menu
KHỦNG HOÀNG TRUNG ĐÔNG Iran – Mỹ: LIỆU CÓ XẢY RA MỘT CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI MỚI

KHỦNG HOÀNG TRUNG ĐÔNG Iran – Mỹ: LIỆU CÓ XẢY RA MỘT CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI MỚI

Trader Happy

Trader Happy
Like
947 View

KHỦNG HOÀNG TRUNG ĐÔNG: LIỆU CÓ XẢY RA MỘT CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI MỚI

(*) Vị trí địa lý của Iran và nút thắt của cuộc xung đột.

Về cơ bản, có ba ý chính yếu nhất nói lên vị trí, tầm quan trọng chiến lược của Iran tại khu vực Trung Đông và ảnh hưởng của vị trí địa lý của họ đến la bàn chính trị thế giới.

Trước nhất, biên giới biển phía Tây Nam Iran vuốt theo vịnh Ba Tư, đây là tuyến đường hàng hải dầu mỏ nhộn nhịp bậc nhất thế giới, chiếm hơn 40% lượng dầu mỏ toàn cầu hiện tại. Với đường bờ biển trải dài, vịnh biển hẹp, Iran tận dụng ưu thế xuồng cao tốc, hệ thống tên lửa mạnh mẽ mặt đất của quốc gia này để có thể khống chế toàn cục tuyến đường hàng hải tại đây. Cần biết rằng, “hàng xóm” đối diện bên kia vịnh Ba Tư đều là các quốc gia thân Mỹ và phương Tây như Qatar, Kuwait, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Saudi Arabia. Đáng chú ý, Iran là quốc gia duy nhất Trung Đông sở hữu tên lửa đạn đạo với tầm bắn bán kính 2500km, bao trùm toàn bộ căn cứ Mỹ tại Trung Đông. Mỹ không thể từ bỏ Trung Đông ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước khi đồng USD được định giá từ bản vị vàng sang bản vị dầu mỏ, chưa kể rằng với kho dầu trị giá hơn 40000 tỷ USD tại Trung Đông, Mỹ dĩ nhiên chưa bao giờ khước từ nguồn tài nguyên giá trị này. Chính vì việc vị trí trung tâm tại Trung Đông, các tên lửa của Iran chỉ mất tối thiểu 7 phút để có thể vươn sang đến bên kia bờ Vịnh Ba Tư.

Thứ hai, Iran là cái gai nằm vị trí trung tâm Trung Đông, vừa gần các chiến trường lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông, bao gồm Afghanistan, Iraq… và các đồng minh chiến lược như Israel, các quốc gia Ả rập… Phía Bắc Iran là các quốc gia thân Nga, đặc biệt rất gần Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia được coi đang có quan hệ “bằng mặt không bằng lòng” với Mỹ sau vụ đảo chính xảy ra vào năm 2016. Với vị trí như vậy, một liên minh ngầm là Nga – Thổ Nhĩ Kỳ – Iran đang dần thiết lập và khăng khít, thậm chí Trung Quốc cũng muốn đánh tiếng có phần tại đây khi ngày 31/12 vừa qua, ngoại trưởng Iran và Trung Quốc đã có cuộc họp về vấn đề Trung Đông. Các bạn còn nhớ bộ phim Điệp Vụ Biển Đỏ chứ? Chính bộ phim này có thể được coi là màn phô trương thanh thế và đánh tiếng bước đầu can thiệp vào khu vực này. Ngoài ra, chính ngoại trưởng Trung Quốc cũng lên tiếng yêu cầu Mỹ không leo thang căng thẳng tại đây. Trong tháng 11/2019, hải quân Trung Quốc và Iran cũng tập trận chung tại vịnh Oman, giữa năm 2019, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng ghé thăm Iran mặc cho sự phản đối của Hoa Kỳ và đồng minh.

