Sóng 1
Sóng 1 có điểm xuất phát từ thị trường con gấu (suy thoái). Do đó, sóng 1 ít khi được nhận biết ngay từ đầu. Mục đích của việc đo lường sóng 1 để tìm ra tỷ lệ của các sóng còn lại. Mặc dù không có một quy tắc nhất định nào trong tỷ lệ của các sóng còn lại, nhưng có những tác dụng nhất định trong việc ước tính độ dài của các con sóng khác. Trước khi nói về các tỷ lệ này, chúng ta cần phải đến Fibonacci trước.
Tỷ lệ Fibonacci là những tỷ lệ toán học được tính ra từ các con số của dãy số Fibonacci. Dãy số Fibonacci được tìm ra bởi Leonardo Fibonacci từ năm 1180 trước công nguyên. Dãy số Fibonacci được sử dụng rất nhiều tronng các lĩnh vực như máy móc, vũ trụ, chứng khoán,… Đây là cơ sở sản sinh ra các tỷ lệ Fibonacci với mục đích dùng nó để hỗ trợ giao dịch.
Các tỷ lệ Fibonacci được dùng thường xuyên nhất là:
1 1.618 2.618 4.23 6.85 (mở rộng)
0.14 0.25 0.5 0.618 (thoái lui)
Sóng 2
Sóng 2 thường thoái lui về mức 0.5 hoặc 0.62 (làm tròn từ 0.618) so với sóng 1.
Sóng 3
Sóng 3 thường có quan hệ tỷ lệ với sóng 1 theo một trong ba trường hợp sau: Sóng 3 = 1.62 sóng 1; Hoặc = 2.62 sóng 1; hoặc 4.25 sóng 1
Các tỷ lệ thường thấy nhất là 1.62 và 2.62. Tuy nhiên, nếu sóng 3 là sóng mở rộng thì các tỷ lệ 2.62 và 4.25 phổ biến hơn.
Sóng 4
Sóng 4 thường có quan hệ với sóng 3 theo một trong ba trường hợp sau: sóng 4 = 24% sóng 3; hoặc = 38% sóng 3; hoặc bằng 50% sóng 3
Các tỷ lệ 24% và 38% là phổ biến nhất cho sóng 4
Sóng 5
Sóng 5 có hai quan hệ tỷ lệ theo hai trường hợp:
- Nếu độ dài sóng 3 > 1.62 sóng 1 thì tỷ lệ của sóng 5 như sau: sóng 5 = sóng 1; hoặc = 1.62 sóng 1; hoặc = 2.62 sóng 1
- Nếu độ dài sóng 3 <1.62 thì sóng 5 sẽ là sóng mở rộng, khi đó các tỷ lệ của sóng 5 có thể là: sóng 5 bằng 0.62 sóng 1-3 (từ điểm khởi đầu sóng 1 đến đỉnh sóng 3); hoặc sóng 5 = sóng 1-3; hoặc bằng 1.62 sóng 1-3