước đó cũng như những gì sẽ xảy đến trong tương lai. Khi nghiên cứu đồng thời các yếu tố này và phân tích mối liên hệ của chúng trong một chuỗi liên tục, chúng ta có thể hiểu được những gì đã diễn ra trước đó cũng như những gì sẽ xảy đến trong tương lai.

Chúng ta hãy cùng xem qua một biểu đồ ngẫu nhiên (Hình 25). Như chúng ta có thể thấy, bốn yếu tố đã được nói đến ở trên xuất hiện theo một trình tự rõ ràng. Đồng thời, chúng ta có thể thấy rằng khi giá đang trong xu hướng đi lên, nó sẽ thiết lập các đỉnh và đáy ngày càng cao hơn và ngược lại, khi giá đang trong xu hướng đi xuống, nó sẽ tạo thành các đáy và đỉnh ngày càng thấp đi.

Các mức đỉnh

Đường xu hướng

Các mức đáy

Hình 25. Đường xu hướng.

58

Phân tích đồ thị

Để cùng xem xét điều này, chúng ta sẽ kẻ các đường nối các mức đáy và đỉnh. Hình 25 minh họa xu hướng giá lên và các điểm đáy ngày càng cao được nối với nhau bằng một đường kẻ. Đường kẻ này được gọi là đường xu hướng. Đường xu hướng giá lên nối những điểm thể hiện mức đáy của giá và ngược lại, đường xu hướng giá xuống nối những điểm thể hiện mức đỉnh của giá.

Góc của đường xu hướng là một yếu tố rất quan trọng. Góc này

xác định ba loại hình khác nhau của đường xu hướng.

Nếu góc giữa đường xu hướng và trục hoành là góc nhọn, điều đó cho thấy xu hướng là đi lên và đường xu hướng đi lên thể hiện cho sự thắng thế của nhóm đầu cơ giá lên trên thị trường, nghĩa là thị trường có xu hướng tăng giá (Hình 26). Các mức đỉnh và mức đáy ngày càng cao hơn là đặc trưng của đường xu hướng đi lên. Trong trường hợp này, đường xu hướng sẽ nối những điểm thể hiện mức đáy của giá (mức giá thấp nhất tại mỗi một giai đoạn).

Những điểm thể hiện mức đáy

Hình 26. Đường xu hướng đi lên (giá lên)

Nếu góc giữa đường xu hướng và trục hoành là góc tù, điều đó cho thấy xu hướng là đi xuống và đường xu hướng đi xuống thể hiện

59

 

FOREX 100%

cho sự thắng thế của nhóm đầu cơ giá xuống trên thị trường. Trong trường hợp này, đường xu hướng sẽ nối những điểm thể hiện mức đỉnh của giá (mức giá cao nhất tại mỗi một giai đoạn).

Những điểm thể hiện mức đỉnh

Hình 27. Đường xu hướng đi xuống (giá xuống)

Khi đường xu hướng song song với trục hoành, góc giữa đường xu hướng và trục hoành bằng không, điều này cho thấy thị trường đang đi ngang, nghĩa là thị trường đang trong xu hướng bình ổn hay ít biến động. Hình 28 minh họa xu hướng bình ổn. Xu hướng giá là không chắc chắn và thị trường chỉ dao động đôi chút trong phạm vi hẹp. Trong trường hợp này, không có nhóm thành viên tham gia thị trường nào thể hiện được ưu thế và thị trường bình ổn trong khoảng 70% thời gian. Quy luật là thị trường bình ổn trong thời gian càng dài thì biến động về giá sau đó lại càng mạnh mẽ.

60

 

Phân tích đồ thị

Xu hướng bình ổn

Hình 28. Xu hướng bình ổn, ít biến động

Hỗ trợ và kháng cự

Tại sao trong thị trường giá lên, các mức đáy lại thường cùng nằm trên một đường thẳng? Điều gì sẽ xảy ra khi giá chạm tới đường xu hướng? Khi các nhóm mua và bán trên thị trường tương tác với nhau sẽ làm xuất hiện các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Các đường xu hướng và các mô hình giá là sự kết hợp giữa các ngưỡng này. Chúng là thành phần cơ bản của phân tích kỹ thuật và là phần không thể thiếu trong phân tích đồ thị. Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự có thể mang tính động hoặc tĩnh. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tĩnh là những mức giá có tác động lớn tới thị trường và không thay đổi qua thời gian. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự động là những ngưỡng có thể thay đổi theo thời gian, nghĩa là các mức giá hỗ trợ và kháng cự cũng thay đổi theo. Các đường xu hướng là những ngưỡng hỗ trợ và kháng cự động. Đường xu hướng giá lên (nối các mức đáy của giá) là đường hỗ trợ (Hình 26) và đường xu hướng giá xuống (nối các mức đỉnh của giá) là đường kháng cự (Hình 27).

FOREX 100%

Chúng ta hãy cùng xem qua đường kháng cự trong biểu đồ của một cặp tiền tệ ngẫu nhiên. Sự kháng cự diễn ra khi mà người mua không muốn mua một loại tiền tệ ở mức giá cao hơn. Cùng lúc với việc giá tăng lên, số lượng người bán tham gia vào thị trường sẵn sàng bán một loại tiền tệ ở mức giá cao hơn cũng tăng lên. Điều đó tác động đến bên mua, vì giá đã đủ cao để họ có thể đóng trạng thái và kiếm lời. Kết quả là, khối lượng giao dịch tăng lên và giá bắt đầu giảm xuống.

Khi mức giá chạm đến ngưỡng kháng cự, nó sẽ chậm dần lại và một cuộc giằng co giữa người bán và người mua bắt đầu. Về cơ bản, có hai kịch bản cho diễn biến giá tiếp theo tùy thuộc vào việc nhóm tham gia thị trường nào đang thắng thế:

  1. Bên mua chiếm ưu thế, và ngưỡng kháng cự bị phá vỡ bởi xu hướng đi lên. Khi ngưỡng kháng cự bị phá vỡ, nó sẽ trở thành một ngưỡng hỗ trợ mới.
  2. Bên bán chiếm ưu thế và ngưỡng kháng cự được bảo toàn, sau

đó thị trường và mức giá sẽ đi xuống.

  1. Diễn biến của giá cũng hoàn toàn tương tự khi nó chạm đến

ngưỡng hỗ trợ.

Các ngưỡng tác động mạnh

Các ngưỡng tác động mạnh là một dạng đặc thù của các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Chúng là những phạm vi hỗ trợ và kháng cự cố định có khả năng tác động lớn đến diễn biến của thị trường. Các ngưỡng tác động mạnh là các ngưỡng giá tạo ra mức lợi nhuận lớn cho bên bán hoặc bên mua trong quá khứ. Nếu một xu hướng nào đó đã từng diễn biến chậm lại hoặc đổi chiều khi mức giá chạm đến một ngưỡng tác động mạnh hơn thì giá có thể sẽ chạm đến ngưỡng tác động mạnh hơn trong tương lai và thị trường sẽ phản ứng lại theo cách tương tự như nó đã làm trong quá khứ.

62

Hãy cùng tổng hợp lại những điều vừa được đề cập ở trên.

Phân tích đồ thị

Hình 29. Tỷ giá USD/CHF, Biểu đồ hàng ngày, MetaTrader Admiral Markets

Hình 29 minh họa biểu đồ hàng ngày của tỷ giá USD/CHF từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 9 năm 2007 với các đường xu hướng gần đúng được vẽ trong đó. Như các bạn có thể thấy, các đường xu hứng có khả năng tác động lớn đến diễn biến giá và điều này còn tiếp diễn ngay cả khi chúng đã bị phá vỡ bởi mức giá. Ngay cả khi giá đã vượt khỏi đường xu hướng thì nó vẫn có thể tiếp tục xác định những động lực của thị trường trong tương lai.

Lời khuyên

Vẽ đúng các đường xu hướng và xác định chuẩn xác các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là những yếu tố cơ bản làm nên thành công trong giao dịch. Bạn cần tuân thủ những quy tắc sau để xác định phạm vi hỗ trợ và kháng cự và vai trò của chúng đối với các thành phần tham gia thị trường một cách chính xác:

63

FOREX 100%

  1. Các đường xu hướng đúng (hỗ trợ hoặc kháng cự) được vẽ nên từ hai hay nhiều điểm dao động thấp nhất (Swing lows) nối với nhau hoặc từ hai hay nhiều điểm cao nhất (Swing highs) nối với nhau. Khi đó, đường này sẽ là đường nối hai hay nhiều vùng hỗ trợ hoặc kháng cự tĩnh. Đường xu hướng vẽ ra mà nối liền được ba hay nhiều điểm dao động thấp nhất hoặc cao nhất với nhau thì đường đó coi như đã được xác nhận.
  2. Bạn càng kết nối được điểm dao động thấp nhất hoặc cao nhất để tạo thành một đường xu hướng thì đường đó càng được củng cố và càng có khả năng tác động mạnh lên thị trường. Mỗi mức đỉnh và mức đáy trên đường xu hướng đều thể hiện một cuộc giằng co giữa nhóm đầu cơ giá lên và nhóm đầu cơ giá xuống. Càng có nhiều mức đáy trên một đường xu hướng giá lên thì càng chứng tỏ có nhiều lần bên mua thắng thế so với bên bán. Đây là lý do giải thích vì sao cần vẽ một đường xu hướng kết nối được càng nhiều mức đáy hoặc mức đỉnh càng tốt. Không cần thiết phải vẽ một được đường xu hướng kết nối giá trị tuyệt đối nhỏ nhất của mức giá hoặc hai mức đáy liên tiếp nhau; bạn cần vẽ một đường liên kết được nhiều mức đáy nhất ngay cả khi nó có thể cắt ngang qua một vài mức giá nào đó.
  3. Vai trò của đường xu hướng tăng lên khi khoảng thời gian mà

nó tồn tại và không bị phá vỡ dài ra.

  1. Khi giá vượt qua đường xu hướng thì ngưỡng kháng cự trở

thành ngưỡng hỗ trợ và ngược lại.