Thứ ba, Iran là quốc gia hồi giáo theo dòng Shia lớn nhất thế giới. Hồi giáo hiện tại được chia theo 2 dòng chính là Shia và Sunni, theo thống kê từ Liên Hợp Quốc, số người Hồi giáo dòng Sunni chiếm 70 – 80% dân số Hồi giáo thế giới, phần còn lại thuộc về dòng Shia. Hai dòng này tuy chung xuất phát điểm nhưng có mâu thuẫn lớn lao và trong lịch sử, chính quyền thuộc hai dòng này đã có những cuộc chiến từ cục bộ đến căng thẳng.

(*) Căn nguyên của xung đột Hoa Kỳ – Iran

Đầu tiên, 1975, đồng USD được định giá dựa trên bản vị dầu mỏ thay cho bản vị vàng như cũ. Với ưu thế kinh tế, tiền tệ, quyền lực quan hệ chính trị tuyệt đối của mình, Mỹ dễ dàng áp đặt được các nước đồng minh như EU, các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Trung Đông dùng đồng USD để thanh toán cho việc mua bán dầu mỏ. Từ 1975 đến gần đây, vị thế của đồng USD trong việc mua bán dầu mỏ đã bị lung lay nhiều vì Liên Minh Châu Âu sẽ dùng đồng Euro để giao dịch với Nga, Nga và Trung Quốc cũng tăng cường giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ và đồng Rúp, ngoài ra, một trong những quốc gia có mối quan hệ thân quen nhất với Mỹ là Nhật Bản, trong cuộc thăm tới Iran vào tháng 6/2019 đã đề xuất dùng đồng Yên để thanh toán giá dầu. Chính việc này của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã châm ngòi gián tiếp cho cuộc chiến tranh thương mại giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, Mỹ đã đứng đằng sau và châm ngòi cuộc chiến này nhưng đã khước từ vị trí dàn xếp chấm dứt.

Sở dĩ, Mỹ phải duy trì ưu thế tuyệt đối của đồng USD trong thị trường dầu mỏ vì 2 điều: Một là muốn là có USD giao dịch thì quốc gia đó phải làm ăn kinh tế với Mỹ, với bản chất là một quốc gia tư bản hùng mạnh, Mỹ có thể đơn phương áp đặt kinh tế, chính trị với các quốc gia khác, chính vì thế, Mỹ luôn có lợi trong làm ăn kinh tế, duy trì tham vọng số 1 thế giới. Thứ hai, ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ đang phát triển mạnh và ngành này được cho rằng là tương lai của công nghiệp dầu mỏ thế giới. Tuy nhiên, việc chế tách dầu từ đá phiến hiện tại đang gặp khó khăn do các nhà tư bản Mỹ chưa thể có lãi nếu giá dầu ở mức 69 USD, thậm chí lãi rất ít và không hiệu quả. Tham vọng dùng đồng USD để khống chế giá dầu luôn là kim chỉ nam trong hành động của Mỹ ở Trung Đông.

Thứ hai, Mỹ luôn phải duy trì vị thế cường quốc trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự. Điều này dễ hiểu thôi, Mỹ và phe phương Tây đã chi phối thế giới từ lâu, phe Đồng Minh của Mỹ đang thiết lập một hệ thống chính trị bành trướng khắp thế giới. Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ và đồng minh không còn một đối trọng lớn thực sự nào nữa cả. Tuy nhiên, với xu thế toàn cầu hóa và phân cực hiện tại thì những cái tên mới nổi hiện diện, đó là Nga, Trung Quốc và ngay đến cả đồng minh lâu đời nhất của Mỹ là EU cũng đã dần muốn tách ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. Mỹ vươn lên trở thành quốc gia đứng đầu thế giới nhờ việc lãnh thổ nằm ở tách biệt trên toàn cầu, từ 2 cuộc chiến tranh thế giới trước, Mỹ đều hưởng lợi cực kỳ lớn từ 3 việc: Một là bán vũ khí và chiến lợi phẩm cho các phe, hai là mạnh lên nhờ các quốc gia khác suy yếu đi do đập lộn, ba là nhảy vào ăn hôi khi biết rằng phe nào sẽ có lợi thế.

