menu
Luật Của Warren Buffett

Luật Của Warren Buffett

News Trading

News Trading
Like
5483 View

Luật Của Warren Buffett


Chương 1: Định hướng


Chương 2: Lãi kép


Chương 3: Đầu tư theo chỉ số: Lý do để “không làm gì”


Chương 4: Đo lường: Chiến lược “không làm gì” so với chiến lược “có làm gì”


Chương 5: Công ty Hợp danh: Một cấu trúc thanh lịch


Chương 6: Cổ phiếu Tổng quát


Chương 7: Cổ phiếu Tính toán


Chương 8: Cổ phiếu Kiểm soát


Chương 9: Dempster: Trò chơi chuyển đổi tài sản


Chương 10: Thận trọng so với thông thường


Chương 11: Thuế


Chương 12: Quy mô so với thành tích


Chương 13: Đi nhanh hay đi chậm


Chương 14: Chia tay


Cuốn sách “Luật của Warren Buffett” là tuyển tập những lá thư cùng những nguyên tắc nền tảng trong đầu tư của Warren Buffett, một trong những nhà tỷ phú giàu nhất thế giới với khối tài sản không ngừng tăng lên từng ngày.

Cuốn sách chứa đựng những kiến thức uyên tâm và tư duy của một nhà đầu tư thành công ngay cả khi bắt đầu bằng một nguồn vốn khiêm tốn. Những điều được chia sẻ trong cuốn “Luật của Warren Buffett” mang những giá trị vượt thời gian và không gian. Dù cho chàng thanh niên Buffett có khởi sự trong thời đại ngày nay, hẳn ông cũng có thể đạt được những thành quả to lớn như vậy.

Mỗi chương trong cuốn sách này đều được xây dựng xung quanh một ý tưởng hoặc chủ đề riêng biệt từ những bức thư và có một bố cục đơn giản, bắt đầu là một bản tóm tắt nhằm cung cấp một số thông tin nền. Đồng thời, tất cả các trích đoạn quan trọng từ những bức thư trong từng chủ đề đều sẽ được trình bày đầy đủ. Khi mà Warren Buffett chưa từng xuất bản một cuốn giáo trình nào về đầu tư, có thể xem những bức thư được tập hợp trong cuốn sách này là một khóa học từ nhà tỷ phú thành công người Mỹ.

Cuốn sách được chia làm ba phần:

– Phần một là những phân tích của Warren Buffett về động lực thúc đẩy và cách lựa chọn người phù hợp để quản lý tài sản cũng như nhà đầu tư nên phân tích và lựa chọn cổ phiếu như thế nào.

– Phần hai là những chia sẻ của Warren Buffett về ba phương pháp lựa chọn cổ phiếu chính mà ông áp dụng cho công ty của mình.

– Phần ba cũng là phần cuối cùng của cuốn sách, là những bài học trong việc tránh một số sai lầm phổ biến trong đầu tư, và tầm quan trọng của việc duy trì những khối đầu tư quý giá của bạn. Cuốn sách là một khóa học của nhà tỷ phú đại tài dành cho không chỉ những nhà đầu tư non trẻ mà kể cả những chuyên gia lão làng.


“Dù là một triệu đô la, hay mười triệu đô la, thì tôi đều đầu tư toàn bộ. Lợi suất cao nhất mà tôi đạt được là trong những năm 1950. Tôi đã đánh bại chỉ số Dow. Các anh nên xem lại những con số hồi ấy. Nhưng khi đó tôi chỉ đầu tư nhỏ lẻ. Không có nhiều tiền là một lợi thế lớn về cơ cấu. Tôi nghĩ tôi có thể mang về cho các anh lợi suất 50% một năm trên một triệu đô la. Không, tôi biết tôi có thể làm được. Tôi bảo đảm.”