  1. Chúng ta rất thường xuyên bắt gặp tình huống trong đó ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự đã bị phá vỡ nhưng mức giá vẫn quay trở lại ngưỡng này để kiểm chứng. Chỉ sau khi giá đã

64

Phân tích đồ thị

quay trở lại ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ thì nó mới bật trở lại và biến động theo xu hướng đảo ngược.

  1. Góc của đường xu hướng quyết định mức độ quan trọng của đường (hỗ trợ hoặc kháng cự) này. Đường hỗ trợ sẽ có tác động mạnh nhất nếu góc của nó là 45 độ; tuy nhiên, góc này càng dốc thì đường xu hướng càng ít có tác động trong dài hạn.
  2. Khi giá quay trở lại một ngưỡng của đường xu hướng, nó hứa hẹn tạo ra lợi nhuận cho người mua khi xu hướng là đi xuống và cho người bán khi xu hướng là đi lên. Và họ sẽ cố gắng để khôi phục xu hướng trước đó.

Đừng bao giờ đặt các mức cắt lỗ (Protective stops – còn có tên khác là Stop loss) của bạn ngay tại ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự. Khi mức giá chạm ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, nó thường có xu hướng chạm tới ngưỡng đó và bật ngược lại để tiếp tục diễn biến theo chiều hướng có lợi cho bạn nhất. Hãy đặt các mức cắt lỗ dưới đường hỗ trợ (nếu bạn đang mở một trạng thái mua) hoặc trên đường kháng cự (nếu bạn đang mở một trạng thái bán) nhằm tránh những thiệt hại có thể xảy ra trong trường hợp lệnh cắt lỗ của bạn bị tự động kích hoạt do diễn biến của thị trường.

Các mô hình giá

Xu hướng không thể kéo dài mãi và cuối cùng sẽ phải đổi chiều. Những dấu hiệu của xu hướng đang chậm dần lại, tạm ngừng và đổi hướng được thể hiện qua các mô hình giá, nghĩa là các hình thái được tạo nên bởi mức giá trên biểu đồ. Các mô hình giá là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa người mua và người bán; giữa các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Chúng được sử dụng để dự báo diễn biến giá trong tương lai của một công cụ tài chính. Lý do của việc sử dụng rộng rãi các mô hình giá là diễn biến của giá cả thường có xu

65

FOREX 100%

hướng lặp lại. Nếu thị trường cứ phản ứng theo cùng một cách mỗi khi một mô hình giá nào đó xuất hiện trong quá khứ thì rất có thể thị trường cũng sẽ phản ứng theo cách tương tự khi mô hình giá đó xuất hiện trở lại. Các mô hình giá giúp ích rất nhiều cho quá trình ra quyết định giao dịch, vì chúng giúp bạn dự báo các mức giá tốt nhất để đặt các mức Cắt lỗ và Chốt lời.

Có hai mô hình giá chính tùy thuộc vào vị trí của chúng trong xu hướng và phản ứng của xu hướng đối với chúng. Các mô hình giá này được gọi là:

(cid:131) Các mô hình tiếp diễn, thị trường tiếp tục diễn biến theo cùng xu hướng như trước đó. Chúng cho thấy sự tạm ngừng trong các diễn biến của thị trường trước khi xu hướng trước đó được khôi phục.

(cid:131) Các mô hình đảo chiều, xu hướng diễn biến theo chiều

ngược lại.

Có một nhóm mô hình giá nữa thể hiện sự không chắc chắn ở mức độ cao hơn, các mô hình này có thể được diễn giải tùy theo điều kiện thực tế trên thị trường thành đồng thời cả mô hình tiếp diễn và mô hình đảo chiều. Chúng ta sẽ cùng xem xét các mô hình giá khác nhau và cố gắng sắp xếp chúng theo mức độ quan trọng và khả năng đạt tới mức giá mục tiêu. Các kết quả được dựa trên nghiên cứu về thị trường Ngoại hối, thị trường chúng khoán, thị trường hàng hóa tương lai, v.v… Kết quả nghiên cứu chỉ mang tính thống kê và không hoàn toàn đáng tin cậy. Chúng được đưa ra cuối chương này tại Biểu 1.

Các mô hình đảo chiều (Reversal patterns)

Các mô hình đảo chiều là những mô hình được hình thành nhờ sự đảo chiều của xu hướng. Các mô hình đảo chiều xuất hiện tại cuối mỗi xu hướng, khi các mức đỉnh và mức đáy được tạo thành. Trước

66

Phân tích đồ thị

khi xem xét các mô hình giá này, chúng ta hãy cùng xem xét một vài quy tắc cơ bản và phổ thông cho tất cả các mô hình đảo chiều. Đó là: (cid:131) Một mô hình đảo chiều sẽ chỉ xuất hiện sau một xu hướng lớn, tại thời điểm cuối của một pha trong xu hướng (đi lên hoặc đi xuống).

(cid:131) Quy mô của mô hình giá cần phải tương xứng với quy mô của xu hướng trước đó. Mọi mô hình giá đều là một phần của một diễn biến nhưng không phải là bản thân diễn biến đó. Chưa có bất cứ đánh giá chính xác nào về mối tương quan giữa quy mô của mô hình giá và quy mô của bản thân diễn biến, tuy nhiên một mô hình giá cần thể hiện 1/3 diễn biến và không quá một nửa quy mô diễn biến trước đó.

(cid:131) Mô hình giá càng lớn thì diễn biến tiếp theo càng đáng

xem xét.

(cid:131) Chiều cao của mô hình giá thể hiện mức biến động (mức giá thay đổi như thế nào) và chiều rộng của mô hình giá thể hiện quãng thời gian mà mức giá cần để tạo thành mô hình giá.

(cid:131) Mô hình giá càng mất nhiều thời gian để hình thành thì càng

có vai trò quan trọng.

(cid:131) Các mô hình đảo chiều ở mức đỉnh thường ngắn và ít biến

động hơn so với các mô hình đảo chiều ở mức đáy.

(cid:131) Khối lượng giao dịch sẽ là yếu tố xác nhận sự đảo chiều. Sự sụt giảm khối lượng giao dịch xác nhận việc một mô hình giá đang được tạo thành; khối lượng giao dịch sẽ tăng lên ở thời điểm gần tới và ngay sau sự đảo chiều. Thường thì đây là đặc trưng của các mô hình giá ngay trước một xu hướng đi lên.

(cid:131) Dấu hiện đầu tiên của sự đảo chiều là việc phá vỡ một đường

xu hướng quan trọng.

67

 

FOREX 100%

(cid:131) Sẽ mất nhiều thời gian để các mức giá tạo thành một mô hình

đảo chiều hơn là một mô hình tiếp diễn.

(cid:131) Thị trường không phải lúc nào cũng đạt tới mức giá mục tiêu mà mô hình đưa ra (giá có thể đảo chiều mà không cần đạt tới mức mục tiêu).

(cid:131) Các dấu hiệu mà các mô hình giá đưa ra sẽ là đáng tin cậy nhất khi các mô hình giá được tạo thành trên các khung thời gian kéo dài hơn 4 giờ.

(cid:131) Sự phân kỳ của Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) và Đường trung bình Di động Phân kỳ/Hội tụ (MACD) là các dấu hiện xác nhận sự đảo chiều (các chỉ số RSI và MACD sẽ được xem xét trong các chương sau của cuốn sách này).

Mô hình đảo chiều Đầu và các vai

Đường chặn mạnh

Đường viền cổ

Đường hỗ trợ

Sự phân kỳ

Khối lượng giao dịch

Hình 30. Mô hình Đầu và các vai

68

Phân tích đồ thị

Đầu và các vai là một trong những mô hình quan trọng và thường gặp nhất trong số các mô hình đảo chiều và có vai trò rất lớn. Nó có thể là sự hình thành đỉnh hoặc đáy và được thể hiện bằng một đỉnh giá bao quanh bởi hai đỉnh giá khác thấp hơn hoặc một đáy giá bao quanh bởi hai đáy giá khác cao hơn. Hình 30 minh họa sự hình thành đỉnh theo mô hình Đầu và các vai.

Mô hình Đầu và các vai được tạo thành như thế nào? Sau một diễn biến giá đáng kể, xu hướng lúc này sẽ gặp các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự và không thể vượt qua chúng. Dấu hiệu đảo chiều đầu tiên là khi một đường xu hướng quan trọng bị cắt qua (điểm 1). Sau bước ngoặt này, giá sẽ quay trở lại mức đáy trước đó (điểm 2). Tại đây, nó gặp đường hỗ trợ và cố gắng khôi phục xu hướng nhưng không thành công (điểm 3). Một mặt, nó khuyến khích các nhà kinh doanh đóng trạng thái mua của mình. Mặt khác, nó cũng khuyến khích người bán bán ra. Giá vì thế sẽ cắt qua đường viền cổ (neckline) (điểm 4). Đường viền cổ là đường hỗ trợ nối liền các mức đáy tạo thành giữa vai trái và đầu và giữa đầu và vai phải. Đường viền cổ bị cắt qua là bước cuối cùng hoàn thiện mô hình này. Nếu bạn quan sát một mô hình Đầu và các vai ngược lại, nghĩa là nó thể hiện sự hình thành đáy, thì đường viền cổ lúc này là một đường kháng cự nối liền các mức đỉnh tạo thành giữa vai trái và đầu và giữa đầu và vai phải.

Đặc trưng của mô hình Đầu và các vai (H & S): (cid:131) Mô hình giá Đầu và các vai phải trông giống với đầu và vai

của người và không nên bị làm cho biến dạng.

(cid:131) Hai vai phải gần tương đương nhau. Một bên không nên lớn hơn bên còn lại và chúng nên được tạo thành trên một ngưỡng giá xấp xỉ nhau.

69

FOREX 100%

(cid:131) Mô hình giá Đầu và các vai thường xuất hiện ở cuối một diễn biến giá đáng kể và dấu hiệu đảo chiều đầu tiên là đường xu hướng bị phá vỡ.

(cid:131) Mô hình giá Đầu và các vai cần tương xứng với diễn biến giá

trước đó (xem các quy tắc với các mô hình giá).