Với cuộc chiến tại Iran, Mỹ sẽ có một mũi tên nhắm vào ba đích. Một là ép các đồng minh mua vũ khí từ Mỹ, hai là Mỹ đơn phương tăng cường lực lượng Mỹ tại Trung Đông mà có lý do đầy đủ và chính đáng (y như cái cách Mỹ đưa quân vào Iraq vì vũ khí hóa học đó) là bảo vệ đồng minh và hòa bình thế giới, thứ ba là Mỹ có thể đẩy giá dầu lên cao. Chú ý vào yếu tố thứ ba, nếu thùng thuốc súng Trung Đông nổ hoặc gần nổ, giá dầu chắc chắn sẽ bị đẩy lên cao, điều này khiến các bên đều có lợi cả, thậm chí cả Nga – đối thủ chính yếu của Mỹ trên toàn cầu. Nhưng Nga hưởng lợi thì EU sẽ méo mặt vì nguồn cung dầu và khí đốt của EU chủ yếu đến từ Nga, đây có thể là một động thái dằn mặt của Mỹ với các quốc gia EU, nhất là khi Anh Quốc – đồng minh quan trọng nhất của Mỹ đã rời EU trong khi Đức và Pháp luôn nhăm nhe thay thế lãnh đạo EU và có những động thái “đi sai đường” trong mối quan hệ với Mỹ.

Trong khi vị thế của Mỹ có phần sụt giảm dần với sự trỗi dậy của một thế giới đa cực, một cuộc chiến tranh và những xung đột leo thang của nó sẽ khiến cho nước Mỹ tái khẳng định vị thế siêu cường duy nhất của họ. Từ thời của Obama, mặc dù nước Mỹ gây chiến rất nhiều nhưng cũng bị dính lầy rất nhiều, một trục ngang giữa Nga – Iran – Trung Quốc – Thổ Nhĩ Kỳ đã được hình thành, dải trục này vắt ngang từ Đông Á sang đến châu Âu đe dọa hành lang mà phía Mỹ và phương Tây duy trì bao lâu nay. Mỹ cần một “cú hích” để tái khẳng định bản chất của mình và khả năng của mình.

Thứ ba, một phần nguyên nhân mà phía Mỹ, tỏ ra nóng ruột và tiến hành là việc tận dụng để tranh cử cho nhiệm kỳ 2 của tổng thống Trump và Đảng cộng hòa. Sau phiên luận tội “hình thức” của Hạ viện Mỹ vốn thuộc phần kiểm soát của Đảng Dân chủ nhắm vào cá nhân ông Trump, phe Cộng hòa cần tiến hành một cuộc phản công để giữ chiếc ghế này vào nhiệm kỳ tiếp theo. Tháng 12, ĐH Quinnipiac tiến hành một cuộc thăm dò về dư luận ủng hộ ông Trump, tỷ lệ này đạt 44% và cao nhất từ đầu nhiệm kỳ, nhưng nó vẫn còn là một con số khiêm tốn với các đời tổng thống Mỹ khác, vốn duy trì mức trung bình vào khoảng 52%.

Thông thường, vào 2 năm cuối của nhiệm kỳ, các tổng thống Mỹ thường sẽ tạo ra các luồng dư luận, tạo sự đoàn kết dân chúng và thu hút phiếu của người dân Mỹ cho nhiệm kỳ tiếp theo. Với TT Trump, ông nhắm vào 2 yếu tố giúp ông tiếp tục trụ vững trong cuộc chạy đua cho nhiệm kỳ 2: Một là cuộc chiến thương mại Mỹ Trung, điều này đã được đánh giá thành công khi thu hút tận 73% người dân Mỹ đánh giá tích cực ở khía cạnh kinh tế. Hai là khẩu hiệu “Make American Great Again” trong vị thế của nước Mỹ trong chính trường thế giới. Và thùng thuốc súng Trung Đông chính là điểm nút khiến chính quyền Trump thực thi điều này”.