– WARREN BUFFETT, BUSINESSWEEK, 1999

Năm 1956, Warren Buffett làm việc tại New York với thầy dạy của mình, cũng là cha đẻ của đầu tư giá trị(1), Benjamin Graham. Khi Graham quyết định nghỉ hưu, ông ngỏ ý cho người học trò xuất sắc nhất của mình một phần vốn ở Công ty Hợp danh Graham-Newman, song chàng thanh niên Buffett 25 tuổi khi đó lại chọn phương án trở về quê nhà. Không lâu sau, theo yêu cầu của bốn thành viên trong gia đình và ba người bạn, một công ty hợp danh đầu tư mới – Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Buffett Associates – được thành lập. Tuy nhiên, trước khi nhận séc của họ, ông đề nghị họ tới ăn tối cùng ông tại Omaha Club. Tiền ăn chia đều cho tất cả.

Buổi tối hôm đó, Buffett đưa cho mỗi người một vài trang tài liệu pháp lý về thỏa thuận hợp danh chính thức và bảo họ không cần phải lo lắng quá nhiều về việc trong đó viết những gì, bởi sẽ không có bất ngờ nào cả. Buổi tụ họp nhằm bàn luận về một điều mà ông cho rằng quan trọng hơn nhiều, đó là Những Nguyên tắc Cơ Bản. Ông đã phô-tô bản danh sách nguyên tắc này thành nhiều bản và nói kỹ về từng mục. Buffett kiên quyết yêu cầu có quyền tự quyết hoàn toàn. Ông không có ý định nói về những gì mà Công ty Hợp danh này thực sự sẽ làm; ông đưa ra rất ít thông tin về cổ phần thực tế của mình. Ông nói với họ: “Những nguyên tắc cơ bản này là triết lý hành động. Nếu các vị đồng ý thì chúng ta hãy tiến hành. Còn nếu các vị không đồng ý thì tôi cũng thông cảm.”

Những nguyên tắc cơ bản

1. Không bao giờ bảo đảm bất kỳ mức lợi suất nào cho các thành viên góp vốn. Các thành viên góp vốn mà rút một nửa trong số 1% hàng tháng chỉ được làm đúng như vậy thôi – rút tiền. Nếu chúng ta kiếm được trên 6% mỗi năm trong vài năm, số tiền rút ra sẽ được lấy từ số tiền thu về, và tiền vốn sẽ tăng lên. Nếu chúng ta không kiếm được 6%, những khoản thanh toán hàng tháng sẽ là một phần hay toàn bộ tỷ lệ thu nhập trên vốn.

2. Năm nào chúng ta không đạt được ít nhất trên 6% thì tới năm tiếp theo, tiền thanh toán hàng tháng cho các thành viên góp vốn sẽ giảm xuống.

3. Khi nói đến lợi nhuận hay thua lỗ hàng năm tức là nói đến các giá trị thị trường; có nghĩa là tình hình tài sản của chúng ta theo định giá thị trường vào thời điểm cuối năm so với thời điểm đầu năm ra sao. Điều này có thể có ít mối liên hệ với các kết quả được ghi nhận nhằm phục vụ cho mục đích tính thuế trong năm đó.

4. Kết quả hoạt động tốt hay kém của chúng ta sẽ không đo lường qua mức tăng trưởng dương hay âm trong năm. Thay vào đó, nó sẽ được đánh giá dựa trên tình hình chung trên thị trường chứng khoán với thước đo là chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow-Jones, các công ty đầu tư hàng đầu, v.v. Nếu kết quả của chúng ta tốt hơn so với những thước đo này, chúng ta sẽ coi đó là một năm hiệu quả, dù con số là âm hay dương. Nếu kết quả kém hơn, chúng ta xứng đáng bị ăn trứng thối.

5. Mặc dù tôi thích thử nghiệm 5 năm hơn, nhưng tôi cho rằng ba năm là khoảng thời gian tối thiểu hoàn hảo để đánh giá hiệu quả hoạt động. Chắc chắn chúng ta sẽ gặp những năm hiệu quả hoạt động của công ty kém hơn, thậm chí kém hơn hẳn, so với chỉ số Dow. Nếu kết quả hoạt động trong giai đoạn ba năm hoặc dài hơn là yếu kém, tất cả chúng ta có lẽ đều nên tính đến chuyện bỏ tiền vào chỗ khác – ngoại trừ trường hợp ba năm đó diễn ra một vụ bùng nổ đầu cơ trong thị trường giá lên(2).