(cid:131) Độ dốc của đường viền cổ không nên quá cao. Đường viền cổ có độ dốc càng thấp thì mô hình giá càng có vai trò quan trọng.

(cid:131) Việc đường viền cổ bị phá vỡ sẽ hoàn thiện mô hình giá và là

dấu hiệu bắt đầu mở một trạng thái.

(cid:131) Mục tiêu giá là chênh lệch giữa mức đỉnh hoặc mức đáy của đầu và đường viền cổ được phân chia từ điểm cắt qua hoặc từ mức đáy hoặc đỉnh trước đó (điểm 2), nếu góc giữa đường viền cổ và trục hoành là góc nhọn.

(cid:131) Mức cắt lỗ nên được đặt trên đường viền cổ khi bạn đang bán

ra hoặc dưới đường viền cổ nếu bạn đang mua vào.

(cid:131) Mức giá có thể quay lại đường viền cổ sau khi phá vỡ đường này và sau đó nó lại tiếp tục diễn biến theo xu hướng của quá trình phá vỡ trước đó.

(cid:131) Khối lượng giao dịch giảm xuống khi mô hình giá đang được

tạo thành và lại tăng lên tại điểm phá vỡ ngay sau đó.

Hình 31 minh họa việc tạo thành mô hình Đầu và các vai trên biểu đồ giá tuần của cổ phiếu AIG. Đỉnh của đầu trong mô hình giá được tạo thành ngày 7 tháng 1 năm 2006. Mô hình Đầu và các vai được minh họa bởi tất cả các yếu tố đề cập đến ở trên. Đó là:

(cid:131) một diễn biến giá đáng kể trước đó (cid:131) đầu và các vai (cid:131) sự phá vỡ đường xu hướng

70

 

(cid:131) sự phá vỡ đường viền cổ (cid:131) giá đảo chiều trở lại và kiểm chứng đường viền cổ. Mức giá đạt tới mục tiêu giá tương đương với khoảng cách giữa

mức đỉnh của đầu trong mô hình và đường viền cổ.

Hình 31. H&S – AIG, hàng tuần, MetaTrader Admiral Markets

Đáy đôi và đỉnh đôi (Double Top & Double Bottom − DT&DB)

Mô hình giá này thường được tạo thành và chứng tỏ tính hiệu quả của nó trong rất nhiều trường hợp. Nó được tạo nên từ hai mức đỉnh hoặc hai mức đáy, những mức này gần như cùng nằm trên một đường giá. Chúng ta hãy cùng xem xét mô hình giá Đỉnh đôi (Hình 32). Sự tạo thành mô hình Đáy đôi cũng tương tự như sự tạo thành mô hình Đỉnh đôi.

71

 

FOREX 100%

Đường chặn mạnh

Khối lượng giao dịch

Hình 32. Đỉnh đôi

Đường hỗ trợ

Mô hình Đỉnh đôi được tạo thành như thế nào? Sau một xu hướng đi lên mạnh mẽ, mức giá gặp phải đường kháng cự và không thể vượt qua nó. Do đó, giá giảm và thị trường đảo chiều sang xu hướng đi xuống và mức giá cắt qua đường xu hướng (điểm 1). Đây là dấu hiệu đảo chiều đầu tiên. Mức giá tiếp tục đi xuống cho đến khi nó nhận được một vài sự hỗ trợ. Đây là thời điểm mà người mua tham gia thị trường và cố gắng khôi phục xu hướng đi lên trước đó (điểm 2). Nhưng họ không thành công khi giá đạt tới mức đỉnh trước đây (điểm 3). Nó khuyến khích người mua đóng trạng thái mua của mình và người bán bán ra. Một xu hướng đi xuống mới cắt qua đường của đáy trước đó (điểm 4). Sự phá vỡ này hoàn thiện mô hình giá.

Đặc trưng của mô hình Đỉnh đôi – Đáy đôi: (cid:131) Chênh lệch giữa giá tại các mức đỉnh hoặc các mức đáy

không nên quá lớn (không vượt quá 20%).

72

Phân tích đồ thị

(cid:131) Mức đỉnh thứ hai nên cùng nằm trên một đường giá với mức đỉnh thứ nhất hoặc thấp hơn nó. Sự tạo thành mô hình Đáy đôi cũng tương tự. Đáy thứ hai nên cùng nằm trên một đường giá với đáy thứ nhất hoặc nằm cao hơn. Nếu điều kiện này không được thỏa mãn thì mức đỉnh cao hơn hoặc mức đáy thấp hơn sẽ xác nhận xu hướng đi lên hoặc đi xuống trước đó.

(cid:131) Đỉnh đôi và Đáy đôi xuất hiện tại thời điểm cuối một diễn biến đáng kể, và dấu hiệu đảo chiều đầu tiên là sự phá vỡ đường xu hướng.

(cid:131) Mô hình giá Đỉnh đôi và Đáy đôi cần tương xứng với diễn

biến giá trước đó (xem các quy tắc với các mô hình giá).

(cid:131) Sự phá vỡ một đáy hoặc đỉnh trước đó là tín hiệu bắt đầu một

giao dịch.

(cid:131) Mục tiêu giá là chênh lệch giữa mức đỉnh hoặc đáy và điểm

phá vỡ (điểm 4).

(cid:131) Mức cắt lỗ nên được đặt dưới điểm phá vỡ (nếu bạn đang mở một trạng thái mua) hoặc trên đó (nếu bạn đang mở một trạng thái bán).

(cid:131) Sau thời điểm phá vỡ, giá có thể quay lại mức phá vỡ để từ đó

tiếp tục đi theo xu hướng của quá trình này.

(cid:131) Khối lượng giao dịch giảm xuống khi mô hình giá đang được

tạo thành và lại tăng lên tại điểm phá vỡ ngay sau đó.

Hình 33 minh họa mô hình Đỉnh đôi được tạo thành trên biểu đồ ngày của cặp EUR/USD với các mức đỉnh ngày 24 tháng 7 năm 2007 và ngày 5 tháng 8 năm 2007.

Nếu phân tích mô hình một cách thật cẩn thận, chúng ta có thể thấy một vài sự khác biệt giữa đỉnh đôi và đáy đôi. Những khác biệt

73

FOREX 100%

này là gì và chúng quan trọng đến đâu? Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ nâng cao giá trị của lý thuyết mô hình Đỉnh đôi.

Sự phá vỡ đường xu hướng

Đỉnh đôi

Điểm phá vỡ

Mục tiêu giá

Đường xu hướng

Hình 33. Đỉnh đôi. EUR/USD, Hàng ngày, MetaTrader Admiral Markets

Có bốn loại mô hình giá Đỉnh đôi và Đáy đôi, đó là: 1. Adam & Adam

Mô hình giá Đỉnh đôi Adam & Adam Mô hình giá Đáy đôi Adam & Adam

74

  1. Adam & Eve

Phân tích đồ thị

Mô hình giá Đỉnh đôi Adam & Eve Mô hình giá Đáy đôi Adam & Eve

  1. Eve & Eve

Mô hình giá Đỉnh đôi Eve & Eve Mô hình giá Đáy đôi Eve & Eve

  1. Eve & Adam

Mô hình giá Đỉnh đôi Eve & Adam Mô hình giá Đáy đôi Eve & Adam Trên đây là tên các loại mô hình đỉnh đôi và đáy đôi. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể kỳ vọng thị trường phản ứng theo các cách khác nhau tùy thuộc vào vị trí tương đối giữa các đỉnh và các đáy (xem Biểu 1 tại cuối Chương này). Nhà đầu tư cá nhân, Thomas N. Bulkowski, tác giả của rất nhiều cuốn sách đã được xuất bản về Phân

75

 

FOREX 100%

tích Tài chính đã sắp xếp và giải thích các loại mô hình giá Đỉnh đôi và Đáy đôi này.

Đỉnh ba và Đáy ba (Triple Top & Triple Bottom − TT & TB)

Đường chặn mạnh

Khối lượng giao dịch

Hình 34. Đỉnh ba (Phân kỳ, có đường hỗ trợ)

Chúng ta hãy cùng xem xét Hình 34. Mô hình giá Đỉnh ba là sự kếp hợp của ba đỉnh và hai đáy. Các đỉnh của mô hình này nằm trên đường giá xấp xỉ nhau. Đỉnh đầu tiên nên là đỉnh cao nhất, đây là một điều kiện rất quan trọng. Đỉnh ba là mô hình giá thứ ba trong chuỗi mô hình Đầu và các vai và Đỉnh đôi & Đáy đôi. Theo quy luật, đỉnh thứ tư sẽ không xuất hiện. Mô hình Đỉnh ba và Đáy ba hiếm khi xuất hiện và thường sẽ mất nhiều thời gian hơn để giá tạo được mô hình này.

Đặc trưng của mô hình giá Đỉnh ba và Đáy ba đồng nhất với những đặc trưng của mô hình Đỉnh đôi và Đáy đôi. Thời điểm để mở một trạng thái giao dịch là khi giá phá vỡ đường của đỉnh thấp nhất trong mô hình Đỉnh ba hoặc đỉnh cao nhất trong mô hình Đáy

76

Phân tích đồ thị

  1. Mục tiêu giá nằm giữa đỉnh của mô hình và điểm phá vỡ. Mức cắt lỗ nên được đặt trên điểm phá vỡ (nếu bạn đang mở một trạng thái bán) hoặc dưới nó (nếu bạn đang mở một trạng thái mua).

