menu
Chiến tranh tiền tệ – Currency War – Phần 6: CÂU LẠC BỘ TINH ANH THỐNG TRỊ THẾ GIỚI

Chiến tranh tiền tệ – Currency War – Phần 6: CÂU LẠC BỘ TINH ANH THỐNG TRỊ THẾ GIỚI

News Trading

News Trading
Like
2990 View

Chiến tranh tiền tệ – Currency War – Phần 6: CÂU LẠC BỘ TINH ANH THỐNG TRỊ THẾ GIỚI

Thế lực tư bản tài chính đã lên một kế hoạch cực kỳ lâu dài nhằm mục đích xây dựng một hệ thống tài chính để khống chế được cả thế giới, chỉ với một số ít người nhưng có thể làm bá chủ thế giới cả về chính trị lẫn kinh tế.

Hệ thống này thực ra là một mô hình theo kiểu chuyên chế phong kiến được các ông chủ ngân hàng đầu não thâu tóm hết sức hợp lý thông qua nhiều thoả thuận bí mật được ký kết trong những cuộc họp dày đặc.

Cốt lõi của hệ thống này chính là ngân hàng thanh toán quốc tế Basel (Thuỵ Sĩ) – một ngân hàng thuộc quyền quản lý của tư nhân bởi bản thân những ngân hàng dầu não đang kiểm soát nó cũng chính là những công ty tư nhân. Vì thế nên mỗi ông chủ ngân hàng đầu não đó đều ra sức thông qua các phương thức như kiểm soát cho vay tài chính, thao túng giao dịch ngoại hối, tạo ảnh hưởng đến đời sống kinh tế quốc gia, cũng như trả thù lao cho các chính trị gia hợp tác trong các hoạt động thương mại để khống chế chính phủ của các nước(1).

Nhà sử học Carroll Quigley – năm 1966.

Trong cuộc sống hiện nay, các thuật ngữ như “chính phủ thế giới”, “tiền tệ thế giới” đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Nếu không có những bối cảnh lịch sử tương quan thì rất có thể bạn sẽ coi điều này chỉ là một sự cóp nhặt những tin tức mới thông thường, trong khi thực tế đó lại là một kế hoạch khổng lồ đang bắt đầu chuyển động. Và điều khiến người ta cảm thấy lo ngại đó chính là đại đa số người Trung Quốc vẫn chưa hiểu rõ được kế hoạch này.

Tháng 7 năm 1944, trong khi cả hai châu lục Á – Âu còn đang chìm trong khói lửa chiến tranh, nghĩa là chỉ hơn một tháng sau khi mở màn cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai thì tại Anh, Mỹ, một số nước Tây Âu đã cử đại diện của mình cùng với đại diện của 44 quốc gia khác trên thế giới đến Bretton Woods – một danh thắng nghỉ mát nổi tiếng của bang New Hampshire – để đàm phán về kế hoạch lập lại trật tự kinh tế thế giới mới sau chiến tranh. Còn các ông chủ ngân hàng quốc tế cũng bắt đầu thực thi kế hoạch mà họ đã vạch ra từ trước: kiểm soát việc phát hành tiền tệ trên toàn thế giới Các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế lúc này đã lập nên những hệ thống tổ chức nòng cốt như Viện Hoàng gia về các vấn đề quốc tế ở Anh (Royal Institute of International Affairs) hay Hội đồng quan hệ quốc tế tại Mỹ (Council on Foreign Relations). Sau đó, từ hai tổ chức nòng cốt này, họ lại phát triển thêm ra hai phân nhánh mới – Câu lạc bộ Bilderberg nắm giữ chính sách định hướng quan trọng về lĩnh vực kinh tế, còn uỷ ban ba bên (Trilateral Committee) chịu trách nhiệm về các vấn đề chính trị.

Mục đích cuối cùng của những tổ chức này chính là thành lập nên một chính phủ thế giới do một số rất ít các phần tử tinh anh thống trị cũng như thiết lập một hệ thống phát hành tiền tệ thế giới thống nhất cuối cùng, sau đó tiến hành thu “thuế thế giới” đối với công dân toàn cầu, đây chính là cái được gọi là “Trật tự thế giới mới“ (New World Order)!

Với một hệ thống như vậy, quyền quyết định nội bộ kinh tế và chính sách tiền tệ của các quốc gia có chủ quyền lẽ dĩ nhiên đều bị tước đoạt, và điều hiển nhiên đó là sự tự do về kinh tế lẫn chính trị cùng người dân của các nước ấy sẽ bị thao túng. Lúc đó, nợ nần chứ không phải là vũ khí mới chính là lớp vỏ xiềng xích đang trùm lên từng người dân hiện đại. Và để khiến cho mỗi “nô lệ“ hiện đại này tạo ra được hiệu quả lớn nhất thì việc tự do quản lý kinh doanh cần phải chuyển sang giai đoạn “ứng dụng” khoa học hiệu suất cao, xã hội không còn sử dụng tiền mặt mà là dùng tiền điện tử, áp dụng các kỹ thuật nhận dạng như RFIDI thống nhất chung trên toàn thế giới, còn chứng minh nhân dân sẽ được cấy vào cơ thể người. Tất cả những điều này chỉ để nhằm mục đích cuối cùng là biến con người hiện đại thành “nô lệ”.

Nhờ kỹ thuật nhận biết được bằng tần số mà các ông chủ ngân hàng quốc tế cuối cùng cũng đã có thể kiểm soát và quản lý được từng người dù đang ở bất kỳ đâu trên trái đất này vào bất cứ lúc nào. Ngay sau khi tiền mặt không còn sử dụng trong xã hội nữa, chỉ cần lướt nhẹ ngón tay trên bàn phím máy vi tính là mỗi người đều có thể bị tước đoạt mất quyền mưu cầu của cải cho riêng mình bất cứ lúc nào. Và đây chính là một cảnh tượng vô cùng kinh hãi đối với tất cả những người yêu quý quyền tự do. Nhưng đối với các ông chủ ngân hàng quốc tế mà nói thì đây mới chính là cảnh giới cao nhất của “trật tự thế giới mới”.

Các bậc tinh anh đều cho rằng kế hoạch của họ không phải là “âm mưu”, mà là “dương mưu” (âm mưu mở), bởi nó khác với ý nghĩa truyền thống của âm mưu ở chỗ họ không có cơ cấu lãnh đạo rõ ràng mà chỉ là “sự gặp gỡ hoàn toàn xã giao của những người cùng chí hướng hợp nhau”. Tuy vậy, điều khiến cho những người bình thường cảm thấy bất an đó chính là hầu như những nhân sĩ lớn có chí hướng hợp nhau này đều muốn những con người bình thường hy sinh lợi ích của mình để bổ xung” cho lý tưởng” của họ.

Người sáng lập ra Hội đồng Quan hệ Quốc tế tại Mỹ sau khi kết thúc cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất chính là đại tá House, một trong những nhà định hướng chiến lược chủ chốt của kế hoạch này ở nước Mỹ.

1. Đại tá House – “Cha đỡ đầu tinh thần” và “hội đồng các mối quan hệ quốc tế” Ở Washington, không ai có thể thấy được người thống trị thực sự, họ điều khiển quyền lực từ phía sau tấm bình phong(2).

Edward House, Thẩm phán Toà án tối cao của Mỹ.

Đại tá House – tên gọi đầy đủ là Edward House, thẩm phán Toà án tối cao ở Mỹ – được Thống đốc bang Texas phong hàm đại tá nhằm biểu dương cho những đóng góp của ông trong cuộc bầu cử của bang này. House được sinh ra trong một gia đình giàu có chuyên nghề ngân hàng ở bang Texas. Trong thời kỳ nội chiến ở Mỹ, Thomas, cha ông, là người đại diện của dòng họ Rothschild tại châu Âu. Thời trẻ, House học tập tại Anh, và cũng giống như rất nhiều ông chủ ngân hàng của nước Mỹ thời kỳ đầu thế kỷ 20, House coi nước Anh như tổ quốc mình, đồng thời sớm thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với giới ngân hàng ở Anh.

Năm 1912, House đã xuất bản một cuốn tiểu thuyết mang tên “Philip Dru: Administrator”- một cuốn sách về sau đã được các nhà sử học đón nhận và rất ưa thích. Trong cuốn tiểu thuyết này, ông đã dựng nên một hình mẫu về một kẻ độc tài nhân từ đã nắm giữ được quyền lực của cả hai đảng ở Mỹ, thành lập được ngân hàng trung ương, thực thi được chính sách thuế thu nhập luỹ tiến liên bang, bãi bỏ được thuế quan bảo hộ, xây dựng nên hệ thống an sinh xã hội, tổ chức được một liên minh quốc tế (League of Nations).

Một thế giới tương lai được ông “dự đoán” trong cuốn sách này lại tương đồng một cách đáng kinh ngạc đối với tất cả những gì đã xảy ra ở nước Mỹ sau này, “khả năng dự báo” của ông quả thực đã vượt qua cả Keynes.

Thực ra, những tác phẩm mà cả đại tá House và Keynes đã viết ra giống như những bản kế hoạch thực thi chính sách tương lai hơn là những ấn phẩm dự báo tương lai.

Ngay sau khi xuất bản, cuốn sách của đại tá House đã thu hút được sự chú ý của tầng lớp xã hội thượng lưu Mỹ, còn điều dự báo trong sách về tương lai của nước Mỹ lại hết sức trùng khớp với sự kỳ vọng của nhung ông chủ ngân hàng quốc tế. Điều này khiến cho đại tá House nhanh chóng trở thành “người cha đẻ) đầu tinh thần” trong giới tinh anh Hoa Kỳ.

Năm 1912, khi bàn về việc chọn ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, những người đứng đầu Đảng này đã cố tình bố trí để House “phỏng vấn” kiểm tra trực tiếp ứng cử viên Wilson. Sau khi đến gặp House ở New York, hai người đã có một cuộc nói chuyện khá lâu và đều tỏ ra rất ý hợp tâm đầu. Cuộc nói chuyện đó đã khiến Wilson phải thốt lên rằng: “Ngài House chính là hoá thân của tôi, là một bản sao thứ hai về chính con người tôi. Bởi cả hai chúng tôi đều có suy nghĩ giống nhau tới mức thật khó phân biệt được. Và nếu là House, tôi sẽ làm mọi việc đúng theo cách nghĩ của ông ấy(3).

Vậy là House đã đóng vai trò bắc cầu và thương thuyết giữa các chính trị gia với những ông chủ ngân hàng. Trước khi Wilson trúng cử, tại buổi tiệc do giới ngân hàng phố Wall tổ chức, House đã đảm bảo với các ông chủ tài chính lớn rằng: “Con lừa (Đảng Dân chủ) do Wilson đang cưỡi tuyệt đối sẽ không đá hậu trên đường…”(4) khiến cho những đại gia như Schiff, Warburg, Morgan, Rockefeller đều gửi gắm hy vọng vào House tới mức Schiff còn ví House như Moses, còn mình và những ông chủ ngân hàng khác thì như Warren.

Tháng 11 năm 1912, sau khi trúng cử tổng thống, Wilson đã đến Bermuda để nghỉ ngơi. Trong thời gian này, ông đã đọc rất kỹ tác phẩm “Philip Dru: Administrator” của House. Sau đó, trong những năm 1913-1914, ông đã cho thi hành các chính sách cũng như ban bố những pháp lệnh mà hầu hết đều đúng như những gì được viết ra trong cuốn tiểu thuyết của House.

Ngày 23 tháng 12 năm 1913, sau khi “Dự luật Cục Dự trữ Liên bang Mỹ“ được thông qua, Schiff, ông chủ ngân hàng của phố Wall đã viết thư cho House nói rằng: “Tôi muốn nói: Xin cảm ơn ngài về sự cống hiến thầm lặng mà hiệu quả từ những điều ngài đã làm trong quá trình vận động để dự luật tiền tệ được thông qua lần này(5).