(*) Khả năng xảy ra chiến tranh thế giới thứ III: Gần như không có.

Trước tiên, chiến tranh thế giới là cuộc chiến quy mô toàn cầu, thu hút đông đảo các nước, phe phái tham gia. Hai cuộc chiến tranh trước đó xảy ra tại châu Âu và đều có nguyên nhân là tranh chấp lãnh thổ, thuộc địa, bên cạnh đó là giành lấy vị thế quốc gia và thống trị thế giới. Nhưng hiện nay, vấn đề này đã được giải quyết bằng các cuộc chiến tranh thương mại và chính trị.

Các cường quốc không cần động binh, họ dùng quyền lực mềm để ép buộc các tiểu quốc và phe đối nghịch trở thành kẻ thua trận.

Nhân loại đã thừa hiểu hậu quả từ hai cuộc chiến tranh thế giới và hai cuộc chiến tranh tổng lực cục bộ lớn nhất là chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Triều Tiên. Hệ quả của nó để lại là quá lớn và đến giờ, bất cứ cuộc chiến nào cũng chắc chắn sẽ bị phản ứng rất lớn từ nhân dân thế giới.

Các mối quan hệ giữa các quốc gia đã dần chuyển từ đồng minh, đồng chí thân cận sang đa phương hóa. Một quốc gia có quan hệ với rất nhiều các quốc gia khác, khu vực khác chứ không bó hẹp trong phạm vị cục bộ như trước. Điều này có một nhược điểm là họ sẽ không có được đồng minh sẵn sàng “nhảy vào lửa” nhưng khiến cho các mối quan hệ trở nên minh bạch hơn, thay vì đấu tranh thì cùng cộng sinh. Các cuộc chiến tranh lớn nhất thế kỷ 20, đều bắt nguồn từ một số quốc gia, sau đó lan ra 2 phe đối nghịch. Nhưng hiện tại, kể cả xảy ra một quốc chiến toàn cục giữa Mỹ và Iran, sẽ hiếm có một quốc gia khác như Anh Quốc, phương Tây tham gia cùng Mỹ hoặc Nga, Trung Quốc tham gia phía bên Nga. Dĩ nhiên khả năng là có, nhưng sẽ tham gia hạn chế chứ không thể nào phát huy đến quy mô toàn lực và bùng phát trở thành các cuộc chiến tranh thế giới.

Người ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ phía Iran, có thể chính phe Iran “hi sinh” người mình để thực hiện âm mưu liên kết với Mỹ. Trước đó, vị tướng thiệt mạng Qassem Soleimani có thể chính là con tốt đó. Người ta đặt câu hỏi rằng, tại sao lịch trình bảo mật đến cặn kẽ của ông lại bị lộ diện dễ dàng và ông mất trong thời điểm bất ngờ chỉ bằng UAV như vậy? Tại sao một vị tướng lõi đời trận mạc lại có cái kết thúc rất nghi ngờ là thế?

Một yếu tố khác khiến cho việc chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ không xảy ra, đó là vũ khí hạt nhân. Cũng không cần phải dài dòng làm gì, nếu một trong số các quốc gia sử dụng vũ khí hạt nhân, điều này sẽ dẫn tới việc Hệ mặt trời chỉ còn 7 hành tinh, Sao Hỏa trở thành hành tinh thứ 3 trong hệ mặt trời.

Và trên hết, mục đích chính của xung đột Mỹ – Iran không phải nhằm triệt tiêu nhau, họ chỉ răn đe nhau, thậm chí, đây là một cuộc bắt tay nhằm cùng đẩy giá dầu lên. Cuộc chơi này có lợi cho cả Mỹ, Iran, khối OPEC, Nga. Đối tượng thiệt hại là phe EU, Nhật Bản, Trung Quốc, những khách tiêu dùng dầu mỏ lớn nhất toàn cầu.