Sự phá vỡ đường xu hướng

Đỉnh ba

Điểm phá vỡ

Mục tiêu giá

Đường xu hướng

Hình 35. Mô hình Đỉnh ba. Cổ phiếu AIG, Biểu đồ ngày, MetaTrader Admiral Markets

Hình 35 minh họa sự tạo thành mô hình Đỉnh ba trên biểu đồ ngày của giá cổ phiếu AIG với các mức đỉnh trong các ngày 11 tháng 5 năm 2007, ngày 1 tháng 6 năm 2007 và ngày 18 tháng 6 năm 2007. Hình 36 minh họa sự tạo thành mô hình Ngày Luân chuyển (Rounded Day). Đây là một mô hình đảo chiều. Đặc trưng của nó là sự xuất hiện một nến lớn có đỉnh nằm trên ngưỡng kháng cự mạnh. Mô hình này có hai loại. Thứ nhất là Ngày Luân chuyển với một nến lớn và thứ hai là Ngày luân chuyển với hai nến lớn. Trong mô hình Ngày luân chuyển với hai nến lớn, nến thứ nhất nằm gần phía trên ngưỡng kháng cự mạnh và nến thứ hai là một nến lớn ở chiều ngược lại so với nến đầu tiên. Mô hình giá này thường là sự tạo thành của Đỉnh Ngày Luân chuyển (Rounded Day Top).

77

 

FOREX 100%

Mô hình Đỉnh Ngày Luân chuyển được tạo thành như thế nào? Chúng ta đã biết sơ qua về sự tạo thành mô hình Đỉnh Ngày Luân chuyển. Sự tạo thành mô hình Đáy Ngày Luân chuyển cũng tương tự như vậy. Khi giá chạm tới một ngưỡng chặn mạnh sau một xu hướng đi lên, ngưỡng chặn mạnh sẽ phản ứng với nó bằng việc tạo thành một hoặc hai nến lớn đồng thời với khối lượng giao dịch tăng lên. Phản ứng này được gọi là “đun sôi” (Boiling). Sau quá trình “đun sôi”, mức giá sẽ quay lại với ngưỡng chặn mạnh và bắt đầu giảm.

Chiến thuật giao dịch ở đây là mở một trạng thái sau khi quá trình “đun sôi” đã qua đi với một lệnh cắt lỗ được đặt trên đường chặn mạnh. Mục tiêu giá có thể là ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự tiếp theo.

Ngưỡng kháng cự mạnh

Điểm “đun sôi”

Hình 36. Ngày Luân chuyển. EUR/USD, M30, MetaTrader Admiral Markets

Hình 36 minh họa sự tạo thành mô hình Ngày Luân chuyển.

78

 

Đỉnh Luân chuyển và Đáy Luân chuyển (Rounded Top & Rounded Bottom)

Phân tích đồ thị

Đường kháng cự

Đường chặn mạnh

Khối lượng giao dịch

Hình 37. Mô hình Đáy Luân chuyển

Mô hình Đáy Luân chuyển được tạo thành thế nào? Chúng ta hãy cùng xem xét Hình 37 minh họa sự tạo thành mô hình Đáy Luân chuyển. Đường chặn mạnh và đáy tạo thành mô hình giá này và cùng lúc đó, tất cả các nến đều được tạo thành một cách đều đặn tại cùng một mức giá trong một khoảng thời gian (t). Sau đó chúng ta nhìn thấy điểm “đun sôi”, khi hai nến lớn với sự chênh lệch rõ rệt về mức giá đỉnh và đáy xuất hiện và khối lượng giao dịch tăng lên cùng với chúng. Sau khi “đun sôi”, mức giá dao động trong phạm vi giới hạn của các đường chặn mạnh và dần dần sẽ tăng trở lại. Chiến thuật ở đây cũng tương tự như chiến thuật giao dịch với mô hình Ngày Luân chuyển (Hình 36). Chúng ta mở một trạng thái sau khi điểm “đun sôi” qua đi với mức cắt lỗ được đặt dưới đường chặn mạnh. Mục tiêu giá có thể là ngưỡng kháng cự tiếp theo. Sự tạo

79

FOREX 100%

thành của mô hình giá Định Luân chuyển cũng tương tự như sự tạo thành mô hình Đáy Luân chuyển.

Điểm “đun sôi”

Các ngưỡng chặn mạnh

Hình 38. Mô hình Đáy Luân chuyển. EUR/USD, M15, MetaTrader Admiral Markets

Hình 38 minh họa sự tạo thành mô hình Đáy Luân chuyển trên biểu đồ 15 phút của cặp EUR/USD với điểm đun sôi xuất hiện ngày 10 tháng 9 năm 2007.

Đảo chiều Bật tăng mạnh và Đổ vỡ (Bump and Run Reversal – BARR)

Mô hình Đảo chiều Bật tăng mạnh và Đổ vỡ là một mô hình giá rất hay bắt gặp. Nó thường đặc trưng cho thị trường chứng khoán hơn và chỉ đôi khi mới được hình thành trong thị trường Ngoại hối. Các nhà kinh doanh luôn tin tưởng vào mô hình này.

80

 

Phân tích đồ thị

Lớn hơn 450

Đầu vào

Hình 39. Mô hình Đảo chiều Bật tăng mạnh và Đổ vỡ.

Mô hình Đảo chiều Bật tăng mạnh và Đổ vỡ được tạo thành

như thế nào?

Đảo chiều Bật tăng mạnh và Đổ vỡ là một mô hình giá phức tạp được tạo thành từ ba giai đoạn. Chúng ta hãy cùng xem xét Hình 39 với một mô hình Đảo chiều Đỉnh Bật tăng mạnh và Đổ vỡ.

Giá có vẻ như đang diễn biến trong một xu hướng đi lên, góc giữa đường A và trục hoành vào khoảng 30 đến 45 độ (đường A trên biểu đồ). Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn Đầu vào. Sau đó giá diễn biến với tốc độ tăng dần. Góc giữa đường B và trục hoành lớn hơn 45 độ (thông thường không vượt quá 60 độ). Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn Bật tăng mạnh. Đặc trưng của nó là một sự biến động giá mạnh và một đường xu hướng dốc. Thị trường không thể tiếp tục diễn biến với tốc độ cao. Mức giá bước vào khu vực quá mua (overbought) và phá vỡ đường A. Sau đó giá sẽ giảm dần theo hướng đi xuống. Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn Đổ vỡ.

FOREX 100%

Đặc trưng của mô hình giá Đảo chiều Bật tăng mạnh và Đổ vỡ: (cid:131) Góc giữa đường xu hướng trước đó và trục hoành nên nằm từ

30 đến 45 độ.

(cid:131) Giai đoạn Đầu vào nên kéo dài ít nhất một tháng. Trên thị trường

chứng khoán thì đây là một điều kiện hết sức quan trọng.

(cid:131) Giá cần tăng tốc và hướng lên trên. Góc giữa đường xu hướng và trục hoành nên nằm từ 45 đến 60 độ và cần chứng tỏ là thị trường không thể tăng nhanh trong một thời gian dài.

(cid:131) Chênh lệch giữa đường xu hướng và mức đỉnh của giai đoạn Đầu vào (H) cần ít nhất là nhỏ bằng một nửa chênh lệch giữa đường xu hướng và mức đỉnh của giai đoạn Bật tăng mạnh (L), nghĩa là L≥2H.

(cid:131) Trên thị trường chứng khoán, chênh lệch giữa đường xu hướng và mức đỉnh của giai đoạn Đầu vào cần cao hơn một đô-la tính theo giá chứng khoán.

(cid:131) Dấu hiệu đảo chiều đầu tiên là sự phá vỡ của đường B. (cid:131) Mở một trạng thái giao dịch khi mức giá phá vỡ đường A

(Đổ vỡ).

(cid:131) Mục tiêu giá đầu tiên là chênh lệch H được phân tách từ sự phá vỡ của đường A theo xu hướng của quá trình phá vỡ. Mục tiêu giá sẽ đạt mức tối thiểu là 78%.

(cid:131) Khi mức giá chạm tới đường A, một giai đoạn Đổ vỡ mới có

thể xảy ra.

(cid:131) Mô hình Đảo chiều Đỉnh Bật tăng mạnh và Đổ vỡ thường gặp hơn so với Mô hình Đảo chiều Đáy Bật tăng mạnh và Đổ vỡ.

Vẽ các đường nằm trên đường A song song với nó ở một khoảng cách tương đương với H sẽ cho bạn một loạt các điểm mà

82

 

nếu giá vượt qua các điểm này thì đó là dấu hiệu để mở một trạng thái giao dịch. Như vậy, khi giá phá vỡ đường B thì bạn nên mở một trạng thái bán.

Đầu vào

Hình 40. Mô hình Đảo chiều Bật tăng mạnh và Đổ vỡ. USD/CHF, ngày, MetaTrader Admiral Markets

Hình 40 minh họa Mô hình Đảo chiều Bật tăng mạnh và Đổ vỡ được tạo thành trên biểu đồ ngày của cặp USD/CHF từ ngày 13 tháng 10 năm 2006 đến ngày 3 tháng 1 năm 2007. Quá trình Đầu vào kéo dài hơn một tháng. Sự chênh lệch giữa góc tạo thành bởi đường A và trục hoành và góc tạo thành bởi đường B và trục hoành là rất lớn. Đường A, còn được gọi là đường Đầu vào, được tạo thành với một góc là 30 độ trong khi đường B, còn được gọi là đường Bật tăng mạnh được tạo thành với một góc lên tới 78 độ. Đường B đạt được độ dốc cần thiết và nó cho thấy thị trường có thể đi theo xu hướng này trong một thời gian dài. Điều kiện L≥ 2H được thỏa mãn.

83

FOREX 100%

Các mô hình tiếp diễn (Continuation patterns)

Các mô hình tiếp diễn là mô hình giá xuất hiện sau khi xu hướng đã gần như khôi phục chiều diễn biến của nó. Xu hướng không đảo chiều. Ngược lại với các mô hình đảo chiều, các mô hình tiếp diễn có thể được tạo thành từ bất cứ phần nào của xu hướng. Các mô hình tiếp diễn là dấu hiệu cho thấy một sự tạm ngừng trong diễn biến thị trường.

Nhưng trước khi nghiên cứu các mô hình tiếp diễn, chúng ta hãy

cùng xem xét một số quy tắc chung của chúng, đó là:

(cid:131) Mô hình tiếp diễn càng lớn thì biến động giá tiếp theo đó càng đáng kể. Chiều cao của mô hình giá cho thấy sự biến động còn chiều rộng của mô hình giá cho thấy thời gian để tạo thành nó.

(cid:131) Mô hình giá càng mất nhiều thời gian để tạo thành thì

càng có vai trò quan trọng.