Ngay sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ quan trọng là xây dựng được ngân hàng trung ương tư nhân này tại Mỹ, House đã bắt đầu tập trung vào các công việc quốc tế. Vốn có mối quan hệ rộng đối với những ông chủ quan trọng khắp từ Âu sang Mỹ mà House đã nhanh chóng trở thành một nhân vật có tiếng trên vũ đài thế giới. “ông ta (House) có mối quan hệ hết sức sâu sắc với các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế ở New York. Sức ảnh hưởng của ông ta lan toả đến rất nhiều các tổ chức tài chính cũng như những ông chủ ngân hàng lớn bao gồm: anh em nhà Paul Warburg và Felix Warburg, Otto Kun, Lui Mabow, Henry Mckensey, anh em nhà Jacopo và Motimer Schiff, hay Herbert Liman. Ngoài ra, House còn có mối quan hệ khăng khít với các chính trị gia và cả những ông chủ ngân hàng lớn ở châu Âu“(6).

Năm 1917, tổng thống Wilson đã uỷ thác cho House tổ chức thành lập nhóm “điều tra” (The Inquiry) chuyên phụ trách các vấn đề có liên quan tới việc soạn thảo hiệp định hoà bình trong tương lai. Ngày 30 tháng 5 năm 1919, tại một khách sạn ở Paris – Pháp, nam tước Edward Rothschild đã triệu tập một hội nghị với khách mời tham dự bao gồm tất cả các thành viên của nhóm điều tra” và các thành viên hội nghị bàn tròn của Anh. Vấn đề trọng tâm của hội nghị đó là cân bằng lực lượng về các phần tử tinh anh giữa Anh và Mỹ. Ngày 5 tháng 6, những người này lại tổ chức nhóm họp một lần nữa và đi tới quyết định cuối cùng, đó là: vẫn phân chia hình thức tổ chức nhưng thống nhất hành động một cách có lợi. Ngày 17 tháng 6, House trong vai trò người triệu tập đã đứng lên thành lập Viện Hoàng gia Về Các Vấn đề Quốc tế ở Anh (Institute of International Affairs). Ngày 21 tháng 7 năm 1921, House đổi tên tổ chức này thành Hội đồng Quan hệ Quốc tế (Council Foreign Affairs) được những ông chủ ngân hàng phố Wall tài trợ. Thành viên của tổ chức này bao gồm nhóm “điều tra”, các đại biểu Mỹ tham gia hội nghị hoà bình Paris và 270 nhân vật tinh anh thuộc giới chính trị, tài chính đã tham gia xây dựng nên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Vậy là một tổ chức với mục đích khống chế xã hội Mỹ và chính trị thế giới đã ra đời từ đó Khi còn là trợ lý Bộ trưởng hải quân dưới thời của Wilson, Roosevelt đã đọc rất kỹ tác phẩm “Philip Dru: Administrator” của House và tìm thấy được sự gợi ý sâu sắc từ đó “Kẻ độc tài nhân từ” được miêu tả trong cuốn sách chính là hình ảnh lột xác tử con người thực sau này của Roosevelt. Ngay sau khi Roosevelt trúng cử tổng thống, House lập tức được bổ nhiệm thành cố vấn cao cấp tối quan trọng trong Nhà tưởng. Còn con rể của Roosevelt đã viết trong hồi ký của mình rằng:

Trong cả một quãng thời gian dài, tôi luôn cho rằng chính Roosevelt đã nghĩ ra rất nhiều chủ trương và biện pháp hữu ích cho nước Mỹ. Nhưng thực tế lại không phải như vậy. Hầu hết cách nghĩ cũng như đạn dược” chính trị của ông đều là những thứ mà Hội đồng quan bệ quốc tế và Tổ chức chủ trương thống nhất thế giới chung một đồng tiền đã làm sẵn ra từ trước cho ông(7).

Ngày 17 tháng 2 năm 1950, con trai của Paul Warburg, nhà tài phiệt ngân hàng James Warburg – người đã từng đảm nhận chức cố vấn tài chính cho Roosevelt đồng thời cũng là thành viên của Hội đồng quan hệ quốc tế – đã phát biểu tại hội nghị uỷ ban đối ngoại của thượng nghị viện rằng: “Chúng ta cần phải xây dựng một chính phủ thế giới bất kể người ta có thích nó hay không. Chỉ có một vấn đề duy nhất là chính phủ thế giới này rốt cuộc sẽ được lập nên từ nhận thức chung (của hoà bình) hay là sự chinh phục (của uy lực) mà thôi(8).

Ngày 9 tháng 12 năm 1950, tờ Chicago Forum đã đăng một bài xã luận với nội dung: “Các thành viên của Hội đồng quan hệ quốc tế tạo được ảnh hưởng lớn đến xã hội hơn những người bình thường rất nhiều. Họ đã biết tận dụng địa vị cao hơn người khác của mình về tiền tài, địa vị xã hội, học thức để dần đưa đất nước này đến con đường phá sản về kinh tế và sụp đổ về quân sự. Họ cần phải nhìn kỹ lại bàn tay mới khô máu từ cuộc đại chiến thứ nhất, trong khi bàn tay kia vẫn còn đang ướt máu của cuộc đại chiến thứ hai(9).

Năm 1971, John Rarick, một nghị sĩ bang Louisians đã có nhận xét: “Hội đồng quan hệ quốc tế vẫn đang ra sức thành lập nên một chính phủ thế giới và đã nhận được sự ủng hộ về tài chính của một số Quỹ miễn thuế lớn nhất. Họ vung lên cây gậy quyền lực để giành lấy việc tạo ra một ảnh hưởng cực lớn đối với tài chính, thương mại, lao động, quân sự, giáo dục và truyền thông đại chúng. Mọi công dân trên đất Mỹ có ý thức bảo vệ và gìn giữ hiến pháp Mỹ cũng như tinh thần thương mại tự do của chính phủ tốt này đều cần phải hiểu được mưu đồ của nó. Có một điều đáng nói là giới truyền thông, những con người luôn được đất nước chúng ta bảo vệ quyền nắm rõ tình hình, luôn sẵn sàng bóc trần những vụ bê bối, nhưng lại hoàn toàn im lặng một cách đáng ngờ khi bàn tới những vấn đề có liên quan đến Hội đồng quan hệ quốc tế. Điều này có nghĩa Hội đồng quan hệ quốc tế thực ra là một tổ chức tinh anh, là nơi tụ hợp những nhân vật không chỉ có quyền lực và ảnh hưởng tối quan trọng về những quyết sách tối cao trong chính phủ nhằm duy trì được áp lực từ trên xuống, mà nó còn thông qua những khoản tài trợ cá nhân và tổ chức nhằm làm gia tăng áp lực từ dưới lên trên, với mục đích cuối cùng là để ủng hộ cho việc biến nhà nước Cộng hoà có hiến pháp, có chủ quyền nhanh chóng trở thành tay sai của một chính phủ thế giới độc tài(10).

Hội đồng quan hệ quốc tế có tầm ảnh hưởng tuyệt đối đến chính trị Mỹ. Kể từ cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai đến nay, ngoại trừ có ba người, còn hầu như những người trúng cử tổng thống đều là thành viên của tổ chức này. Dù mấy chục năm nay, hai đảng tham gia tranh cử vẫn luôn thay nhau nắm quyền nhưng chính sách của chính phủ thì luôn được duy trì hết sức nhất quán. Sở dĩ có điều đó là vì các thành viên của hội đồng quan hệ quốc tế đã nắm giữ được những vị trí trọng yếu nhất trong chính phủ. Từ năm 1921 đến nay, đại đa số các bộ trưởng tài chính dầu là người cửa tổ chức này. Các cố vấn an ninh quốc gia từ thời Eisenhower đến nay chủ yếu đều do chính tổ chức này quyết định và bố trí. Tính ra đã có 14 bộ trưởng ngoại giao (kể từ năm 1949 đến nay), 11 bộ trưởng quốc phòng và 9 cục trưởng cục tình báo trung ương đều là người của tổ chức này.

Có thể thấy rằng, Hội đồng quan hệ quốc tế chính là “trường đảng trung ương” của các tinh anh Mỹ, bởi “Một khi các thành viên cốt cán của Hội đồng quan hệ quốc tế quyết định về một chính sách đặc biệt nào đó của chính phủ Mỹ, thì bộ máy nghiên cứu với quy mô khổng lồ của tổ chức này sẽ bắt đầu vận hành hết tốc lực. Họ đưa ra các quan điểm dựa trên cả tình cả lý để làm tăng thêm sức thuyết phục của chính sách mới. Trên bình diện chính trị và lý tưởng, nó làm xáo trộn và hạ thấp giá trị của bất kỳ ý kiến phản đối nào”(11).

Mỗi khi bộ máy quan trường Washington bị khuyết những vị trí trọng yếu, thì công việc đầu tiên của Nhà Trắng là gọi điện cho Hội đồng quan hệ quốc tế ở New York. Tờ Christian Science Monitor đã tiết lộ rằng, hơn một nửa số thành viên của tổ chức này đều được mời tham gia bộ máy chính phủ hoặc đảm trách vị trí cố vấn cho chính phủ.

Hội đồng quan hệ quốc tế có tới 3.600 thành viên và đều phải là công dân Mỹ thuộc giới ngân hàng, lãnh đạo của các công ty lớn, quan chức cao cấp trong chính phủ, các nhà báo cùng những học giả nổi tiếng, các cố vấn chiến lược hàng đầu và cả những tướng lĩnh cao cấp trong quân đội.

Những người này đã hợp lại và trở thành “hạt nhân rắn chắc” của chính giới Mỹ.

Báo cáo của Hội đồng quan hệ quốc tế Mỹ năm 1987 cho biết, đã có 262 nhà báo cũng như các chuyên gia truyền thông nổi tiếng trong lĩnh vực “dẫn dắt dư luận” thuộc những giới truyền thông cốt yếu tại quốc gia này là thành viên của tổ chức. Những người này không chỉ “đẫn giải” các chính sách ngoại giao của chính phủ mà còn “soạn ra” những chính sách đó. Thành viên của hội đồng quan hệ quốc tế đã nắm giữ những mạng lưới truyền hình như CBS, ABC, NBC và PBS. Với giới báo chí, họ đã kiểm soát được các tờ báo lớn như: New York Times, Washington Post, Wall Street Daily Joumal, nhật báo Hoàn cầu Boston, Mothy của Bai, Los Angeles Times. Còn trong lĩnh vực tạp chí, họ đã giám sát được các tạp chí thuộc dòng chủ lưu như Times, Fortune, Life, Finance, The People, Entertainment Weekly s, Newsweek, Bussiness Weekly, US News & World Report, Readers Degest, Forbes và Atlantic Weekly. Đối với lĩnh vực xuất bản, họ đã khống chế các nhà xuất bản lớn nhất như: Mcmillan, Lander, Simon and Schuster, Hay Brother s, McGraw Hill(12).

Thượng nghị sĩ Mỹ William Jenner đã từng nói rằng:

“Ngày nay, nước Mỹ có thể hoàn toàn hợp pháp hoá con đường đi đến độc tài của mình, còn người dân thì không nghe mà cũng chẳng thấy. Nhìn bên ngoài, chúng ta có một chính phủ hoạt động tuân thủ theo đúng hiến pháp. Nhưng bên trong chính phủ đó và cả hệ thống chính trị của chúng ta vẫn tồn tại một thứ quyền lực đại diện cho quan điểm của các bậc tinh anh – những người luôn cho rằng, hiến pháp của chúng ta đã lỗi thời và quyền quyết định có lẽ đang nằm trong tay họ”.

Như vậy, quyền quyết định các vụ việc dù đối nội hay đối ngoại của nước Mỹ thực sự không còn nằm trong tay của hai đảng Cộng hoà và Dân chủ nữa. Giờ đây nó đã nằm trong tay của những con người thuộc câu lạc bộ tinh anh siêu cấp.

2. Ngân hàng thanh toán quốc tế: Trụ sở của các nhà tài phiệt ngân hàng đầu não

Chuyên gia tiền tệ nổi tiếng Franz Pieck đã từng nói: “Số phận của đồng tiền cũng chính là số phận của đất nước”. Tương tự như vậy, số phận của tiền tệ thế giới cũng sẽ quyết định số phận của thế giới.

Trên thực tế, ngân hàng thanh toán quốc tế là tổ chức ngân hàng được thành lập sớm nhất nhưng tiếng nói của nó lại không có trọng lượng nên hầu như chẳng mấy ai quan tâm tới nó. Vì thế nên giới học giả cũng không thể nghiên cứu đầy đủ về nó được.

