Mô hình đỉnh nhíp (Tweezer tops) bao gồm nhiều nến với các đỉnh nến ngang bằng nhau. Ngược lại, mô hình đáy nhíp (tweezer bottoms) bao gồm nhiều nến với các đáy nến bằng nhau. Vùng nhíp có thể được tạo ra bằng cách dùng thân nến, bóng nến hoặc doji. Theo Nison (1991, trang 88), các mô hình nhíp không hoàn toàn là mô hình đảo chiều, chúng nên được kết hợp cùng các mô hình nến khác.
Biểu đồ minh họa mô hình Tweezer Top và Tweezer Bottom
Biểu đồ giá vàng ETF (GLD) mô tả một loạt các ví dụ về mô hình đáy và đỉnh nhíp.
Ví dụ đầu tiên là mô hình nến nhận chìm giảm (bearish engulfing) có giá cao nhất của nến thứ 2 bằng giá cao nhất của nến 1.
Ví dụ thứ 2 là mô hình nến harami với giá cao nhất của nến nhỏ giảm điểm thứ 2 bằng với giá cao nhất của nến 1 tăng điểm.
Ví dụ thứ 3 là đáy của bốn cây nến đều bằng nhau trong đó có một nến búa có giá thấp nhất đang test đường giá hỗ trợ bên dưới.
Ví dụ thứ 4 là mô hình nến nhận chìm giảm, với giá cao nhất của nến 2 bằng với giá cao nhất của nến 1.
Cuối cùng là một biến thể của mô hình nến xuyên với đáy 2 nến bằng nhau.