(cid:131) Xu hướng tiếp diễn cần được xác nhận bởi khối lượng giao dịch. Sự sụt giảm khối lượng giao dịch xác nhận rằng một mô hình giá đang được tạo thành; khối lượng cần tăng lên trước và ngay sau điểm phá vỡ. Thông thường, khối lượng giao dịch có vai trò quan trọng trong các mô hình tiếp diễn mà trước đó là một xu hướng đi lên.

(cid:131) Dấu hiệu đảo chiều đầu tiên là sự phá vỡ một đường xu

hướng quan trọng.

(cid:131) Tạo thành một mô hình tiếp diễn mất ít thời gian hơn

một mô hình đảo chiều.

(cid:131) Không phải lúc nào thị trường cũng đạt 100% mức giá

mục tiêu.

Những dấu hiệu của một mô hình giá là đáng tin cậy nhất khi

được tạo thành trên khung thời gian từ 4 giờ trở lên.

84

 

Kênh giá (Price channel)

Kênh giá là mô hình tiếp diễn đầu tiên mà chúng ta nghiên cứu. Chúng ta hãy cùng quay lại với phân tích xu hướng và nhìn lại Hình 26. Nó minh họa một đường xu hướng đi lên, nối các mức đáy lại với nhau và đóng vai trò như đường hỗ trợ. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nối các mức đỉnh của xu hướng đi lên này?

Các đường kháng cự

Các đường hỗ trợ

Hình 41. Kênh giá

Câu trả lời cho câu hỏi này nằm trong Hình 41. Khi hai đường nối các mức đỉnh và mức đáy nằm song song với nhau và thể hiện biên độ trên và dưới của một biến động giá, chúng tạo thành mô hình Kênh giá. Kênh giá có thể có chiều đi lên hoặc đi xuống. Bất cứ khi nào mức giá xuống thấp tới đường biên độ dưới của kênh giá, nó sẽ được hỗ trợ và nhóm người mua bắt đầu đẩy thị trường đi lên. Bất cứ khi nào mức giá lên cao tới đường biên độ trên của kênh giá, nó sẽ gặp phải kháng cự từ nhóm người bán, những người bắt đầu đẩy thị

85

FOREX 100%

trường đi xuống. Nếu bất cứ đường biên độ nào của kênh giá bị phá vỡ thì thị trường sẽ biến động với biên độ tương đương với chiều rộng của kênh giá mới cùng chiều với sự phá vỡ đó. Điểm A trong Hình 41 là điểm phá vỡ mà sau điểm đó, thị trường diễn biến một khoảng tương đương với H và tạo thành một kênh giá mới. Sau điểm phá vỡ, đường kháng cự trở thành đường hỗ trợ.

Độ dốc của kênh giá cũng đóng một vai trò quan trọng. Nếu kênh giá có độ dốc lớn (các đường xu hướng đều dốc) và giá diễn biến bên trong kênh giá thì bạn chỉ nên giao dịch theo xu hướng của kênh giá. Chúng tôi sẽ cho các bạn thấy một ví dụ. Hình 41 minh họa xu hướng đi lên, kênh giá cũng đi lên. Nếu giá đi xuống đến đường biên độ dưới của kênh giá, bạn nên mua vào. Nhưng khi mức giá lên tới đường biên độ trên của kênh giá thì bạn không nên bán mà nên chờ đợi một sự phá vỡ hoặc chỉ cần đóng các trạng thái mua của mình. Kênh giá càng dốc, thì việc mở một trạng thái ngược chiều diễn biến của kênh giá càng bất hợp lý.

Điểm phá vỡ

Mục tiêu giá

Hình 43. GBP/USD, ngày, Kênh giá, MetaTrader Admiral Markets

86

Phân tích đồ thị

Hình 43 minh họa kênh giá được tạo thành trên biểu đồ ngày của cặp GBP/USD từ ngày 24 tháng 7 năm 2007 đến ngày 21 tháng 8 năm 2007.

Các tam giác

Các tam giác là mô hình tiếp diễn phổ biến nhất. Đây là mô hình cơ bản của phân tích kỹ thuật. Các tam giác được sử dụng rộng rãi và có những đặc điểm khá nổi bật. Chúng ta sẽ nghiên cứu ba loại tam giác: đối xứng, hướng lên và hướng xuống.

Nhưng trước khi bắt đầu, chúng tôi lưu ý các bạn là những tam giác này có thể đồng thời được coi là các mô hình tiếp diễn và đảo chiều.

Tam giác đối xứng

Hình 44. Tam giác Đối xứng Hướng lên

87

FOREX 100%

Tam giác đối xứng là sự kết hợp của các đỉnh và đáy được nối với nhau bằng các đường hỗ trợ và kháng cự hội tụ, các đường này tạo thành một tam giác cân. Tam giác này nằm ngang, có thể hơi nghiêng một chút. Mô hình giá này xuất hiện trong nhiều thị trường tài chính khác nhau: Ngoại hối, chứng khoán, hàng hóa tương lai. Hình 44 minh họa một tam giác được tiếp nối bằng một xu hướng đi lên. Chúng ta sẽ nghiên cứu một tam giác xuất hiện trong một diễn biến cùng chiều. Ví dụ về một tam giác hướng xuống cũng tương tự như vậy.

Mô hình Tam giác đối xứng được tạo thành như thế nào? Sau khi đã tăng được một khoảng thời gian nhất định (sóng 1), giá chạm tới một ngưỡng chặn mạnh và không thể vượt qua được. Các nhà kinh doanh đóng các trạng thái mua của mình và bên bán bắt đầu bán ra. Sóng 2 là dấu hiệu thị trường đảo chiều, nhưng giá vẫn không thể đạt tới mức đáy trước đó do bên mua nôn nóng mua vào và tham gia thị trường. Sau đó, giá lại cố gắng vượt qua mức đỉnh trước đây (sóng 3) và khi đó, bên bán lại nhanh chóng tham gia thị trường và bán ra. Nếu bạn nối các đỉnh và đáy với các đường hỗ trợ và kháng cự, bạn sẽ có một hình tam giác. Tình thế thị trường sẽ tự lặp lại; sóng 4 (sóng giảm) kết thúc thậm chí còn sớm hơn sóng trước đó và là dấu hiệu cho thấy những thành phần tham gia thị trường đang sốt sắng mua vào. Sóng 5 (sóng tăng) phá vỡ các đường cạnh của tam giác và hoàn thiện mô hình giá.

Đặc trưng của mô hình Tam giác:

(cid:131) Có một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh. (cid:131) Được tạo thành từ 5 sóng. (cid:131) Bạn cần có hai điểm dao động cao nhất và hai điểm dao

động thấp nhất để tạo thành một tam giác.

(cid:131) Cạnh trên của tam giác cần nằm ngang. Có thể có độ dốc

nhỏ theo chiều đi xuống.

88

Phân tích đồ thị

(cid:131) Giá sẽ cắt qua tam giác từ một cạnh xuyên sang cạnh đối

diện trong khi phản ánh diễn biến thị trường thực tế.

(cid:131) Nếu L là chiều cao của tam giác, sự phá vỡ là chính xác khi nó diễn ra trong khu vực nằm giữa 2/3 L và 1/3/ L tính từ dưới tam giác lên (xem Hình 44). Sự phá vỡ diễn ra trong khu vực từ ½ L và ¾ L. Sự phá vỡ nằm ngoài khu vực này là không chính xác.

(cid:131) Để bắt đầu một giao dịch tại thời điểm phá vỡ, hãy đặt mức cắt lỗ của bạn dưới ngưỡng chặn mạnh vừa bị phá vỡ (nếu bạn mở trạng thái mua) hoặc trên ngưỡng đó (nếu bạn mở trạng thái bán). Mục tiêu giá là chiều cao của đáy tam giác tính từ điểm phá vỡ. Thị trường sẽ đạt được ít nhất 75% mục tiêu giá.

(cid:131) Sau thời điểm phá vỡ, giá có thể quay lại mức phá vỡ để từ đó tiếp tục đi theo xu hướng của quá trình này. Các cạnh tam giác càng ít dốc thì khả năng giá quay trở lại càng cao.

(cid:131) Khối lượng giao dịch sụt giảm là tín hiệu cho sự tạo thành của một mô hình giá và sau đó, khối lượng lại tăng lên tại và ngay sau thời điểm của sự phá vỡ.

Theo thống kê, mô hình tam giác vừa có thể là mô hình tiếp diễn vừa có thể là mô hình đảo chiều. Nếu một tam giác được hình thành ở cuối một xu hướng ngắn thì nó có thể là một mô hình đảo chiều. Quy mô của một mô hình so với diễn biến giá trước đó cũng khá quan trọng. Nếu một mô hình giá được hình thành trong một khoảng thời gian dài hơn diễn biến trước đó thì cơ hội đảo chiều là rất cao.

Hình 44 minh họa một tam giác đối xứng hoàn hảo được hình thành trên biểu đồ giá tuần của cặp EUR/USD từ ngày 22 tháng 10 năm 2000 tới ngày 4 tháng 4 năm 2002. Tam giác được hình thành trong một khoảng thời gian dài và mục tiêu giá khá cao. Như bạn có

89

 

FOREX 100%

thể thấy từ biểu đồ, điểm phá vỡ xuất hiện trong vùng giữa 2/3 và 3/4 đường cao của tam giác và mục tiêu giá đã được hoàn tất.

Mục tiêu giá

Điểm phá vỡ

Hình 44. Tam giác đối xứng. EUR/USD, Tuần, MetaTrader Admiral Markets

Tam giác hướng lên Tam giác hướng lên cũng tương tự như một tam giác đối xứng, nhưng có điểm khác là cạnh trên của nó (đường kháng cự) nằm ngang. Mô hình này cho thấy thị trường đang ở trong tình trạng cầu lớn hơn cung; vì vậy sẽ có một điểm phá vỡ ở trên cao.