Hàng năm, ngoại trừ tháng 8 và tháng 10, còn vào mười tháng kia, cứ mỗi tháng một lần lại có một số nhân vật ăn mặc sang trọng từ London, Washington và Tokyo bí mật cùng kéo nhau đến Basel của Thuỵ Sĩ, và đều ở lại khách sạn Euler để tham dự vào một hội nghị bí mật nhất, thầm lặng nhất nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Để phục vụ cho hội nghị đó cùng với những người tham dự, ngoài việc luôn có hơn 300 người phục vụ trong mọi hoạt động từ lái xe, đầu bếp, vệ sĩ, đưa thư, phiên dịch, tốc ký, thư ký cho tới cả việc nghiên cứu, thì còn có thêm các hệ thống siêu máy tính, sân tennis, hồ bơi, thậm chí là cả các câu lạc bộ với đầy đủ những trang thiết bị hiện đại nhất.

Những người có thể tham gia vào câu lạc bộ siêu cấp này đều phải tuân thủ những quy định hết sức nghiêm ngặt, và chỉ có những nhà tài phiệt ngân hàng đầu não với khả năng – kiểm soát lãi suất, quy mô tín dụng cũng như nguồn cung ứng tiền tệ theo từng ngày của các nước mới đủ điều kiện để được tham gia vào câu lạc bộ này. Họ chính là các chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Quốc gia Thuỵ Sĩ và Ngân hàng Trung ương Đức. Tổ chức này hiện đang nắm giữ khoảng 40 tỉ đô-la Mỹ tiền mặt, công trái chính phủ các nước, và cả một lượng vàng bằng 10% tổng lượng dự trữ toàn thế giới, chỉ đứng sau ngân khố quốc gia của Mỹ. Và chỉ cần sử dụng đúng lợi nhuận từ việc cho vay vàng thì cũng đã có thể chi trả hết được toàn bộ chi phí cho chính ngân hàng đó. Vậy nên, mục đích của hội nghị bí mật hàng tháng chính là để cân đối và khống chế hoạt động tiền tệ của các nước công nghiệp.

Toà nhà đặt trụ sở của ngân hàng thanh toán quốc tế có hầm ngầm tránh bom hạt nhân, đầy đủ các trang thiết bị y tế, hệ thống phòng cháy hiện đại tới mức cho dù có xảy ra cháy lớn thì cũng không cần phải huy động đến lính cứu hoả bên ngoài. Trên tầng cao nhất của toà nhà này có một nhà ăn tráng lệ chỉ dùng riêng cho những thực khách quý cao cấp đến tham dự hội nghị “Basel cuối tuần” này. Tại đây, khi đứng trên bục pha lê lớn nhất trong phòng ăn và phóng tầm mắt về bốn hướng thì đều thấy được cảnh đẹp tráng lệ của ba quốc gia Đức, Pháp và Thuỵ Sĩ.

Ngoài ra, tất cả máy tính tại trung tâm máy tính của toà nhà đều có đường mạng riêng kết nối trực tiếp đến các ngân hàng đầu não của các nước. Chính vì vậy mà mọi số liệu của thị trường tài chính thế giới đều được hiển thị liên tục trên màn hình đặt tại đại sảnh. Mười tám giao dịch viên liên tục giải quyết các giao dịch cho vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ châu Âu. Còn các giao dịch viên về vàng làm việc trên một tầng khác luôn bận rộn với những cuộc giao dịch không ngừng về tiền và vàng giữa các ngân hàng đầu não qua điện thoại.

Đối với mọi loại hình giao dịch thì ngân hàng thanh toán quốc tế hầu như chẳng bao giờ phải chịu bất cứ rủi ro nào, bởi mọi giao dịch đối với cho vay hay vàng đều có tài khoản của các nhà tài phiệt ngân hàng đầu não đảm bảo với phí thanh toán quốc tế ở mức cao. Lúc này, một câu hỏi xuất hiện, đó là tại sao những nhà tài phiệt ngân hàng đầu não này lại chấp nhận để cho ngân hàng thanh toán quốc tế xử lý những nghiệp vụ hết sức cơ bản này với một mức phí cao đến như vậy?

Chỉ có một câu trả lời duy nhất cho điều này, đó chính là “giao dịch bí mật”.

Thành lập vào năm 1930, Ngân hàng thanh toán quốc tế ra đời dúng thời kỳ diễn ra cuộc đại khủng hoảng trên toàn thế giới suy thoái nghiêm trọng nhất. Với tình trạng đó, các ông chủ ngân hàng trên thế giới đã bắt đầu nghĩ tới một hệ thống lớn mạnh hơn so với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Ý tưởng xây dựng một ngân hàng của các nhà tài phiệt đã ra đời. Khi được thành lập, Ngân hàng thanh toán quốc tế hoạt động chủ yếu dựa vào bản hiệp định The Hague năm 1930. Theo đó, nó hoạt động hoàn toàn độc lập với chính phủ các nước, được miễn nộp thuế cho chính phủ các nước bất kể trong thời chiến hay thời bình. Ngoài ra, nó chỉ giao dịch về những khoản tiền gửi của các ngân hàng trung ương các nước với một mức phí thu khá cao cho mỗi cuộc giao dịch đó. Vào thập niên 30 – 40 – thời điểm nền kinh tế thế giới đang suy thoái và khủng hoảng nghiêm trọng, khi ngân hàng trung ương các nước châu Âu đua nhau gửi vàng vào ngân hàng thanh toán quốc tế – cũng là lúc mà các món nợ thanh toán quốc tế và bồi thường chiến tranh nhất loạt được ti ^ri hành kết toán thông qua ngân hàng thanh toán quốc tế.

Người vạch ra toàn bộ kế hoạch này chính là Hjalmar Schacht của Đức. Năm 1927, chính Hjalmar Schacht cùng với Strong của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở New York và Norman của Ngân hàng Anh đã bí mật bàn nhau vạch kế hoạch làm rớt giá thị trường cổ phiếu năm 1929. Đến đầu những năm 30, Hjalmar Schacht đi theo con đường chủ nghĩa phát xít. Còn mục đích của việc thành lập ra ngân hàng thanh toán quốc tế là để tạo ra một sân chơi có thể bí mật cung cấp tài chính cho ngân hàng trung ương các nước. Trên thực tế, trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nhà ngân hàng quốc tế của Anh và Mỹ đã thông qua sân chơi này để cung cấp một lượng tài chính lớn cho nước Đức phát xít, nhằm giúp cho nước Đức kéo dài thêm thời gian cho cuộc chiến đến hết mức có thể.

Sau khi Đức tuyên chiến với Mỹ, hàng loạt vũ khí tối tân của Mỹ dưới danh nghĩa của các nước trung lập đã được vận chuyển vào Tây Ban Nha của Pháp trước khi được chuyển tới Đức. Rất nhiều nghiệp vụ tài chính trong các vụ việc đó đều do chính ngân hàng thanh toán quốc tế kết toán.

Bên cạnh đó, thành viên hội đồng quản trị của ngân hàng thanh toán quốc tế lại do chính các nhà tài phiệt ngân hàng của hai bên tham chiến dựng nên gồm có: Thomas McKittrick của Mỹ và Hermann Shmitz – nhân vật đầu não của I.G. Farben trong ngành công nghiệp thời Đức quốc xã, nhà tài phiệt ngân hàng Đức – Nam tước Klemens Freiherr von Ketteler, cùng với Walther Funk và Emil Pauhl cửa ngân hàng Đức quốc xã do chính Adolf Hitler chỉ định.

Tháng 3 năm 1938, sau khi chiếm được Áo, quân Đức đã vơ vét hết sạch vàng của Vienna. Lượng vàng này cũng như lượng vàng thu được ở Tiệp Khắc và các quốc gia châu Âu khác được quân Đức mang gửi vào trong kho vàng của Ngân hàng thanh toán quốc tế. Thành viên người Đức trong Hội đồng quản trị đã cấm thảo luận đến vấn đề này trong các cuộc họp hội đồng. Trước đó, số vàng của Tiệp Khắc khi chưa bị Đức chiếm đóng đã được chuyển đến Ngân hàng Anh, nhưng khi đến chiếm đóng, quân phát xít đã ép Ngân hàng Tiệp Khắc để đòi lại số vàng này. Norman của Ngân hàng Anh lập tức đồng ý. Kết quả, số vàng đó được Đức dùng để mua một lượng lớn vũ khí cho chiến tranh.

Ngay khi được một nhà báo Anh tiết lộ ra ngoài, tin này lập tức khiến dư luận hết sức chú ý. Bộ trưởng tài chính Mỹ Henry Mckensey đã đích thân gọi điện thoại cho John Simon, Bộ trưởng tài chính Anh, để xác minh thông tin, nhưng đã bị Simon phủ nhận ngay. Sau này, khi được hỏi về vấn đề này, Thủ tướng Chamberlain trả lời rằng không hề có chuyện đó Sở dĩ Chamberlain trả lời như vậy bởi ông chính là một cổ đông lớn của Imperial Chemical Industries – một bạn hàng thân thiết của I.G. Farben thời Đức quốc xã.

Cochran – người được Bộ tài chính Mỹ cử đến điều tra tình hình Ngân hàng thanh toán quốc tế – đã miêu tả mối quan hệ đối đầu giữa Ngân hàng thanh toán quốc tế với nước Đức quốc xã thế này:

Bầu không khí Basel hoàn toàn hữu nghị. Hầu hết các nhà tài phiệt ngân hàng đầu não đều đã quen biết nhau nhiều năm. Việc gặp lại nhau đều khiến tất cả họ cảm thấy vui mừng vì mỗi lần như vậy, họ đều thu về được một khoản lợi nhuận lớn. Trong số họ có người đề xuất cần phải dẹp bỏ những mối bất hoà giữa đôi bên. Mọi người có lẽ là nên đi câu cá cùng tổng thống Roosevelt, bỏ bớt tính kiêu ngạo và mâu thuẫn cá nhân với nhau để cùng tiến tới một bầu không khí dễ chịu hơn, cũng như để có thể khiến cho mối quan hệ chính trị phức tạp trước mắt được đơn giản hơn(13).

Sau này, khi bị buộc phải thừa nhận rằng số vàng của Tiệp Khắc đã được chuyển giao cho Đức quốc xã, Ngân hàng Anh đã giải thích rằng: đó chỉ là giao dịch nghiệp vụ, còn số vàng đó chưa từng được xuất ra khỏi nước Anh. Tất nhiên, với sự tồn tại của Ngân hàng thanh toán quốc tế thì chỉ cần thay đổi mấy chữ số trên phiếu ghi thanh toán của ngân hàng là việc vận chuyển vàng cho Đức quốc xã sẽ suôn sẻ. Qua đó chúng ta mới thấy thán phục tài năng của Hjalmar Schacht – người đã thiết kế ra một sân chơi tài chính khéo léo đến như vậy vào năm 1930 nhằm hậu thuẫn cho cuộc đại chiến sau này của Đức.

Năm 1940, Thomas H. McKittrick được bầu làm Chủ tịch Ngân hàng thanh toán quốc tế. Tốt nghiệp Đại học Harvard, từng đảm nhận chức Chủ tịch hội thương mại Anh, thông thạo tiếng Đức, Pháp và ý, có mối quan hệ mật thiết với phố Wall cũng như từng thực hiện thương vụ cho Đức quốc xã vay vàng với số lượng lớn, sau khi nhậm chức không lâu Thomas đã đến Berlin để tiến hành hội đàm bí mật với Ngân hàng trung ương Đức và Gestapo. Các nhà tài phiệt ngân hàng xác định rằng, một khi Mỹ tham dự vào cuộc chiến thì nghiệp vụ ngân hàng sẽ phải được bàn bạc và thông qua cụ thể.

Ngày 27 tháng 5 năm 1941, theo yêu cầu của Bộ trưởng tài chính Morgenthau, Hull – Bộ trưởng ngoại giao Mỹ – đã gọi điện cho đại sứ Mỹ tại Anh yêu cầu điều tra thật rõ mối quan hệ giữa chính phủ Anh và Ngân hàng thanh toán quốc tế dưới sự kiểm soát của phát xít. Kết quả điều tra đã khiến Morgenthau nổi giận khi biết Norman của Ngân hàng Anh luôn có mặt trong Hội đồng quản trị của Ngân hàng thanh toán quốc tế. Thực ra, các nhà tài phiệt ngân hàng của Anh, Pháp và Mỹ đều coi người Đức là những người bạn tốt và thân thiết trong Hội đồng quản trị của ngân hàng, mặc dù trên chiến trường họ là kẻ thù không đội trời chung. Mối quan hệ bằng hữu kỳ lạ này luôn được duy trì cho đến khi chiến tranh kết thúc.