6. Tôi không làm nhiệm vụ dự đoán tình hình thị trường chứng khoán nói chung hay những biến động trong kinh doanh. Nếu các bạn nghĩ tôi có thể làm điều đó, hay cho rằng đó là điều quan trọng cần có trong một chương trình đầu tư, thì các bạn không nên tham gia vào công ty hợp danh này nữa.

7. Tôi không thể hứa hẹn kết quả gì với các thành viên góp vốn. Những gì tôi có thể và dám hứa là:

a. Những khoản đầu tư của chúng ta sẽ được lựa chọn dựa trên cơ sở giá trị chứ không lựa theo xu hướng;

b. Chúng ta sẽ cố gắng đưa rủi ro lỗ vốn dài hạn(3) (không phải lỗ danh nghĩa ngắn hạn(4)) xuống tối thiểu bằng cách đạt được biên an toàn(5) lớn trong từng khoản đầu tư và sự đa dạng trong các khoản đầu tư; và

c. Gần như toàn bộ giá trị tài sản ròng của tôi và vợ con tôi sẽ được đầu tư vào công ty hợp danh này.

Mọi người được mời tới Omaha Club tối hôm đó đều ký tên xác nhận và Buffett nhận séc của họ. Khi có thành viên mới tham gia, từng người đều được hướng dẫn cặn kẽ về những nguyên tắc cơ bản này. Sau đó, mỗi thành viên góp vốn đều được nhận bản cập nhật hàng năm.

Trong những năm sau đó, Buffett chia sẻ về hiệu quả làm việc cũng như nói về các hoạt động của mình qua hàng loạt lá thư ông gửi cho nhóm những người đi theo ít ỏi nhưng số lượng ngày một gia tăng này. Ông dùng những lá thư đó làm công cụ giảng dạy nhằm củng cố và bổ sung cho những ý tưởng đằng sau các nguyên tắc cơ bản, trao đổi về những kỳ vọng của ông đối với hiệu quả hoạt động trong tương lai, và bình luận về tình hình thị trường. Ban đầu, những lá thư này được gửi mỗi năm một lần, nhưng khi nhiều thành viên lên tiếng than phiền rằng một năm là quá lâu, ông chuyển sang viết ít nhất nửa năm một lần.

Những “Bức thư gửi thành viên góp vốn” này giống như một biên niên sử ghi lại những ý tưởng, phương pháp, và suy nghĩ của ông ngay trước giai đoạn đình đám tại Berkshire Hathaway(6); đây là giai đoạn ông ghi dấu bằng những kỷ lục đầu tư thành công vô tiền khoáng hậu, thậm chí với chính cả những thành tích của ông tại Berkshire. Tuy vẫn cho rằng sẽ có những năm hoạt động tốt và không tốt, song ông tin rằng mức lợi nhuận cao hơn chỉ số Dow 10% trong hầu hết các giai đoạn 3-5 năm là khả dĩ, và đó là điều ông sẵn sàng thực hiện.

Nhưng trên thực tế, điều ông đạt được còn tốt hơn nhiều. Ông liên tục đánh bại thị trường và không hề có một năm thụt lùi nào. Trong cả giai đoạn trên, ông đã làm tăng vốn của các thành viên lên gần 24% mỗi năm, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí. Trong giai đoạn ban đầu này, ông đã có những năm hoạt động tốt nhất trong sự nghiệp của mình.

Những bài học từ những bức thư này là định hướng có giá trị vượt thời gian cho mọi nhà đầu tư – từ những người mới bắt đầu, những nhà đầu tư nghiệp dư, cho tới những nhà đầu tư lão luyện. Chúng đặt ra một hệ thống những nguyên tắc và phương pháp nhất quán, hiệu quả cao giúp tránh được những cám dỗ mang tính trào lưu và kỹ thuật vốn đầy rẫy trên thị trường thời nay (hoặc bất kỳ thời nào). Tuy hàm chứa những phân tích tinh vi, hợp “khẩu vị” của những chuyên gia kỳ cựu, song những lá thư này cũng là phương tiện để Buffett truyền đạt kiến thức nhập môn về đầu tư, bởi chúng mang đến một phương thức tiếp cận cơ bản, hợp lý và dễ hiểu đối với tất cả mọi người.