Mô hình tam giác hướng lên được hình thành như thế nào? Sau khi đã tăng được một khoảng thời gian nhất định (sóng 1), giá chạm tới một ngưỡng chặn mạnh mà bên mua không thể vượt qua được. Bên bán cố gắng kéo giá trở lại (sóng 2). Nhưng giá không thể chạm mức thấp nhất trước đó nữa bởi bên mua nôn nóng mua vào và đẩy thị trường lên cao (sóng 3). Giá nhảy vọt lên một ngưỡng chặn mạnh và gặp ngưỡng kháng cự của bên bán (sóng 4). Sóng thứ

90

 

tư không thể chạm tới đáy trước đó, và bên bán bắt đầu đẩy thị trường đi lên, sóng 5 phá vỡ ngưỡng chặn mạnh và hoàn thành mô hình giá.

Phân tích đồ thị

Đường chặn mạnh

Hình 45. Tam giác hướng lên.

Đặc trưng mô hình tam giác hướng lên:

(cid:131) Có một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh. (cid:131) Được tạo thành từ 5 sóng. (cid:131) Bạn cần có hai điểm dao động cao nhất và hai điểm dao

động cao nhất để tạo thành một tam giác.

(cid:131) Cạnh trên của tam giác cần nằm ngang. Có thể có độ dốc

nhỏ theo chiều đi xuống.

(cid:131) Giá sẽ cắt qua tam giác từ một cạnh xuyên sang cạnh đối

diện trong khi phản ánh diễn biến thị trường thực tế.

91

 

FOREX 100%

(cid:131) Nếu L là chiều cao của tam giác, sự phá vỡ là chính xác khi nó diễn ra trong khu vực nằm giữa 2/3 L và 1/3/ L tính từ dưới tam giác lên (xem Hình 45). Sự phá vỡ diễn ra trong khu vực từ 1/2 L và 3/4 L. Sự phá vỡ nằm ngoài khu vực này là không chính xác.

Mục tiêu giá

Hình 46. Tam giác hướng lên. EUR/USD, 4H, MetaTrader Admiral Markets

(cid:131) Để bắt đầu một giao dịch tại thời điểm phá vỡ, hãy đặt mức cắt lỗ của bạn dưới ngưỡng chặn mạnh vừa bị phá vỡ. Mục tiêu giá là chiều cao của đáy tam giác tính từ điểm phá vỡ.

(cid:131) Sau thời điểm phá vỡ, giá có thể quay lại mức phá vỡ để

từ đó tiếp tục đi theo xu hướng của quá trình này.

(cid:131) Khối lượng giao dịch sụt giảm là tín hiệu cho sự tạo thành của một mô hình giá và sau đó, khối lượng lại tăng lên tại và ngay sau thời điểm của sự phá vỡ.

92

Phân tích đồ thị

Tam giác đi lên có thể được coi là một mô hình đảo chiều. Đặc tính đảo chiều của mô hình này không được thể hiện rõ như trong trường hợp tam giác đối xứng. Vì vậy, các đặc trưng của mô hình tam giác hướng lên còn phụ thuộc vào việc nó được tạo nên trên phần nào của xu hướng.

Hình 46 minh họa mô hình tam giác hướng lên được tạo thành trên biểu đồ 4 giờ của cặp EUR/USD từ ngày 21 tháng 7 năm 2007 đến ngày 29 tháng 7 năm 2007. Nó có đầy đủ các điều kiện mà mô hình giá đòi hỏi. Giá nhanh chóng leo lên mức mục tiêu và thị trường tiếp tục xu hướng đi lên.

Tam giác hướng xuống

Đường xu hướng

Ngưỡng chặn mạnh

Hình 47. Tam giác Hướng xuống

Tam giác hướng xuống là nghịch đảo của mô hình tam giác hướng lên. Cạnh dưới của nó (đường hỗ trợ) nằm ngang. Sau khi mô hình tam giác hướng xuống được tạo thành, thị trường tiếp tục xu

93

FOREX 100%

hướng đi xuống. Sự tạo thành mô hình tam giác hướng xuống đáp ứng mọi điều kiện giống như đối với mô hình tam giác hướng lên.

Hình 48 minh họa mô hình tam giác hướng xuống được tạo thành trên biểu đồ 4 giờ của giá cổ phiếu công ty American Express từ ngày 8 tháng 6 năm 2004 đến ngày 21 tháng 6 năm 2004. Trong trường hợp này, tam giác hướng xuống đóng vai trò như một mô hình đảo chiều và được tạo thành vào cuối một diễn biến đi lên.

Điểm phá vỡ

Mục tiêu giá

Hình 48. Tam giác Hướng xuống. AXP, 4H, MetaTrader Admiral Markets

Tam giác mở rộng Tam giác mở rộng là một mô hình giá hiếm gặp so với mô hình tam giác đối xứng. Nó được tạo từ các đường hỗ trợ và kháng cự phân kỳ. Mô hình tam giác mở rộng thường xuất hiện sau một sự phá vỡ ngược chiều với xu hướng trước đó. Không có quy tắc giao dịch cụ thể nào đối với mô hình này. Mô hình tam giác mở rộng được minh họa trong Hình 49 và 50.

94

Phân tích đồ thị

Hình 49. Tam giác Mở rộng

Hình 50. Tam giác mở rộng. Cổ phiếu General Motors, tuần, MetaTrader Admiral Markets

95

 

FOREX 100%

Mô hình Cái nêm Mô hình cái nêm là một tam giác hướng đầu về phía chiều diễn biến của xu hướng trước đó. Mô hình giá này có các điều kiện tạo thành tương tự như mô hình tam giác đối xứng.

Đường chặn mạnh

Hình 51. Mô hình Cái nêm

Mô hình cái nêm được tạo thành như thế nào? Chúng ta hãy cùng xem xét mô hình cái nêm theo chiều đi lên được minh họa trong Hình 51. Các quy tắc giao dịch cho mô hình cái nêm theo chiều đi xuống cũng tương tự như vậy.

Khi giá tăng và tiến gần tới một ngưỡng chặn mạnh, nó bắt đầu giảm tốc. Trước khi giá chạm tới ngưỡng chặn mạnh đó, bên bán sốt sắng sẽ điều chỉnh mức giá (sóng 1). Sau đó xu hướng được khôi phục và những bên mua lại đẩy giá lên một đỉnh mới (sóng 2). Sau

96

Phân tích đồ thị

đó bên bán lại khiến thị trường đảo chiều (sóng 3), nhưng giá không thể quay trở lại mức đáy trước đó do bên mua đã trở nên tích cực hơn. Giá lại tạo nên một đỉnh mới trong sóng 4 và đi xuống trong sóng 5. Cuối cùng, giá lại đi lên trong sóng 6, phá vỡ một ngưỡng chặn mạnh và hoàn thiện mô hình giá.

Những đặc trưng của mô hình cái nêm:

(cid:131) Có một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh. (cid:131) Nêm được tạo thành từ 5 sóng. (cid:131) Bạn cần có hai điểm dao động thấp nhất và hai điểm dao

động cao nhất để tạo thành một hình nêm.

(cid:131) Nếu L là chiều dài của hình nêm, sự phá vỡ là chính xác khi nó diễn ra trong khu vực nằm giữa 2/3 L và 1/3 L tính từ dưới hình nêm lên (xem Hình 51). Sự phá vỡ diễn ra trong khu vực từ 2/3 L và 1/3 L. Sự phá vỡ nằm ngoài khu vực này là không chính xác.

(cid:131) Để bắt đầu giao dịch tại thời điểm của sự phá vỡ, hãy đặt mức cắt lỗ của bạn thấp hơn ngưỡng chặn mạnh vừa bị phá vỡ (nếu bạn đang mở một trạng thái mua) hoặc cao hơn ngưỡng chặn này (nếu bạn đang bán ra). Mục tiêu giá là chiều cao của cạnh đáy hình nêm tính từ điểm phá vỡ.

(cid:131) Một cách khác để đưa ra mục tiêu giá là tính toán chênh lệch giữa điểm phá vỡ và cạnh đáy của hình nêm tính từ điểm phá vỡ theo chiều diễn biến của nó. Sự chênh lệch giữa điểm phá vỡ và cạnh đáy của hình nêm được tạo thành từ sóng 5 và 6 trong Hình 51. Mục tiêu giá này có nhiều khả năng được đạt tới hơn.

97

 

FOREX 100%

(cid:131) Sau thời điểm phá vỡ, giá có thể quay lại mức phá vỡ để

từ đó tiếp tục đi theo xu hướng của quá trình này.

(cid:131) Khối lượng giao dịch sụt giảm là tín hiệu cho sự tạo thành của một mô hình giá và sau đó, khối lượng lại tăng lên tại và ngay sau thời điểm của sự phá vỡ.

(cid:131) Mô hình cái nêm có thể đồng thời được coi là mô hình tiếp diễn và đảo chiều. Nếu mô hình này xuất hiện tại giai đoạn cuối của một diễn biến lớn thì nó là dấu hiệu cho thấy thị trường đang yếu đi. Các quy tắc của một mô hình đảo chiều cũng tương tự như với một mô hình tiếp diễn.

Điểm phá vỡ

Mục tiêu giá

Hình 52. Mô hình cái nêm. USD/CAD, ngày, MetaTrader Admiral Markets

Hình 52 minh họa một mô hình nêm đảo chiều được tạo thành trên biểu đồ ngày của cặp USD/CAD từ ngày 4 tháng 1 năm 2007 đến ngày 9 tháng 2 năm 2007.

98

 

Các mô hình điều chỉnh (Correction patterns)

Mô hình Cờ

Mô hình Cờ (Hình 53) là một mô hình giá phổ biến và đã được chứng minh là hiệu quả. Đây là một mô hình điều chỉnh. Nó thể hiện chiều diễn biến của xu hướng và thời điểm kết thúc của nó. Mô hình này bao gồm một lá cờ với một cột cờ (xu hướng trước đó).

Đường chặn mạnh

Hình 53. Mô hình Cờ

Những đặc trưng của mô hình Cờ:

(cid:131) Đây là một mô hình điều chỉnh, đó là lý do vì sao nó có

xu hướng dốc nghiêng ngược với xu hướng trước đó.