Ngày 5 tháng 2 năm 1942, sau hai tháng Nhật Bản đánh úp Trân Châu cảng, Mỹ đã bước vào cuộc chiến tranh trực diện với Đức. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là cả Ngân hàng trung ương Đức và chính phủ Ý đều đồng ý để cho Thomas H. McKittrick, một người Mỹ, tiếp tục nắm giữ chức Chủ tịch Ngân hàng thanh toán quốc tế cho đến khi kết thúc chiến tranh, còn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẫn tiếp tục duy trì nghiệp vụ đều đặn với ngân hàng thanh toán quốc tế.

Trước đó, do vẫn luôn giữ thái độ nghi ngờ về mối quan hệ mập mờ giữa Ngân hàng thanh toán quốc tế với Ngân hàng nước này nên Công đảng Anh đã nhiều lần yêu cầu Bộ tài chính phải có sự giải trình rõ ràng. Tuy nhiên, họ chỉ nhận được lời giải thích rằng: “Nhà nước ta được hưởng rất nhiều quyền lợi từ Ngân hàng thanh toán quốc tế, mà điều đó hoàn toàn dựa trên sự thoả thuận giữa chính phủ các nước. Vậy nên việc cắt đứt mối quan hệ với ngân hàng này là không phù hợp với lợi ích của nước ta”. Trong chiến tranh, ngay cả những hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau giữa các quốc gia đều có thể bị phá bỏ bất cứ lúc nào. Vậy mà Bộ tài chính Anh lại chắc chắn về sự thoả thuận giữa các nhà tài phiệt ngân hàng của các nước khiến người khác không thể không “thán phục thái độ nghiêm túc” của người Anh trong chuyện này. Nhưng đến năm 1944, sau khi phát hiện ra Đức quốc xã hầu như đã thu hết lợi nhuận của ngân hàng thanh toán thì sự hào phóng của nước Anh lại khiến người ta không khỏi nghi ngờ.

Mùa xuân năm 1943, bất chấp sự an nguy đến tính mạng, Thomas H. McKittrick vẫn đi lại như con thoi giữa các nước tham chiến. Cho dù không phải là công dân Ý và cũng chẳng phải nhà ngoại giao Mỹ, nhưng McKittrick vẫn được chính phủ Ý cấp hộ chiếu ngoại giao. Khi ở Đức, ông ta còn được cả đặc vụ của Hitler đi theo bảo vệ suốt chặng đường đến Roma, sau đó tới Lisbon xuống thuyền Thuỵ Điển trở về Mỹ.

Tháng 4, ông ta đến New York tiến hành thảo luận chi tiết với các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang.
Sau đó, với tấm hộ chiếu Mỹ, ông ta tới thủ đô Berlin của Đức để truyền đạt thông tin tài chính tuyệt mật cũng như thái độ của giới quyền lực ở Mỹ cho các quan chức của Ngân hàng trung ương Đức biết.

Ngày 26 tháng 3 năm 1943, tại hạ viện, Jerry Voorhis nghị sĩ bang California – đã đề xuất điều tra hoạt động mờ ám của Ngân hàng thanh toán quốc tế nhằm làm rõ “nguyên nhân vì sao một công dân Mỹ đảm nhiệm chức Chủ tịch của ngân hàng do các nước cùng thoả thuận và gây dựng nên”, nhưng Quốc hội Mỹ và Bộ tài chính đều phớt lờ và không tiến hành điều tra.

Đến tháng 1 năm 1944, John Kowfey – một nghị sĩ hạ viện “nhiều chuyện” khác – đã bày tỏ một cách phẫn nộ:

“Chính phủ Đức quốc xã có 85 triệu francs vàng Thuỵ Sĩ cất giữ ở Ngân hàng thanh toán quốc tế. Trong khi tiền vàng của nước Mỹ chúng ta luôn chảy vào đó thì hầu hết các thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng này đều là quan chức Đức quốc xã(14).

Người ta vẫn không hiểu nổi tại sao một quốc gia đang rơi vào tình trạng bốn bề chiến sự như Thuỵ Sĩ mà vẫn giữ được thế “trung lập”, trong khi những quốc gia láng giềng như Vương quốc Bỉ, Luxembourg, Nguy hay Đan Mạch cho dù có muốn duy trì thế trung lập cũng khó mà tránh khỏi gót giày của quân phát xít. Thực ra, bản chất của vấn đề nằm ở chỗ trụ sở Ngân hàng thanh toán quốc tế được đặt tại Thuỵ Sĩ và đó chính là nơi để các ông chủ ngân hàng Anh – Mỹ cung cấp tài chính nhằm giúp Đức kéo dài cuộc chiến tới mức có thể.

Ngày 20 tháng 7 năm 1944, nội dung được đưa ra thảo luận tại hội nghị Bretton Systems chính là xoá bỏ Ngân hàng thanh toán quốc tế. Mới đầu, hai tổng công trình sư Keynes và Harry Dexter White đã đồng ý xoá sổ Ngân hàng này khi nhận thấy có quá nhiều cặp mắt hoài nghi đổ dồn vào các hoạt động của Ngân hàng trong thời kỳ chiến tranh. Nhưng sau đó, cả hai đều nhanh chóng thay đổi hướng suy nghĩ.

Lập tức Keynes tới gõ cửa phòng của Morgenthau, Bộ trưởng tài chính Mỹ, khiến Morgenthau đã hết sức ngạc nhiên khi thấy Keynes – một nhân vật ôn hoà và mực thước – đang bị kích động với sức mặt đỏ bừng. Keynes đã cố hết sức bình tĩnh để nói cho Morgenthau biết rằng Ngân hàng thanh toán quốc tế cần phải tiếp tục được hoạt động cho đến khi Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới mới được thành lập.

Cùng với chồng, vợ của Keynes bỗng chốc cũng trở thành thuyết khách đối với Morgenthau. Chỉ khi nhận thấy Morgenthau đang phải chịu một áp lực chính trị rất lớn về việc buộc phải giải tán Ngân hàng thanh toán quốc tế, Keynes mới nhượng bộ và thừa nhận rằng Ngân hàng này cần phải đóng cửa, nhưng cần chọn thời điểm đóng cửa thật thích hợp, trong khi Morgenthau chủ trương càng nhanh càng tốt”.

Cảm thấy mệt mỏi, Keynes trở về phòng mình và ngay lập tức cho triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của đoàn đại biểu Anh. Cuộc họp đã kéo dài đến 2 giờ sáng, và đích thân Keynes đã viết ngay một bức thư gửi đến Morgenthau với nội dung yêu cầu Ngân hàng thanh toán quốc tế phải được tiếp tục hoạt động.

Ngày hôm sau, đoàn đại biểu của Morgenthau đã khiến cả hội nghị bất ngờ khi thông qua quyết định giải tán Ngân hàng thanh toán quốc tế. Ngay khi biết được quyết định này, Thomas H. McKittrick lập tức viết thư cho cả Morgenthau và Bộ trưởng tài chính Anh. Lá thư nhấn mạnh rằng, sau khi chiến tranh kết thúc thì Ngân hàng thanh toán quốc tế vẫn có một vai trò rất lớn, đồng thời ông cũng bày tỏ rằng mọi sổ sách của ngân hàng thanh toán quốc tế là thứ không thể công khai. Bởi trên thực tế trong vòng 76 năm kể từ năm 1930 đến nay, tất cả sổ sách của ngân hàng này chưa hề được bất kỳ chính phủ nào công bố công khai.

Bất chấp mọi hành động đáng ngờ của Thomas H. McKittrick trong chiến tranh, nhưng Rockefeller vẫn bổ nhiệm ông ta làm Phó Chủ tịch Ngân hàng Chase Manhattan và đều nhận được sự tán thưởng của các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế. Còn Ngân hàng thanh toán quốc tế rốt cuộc cũng không bị giải tán.

Tuy nhiên, sau chiến tranh, Ngân hàng thanh toán quốc tế đi vào hoạt động bí mật dưới hình thức câu lạc bộ trung tâm của sáu, bảy nhà tài phiệt ngân hàng đầu não, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng quốc gia Thuỵ Sĩ, Ngân hàng liên bang Đức, Ngân hàng ý, Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Anh. Còn Ngân hàng Pháp và các ngân hàng trung ương của các quốc gia khác đều bị gạt ra ngoài.

Ý đồ lớn nhất của câu lạc bộ này chính là phải kiên quyết không để chính phủ các nước được tham gia vào quá trình đưa ra quyết sách tiền tệ quốc tế. Ngân hàng quốc gia Thuỵ Sĩ và Ngân hàng liên bang Đức là các ngân hàng tư nhân và hoàn toàn không chịu sự quản lý của chính phủ.

Thậm chí Poor, Chủ tịch của Ngân hàng liên bang Đức thà ngồi xe Limousine của mình còn hơn ngồi máy bay do chính phủ bố trí đến dự hội nghị Basel ở Thuỵ Sĩ. Ở một mức độ nào đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng chịu sự kiểm soát của chính phủ, nhưng trong việc quyết định các chính sách liên quan đến vấn đề tiền tệ thì Nhà Trắng và Quốc hội hoàn toàn không được phép can thiệp. Mặc dù Ngân hàng Ý chịu sự quản lý của chính phủ trên danh nghĩa, nhưng vị Chủ tịch của ngân hàng này lại chẳng bao giờ bận tâm đến chính phủ.

Chính thế mà năm 1979, bất chấp việc chính phủ ra lệnh bắt Paolo Baffi – Chủ tịch Ngân hàng Ý – các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đã gây sức ép đối với chính phủ Ý buộc phải bãi bỏ lệnh bắt này. Tình hình của Ngân hàng Nhật Bản khá đặc biệt. Sau khi thị trường bất động sản bong bóng ở Nhật những năm 80 bị phá sản thì bộ tài chính bị kết tội, còn ngân hàng Nhật Bản nhân cơ hội này đã thoát khỏi sự kiểm soát của chính phủ. Ngân hàng Anh tuy bị chính phủ quản lý rất chặt nhưng hội đồng quản trị của nó đều là những nhân vật tai to mặt lớn nên cũng được coi là thành viên hạt nhân. Riêng ngân hàng Pháp thì chẳng được may như vậy, bởi nó chỉ là con rối của chính phủ nên đã bị gạt bỏ ra khỏi câu lạc bộ này một cách kiên quyết.

3. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và Ngân hàng thế giới

Có ý kiến cho rằng: “Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là một tổ chức tài chính hết sức ngạo mạn. Sở dĩ như vậy là bởi IMF chưa bao giở đáp ứng dúng được lời kêu gọi của các nước đang phát triển mà IMF đã hết sức giúp đỡ Cũng có người nói: “Các quyết sách của IMF đều bị coi là bí mật và thiếu dân chủ bởi chính “liệu pháp” kinh tế của IMF thường khiến cho vấn đề càng thêm xấu đi. Bởi nó luôn làm mọi diễn biến kinh tế trở nên tồi tệ hơn khi mà từ phát triển kinh tế chậm chạp thành đình trệ kinh tế, và rồi sau đó là một sự suy thoái kinh tế trầm trọng”. Những điều này quả thật không sai! Vì khi còn ở vị trí là nhà kinh tế học hàng đầu của Ngân hàng thế giới từ năm 1996 đến tháng 9 năm 2.000, tôi đã chứng kiến và cùng trải qua những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nghiêm trọng nhất trong vòng nửa thế kỷ qua như khủng hoảng tài chính châu Á, khủng hoảng tiền tệ ở châu Mỹ Latin và Nga. Được tận mắt chứng kiến các biện pháp giải quyết của IMF và bộ tài chính Mỹ đối với cuộc khủng hoảng đó, tôi thực sự thấy kinh hãi(15).

Joseph Stiglitz, nhà kinh tế học hàng đầu của Ngân hàng thế giới

Một tuần trước cuộc họp thường niên năm 2.000 của ngân hàng thế giới và IMF, Joseph Stiglitz – nhà kinh tế học hàng đầu của Ngân hàng thế giới – đã có bài phát biểu lên án kịch liệt đối với hai tổ chức tài chính quốc tế lớn nhất này.