Mặc dù Iran đã “giương cờ đỏ” nhưng rõ ràng, các biện pháp của họ vẫn chỉ là tấn công vào các mục tiêu cục bộ của Mỹ tại Trung Đông. Mỹ và Anh điều tàu chiến đến nhưng vẫn chỉ đảm bảo “an toàn hàng hải” và “hộ tống các tàu dầu”. Trong ngày vừa qua, giá dầu vượt mốc 70 USD/1 thùng và đặt giả sử có thể tăng lên mốc 80 USD/1 thùng trong tháng tới nếu xung đột tiếp tục bùng phát. Giá dầu tăng khá bất ngờ vì rõ ràng nguồn cung – cầu các điểm nóng đều đảm bảo, thậm chí nguồn cầu trong giai đoạn 2020 – 2025 sẽ không tăng nhanh như thập kỷ trước do xu thế bùng nổ năng lượng điện và năng lượng tái tạo. Rất có thể, vẫn chỉ là biện pháp cà khịa rồi ai về nhà lấy tiếp tục hưởng lợi nhờ giá dầu tăng của các phe Mỹ, Iran.

Rõ ràng, đối thủ trong tương lai của Mỹ là Trung Quốc, sau đó là Nga, chứ không phải là Iran. Đây có thể là liều thuốc thử của Mỹ dành cho 2 cường quốc đứng dưới mình, liệu thái độ của Trung Quốc và Nga như thế nào khi đồng minh thân cận của mình đang “đơn thương độc mã” trước vòng vây của Mỹ. Nhìn sang bên Đông Á, Triều Tiên lại tranh thủ cà khịa Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng chính nhờ động thái này, Mỹ liền tăng ngay tiền “bảo kê” và gây áp lực mua bán đến 2 đồng mình: Hàn Quốc và Nhật Bản.

Về mọi mặt, động cơ chính của Mỹ là quyền lực chính trị, khẳng định vị thế và tiền chứ không phải nhắm vào việc thôn tính hay chiến tranh toàn diện.

(*) Tổng kết:
– Xung đột sẽ khó có thể trở thành một cuộc chiến tranh thế giới mới.
– Giá dầu chắc chắn sẽ tăng cao, có thể lên đến 90 USD/1 thùng nhưng vẫn sẽ không vượt cột mốc giá dầu những năm 2013 – 2014.
– Mỹ đã không còn duy trì được ưu thế tuyệt đối, trật tự đơn cực nữa và rõ ràng, ngay đến một số đồng minh trung thành của Mỹ cũng ái ngại trước hành động này. Vì đồng minh Mỹ thì không có nhiều dầu. Còn Mỹ thì khác.
– Chúng ta vẫn kê cao gối ngủ, vẫn quan ngại, kêu gọi hòa bình. Vừa mới lên chức được dăm ngày đã bao việc đến tay.
Nguồn: #tìosi

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Tin Hot

GIỚI THIỆU - HƯỚNG DẪN

Tradeboxx.net là một hệ thống mở, thành viên tự chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải. Truy cập, sử dụng website này bạn phải chấp nhận Quy định của Diễn đàn. Phiên bản thử nghiệm, đang tiến hành xin cấp giấy phép thiết lập MXH. Trade Boxx Cung cấp Lớp học trade miễn phí chất lượng cao cho Trader mới miễn phí; Hệ thống mở thư viện các cuốn sách Trading tiêu biểu miễn phí, Hệ thống mở tài liệu Trading Kinh điển miễn phí ...

LIÊN HỆ - CONTACT

Email: [email protected]
Cảnh báo rủi ro. Lưu ý rằng Trading CFDs là sản phẩm có đòn bẩy và có thể dẫn đến thua lỗ tất cả số vốn đã đầu tư. Chính sách bảo mật tb gr

DMCA.com Protection Status

forexlienminhtrader.com