(cid:131) Các cạnh của mô hình cờ song song hoặc hơi đồng quy

với các đường hỗ trợ hoặc kháng cự.

(cid:131) Đây là một mô hình ngắn hạn.

99

 

FOREX 100%

(cid:131) Mô hình này thường ngắn hơn nhiều so với xu hướng trước

đó.

(cid:131) Một ngưỡng hỗ trợ/kháng cự mạnh sẽ khuyến khích sự

điều chỉnh giá.

(cid:131) Bạn cần có hai điểm dao động cao nhất và hai điểm dao

động thấp nhất để tạo thành một lá cờ.

(cid:131) Để bắt đầu giao dịch tại thời điểm của sự phá vỡ cùng chiều với diễn biến của xu hướng trước đó, hãy đặt mức cắt lỗ của bạn thấp hơn ngưỡng chặn mạnh (nếu bạn mở một trạng thái mua) hoặc cao hơn ngưỡng chặn này (nếu bạn mở một trạng thái bán).

(cid:131) Mục tiêu giá là chiều rộng của lá cờ tính từ điểm phá vỡ. (cid:131) Khối lượng giao dịch sụt giảm là tín hiệu cho sự tạo thành của một mô hình giá và sau đó, khối lượng lại tăng lên tại và ngay sau thời điểm của sự phá vỡ.

Điểm phá vỡ

Mục tiêu giá

Hình 54. Mô hình Cờ. USD/CAD, ngày, MetaTrader Admiral Markets

100

 

Hình 54 minh họa một mô hình cờ được tạo thành trên biểu đồ hàng ngày của cặp USD/CAD từ ngày 4 tháng Sáu năm 2007 đến ngày 28 tháng 6 năm 2007. Đây là một trong những dạng mô hình cờ phổ biến nhất, được tạo thành sau một xu hướng kéo dài và rõ nét.

Mô hình Thòng lọng

Mô hình Thòng lọng có nhiều điểm tương tự như mô hình Cái nêm. Nhưng trái với mô hình Cái nêm, mô hình Thòng lọng là mô hình mà theo sau đó là một diễn biến giá cùng chiều với xu hướng trước đó chứ không phải là sự đảo chiều.

Cột cờ

Đường chặn mạnh

Hình 55. Mô hình Thòng lọng

Đặc trưng của mô hình Thòng lọng:

(cid:131) Đây là một mô hình điều chỉnh, đó là lý do vì sao nó có

xu hướng ngược với xu hướng trước đó.

101

FOREX 100%

(cid:131) Các cạnh của mô hình thòng lọng đồng quy với các

đường hỗ trợ hoặc kháng cự. (cid:131) Đây là một mô hình ngắn hạn. (cid:131) Mô hình này thường ngắn hơn nhiều so với xu hướng

trước đó.

(cid:131) Một ngưỡng hỗ trợ/kháng cự mạnh sẽ khuyến khích sự

điều chỉnh giá.

Mục tiêu giá

Điểm phá vỡ

Hình 56. Mô hình Thòng lọng. EUR/USD, ngày, MetaTrader Admiral Markets

(cid:131) Bạn cần có hai điểm dao động thấp nhất và hai điểm dao

động cao nhất để tạo thành một thòng lọng.

(cid:131) Để bắt đầu giao dịch tại thời điểm của sự phá vỡ cùng chiều với diễn biến của xu hướng trước đó, hãy đặt các mức cắt lỗ của bạn thấp hơn ngưỡng chặn mạnh (nếu bạn đang mở một trạng thái mua) hoặc cao hơn ngưỡng chặn này (nếu bạn đang mở một trạng thái bán).

102

Phân tích đồ thị

(cid:131) Mục tiêu giá là chiều rộng của thòng lọng tính từ điểm

phá vỡ.

(cid:131) Khối lượng giao dịch sụt giảm là tín hiệu cho sự tạo thành của một mô hình giá và sau đó, khối lượng lại tăng lên tại và ngay sau thời điểm của sự phá vỡ.

Trong một vài trường hợp, mô hình thòng lọng có thể được coi

là một mô hình đảo chiều.

Hình 56 minh họa một mô hình thòng lọng được tạo thành trên biểu đồ ngày của cặp EUR/USD từ ngày 27 tháng 8 năm 2007 đến ngày 5 tháng 9 năm 2007.

Các mô hình lưỡng tính (Ambiguous patterns)

Các mô hình lưỡng tính là những mô hình vừa mang tính tiếp

diễn vừa mang tính đảo chiều.

Mô hình Chữ nhật

Mô hình chữ nhật còn được gọi là phạm vi giao dịch (Trading range). Nó thể hiện một giai đoạn bình ổn của thị trường. Đây là một mô hình lưỡng tính. Bạn có thể phân biệt điều này nếu việc nó mang tính tiếp diễn hay đảo chiều phụ thuộc vào vị trí của nó trong một xu hướng và thời gian cần thiết để hình thành nó.

Đặc trưng của mô hình Chữ nhật: (cid:131) Có hai đường chặn mạnh. (cid:131) Hãy mở trạng thái giao dịch tại thời điểm phá vỡ. Mục tiêu giá là chiều cao của hình chữ nhật. Hãy đặt mức cắt lỗ của bạn thấp hơn ngưỡng chặn mạnh (nếu bạn đang mua vào) hoặc cao hơn ngưỡng chặn mạnh (nếu bạn đang bán ra).

103

FOREX 100%

Đường kháng cự

Giá tối đa

Giá tối thiểu

Đường hỗ trợ

Hình 57. Mô hình Chữ nhật

Mục tiêu giá

Điểm phá vỡ

Hình 58. Mô hình Chữ nhật. USD/CHF, 4H, MetaTrader Admiral Markets

104

Phân tích đồ thị

Hình 58 minh họa mô hình chữ nhật được tạo thành trên biểu đồ 4 giờ của cặp USD/CHF từ ngày 7 tháng 8 năm 2007 đến ngày 10 tháng 8 năm 2007. Trong trường hợp này, xu hướng đi lên được khôi phục sau khi mô hình chữ nhật được tạo thành. Mô hình chữ nhật có thể bị nhầm với một loại mô hình khác. Ví dụ, nếu chúng ta quay lại mô hình Đỉnh ba và biểu đồ giá cổ phiếu AIG, chúng ta thấy mô hình giá có thể được coi là mô hình chữ nhật. Trong trường hợp này, mô hình chữ nhật là mô hình đảo chiều.

Mô hình Kim cương

Hình 59. Mô hình Kim cương

Mô hình Kim cương (Hình 60) được tạo thành khi một tam giác mở rộng và chuyển thành một tam giác đối xứng. Chiến thuật giao dịch áp dụng cho mô hình Kim cương dựa trên chiến thuật được áp dung cho mô hình Tam giác Đối xứng. Đặc trưng của mô hình Kim cương:

105

 

FOREX 100%

(cid:131) Là một mô hình tam giác mở rộng. (cid:131) Bạn cần có hai điểm dao động cao nhất và hai điểm dao

động thấp nhất để tạo thành một tam giác đối xứng.

(cid:131) Thời điểm bắt đầu giao dịch là khi mục tiêu giá và các mức cắt lỗ được xác định như trong mô hình tam giác đối xứng.

(cid:131) Khối lượng giao dịch giảm xuống là dấu hiệu cho thấy sự tạo thành của một tam giác mở rộng và sau đó nó sẽ tăng trở lại. Sau đó, khối lượng giao dịch lại giảm đi một lần nữa cho thấy sự tạo thành của một tam giác đối xứng và tăng lên sau thời điểm của sự phá vỡ.

Mô hình Kim cương là một mô hình hiếm gặp và khó xác định.

Mô hình này có thể được coi là mô hình tiếp diễn hoặc đảo chiều.

Hình 60. Mô hình Kim cương. EUR/USD, 4H, MetaTrader Admiral Markets

106

Hình 60 minh họa mô hình kim cương đảo chiều được tạo thành trên biểu đồ 4 giờ của cặp EUR/USD từ ngày 10 tháng 10 năm 2006 đến ngày 10 tháng 10 năm 2006. Mục tiêu giá đạt được hoàn toàn giống như trong mô hình tam giác đối xứng.

Thống kê về các mô hình giá

Chúng ta sẽ tiến hành sắp xếp các mô hình giá theo độ tin cậy và xác suất để đạt được mục tiêu giá. Kết quả được dựa trên các nghiên cứu về mô hình giá tại các thị trường tài chính (Ngoại hối, chứng khoán, hàng hóa tương lai). Các kết quả nghiên cứu được đưa ra trong Biểu 1 là nghiên cứu mang tính thống kê và không hoàn toàn đáng tin cậy. Một vài số liệu của một số mô hình giá không xuất hiện là do các mô hình này ít xuất hiện và được coi là mô hình có điều kiện.

Biểu 1. Các mô hình giá: Độ tin cậy và xác suất để đạt tới mục tiêu giá.

Mô hình giá

Tạo thành tại Đỉnh

hoặc Đáy

Độ tin cậy của một mô hình giá từ mức 1 (ít tin cậy nhất) đến 8 (đáng tin cậy

nhất)

Xác suất đạt tới mục tiêu

giá (%)

Đầu và các vai

Đỉnh đôi/Đáy đôi Adam & Adam Adam & Eve Eve & Adam Eve & Eve

Đỉnh ba/Đáy ba

Đảo chiều Bật tăng mạnh và Đổ

Đỉnh Đáy

Đỉnh Đáy Đỉnh Đáy Đỉnh Đáy Đỉnh Đáy

Đỉnh Đáy Đỉnh

1 4

2 5 7 4 6 5 1 3

4 4 2

74 74

72 66 69 66 72 66 73 67

68 64 78

107

 

 

FOREX 100%

vỡ Tam giác Đối xứng Tam giác Hướng lên Tam giác Hướng xuống

Hình cái nêm

Hình cờ Thòng lọng

Chữ nhật

Kim cương

Đáy

Tiếp diễn Đảo chiều

Phá vỡ lên trên

Phá vỡ xuống dưới

Phá vỡ lên trên

Phá vỡ xuống dưới

Mô hình MSVD

4 4 7 4 8 3 2 6 6 5

7 2

68 75 69 69 51 68 64 56 82 60

75 69

Trong nhiều năm dài quan sát và ứng dụng các mô hình giá vào các thị trường giao dịch tài chính, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến tác động của các mô hình giá đối với thị trường, tính hiệu quả và độ tin cậy của chúng. Ví dụ, liệu có thể được xác định điểm gia nhập chính xác của mục tiêu giá và các khía cạnh khác trong giao dịch hay không? Qua thời gian, các nhà kinh doanh đã đúc rút được các quy tắc của thị trường cũng như các mô hình thể hiện phản ứng của nó mà nếu được kiểm chứng sau một thời gian giao dịch thực tế, chúng có thể trở thành các mô hình giá mới.