Ngay lập tức, ông được James David Wolfensohn – Chủ tịch Ngân hàng thế giới cho nghỉ việc. Thực ra, người quyết định số phận của Joseph E. Stiglitz không phải là James David Wolfensohn mà là Lawrence Summers – Bộ trưởng tài chính Mỹ – người đang nắm giữ 17% cổ phần của ngân hàng thế giới, có quyền bãi miễn, bổ nhiệm và phủ quyết trong Ngân hàng thế giới. Vậy nên, khi không còn cảm tình đối với Joseph E. Stiglitz nữa thì Summers đã ra lệnh “sa thải” Joseph E. Stiglitz chứ không phải là một hình thức ra đi lặng lẽ.

Năm 2001, Joseph E. Stiglitz nhận được giải Nobel kinh tế và cũng từng giữ vị trí cố vấn kinh tế cao cấp của tổng thống Clinton.

Vấn đề không phải xuất phát từ trình độ kinh tế học, mà xuất phát từ “lập trường chính trị ngược dòng” của Joseph E. Stiglitz, khi ông luôn giữ thái độ bất đồng và lên tiếng phản đối với chính sách “toàn cầu hoá” mà các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đang hết sức mong đợi. Sự đánh giá và quan điểm của ông đối với hai tổ chức tài chính quốc tế này hoàn toàn dựa trên một lượng lớn tư liệu quan trọng mà ông không ngờ đến. Bởi việc “tạo nên và lợi dụng những vấn đề này” chính là mục đích của hai tổ chức tài chính này.

Giống như hầu hết những người khác đang làm việc tại Ngân hàng thế giới và IMF, Joseph E. Stiglitz hoàn toàn không tin vào quan điểm của “thuyết âm mưu”, bởi tất cả họ đều không thừa nhận trong công việc của mình có tồn tại bất cứ một “âm mưu” nào. Trên thực tế, nhìn từ cấp độ nghiệp vụ, mọi công việc mà họ đang làm là hoàn toàn có tính khoa học và nghiêm túc, mọi số liệu đều có xuất xứ rõ ràng, mọi tính toán đều được phân tích kỹ càng, mọi vấn đề đều có những hướng giải quyết cụ thể để thành công. Vậy nên, nếu nói trong công việc thường ngày đó đang tồn tại “âm mưu” thì quả thực là điều không thể chấp nhận được, kể cả việc có dùng những phương pháp chứng minh thực tiễn thì cũng chỉ rút ra được kết luận như vậy mà thôi.

Điều này chính là sự “minh bạch” tinh vi nhất trong kế hoạch của các ông trùm! Tất cả các vấn đề từ chi tiết số liệu tới thao tác nghiệp vụ hoàn toàn đều được xử lý hết sức minh bạch và đúng bài bản. Gần như không có kẽ hở nào. Còn “âm mưu“ đích thực chỉ có thể dần dần được nhận ra qua các chính sách thực hiện. Và điển hình lớn nhất của điều này chính là sự khác biệt rõ ràng về hiệu quả chuyển đổi mô hình kinh tế của Ba Lan và Liên Xô.

Jeftrey Sachs – giáo sư Đại học Harvard – đã cùng với Soros và Paul Volcker – những vị cựu chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Anno Ruding – Phó Chủ tịch Ngân hàng Hoa Kỳ để đưa ra “liệu pháp sốc”. Chính Soros đã kết luận về liệu pháp này như sau:

Tôi nhận thấy rằng, chính việc thay đổi về thể chế chính trị sẽ dẫn đến sự cải thiện về kinh tế. Ba Lan chính là một nơi có thể thử nghiệm được. Tôi đã chuẩn bị một loạt biện pháp cải cách kinh tế rộng khắp, bao gồm ba mục tiêu chính: giám sát chặt liền tệ, điều chỉnh cơ cấu và tổ chức lại các khoản nợ. Tôi cho rằng việc hoàn thành cùng lúc ba mục tiêu này sẽ tết hơn nhiều so với việc thực hiện riêng từng cái. Tôi chủ trương cho một kiểu chuyển đổi nợ và cổ phần kinh tế vĩ mô.

Vì thế, trong quá trình thực hiện “liệu pháp sốc“ ở Ba Lan, Bộ tài chính Mỹ và các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đã giúp đỡ quốc gia này về mặt tiền bạc, và với sự viện trợ cùng các khoản tiền khổng lồ, liệu pháp này đã đem lại hiệu quả lớn.

Sau thành công ở Ba Lan, liệu pháp này lại được áp dụng cho Liên Xô. Khi “con gấu bắc cực” này bị các “bác sĩ kinh tế” đặt lên bàn mổ phanh thây xẻ ruột xong thì ngay lập tức nguồn “máu” trước đây của Mỹ và các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đột ngột tắc nghẽn, và kết cuộc, chẳng cần nói ta cũng có thể hình dung ra được tình trạng của bệnh nhân. Vì thế mà giáo sư Sachs đã “rống” lên một cách “oan ức” bởi vì rõ ràng thành công của “cuộc phẫu thuật” đã được chứng minh qua trường hợp của Ba Lan trước đó, nhưng đến trường hợp của Liên Xô lại xảy ra sự cố ngoài ý muốn, hậu quả là “chú gấu bắc cực” đi đời nhà ma.

Thực ra, thành công của “liệu pháp sốc” ở Ba Lan chính là một sợi thòng lọng. Một kiểu âm mưu thông qua “cấp độ chính sách” như thế này thì không phải là điều mà Sachs và giáo sư Joseph E. Stiglitz đều có thể lý giải được.

Ngay khi còn trong giai đoạn đầu thiết kế hệ thống Bretton Woods, mục đích của việc thành lập hai tổ chức tài chính này là nhằm xác lập địa vị bá quyền thế giới của đồng đô-la Mỹ. ước mơ xoá bỏ chế độ bản vị vàng của các ông trùm ngân hàng quốc tế được thực hiện trong ba bước. Bước thứ nhất: năm 1933, sau khi Roosevelt xoá bỏ hệ thống bản vị vàng truyền thống thì ở Mỹ, đồng đô-la đã không được quy đổi ra vàng trực tiếp như trước nua. Tuy nhiên, những người ở nước ngoài vẫn có thể đổi đô-la Mỹ trực tiếp ra vàng.

Bước thứ hai: hệ thống Bretton Woods thực hiện việc gắn móc xích giữa đồng đô-la Mỹ với tiền tệ các nước khác thông qua hình thức đổi đô-la Mỹ lấy vàng, và chỉ có các ngân hàng trung ương các nước mới được phép làm như vậy. Và bước thứ ba: xoá bỏ hẳn chế độ đổi đô-la Mỹ lấy vàng nhằm mục đích gạt bỏ vàng ra khỏi hệ thống lưu thông tiền tệ quốc tế, thay vào đó chỉ có một đồng tiền duy nhất được lưu thông, đó chính là đồng đô-la Mỹ.

Sở dĩ đồng đô-la Mỹ được “ưu ái” như vậy chứ không phải là một đồng tiền khác bởi trên thực tế, cả IMF và Ngân hàng thế giới đều đã bị Mỹ kiểm soát. IMF thực ra chỉ là chỗ dựa của người châu Âu được dựng lên để tránh tình trạng mất kiểm soát. Trong khi đó, chính Bộ tài chính Mỹ mới là nơi đưa ra các kế hoạch quan trọng cần phải thảo luận cũng như đặt ra quy định về các điều khoản cần phải đạt được trên 85% phiếu tán thành mới có thể được thực thi. Còn ở Ngân hàng thế giới, người đứng đầu tổ chức này do chính Bộ tài chính Mỹ chỉ định. Vậy nên, trong việc nắm giữ toàn quyền về nhân sự thì tình huống để đạt được mức 85% phiếu thuận là rất hiếm, và nếu có thì cũng chỉ là một hình thức để thuận lợi hơn cho việc nâng cao ý nghĩa của quyết định. Đây chính là trò chơi “thiết kế chính sách” và chỉ giới hạn trong sự chênh lệch giữa hai “lưu trình thao tác”.

Keynes – tổng công trình sư của hệ thống Bretton Woods – còn nghĩ ra một khái niệm hấp dẫn hơn: “quyền rút vốn đặc biệt” (Special Drawing Rights) để làm cơ sở xây dựng nên một tổ chức tiền tệ thế giới trong tương lai. Quyền rút vốn đặc biệt chính là “vàng giấy” đã được nhắc đến nhằm bổ xung cho sự thiếu hụt lượng vàng dự trữ của Mỹ do nhập không bù nổi các khoản chi trong suốt thời gian dài. Có thể xem đây chính là một ý tưởng tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân loại, bởi người ta sẽ quy định một loại “tiền giấy” nào đó mãi không “mất giá”, có giá trị ngang với vàng thật, nhưng không bao giờ có thể chuyển đổi thành vàng được. Năm 1969, khi cuộc khủng hoảng thanh toán bằng vàng nghiêm trọng xảy ra ở Mỹ, khái niệm này ngay lập tức đã được “tiến cử” nhưng vẫn không thể cứu vãn được tình thế. Tuy nhiên, sau khi hệ thống Bretton Woods bị giải thể thì “quyền rút vốn đặc biệt” cũng được định nghĩa lại. Thế nhưng cho đến nay, hệ thống “tiền tệ thế giới” do Keynes nghĩ ra vào những năm 40 này vẫn chưa thể phát huy được nhiều tác dụng như mong đợi.

Sau khi tổng thống Nixon tuyên bố huỷ bỏ hệ thống vàng và đô-la Mỹ vào năm 1971, sứ mệnh lịch sử của Ngân hàng thế giới và IMF thực sự đã kết thúc. Nhưng ngay lập tức các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đã kịp thời tìm ra được một sự vị trí mới cho mình: “giúp đỡ” các quốc gia đang phát triển tiến hành cuộc cách mạng “toàn cầu hoá”.

Trước khi bị sa thải, Joseph E. Stiglitz đã nắm được một lượng lớn văn kiện cơ mật của Ngân hàng thế giới và IMF. Theo những gì ghi trong các văn kiện này, người ta được biết rằng, IMF đã yêu cầu các quốc gia nhận viện trợ khẩn cấp phải ký vào hơn 111 điều khoản bí mật, trong đó bao gồm việc bán các tài sản trọng yếu của nước mình như hệ thống cung cấp nước, điện lực, khí đốt, đường sắt, bưu chính viễn thông, dầu mỏ, ngân hàng, đồng thời nước nhận viện trợ cũng cần phải thực thi những biện pháp kinh tế có tính chất phá hoại cực đoan; mở các tài khoản ngân hàng tại ngân hàng Thuỵ Sĩ cho các chính trị gia của các nước nhận viện trợ và phải bí mật chi cho những chính trị gia này nhiều tỉ đô-la Mỹ để họ chấp nhận các điều khoản của IMF cũng như của Ngân hàng thế giới. Nếu như các chính trị gia của những nước nhận viện trợ này khước từ các điều khoản kia, thì chính những quốc gia đó sẽ không có được những khoản vay khẩn cấp từ thị trường tài chính quốc tế. Đây cũng là nguyên nhân giải thích tại sao gần đây các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế đã nổi giận với Trung Quốc vì nước này đã dám cho các nước thuộc thế giới thứ ba vay nhiều khoản mà không có bất cứ điều kiện kèm theo nào. Làm như vậy, Trung Quốc đã mang lại cho những quốc gia gần như đi vào ngõ cụt đó một sự lựa chọn mới.

Joseph E. Stiglitz cũng tiết lộ rằng, mỗi quốc gia nhận viện trợ đều sẽ phải rơi vào ba tình trạng sau đây:

Thứ nhất: tư hữu hoá tức “hối lộ hoá”. Chỉ cần đồng ý bán rẻ các tài sản quốc hữu, lãnh đạo của các nước nhận viện trợ sẽ nhận được khoản hoa hồng 10%, và toàn bộ số tiền đó sẽ được gửi vào một tài khoản bí mật của ngân hàng Thuỵ Sĩ. Và nếu dùng lời của Joseph E. Stiglitz thì “anh sẽ thấy mắt họ sáng rỡ lên”, bởi đó là một khoản kếch xù hàng mấy tỉ đô-la Mỹ! Năm 1995, sau khi phát hiện ra được vụ hối lộ lớn nhất lịch sử trong quá trình tư hữu hoá Liên bang Nga, Bộ tài chính Mỹ cho rằng việc này đã là tốt lắm rồi, bởi họ muốn Yeltsin trúng cử. Điều duy nhất mà họ quan tâm trong cuộc tổng tuyển cử này là việc Yeltsin phải được trúng cử.

