Trong Forex, có rất nhiều phương pháp giao dịch khác nhau như: Day Trading (giao dịch theo ngày); Swing Trading (giao dịch theo trend), Scalping (giao dịch lướt sóng)… Trong đó, phương pháp Scalping được rất nhiều trader áp dụng trong quá trình giao dịch.
Vậy Scalping là gì? Cách ứng dụng phương pháp này trong các giao dịch trên thị trường Forex thế nào? Cùng ASX Markets tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngày hôm nay nhé.
-
Scalping là gì?
Scalping là một phương pháp lướt sóng để thu lợi nhuận nhỏ một cách thường xuyên bằng cách vào và thoát lệnh nhiều lần trong ngày. Khác với Day Trading, trader không bao giờ giữ lệnh qua phiên giao dịch tiếp theo hay giao dịch qua đêm.
Scalper là những người cố gắng kiếm lợi từ 5 đến 10 pips cho mỗi lệnh giao dịch và lặp lại hành động này trong suốt phiên giao dịch. Họ sử dụng đòn bẩy cao và thực hiện giao dịch với chỉ một vài pips lợi nhuận.
-
Lý do các trader yêu thích phương pháp Scalping
Với một lot chuẩn có giá trị trung bình khoảng 10 USD cho một pip. Như vậy, cứ 5 pips có lời là trader có thể kiếm được 50 USD. Nếu trader có thể giao dịch và tạo ra mức lợi nhuận vài lần trong ngày, họ hoàn toàn có thể kiếm được từ vài chục đến vài trăm USD trong một phiên giao dịch. Đây là lý do mà các trader rất thích sử dụng phương pháp Scalping trong giao dịch.
-
Những yếu tố cần có để trở thành một scalper
Scalping là một trong những phương pháp giao dịch Forex. Và dĩ nhiên là nó không dành cho tất cả mọi người.
Scalping là phương pháp áp dụng trong một khung thời gian nhỏ. Nó đòi hỏi bạn phải thường xuyên theo dõi thị trường để nắm bắt cơ hội ngay lập tức. Những scalper thích thú với việc ngồi liên tục trước màn hình máy tính để theo dõi biểu đồ giá trong suốt thời gian của phiên giao dịch.
Đồng thời, họ phải có sự tập trung rất lớn trong việc quan sát thị trường để thực hiện chiến lược scalping tốt nhất. Vì biên độ lời mà scalper kỳ vọng là rất nhỏ nên thời điểm vào và thoát lệnh là yếu tố cực kỳ quan trọng.
Đó là lý do nếu bạn luôn muốn phân tích thị trường thật kỹ lưỡng và cần có nhiều thời gian để quyết định thì có lẽ scalping sẽ không phù hợp với bạn.
4. Các phương pháp scalping cơ bản
4.1 Sử dụng đường trung bình giản đơn (Moving Average)
Một scalper tìm kiếm tín hiệu giao dịch chủ yếu nhờ phân tích kỹ thuật. Một trong những chỉ báo hữu hiệu nhất phục vụ cho chiến lược này chính là các đường trung bình động hàm mũ (EMA).
Các scalpers sẽ dựa vào chúng để xác định xu hướng và tìm điểm vào lệnh. Dưới đây là ví dụ về đường EMA 200 màu xanh cho cặp tiền tệ AUD/USD.
Ichimoku
Chỉ báo Ichimoku phác họa lại diễn biến giá trên biểu đồ một cách trực quan giúp trader có một cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn vào hành động giá để xác định xu thế sắp tới và thời điểm thích hợp để vào và thoát lệnh.
Đây là chỉ báo độc lập không cần sự giúp đỡ của các kỹ thuật phân tích khác với cấu tạo gồm 5 đường khác nhau.
Trong đó, đường màu xanh lam thể hiện mức trung bình của mức cao nhất và mức thấp nhất thấp nhất trong 26 phiên vừa qua.
Đường tô màu đỏ là mức trung bình của mức cao nhất và thấp nhất trong 9 phiên vừa qua. Đường màu xanh lá cây thể hiện giá đóng cửa dự kiến 26 phiên sau này.
Chỉ báo RSI
Chỉ báo RSI dùng để đo lường những thay đổi của giá trong các điều kiện quá mua/ quá bán. RSI trên 70 là dấu hiệu của cặp tiền tệ đang ở mức quá mua và khi nó dưới 30 thì lúc này cặp tiền tệ đang ở mức quá bán. Chỉ báo RSI được biểu thị bằng đường màu tím bên dưới chân nến.
Chỉ báo Stochastic
Chỉ báo ngẫu nhiên Stochastic được sử dụng để xác định các xu hướng đảo chiều tiềm năng của thị trường. Tín hiệu bán sẽ được thông báo khi chỉ báo Stochastic tăng mạnh lên 80 và tín hiệu mua sẽ xuất hiện khi Stochastic rơi xuống dưới 20.
Lời kết
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về chiến lược Scalping mà mọi trader nên biết. ASX Markets mong rằng bài học phân tích kỹ thuật lần này sẽ giúp các trader có thêm nhiều kiến thức để giao dịch hiệu quả và đạt lợi nhuận cao nhất.