Lần đầu tiên qua cuốn sách này, những bức thư gửi thành viên góp vốn và những kiến thức uyên thâm được truyền tải trong đó được tập hợp đầy đủ, bao gồm những nguyên tắc nền tảng như chiến lược đa dạng hóa(7) khác người của ông, sự tán dương gần tới ngưỡng tôn thờ mà ông dành cho lãi kép(8), và quá trình ra quyết định thận trọng, đi ngược với lối tư duy thông thường của ông. Những bức thư này cũng đề cập đến các phương pháp đầu tư của Buffett đối với các nhóm Tổng quát, Tính toán và Kiểm soát, ba “phương pháp hoạt động” chính của ông – theo thời gian, những phương pháp này được phát triển và biến hóa theo những cách thức rất thú vị và quan trọng mà chúng ta sẽ cùng khám phá trong cuốn sách này.

Về cơ bản, giá trị to lớn của những bức thư này nằm ở chỗ chúng miêu tả được tư duy của một nhà đầu tư trẻ thành công khi khởi sự với khoản tiền hết sức khiêm tốn ban đầu – thứ tư duy mà các nhà đầu tư có thể vận dụng để đạt được thành công lâu dài khi họ dấn thân vào thương trường. Những bức thư là lời biện hộ mạnh mẽ cho chiến lược dài hạn, hướng đến giá trị – một chiến lược đặc biệt khả thi trong những thời đại đầy biến động như thời đại của chúng ta, khi mà con người ta dễ dàng ngả theo đầu cơ, sử dụng đòn bẩy nợ cao, và chú trọng vào ngắn hạn, những điều vốn hiếm khi mang lại hiệu quả lâu dài. Chúng chỉ ra những nguyên tắc có giá trị vượt thời gian về tính cẩn trọng và kỷ luật – những nguyên tắc nền tảng đã và đang kiến tạo nên thành công của Buffett.

Nếu như chàng thanh niên Buffett khởi sự Công ty Hợp danh của mình ở thời đại ngày nay, hẳn ông cũng sẽ đạt được những thành quả to lớn hệt như vậy. Thực ra, hiện nay ông cũng “bảo đảm” được rằng mình có thể kiếm được mức lợi suất hàng năm 50% với một vài triệu đô la ban đầu. Sở dĩ mức lợi suất cao (trên lượng vốn nhỏ) này là khả thi trong thời điểm hiện nay cũng như cách đây nhiều năm là do những yếu tố kém hiệu quả của thị trường vẫn còn đó, đặc biệt là trong những doanh nghiệp nhỏ, ít được chú ý; và còn vì ông là một nhà đầu tư đại tài nữa. Dẫu vậy, chừng nào các nhà đầu tư còn có trí nhớ ngắn hạn và dễ dao động trước giá trị cổ phiếu do lòng tham cũng như sự sợ hãi, thì chừng đó vẫn tồn tại cơ hội kiếm lãi bộn cho tất cả những nhà đầu tư táo bạo, có thể tiếp nhận một lối tư duy thích đáng.

Giống như bất kỳ thời đại nào, ngày nay nhiều người không kiên trì tuân thủ kỷ luật – nguyên tắc không thể thiếu trong đầu tư giá trị. Liên tiếp trong những bức thư, Buffett trở đi trở lại với bản chất bất biến trong những nguyên tắc của ông. Đó là một lối tiếp cận đề cao thái độ hơn là trí thông minh – trung thành với quy trình của riêng mình và không để bị cuốn theo trào lưu là một trong những việc khó khăn nhất đối với cả những nhà đầu tư kỳ cựu nhất. Ai cũng có thể rút ra cho mình bài học từ khả năng làm chủ các cảm xúc trong đầu tư của Buffett.