Rõ ràng, Joseph E. Stiglitz hoàn toàn không phải là người vạch trần được âm mưu mà chỉ là một học giả ngay thẳng. Vì thế, trên cương vị là một nhà kinh tế học có lương tri và tin vào chính nghĩa, ông đã “lội ngược dòng” để lên án những ngón đòn đê hèn của Ngân hàng thế giới và Bộ tài chính Mỹ khi chứng kiến nền kinh tế Liên bang Nga bị suy chuyển hết một nửa giá trị vì sự lũng đoạn gây ra, khiến cả nước Nga rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng.

Thứ hai: tự do hoá thị trường vốn. Trên cơ sở lý luận, điều này có nghĩa là dòng vốn được chảy vào và chảy ra một cách tự do. Tuy nhiên, thực tế của hai cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á và Brazil cho thấy rằng, khi dòng vốn tự do chảy vào làm bùng nổ thị trường bất động sản, thị trường cổ phiếu, và cả thị trường hối đoái thì khi xảy ra khủng hoảng, dòng vốn chảy ra cũng rất nhanh và mạnh. Lúc này, lực chảy của nó lớn tới mức khiến cho quỹ dự trữ ngoại tệ của quốc gia lâm nạn bị kiệt quệ trong một thời gian cực ngắn, chỉ vài ngày hoặc thậm chí có khi chỉ vài giờ. Và đó chính là thời cơ để IMF chìa tay ra cứu vớt bầng các biện pháp như thắt chặt vòng quay lưu chuyển tiền tệ, nâng lãi suất tăng vọt lên tới mức hoang đường 30%, 50%, rồi 80%, khiến cho các thị trường bất động sản, chứng khoán… bị suy sụp, khả năng sản xuất công nghiệp bị phá huỷ, mọi nguồn tích luỹ trong nhiều năm của xã hội bị tiêu hao một cách nhanh chóng hơn bao giờ hết.

` Trong khi các quốc gia lâm nạn còn đang trong cảnh dở sống dở chết do bị IMF đẩy đến bước đường này, thì lại cũng chính IMF đề xuất nâng giá biên lên cao đối với các nhu yếu phẩm thường ngày của người dân như thực phẩm, đồ uống và khí đốt.

Lúc này, sự nổi giận của người dân có thể biến thành những cuộc bạo động là điều hoàn toàn có thể hiểu được bởi nó chính là kết quả cuối cùng của động thái này. Năm 1998, tại Indonesia, việc IMF cắt giảm nguồn trợ cấp thực phẩm và nhiên liệu đã gây nên cuộc bạo động với quy mô lớn. Với Bolivia, giá nước tăng cao đã khiến cho người dân thành phố nổi loạn. Còn tại Ecuador, giá khí đốt leo thang đã khuấy động sự rối loạn trong. đời sống xã hội. Tất cả những điều này đều đã được các ông trùm ngân hàng quốc tế tính toán kỹ từ trước. Và nếu dùng thuật ngữ của họ thì điều này được gọi là “náo động xã hội” (Social Unrest). Mà kiểu “náo động xã hội” này có một tác dụng hết sức tốt bởi nhờ nó mà các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế có cơ hội hết bạc từ nguồn tài sản quốc gia của những nước bị náo động do đồng tiền không còn giữ được giá trị.

Ngay khi tiếp nhận viện trợ của Ngân hàng thế giới và IMF do cơn khủng hoảng gây ra, tổng thống dân cử đầu tiên của Ethiopia đã bì ép phải đem khoản tiền viện trợ này gửi vào tài khoản của ông ở Bộ tài chính Mỹ với lãi suất khiêm tốn 4%, trong khi không thể không vay khoản tiền đó với lãi suất 12% từ các ông chủ ngân hàng quốc tế để cứu vãn tình hình quốc gia. Khi được vị tân tổng thống này yêu cầu dùng khoản viện trợ của Ngân hàng thế giới và IMF để cứu vãn tình hình đất nước, Joseph E. Stiglitz đành phải từ chối. Đây chính là một sự tra tấn tàn bạo đối với lương tri loài người. Và lẽ dĩ nhiên là Joseph E. Stiglitz không thể chịu đựng nổi sự dày vò như vậy.

Thứ tư: sách lược xoá đói giảm nghèo – mậu dịch tự do. Trong tình cảnh như vậy, Joseph E. Stiglitz đã ví các điều khoản mậu dịch tự do của WTO như là “chiến tranh thuốc phiện”. Ông thực sự thấy căm phẫn đối với điều khoản “quyền tài sản trí tuệ”. Bởi chính việc dùng “thuế quan” đối với “quyền tài sản trí tuệ” cao như vậy để chi trả cho các loại dược phẩm danh tiếng của các nhà máy sản xuất thuốc ở các quốc gia phương Tây thì chẳng khác nào việc “khiến cho người dân bản địa nguyền rủa họ (các công ty dược phẩm phương Tây) cho đến chết, trong khi vốn dĩ họ vẫn luôn bất chấp sự sống chết của dân chúng”.

Theo quan điểm của Joseph E. Stiglitz thì IMF, Ngân hàng thế giới hay WTO đều là những thương hiệu khác nhau được phủ bên ngoài cho cùng một tổ chức mà thôi. Tuy nhiên, so với những điều khoản hà khắc của WTO đối với việc mở cửa thị trường thì các điều khoản của IMF thậm chí còn cao hơn nhiều(16).

Cuốn Sách “Lời thú tội của một sát thủ kinh tê” (Confessions of an Economic Hit Man) được xuất bản năm 2004 đã góp thêm một lời giải thích xuất sắc cho quan điểm của Joseph E. Stiglitz.

Với sự trải nghiệm thực tế của bản thân, John Perkins – tác giả cuốn sách này – đã miêu tả một cách ấn tượng và tinh tế cuộc chiến tranh tài chính bí mật – cuộc chiến không tuyên mà chiến được các nhà tài phiệt ngân hàng quốc tế tiến hành đối với các quốc gia đang phát triển. Là một người trong cuộc, lác giả đã được NSA, tổ chức gián điệp lớn nhất nước Mỹ (thuộc Cục an ninh quốc gia) tuyển dụng vào cuối thập niên

60. Sau khi trải qua một loạt các bài kiểm tra, John Perkins đã được đánh giá là thích khách kinh tế phù hợp nhất. Để tránh bại lộ, ông đã được vào vai một “học giả kinh tế hàng đầu” của một công ty xây dựng nổi tiếng quốc tế được phái đến các nước trên thế giới làm việc. Tuy nhiên, đó chỉ là bình phong của một “sát thủ kinh tế”. Và trong trường hợp nếu kế hoạch bị bại lộ thì các nước đương sự cũng chỉ có thể quy tội cho sự tham lam của các công ty tư nhân, chứ không ảnh hưởng gì tới mối quan hệ ngoại giao đang có.

Công việc của John Perkins chính là du thuyết các nước đang phát triển chấp nhận đi vay những khoản nợ lớn từ Ngân hàng thế giới, những khoản vay phải cao hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế và ông phải đảm bảo được các khoản nợ này sẽ luôn khiến cho các quốc gia đó không thể hoàn trả được Để cho các chính trị gia đồng ý, hàng tỉ đô-la Mỹ luôn sẵn sàng được chi ra làm tiền hối lộ. Và khi có được những khoản nợ không thể chi trả, Ngân hàng thế giới và các ngân hàng quốc tế đại diện của IMF sẽ tranh nhau xâu xé tài sản của những nước thiếu nợ bằng cách yêu cầu phải nhường lại các tài sản trọng yếu của quốc gia như hệ thống cung cấp nước, khí đốt thiên nhiên, điện lực, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc…

Nếu như công việc của “sát thủ kinh tế” không hiệu quả thì đội “Báo đen” của Cục tình báo trung ương sẽ được cử đi ám sát các lãnh đạo quốc gia. Nếu “Báo đen” cũng thất bại thì cuộc chiến tranh bằng vũ khí quân sự sẽ là giải pháp cuối cùng.

Năm 1971, John Perkins được phái đến Indonesia và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “sát thủ kinh tế” của mình, khiến cho Indonesia mắc nợ trầm trọng. Sau đó, ông lại được cử đến Saudi và đích thân điều khiển kế hoạch “dòng đô-la dầu mỏ chảy ngược về Mỹ” (Recycling of Petrodollar). Tại Saudi, ông đã du thuyết thành công với Kissinger, khiến cho trong tổ chức OPEC xuất hiện sự chia rẽ. Sau đó, ông còn được cử đến các nước như Iran, Panama, Ecuador, Venezuela để làm nhiệm vụ và đều hoàn thành rất xuất sắc.

Nhưng khi xảy ra sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, chính John Perkins lại cảm thấy vô cùng đau đớn khi hiểu ra rằng, nước Mỹ đang phải hứng chịu sự căm phẫn của người đời mà một trong những nguyên nhân chính là khả năng hoàn thành công việc một cách xuất sắc của những sát thủ kinh tế như ông. Vì lẽ đó, John Perkins đã quyết tâm nói nên sự thật.

Thế nhưng, hầu hết các nhà xuất bản lớn ở New York đều không dám xuất bản cuốn tự truyện của ông bởi chính nội dung quá thật của cuốn sách. Việc John Perkins viết sách nhanh chóng được truyền đến tai “những người trong cuộc”.

Vậy là một công ty nổi tiếng quốc tế đã tuyển dụng ông vào chỉ để “ngồi chơi xơi nước” với mức lương cao ngất. Đổi lại, ông không được phát hành cuốn sách đó. Đây có thể coi như một kiểu hối lộ “hợp pháp”. Nhưng tới năm 2004, sau khi bất chấp nguy hiểm và áp lực xuất bản cuốn sách này, John Perkins vẫn quyết định cho in nó. Và gần như chỉ trong một đêm, “Lời thú tội của một sát thủ kinh tế” đã trở thành cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất nước Mỹ. Sở dĩ ông phải chọn hình thức tiểu thuyết để thể hiện câu chuyện cũng là vì tránh cho nhà xuất bản tránh khỏi tai hoạ khi dám phát hành một cuốn sách với những lời lẽ thẳng thắn đến như vậy(17).

4. Tập đoàn tinh anh thống trị thế giới

Tốt nhất là chúng ta nên thiết lập một “lâu đài trật tự thế giới” từ dưới lên, chứkhông phải là xây ngược lại từ trên xuống. Bởi rốt cuộc thì cái gọi là chủ quyền quốc gia có thể dùng biện pháp xâm chiếm từng bước dề giành được. Việc làm này sẽ cho phép chúng ta đạt được mục dịch của mình nhanh hơn so với những cách làm cũ(18).

Richard Garner, Tạp chí Các vấn đề quan hệ quốc tế, tháng 4 năm 1974.

Ngày 16 tháng 7 năm 1992, ngay sau khi được đề cử cho cuộc tranh cử tổng thống tại đại hội Đảng Dân chủ, Clinton đã phát biểu hết sức dõng dạc về tinh thần đoàn kết, lý tưởng, nhân dân và đất nước bằng những lời chẳng có gì mới mẻ. Nhưng khi kết thúc bài diễn văn, đột nhiên Clinton nhắc đến người thầy của mình – vị giáo sư sử học nổi tiếng nhất nước Mỹ giảng dạy tại Đại học Georgetown, Carroll Quigley. Ảnh hưởng của Carroll Quigley đối với Clinton được chính Clinton ví như sự ảnh hưởng của tổng thống Kennedy đối với ông ta vậy(19). Và trong suốt thời gian làm tổng thống sau này của mình, Clinton đã nhiều lần nhắc đến tên của Carroll Quigley. Vậy chủ trương gì của Carroll Quigley đã khiến cho Clinton phải khắc cốt ghi tâm đến thế?

Thực ra, Quigley là một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong việc nghiên cứu tổ chức tinh anh bí mật Anh – Mỹ. Ông luôn cho rằng những tổ chức bí mật này đã có ảnh hưởng quyết định đến hầu hết mọi sự kiện trọng đại trên thế giới.