Chúng tôi sẽ giới thiệu một yếu tố mới trong lý thuyết hiện nay về các mô hình giá và tạo ra một mô hình giá mới, chưa từng được xem xét trước đây. Nó sẽ giúp chúng ta xác định các mục tiêu của mình khi áp dụng phương pháp phân tích đồ thị.

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, ưu điểm chính của các mô hình giá là chúng cho bạn các mục tiêu giá khách quan mà thị trường có thể đạt tới sau khi nó đã phá vỡ một vài ngưỡng chặn mạnh. Bạn có thể tận dụng những mục tiêu giá này để kiếm lời. Nhìn vào Biểu 1, chúng ta có thể thấy không phải lúc nào thị trường cũng đạt 100% mục tiêu giá. Tại sao lại như vậy? Điều gì đã dẫn tới kết quả đó? Điều gì đã

108

Phân tích đồ thị

khiến cho thị trường đôi khi không thể đạt tới mục tiêu giá nhưng đôi khi lại vượt quá cả mục tiêu này? Câu trả lời cho những câu hỏi này nằm ở sự kết hợp phức tạp giữa những điều kiện thị trường và khoảng thời gian mà mức giá cần để tạo thành một mô hình giá.

Có sự khác biệt nào về khoảng thời gian mà mức giá cần để đạt

tới mục tiêu giá hay không?

Câu trả lời là “Có!”. Mục tiêu giá sẽ thay đổi tùy thuộc vào khoảng thời gian trôi qua tính từ thời điểm mô hình giá được hoàn thiện. Thay đổi mục tiêu giá có thể diễn ra theo chiều hướng:

(cid:131) Tích cực khi nó làm tăng lợi nhuận dự kiến (cid:131) Tiêu cực khi nó làm giảm mức lợi nhuận dự kiến

Chúng tôi đã khám phá ra quy tắc MSVD để xác định sự thay đổi trong mục tiêu giá tùy thuộc vào các điều kiện thị trường và thời gian. Quy tắc MSVD chỉ ra rằng mục tiêu giá thay đổi ngược chiều với khoảng thời gian từ khi sự phá vỡ được xác định nhưng lại phụ thuộc vào độ dốc của đường (hỗ trợ hoặc kháng cự) đã bị giá phá vỡ để hoàn thiện mô hình giá.

Chúng tôi sẽ cho các bạn thấy một ví dụ. Hình 61 minh họa một mô hình Đầu và các vai được tối ưu hóa. Mô hình này đáp ứng tất cả các điều kiện đặc trưng của mô hình Đầu và các vai mà chúng tôi đã nói ở trên. Vậy sự khác biệt mà nó mang tới là gì? Mục tiêu giá là khoảng cách từ mức đỉnh của phần đầu và điểm phá vỡ A. Như các bạn có thể thấy, mục tiêu giá chỉ có thể đạt 85% (điểm B) thay vì 100%. Điều này có nghĩa là nếu bạn tuân theo các quy tắc Chốt lời đối với mô hình Đầu và các vai, mục tiêu giá của bạn sẽ không thể đạt được. Phải chăng bạn đã hiểu sai mô hình giá và điểm phá vỡ là không chính xác? Câu trả lời là “Không phải như vậy”. Mô hình giá hoàn toàn đúng. Nhưng mục tiêu giá đã thay đổi. Nói cách khác, nếu động lực đi xuống cao thì mục tiêu giá của bạn là sẽ điểm A. Giá càng

109

 

FOREX 100%

mất nhiều thời gian để đi xuống và chạm tới mục tiêu giá cổ điển thì mục tiêu giá sẽ càng thay đổi nhiều. Mục tiêu giá của bạn có thể chuyển từ A xuống B tùy thuộc vào động lực của diễn biến giá.

Đầu

Vai trái

Đường MSVD

Hình 61. Mô hình MSVD. Mô hình Đầu và các vai tối ưu hóa.

Trong ví dụ về mô hình Đầu và các vai tại Hình 61, để vẽ được

đường MSVD, chúng tôi đã làm như sau:

  1. Đo chiều cao của đỉnh H. 2. Tính toán khoảng cách tính từ H tới điểm phá vỡ theo chiều

diễn biến của nó và đánh dấu điểm A.

  1. Vẽ một đường song song với đường viền cổ của mô hình Đầu

và các vai đi qua điểm A.

Và đồ thị đã được vẽ xong. Chúng tôi đã đánh dấu xong mục tiêu giá động của mình. Vẽ một đường MSVD trong trường hợp một đường chặn mạnh có độ dốc âm cũng tương tự như những gì chúng

110

Phân tích đồ thị

tôi vừa làm. Đường chặn mạnh sẽ có độ dốc âm và đường MSVD cũng tương tự. Mô hình MSVD phải đáp ứng được các điều kiện sau: (cid:131) Đường MSVD phải song song với một đường chặn mạnh, đường này sẽ hoàn thiện mô hình một khi nó bị phá vỡ bởi mức giá.

(cid:131) Đường MSVD đóng vai trò như một mục tiêu giá nhưng điều này chỉ đúng trong khu vực đáng tin cậy của đường này. Khu vực này được giới hạn bởi điểm 1 và 2, điểm A và điểm phá vỡ trên biểu đồ. Nếu nó nằm ngoài khu vực trên, mục tiêu giá có thể không còn đáng tin cậy.

(cid:131) Giá có thể không đạt tới khu vực đáng tin cậy của đường MSVD vì hai lý do. Lý do thứ nhất là vì một điểm phá vỡ không chính xác, thị trường sẽ diễn biến theo chiều ngược lại. Lý do thứ hai là giá đã bình ổn trong một thời gian dài sau điểm phá vỡ sẽ diễn biến mạnh mẽ theo chiều hướng tới mục tiêu giá. Điều này có thể có nghĩa là thị trường sẽ đạt tới mục tiêu giá MSVD cũng như một mục tiêu giá cổ điển.

(cid:131) Góc giữa đường MSVD và trục hoành không cần thiết phải lớn hơn 30 độ. Góc này nên do mô hình giá quyết định. Các ngưỡng chặn mạnh của một vài mô hình giá không tạo thành các góc lớn. Trong trường hợp này, góc giữa đường MSVD và trục hoành sẽ lớn hơn 30 độ; bạn nên áp dụng mục tiêu giá cổ điển, cụ thể là điểm A trong ví dụ của chúng tôi.

(cid:131) Mô hình MSVD là chính xác với tất cả mô hình nào có thể áp dụng nó. Ví dụ, bạn không thể áp dụng mô hình MSVD vào mô hình Đỉnh đôi hoặc Chữ nhật vì các ngưỡng chặn mạnh của hai mô hình này nằm theo phương ngang.

111

FOREX 100%

(cid:131) Một vài mô hình giá có thể tạo thành các đường thể hiện ngưỡng chặn mạnh với góc nghiêng âm hoặc dương. Ví dụ, trong mô hình Đầu và các vai, độ dốc của đường thể hiện ngưỡng chặn mạnh có thể dương hoặc âm, điều này có nghĩa là độ dốc của đường MSVD cũng có thể dương hoặc âm tương ứng. Với các mô hình giá khác (ví dụ, mô hình Chữ nhật), đường MSVD có thể có độ dốc âm nếu xu hướng là đi lên và độ dốc dương nếu xu hướng là đi xuống.

Chúng ta hãy cùng quay lại với Biểu 1. Nếu chúng ta sử dụng mô hình MSVD để xác định mục tiêu giá thì khả năng đạt được mục tiêu giá đó sẽ cao hơn.

Mô hình MSVD có thể được áp dụng với các loại phân tích khác nhau. Bên cạnh phân tích biểu đồ, nó còn có thể áp dụng được với phân tích giá tỷ lệ (Proportional price analysis).

Kết luận

Phân tích biểu đồ (cổ điển) có tác dụng rất lớn trong quá trình giao dịch trên các thị trường tài chính, nhờ nó bạn luôn có thể tìm ra hướng đi cho mình trong điều kiện thực tế của thị trường. Cho dù bạn sử dụng kiểu và chiến lược giao dịch nào; bạn là nhà kinh doanh chuyên nghiệp hay nghiệp dư; bạn giao dịch tiền tệ, cổ phiếu hay hàng hóa thì bạn vẫn nên bắt đầu ngày giao dịch của mình bằng việc phân tích biểu đồ.

112

Phân tích tỷ lệ

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Tin Hot

GIỚI THIỆU - HƯỚNG DẪN

Tradeboxx.net là một hệ thống mở, thành viên tự chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải. Truy cập, sử dụng website này bạn phải chấp nhận Quy định của Diễn đàn. Phiên bản thử nghiệm, đang tiến hành xin cấp giấy phép thiết lập MXH. Trade Boxx Cung cấp Lớp học trade miễn phí chất lượng cao cho Trader mới miễn phí; Hệ thống mở thư viện các cuốn sách Trading tiêu biểu miễn phí, Hệ thống mở tài liệu Trading Kinh điển miễn phí ...

LIÊN HỆ - CONTACT

Email: [email protected]
Cảnh báo rủi ro. Lưu ý rằng Trading CFDs là sản phẩm có đòn bẩy và có thể dẫn đến thua lỗ tất cả số vốn đã đầu tư. Chính sách bảo mật tb gr

DMCA.com Protection Status

forexlienminhtrader.com