Mỗi chương trong cuốn sách này đều được xây dựng xung quanh một ý tưởng hoặc chủ đề riêng biệt từ những bức thư và có một bố cục đơn giản, bắt đầu là một bản tóm tắt nhằm cung cấp một số thông tin nền. Hy vọng điều này sẽ giúp

mang lại cho các bạn bối cảnh lịch sử, từ đó cho phép chúng ta có được một nhận thức đầy đủ hơn về sự phù hợp của nội dung thư trong thời đại ngày nay.

Với mục đích đó, tất cả các trích đoạn quan trọng từ những bức thư trong từng chủ đề đều sẽ được trình bày đầy đủ. Điều này không những giúp chúng ta được trực tiếp tiếp cận tri thức từ chính ngòi bút của Buffett mà còn biến cuốn sách này thành công cụ tham khảo hữu ích trong việc đánh giá công việc của ông ở giai đoạn này. Bản thân việc tổng hợp tất cả những bình luận của ông về một chủ đề vào từng chương mang lại rất nhiều thông tin. Chúng ta có thể nhận thấy nhiều mô típ lặp lại trong nhiều bức thư khi ông nhắc lại những ý tưởng của mình và theo dõi những thay đổi trong chính suy nghĩ của ông – đây là điều khó có thể nhận thấy nếu chúng ta đọc thư theo trình tự thời gian.

Buffett chưa từng xuất bản một cuốn giáo trình nào về đầu tư, ít nhất là xét theo nghĩa truyền thống của từ này. Những gì chúng ta có, bên cạnh những bài báo mà ông viết và những ghi chú hình thành từ những buổi nói chuyện và những bài diễn thuyết của ông, là những bức thư mà ông đã viết. Thực ra, những bức thư này giống như một khóa học được bắt đầu không ngừng nghỉ từ năm 1957 cho tới ngày nay, tức là xuyên suốt sự nghiệp của ông. Thư gửi thành viên góp vốn là học phần đầu tiên trong khóa học đó, và tôi rất lấy làm vinh hạnh được chia sẻ chúng với các bạn. Hy vọng rằng bạn đọc chúng cũng hào hứng như khi tôi tổng hợp chúng lại.

Tôi rất cảm kích vì Buffett đã tin tưởng đồng ý cho tôi sử dụng những bức thư của ông trong cuốn sách này, và tôi cũng xin lưu ý lại một lần nữa rằng vai trò của ông trong cuốn sách này chỉ dừng lại ở đó. Tôi đặt mục tiêu trình bày những bức thư của ông theo hướng ông tán thành, đồng thời làm sao để những lời dạy của ông tìm được sự đồng cảm của cả những nhà đầu tư non trẻ và những chuyên gia lão làng.

Trích từ ” Luật Của Warren Buffett ” . Trích đoạn giúp bạn dễ đọc . Phi thương mại. Bạn có thể  ủng hộ tác giả, nhà xuất bản bằng cách nào đó phù hợp.

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Tin Hot

GIỚI THIỆU - HƯỚNG DẪN

Tradeboxx.net là một hệ thống mở, thành viên tự chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải. Truy cập, sử dụng website này bạn phải chấp nhận Quy định của Diễn đàn. Phiên bản thử nghiệm, đang tiến hành xin cấp giấy phép thiết lập MXH. Trade Boxx Cung cấp Lớp học trade miễn phí chất lượng cao cho Trader mới miễn phí; Hệ thống mở thư viện các cuốn sách Trading tiêu biểu miễn phí, Hệ thống mở tài liệu Trading Kinh điển miễn phí ...

LIÊN HỆ - CONTACT

Email: [email protected]
Cảnh báo rủi ro. Lưu ý rằng Trading CFDs là sản phẩm có đòn bẩy và có thể dẫn đến thua lỗ tất cả số vốn đã đầu tư. Chính sách bảo mật tb gr

DMCA.com Protection Status

forexlienminhtrader.com