Tốt nghiệp Đại học Harvard, giáo sư Quigley từng đảm nhận các vị trí ở Cục Tham mưa Brooklings, Bộ Quốc phòng, Bộ Hải quân Mỹ và có mối quan hệ rất mật thiết với các quan chức cấp cao trong Cục Tình báo Trung ương. Với vai trò của một “người trong cuộc”, Quigley đã từng tiếp xúc với rất nhiều tài liệu lịch sử và hồ sơ tuyệt mật. Tuy nhiên, ông không tỏ ra là người chống đối “lý tưởng” mà số rất ít các tinh anh thống trị của Anh – Mỹ đã sắp đặt ra cho toàn thế giới, mà chỉ luôn giữ thái độ “bảo lưu” đối với một số cách làm cụ thể trong đó, rồi thêm vào đó là những nhận xét đầy hàm ý trong các nghiên cứu của mình. Chính thái độ đó nên ông không hề gặp phải sự “thắc mắc” nào của các học giả thuộc dòng “chủ lưu”. Ngoài ra, với hơn 20 năm làm công việc nghiên cứu, được tiếp xúc với một lượng lớn các hồ sơ lịch sử tuyệt mật nên ông được giới sử học Mỹ đánh giá cao. Chính những điều đó khiến ông hiếm có đối thủ khiêu chiến. Chỉ cần học thuyết của ông không nguy hiểm cho giới cầm quyền thì những người trong nhóm tinh anh cũng sẽ chẳng việc gì phải đụng đến ông.

Theo quan điểm của giáo sư Quigley, Viện Hoàng gia về các vấn đề quốc tế ở Anh, Hội đồng quan hệ quốc tế Mỹ (CFR), nhóm Bilderberg, uỷ ban ba bên (Trilateral Commission) rõ ràng là những tổ chức hạt nhân của câu lạc bộ tinh anh luôn muốn thao túng cục diện thế giới. Hội đồng quan hệ quốc tế Mỹ có 3.600 thành viên, tương đương với “trường đảng trung ương” của Mỹ. Và việc gia nhập vào tổ chức này thì cũng giống như việc bước vào đại sảnh của chính giới Mỹ hay cơ hội để trở thành người hoạch định chính sách của thế giới tương lai. Nhóm Bilderberg kết hợp thêm các phần tử tinh anh của châu Âu, còn uỷ ban ba bên có đến 325 thành viên, lại thêm các phần tử tinh anh của Nhật Bản và các quốc gia châu Á khác. Tất cả những thành viên có tiếng nói trong Hội đồng quan hệ quốc tế Mỹ thì thường là thành viên của các tổ chức khác. Các nhân vật tinh anh trong những tổ chức này bao gồm những nhân vật có thế lực đủ để làm xoay chuyển cục diện thế giới như Henry Kissinger – cựu Bộ trưởng ngoại giao Mỹ, D. Rockefeller của uỷ ban quốc tế J.P. Morgan, Nelson Aldrich Rockefeller, hoàng tử Phillip của Anh, McNamara – Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thời tổng thống Kennedy và sau này là Giám đốc điều hành của Ngân hàng thế giới, bà Thatcher – cựu Thủ tướng Anh, Valéry Giscard d’Estaing – cựu tổng thống Pháp (chính là người đã lên kế hoạch cốt yếu về hiến pháp châu Âu), Donald Rumsfeld – Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Brzezinski – cựu cố vấn an ninh quốc gia, Alan Greenspan – Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, và Keynes – nhân vật nổi tiếng trong giới ngân hàng một thời. Ông chủ Ngân hàng quốc tế chính là ông chủ đứng đằng sau tất cả những tổ chức này(20).

Dòng họ Rothschild đã chủ trì rất nhiều hội nghị của Bilderberg. Năm 1962 và năm 1973, hội nghị Bilderberg diễn ra ở địa điểm nghỉ mát nổi tiếng ở Thuỵ Điển do dòng họ Warburg đứng ra tổ chức.

Thời đại học, dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo của giáo sư Quigley, Clinton đã nhận ra rằng, nếu muốn hiển danh trong chính giới thì không chỉ cần nỗ lực phấn đấu mà còn phải trở thành một thành viên trong guồng máy quyền lực Quả nhiên, sau này Clinton đã gia nhập uỷ ban ba bên và Hội đồng quan hệ quốc tế đồng thời tham gia lớp “học giả Rhodes” – một nơi chuyên đào tạo, bồi dưỡng nên những “cán bộ” quan trọng của “Chính phủ thế giới” trong tương lai. Năm 1989, Clinton đã gia nhập Hội đồng quan hệ quốc tế Và tới năm 1991, khi giữ chức Thống đốc bang Arkansas, Clinton đã xuất hiện tại hội nghị thường niên của nhóm Bilderberg tổ chức tại Đức. Phải thừa nhận rằng đã có rất nhiều thống đốc các bang lớn ở Mỹ rất muốn tham gia cuộc “tụ hội tinh anh siêu cấp” này. Và chỉ sau một năm, Bill Clinton – Thống đốc bang Arkansas xa xôi chẳng mấy tiếng tăm – đã đột nhiên đánh bại nhiều chính trị gia cáo già để lên làm Tổng thống. Đó chính là lý do vì sao Clinton luôn khắc cốt ghi tâm những lời chỉ bảo của giáo sư Quigley.

5. Câu lạc bộ Bilderberg

Nếu như những năm đó công khai mọi điều cho công chúng biết thì chúng ta đã không thể hoạch định kế hoạch phát triển cho thế giới. Mà hiện nay, thế giới ngày càng phức tạp, còn chúng ta thì chuẩn bị tiến bước mạnh mẽ để trở thành chính phủ thế giới. Bởi những người nắm giữ chủ quyền siêu quốc gia đều là các tầng lớp ưu tú và các ông chủ ngân hàng thế giới nên điều tốt hơn là chúng ta nên tổ chức lấy quyền tự quyết quốc gia trong thực tế hơn là cách làm cũ trong quá khứ như nhiều thế kỷ trước(21).

John Davison Rockefeller, năm 1991.

Câu lạc bộ Bilderberg được lấy tên từ một khách sạn của Hà Lan, do ông hoàng người Hà Lan, Bernhard sáng lập vào năm 1954. Câu lạc bộ Bilderberg là “phiên bản quốc tế” của Hội đồng quan hệ quốc tế Mỹ, do các nhà tài phiệt ngân hàng, chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà báo và các học giả nổi tiếng tạo nên. Tất cả các thành viên này đều do Rothschild và Rockefeller chọn ra. Trong đó rất nhiều người còn là thành viên của Hội đồng quan hệ quốc tế Mỹ, hiệp hội Pilgrims Society, hiệp hội bàn tròn và cả uỷ ban ba bên. Câu lạc bộ Bilderberg này hầu như đã kiểm soát hết toàn bộ hệ thống tổ chức của hiệp hội châu Âu hiện có trong liên minh châu Âu. Mục đích cuối cùng của họ chính là xây dựng một chính phủ thế giới(22).

Đặc điểm hoạt động lớn nhất của tổ chức này chính là “bí mật”.

Cơ quan đầu não của tổ chức này đặt tại Leiden thuộc miền tây Hà Lan, có cả số điện thoại nhưng lại không có mạng lưới. Chỉ một số ít thám tử tự do như Tony Gosling của Anh hay James Tucker của Mỹ đã phải mất rất nhiều công sức và cả sự mưu trí mới có thể thu thập được những thông tin có liên quan đến địa điểm và lịch trình hội nghị của Câu lạc bộ này. Suốt 30 năm, Tucker đã theo dõi câu lạc bộ này và cuối cùng đã xuất bản một cuốn sách nói về nó. Còn nhà sử học Pierre de Villemarest và William Wolf đã cộng tác cùng nhau để xuất bản cuốn sách “Facts and Chromcles Denied to the Public”, trong đó tập một và hai đã miêu tả lịch sử phát triển bí mật của Câu lạc bộ Bilderberg.

Một cuốn sách khác do nhà xã hội học Geoffrey Geuens của Vương quốc Bỉ viết cũng có một chương tập trung miêu tả về Câu lạc bộ này.

Etienne Davignon – cựu Phó chủ tịch uỷ ban châu Âu, thành viên của Câu lạc bộ Bilderberg – đã khẳng định rằng:

“Đây không phải là âm mưu thao túng thế giới của các nhà tư bản”. Còn Thierry de Montbrial – Viện trưởng Học viện quan hệ quốc tế Pháp, gia nhập Câu lạc bộ này đã gần 30 năm thì nói rằng, đây chẳng qua chỉ là một “câu lạc bộ” mà thôi. Sở dĩ những người này có những lời phát biểu như trên vì trong thông báo chính thức hội nghị năm 2002 của câu lạc bộ Bilderberg có đoạn nêu: “hoạt động duy nhất của câu lạc bộ là tiến hành hội nghị thường niên. Hội nghị này không đề ra bất cứ nghị quyết nào, cũng không tiến hành bỏ phiếu, không phát biểu thanh minh bất cứ chính sách nào”. Và Câu lạc bộ Bilderberg chỉ là “một diễn đàn quốc tế nhỏ linh hoạt, không chính thức. Các đại biểu tham gia hội nghị có thể phát biểu mọi quan điểm khác nhau, để tăng cường hiểu biết giữa các bên”.

Nhưng theo Will Hutton – nhà kinh tế học người Anh thì “ý kiến thống nhất đạt được trong mỗi lần hội nghị của Câu lạc bộ Bilderberg” chính là “đoạn mở đầu lập ra chính sách thế giới”. Cách nói của ông thể hiện sự tiếp cận với sự thật ở mức độ tương đối bởi những quyết định được đưa ra tại hội nghị của Câu lạc bộ Bilderberg về sau đều dần trở thành phương châm định trước của các nước thuộc hiệp hội G8, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới.

Đối với Câu lạc bộ Bilderberg, giới truyền thông luôn tỏ ra im lặng và phục tùng. Năm 2005, tờ Financial Times đưa tin trước rồi sau đó giải quyết theo hướng làm giảm nhẹ “thuyết âm mưu” đang gây xôn xao dư luận. Trên thực tế, bất cứ ai có chất vấn hay nghi ngờ người của câu lạc bộ hùng mạnh nhất thế giới này đều sẽ bị biến thành đối tượng bị đàm tiếu trong các “tác phẩm” của những phê bình lý luận.

Các thành viên của Câu lạc bộ Bilderberg như các nghị sĩ Anh hoặc những quan chức cao cấp Mỹ thì đều nói rằng, chẳng qua đó chỉ là một nơi để bàn luận vấn đề, một diễn đàn mà người người đều có thể “tự do phát biểu ý kiến”.

F. William Engdahl, tác giả cuốn “Cuộc chiến trăm năm: chính trị dầu mỏ Anh – Mỹ và cuộc đại chiến thế giới mới”, đã giải thích tỉ mỉ một đoạn bí mật mà rất ít người biết từng xảy ra trong hội nghị Bilderberg khi được tổ chức ở Thuỵ Điển năm 1973.

Trong những năm đầu sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ vị thế của đồng đô-la Mỹ đã rơi vào khủng hoảng chưa từng thấy trên phạm vi toàn thế giới. Sau khi tách khỏi vàng, sợi dây diều uy tín và giá trị của đồng đô-la Mỹ đã bị cắt đứt và bị cuốn trôi đi theo gió trong cơn bão táp tài chính thế giới. Vì vẫn còn chưa bàn xong kế hoạch chuẩn bị cho hệ thống tiền tệ thế giới, các ông chủ ngân hàng quốc tế cũng trở nên bối rối. Chính sách “quyền rút vốn đặc biệt” được đề ra “long trọng” trên thị trường tài chính quốc tế năm 1969 nhưng chẳng ai đếm xỉa đến. Thấy sắp mất quyền kiểm soát, các ông chủ ngân hàng quốc tế đã vội triệu tập một hội thảo khẩn cấp trong hội nghị Bilderberg năm 1973 nhằm giành lại quyền kiểm soát tình hình nguy cấp của thị trường tài chính thế giới lúc đó. Nhiệm vụ đặt ra là phải tìm cách khôi phục lại niềm tin vào đồng đô-la Mỹ. Walter Levy – chiến lược gia tài chính của Mỹ – đã đề xuất một kế hoạch táo bạo: thả nổi giá dầu mỏ thế giới, mặc giá tăng lên đến 400%, và hoạch định làm sao để thu được thắng lợi lớn từ việc này.

84 thành viên của các công ty dầu mỏ lớn và tập đoàn tài chính lớn đã tham gia hội nghị lần này. Kết luận mà Engdahl rút ra là:

Mục đích tập trung của những thế lực quyền quý này là để lập lại cân bằng quyền lực theo hướng có lợi về tài chính cho Mỹ cũng như tìm hướng phát triển cho đồng đô-la. Để đại được mục đích này, họ quyết định lợi dụng vũ khí mà luôn được coi trọng nhất – quyền khống chế nguồn cung ứng dầu mỏ toàn cầu. Chính sách của câu lạc bộ Bilderberg chính là lạo nên cuộc cấm vận dầu mỏ toàn cầu, khiến cho giá dầu mỏ thế giới tăng vọt. Bắt đầu từ năm 1945, theo thông lệ quốc tế, dầu mỏ thế giới được định giá bằng đồng đô la Mỹ vì các công ty dầu mỏ của Mỹ đang khống chế thị trường này sau chiến tranh. Vì vậy, khi giá dầu thế giới đột ngột tăng lên cũng đồng nghĩa nhu cầu đổi đồng đô la Mỹ trên thế giới (dùng để mua dầu) cũng sẽ tăng, từ đó mà ổn định được giá trị tiền tệ của đồng đô la Mỹ(23).

Còn Kissingger đã dùng hình ảnh “đồng đô la Mỹ chảy không ngừng vào dầu mỏ” để hình dung kết quả giá dầu thế giới leo thang.

6. Uỷ ban ba bên

Đất nước chúng ta có thể có được chế độ dân chủ vĩ đại chúng ta cũng có thể tạo nên tài sản khổng lồ và khiến chúng tích tụ lại trong tay của một số rất ít người. Thế nhưng, chúng ta không thể cùng lúc có cả hai điều đó.

Zbigniew Brzezinski, Thẩm phán Toà án tối cao Mỹ.

Brzezinski chính là nhân vật hạt nhân của uỷ ban ba bên và cũng là cố vấn đắc lực của D. Rockefeller. Dưới kiến nghị của ông ta, Rockefeller quyết tâm sẽ “đem những bộ óc ưu tú nhất trên thế giới tụ hợp lại với nhau để giải quyết vấn đề tương lai”. Ý tưởng này được đề xuất lần đầu vào đầu năm 1972, và tại hội nghị thường niên Bilderberg, nó đã được đem ra thảo luận “tập thể”.

Tác phẩm “Giữa hai thời đại” nổi tiếng đã được Brzezinski xuất bản vào năm 1970 nhằm hô hào thành lập một hệ thống tiền tệ quốc tế mới và chính phủ thế giới. Cuốn sách này được xem là “thánh kinh” của uỷ ban ba bên. Và lẽ dĩ nhiên thì quỹ Rockefeller và quỹ Forđ đều “ủng hộ“ một cách hào phóng bằng cách nỗ lực hỗ trợ về tài chính cho hoạt động của uỷ ban ba bên.

Thành viên chủ yếu của uỷ ban đều là một số ông chủ ngân hàng lớn, các ông chủ doanh nghiệp lớn và cả các chính khách nổi tiếng đến tử Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Ba trụ sở chính được đặt tại New York, Paris và Tokyo, mỗi nơi đề xuất người của nơi đó ra làm chủ tịch. Chủ tịch của cơ quan ở New York đương nhiên là D. Rockefeller, còn Brzezinski thì trở thành chủ nhiệm chấp hành chủ trì công việc thường ngày tại trụ sở này.

Brzezinski đã cố gắng giới thiệu Carter -Thống đốc bang Georgia – với D. Rockefeller để được gia nhập vào uỷ ban ba bên. Nhờ được D. Rockefeller đích thân đề cử nên Carter đã được đặc cách tham gia vào uỷ ban ba bên. Đây là một bước tiến lớn hết sức quan trọng mà Carter đã đi, để năm năm sau ông có thể bước lên vũ đài chính trị của Nhà trắng, đồng thời cũng là cơ sở và đầu mối cho mối quan hệ mật thiết giữa ông ta và Brzezinski.

Thời trẻ, dưới sự chỉ bảo của Carroll Quigley, Clinton cũng đã không ngừng tham gia tích cực vào các tổ chức như uỷ ban ba bên và Hội đồng quan hệ quốc tế để cuối cùng thực hiện được giấc mơ làm tổng thống của mình.

Cũng như Câu lạc bộ Bilderberg, uỷ ban ba bên là tổ chức vòng ngoài của Hội đồng quan hệ quốc tế Mỹ. Những quyết sách cơ mật và quan trọng nhất chỉ được rất ít người của phố Wall và London được biết trong khi uỷ ban ba bên và Câu lạc bộ Bilderberg lại đóng vai trò “thống nhất tư tưởng”và “quản lý tiến độ”.

Sứ mệnh quan trọng nhất của uỷ ban ba bên chính là việc không ngừng tuyên truyền cho lý tướng vĩ đại của “Chính phủ thế giới” và “tiền tệ thế giới” để cuối cùng dẫn đến “trật tự thế giới mới” dưới sự kiểm soát của trục London – phố Wall.

Năm 1975, uỷ ban ba bên tiến hành họp ở Nhật Bản, và trong một bản báo cáo mang tên “Yếu lược lặp lại thương mại và tài chính thế giới” đã chỉ ra rằng, “việc hợp tác mật thiết ba bên (Mỹ, Âu, Nhật) là nhằm duy trì bảo vệ hoà bình, quản lý kỉnh tế thế giới, thúc đẩy phát triển kinh tế, và giảm đói nghèo, tăng thêm cơ hội hoà bình cho một hệ thống thế giới mới”.

Điểm khác nhau giữa uỷ ban ba bên với câu lạc bộ Bilderberg đó là uỷ ban ba bên đã tiếp nhận rất nhiều nhà tài phiệt ngân hàng và các ông chủ doanh nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản mới nổi trong nền kinh tế đương đại nhằm mở rộng nền tảng của “tinh anh thế giới”. Các ông chủ ngân hàng quốc tế thừa hiểu được tầm quan trọng của việc không ngừng tiếp nhận các “nhân tài” mới đối với “sự nghiệp vĩ đại” như chính phủ thế giới”, “tiền tệ thế giới” và “thu thuế thế giới” trong tương lai. Vì thế, cùng với sự phát triển của các quốc gia và các khu vực khác ở châu á, những “phần tử tinh anh” của các khu vực này cũng trở thành đối tượng được các ông chủ ngân hàng quốc tế để mắt tới.

Rốt cuộc, vấn đề không phải là một “Chính phủ thế giới” có tốt hay không, mà là ai sẽ là người lãnh đạo “Chính phủ thế giới này”? Nó có thể thực hiện một cách chân chính để đưa sự giàu có và tiến bộ xã hội đến với mọi người trên thế giới hay không? Bởi từ thực tế xã hội hơn 200 năm qua, chúng ta đều có thể thấy rằng hầu như chưa ai có thể tin vào sự hứa hẹn của “các nhân vật tinh anh” này.

Trải qua bao chiến tranh loạn lạc và kinh tế suy thoái, cuối cùng người dân cũng đã rút ra được một chân lý: không có tự do kinh tế thì tự do chính trị cũng chỉ là thứ vô giá trị; – không có bình đẳng kinh tế thì chế độ dân chủ cũng xem như cây mất gốc và trở thành công cụ mặc sức cho đồng tiền đùa giỡn.

Còn nếu nói bản chất của tự do chính là người dân có đầy đủ quyền lựa chọn, thì con đường của “Chính phủ thế giới” trong tương lai cũng chỉ có một và các nhân vật “tinh anh thế giới” chính là những người chọn lựa con đường này cho dân chúng. Và theo như lời của ông chủ ngân hàng James Warburg, con trai của Paul Warburg thì:
“Chúng ta cần phải xây dựng một chính phủ thế giới bất kể người ta có thích nó hay không. Chỉ có một vấn đề duy nhất là chính phủ thế giới này rốt cuộc cũng sẽ được thiết lập nên từ nhận thức chung (của hoà bình) hay là sự chinh phục (của uy lực)”.

CHÚ THÍCH

(1) Caroll Quigley, Bi kịch với hy vọng (Tragedy & Hope) – Macmillan, 1966, tr. 306.

(2) Ted Flynn, Hy vọng của kẻ xấu xa (Hope of the Wicked), – MaxKol Communication, Inc, 2.000,, Hy vọng của kẻ xấu xa (Hope of the Wicked), – MaxKol Communication, Inc, 2.000, tr. 88.

(3) Charles Seymour, thư từ trao đổi của Đại tá House 1926, tr. 173.

(4) George Sylvester Viereck, anh bạn lạ lùng trong lịch sử (The Strangest Friendship in History) – 1932.

(5) Charles Seymour, thư từ trao đổi của Đại tá House 1925, tr. 175.

(6) Dan Smoot, chính phủ vô hình (The Invisible Govemment), Báo cáo của Dan Smoot – 1962.

(7) Đại tá Curtis Dall, F.D. Roosevelt, Bố vợ tôi (My Exploited Father-in Law), Liberty Lobby, 1970.

(8) David Allen Rivera, Lời cảnh báo cuối cùng: Lịch sử của Trật tự thế giới mới (Final Waming: A History of the New World Order), 2004, Chương 5.

(9) Chicago Tribune, 9/12/1950.

(10) David Allen Rivera, Lời cảnh báo cuối cùng: Lịch sử của Trật tự thế giới mới (Final Waming: A History of the New World Order), 2004, Chương 5.

(11) Phyllis Ward, Chester Schlafly, Kissinger trên trường ký (Kissinger on the Couch) – Arlington House 1975.

(12) Ted Flynn, Hy vọng của kẻ xấu xa (Hope of the Wicked), – MaxKol Communication, Inc, 2.000, tr. 89.

(13) Charles Higham, Buôn bán với kẻ thù (Trading With the Enemy) (Robert Hale, London 1983).

(14) Charles Higham, Buôn bán với kẻ thù (Trading With the Enemy) (Robert Hale, London 1983).

(15) Joseph Stiglitz, Tay trong: Tôi học được gì từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (The Insider: What I Leamed at the World Economic Crisis), The New Republic, 4/2.000.

(16) Greg Palast, IMF và Ngân hàng thế giới gặp nhau tại Washington (IMF and World Bank Meet in Washington) – Bài viết của Greg Palast cho bản tin truyền hình BBC tối thứ Sáu, 27/4/2001.

(17) John Perkins. Lời thú tội của một sát thủ kinh tế (Confessions of an Economic Hit Man) – Berrett-Koehler Publishers, Inc, San Francisco 2004.

(18) Richard Gardner, Foreign Affairs, 4/1974.

(19) Bill Clinton, Diễn văn của Thống đốc bang Arkansa Bill Clinton tại Đại hội Đảng Dân chủ quốc gia, 16/7/1992.

(20) Marc Fisher, Washington Post, số ra thứ Ba, 27/1/1998.

(21) Pepe Escobar, Bilderberg lại tấn công (Bilderberg strikes again), Asia Times, 10/5/2005.

(22) Pepe Escobar, Bilderberg lại tấn công (Bilderberg strikes again), Asia Times, 10/5/2005.

(23) William Engdahl, Một thế kỷ chiến tranh: Quan điểm chính trị dầu khí Anh-Mỹ và Trật tự thế giới mới (A Century of War: Anglo-American Oil Politics and The New World Order) – Pluto Press, London, 2004; Chương 9.

 

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Tin Hot

GIỚI THIỆU - HƯỚNG DẪN

Tradeboxx.net là một hệ thống mở, thành viên tự chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải. Truy cập, sử dụng website này bạn phải chấp nhận Quy định của Diễn đàn. Phiên bản thử nghiệm, đang tiến hành xin cấp giấy phép thiết lập MXH. Trade Boxx Cung cấp Lớp học trade miễn phí chất lượng cao cho Trader mới miễn phí; Hệ thống mở thư viện các cuốn sách Trading tiêu biểu miễn phí, Hệ thống mở tài liệu Trading Kinh điển miễn phí ...

LIÊN HỆ - CONTACT

Email: [email protected]
Cảnh báo rủi ro. Lưu ý rằng Trading CFDs là sản phẩm có đòn bẩy và có thể dẫn đến thua lỗ tất cả số vốn đã đầu tư. Chính sách bảo mật tb gr

DMCA.com Protection Status

forexlienminhtrader.com