menu
Bài 31 Mô hình giá Cái Nêm – Wedges

Bài 31 Mô hình giá Cái Nêm – Wedges

News Trading

News Trading
Like
5197 View

Mô hình Cái nêm – Wedge

Mô hình Cái nêm – Wedges là một hình tam giác có đường kháng cự và đường hỗ trợ di chuyển hội tụ tại phía phải của mô hình. Đối ngược với mô hình tam giác, nếu là mô hình nêm tăng – Rising Wedge – sẽ có 2 đường kháng cự và hỗ trợ dốc lên, nếu là mô hình nêm giảm – Falling Wedge – sẽ có 2 đường hỗ trợ và kháng cự dốc xuống

 

Mô hình Nêm tăng – Rising Wedge

 

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Wedges_Rising_Wedge. ​

Mô hình Nêm tăng – Rising Wedge – có thể xuất hiện trong suốt 2 giai đoạn riêng biệt: sau 1 xu hướng tăng mạnh mẽ và sau đó giảm, hoặc là hoặc là một giai đoạn tích lũy ngược xu hướng sau 1 xu hướng giảm dài. Phần nêm tăng xuất hiện sau 1 giai đoạn tăng mạnh mẽ và sau đó giảm lại sẽ tạo thành 1 chóp gọi là điểm cực và sau 1 khoảng đi xuống từ điểm cực, giá lại được đẩy trở về vị trí điểm cực đó. Khi giá phá vỡ đường hỗ trợ dốc lên bên dưới của mô hình nêm tăng thì giá sẽ giảm.

Hướng phá vỡ của mô hình Nêm tăng

 

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Wedges_Rising_Wedge_Breakout_Direction. ​

Sau 1 giai đoạn dài giá đi xuống, mô hình Nêm tăng có thể được thấy như giai đoạn tích lũy ngược xu hướng chính. Mô hình dự đoán rằng giá sẽ phá vỡ dưới đường hỗ trợ dốc lên bên dưới và giá sẽ tiếp tục đi xuống.

Mô hình Nêm giảm – Falling Wedge:

 

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Wedges_Declining_Wedge. ​

Ở chiều hướng ngược lại, mô hình Nêm giảm xuất hiện ở 2 trường hợp riêng biệt: trường hợp đầu xuất hiện sau 1 giai đoạn giảm giá mạnh mẽ và sau đó tăng lên, trường hợp thứ 2 như là 1 thời kì tích lũy giá theo xu hướng ngược xu hướng chính sau 1 đoạn dài của xu hướng tăng. Phần nêm xuất hiện sau 1 giai đoạn tăng giá mạnh và sau đó tăng lên tạo thành 1 đỉnh gọi là cực điểm và sau 1 khoảng di chuyển xuống từ cực điểm, giá được cố gắng đẩy về vị trí cực điểm cũ. Nếu giá sẽ phá vỡ đường kháng cự dốc xuống ở trên thì kỳ vọng giá sẽ tăng cao hơn.

Hướng phá vỡ của mô hình Nêm giảm

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Wedges_Declining_Wedge_Breakout_Direction. ​

Sau một giai đoạn dài xu hướng đi lên, đồ thì nêm giảm có thể được thấy như một khoảng tích lũy giá theo xu hướng ngược. Lại 1 lần nữa, mô hình giả định rằng giá sẽ phá vỡ lên trên đường kháng cự dốc xuống và giá tiếp tục tăng cao hơn.

 

Tín hiệu bán – sự phá vỡ xuống dưới của mô hình Nêm tăng:

 

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Wedges_Rising_Wedge_Avg_Breakout_Gain_Decline. ​

Khi giá phá vỡ và đóng cửa phía trên đường kháng cự, tín hiệu mua được đưa ra; ngoài ra, khi giá phá vỡ và đóng cửa phía dưới đường hỗ trợ, tin hiệu bán cũng được đưa ra.

Tín hiệu mua – sự phá vỡ lên trên của mô hình Nêm giảm

 

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Wedges_Declining_Wedge_Avg_Breakout_Gain_Decline. ​

Kirkpatrick & Dahlquist (2010) khuyên người giao dịch nên tìm một sự phá vỡ theo hướng đi xuống của mô hình cái nêm tăng và sự phá vỡ theo hướng đi lên của mô hình nêmgiảm.

Mục tiêu giá

  • Mô hình nêm tăng – giá phá vỡ xuống:

Giá phá vỡ -(( Đỉnh cao nhất trong mô hình – đỉnh thấp nhất trong mô hình)*46%)

  • Mô hình nêm giảm – giá phá vỡ lên:

Giá phá vỡ +(( Đỉnh cao nhất trong mô hình – đỉnh thấp nhất trong mô hình) x 70%)

Biểu đồ minh họa mô hình nêm tăng trong xu hướng giảm

 

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Wedges_Rising_Wedge_Chart_OIL. ​

Biểu đồ trên của Crude Oil ETN (OIL) cho thấy một xu hướng giảm mạnh theo sau là một khoảng tích lũy giá theo mô hình nêm tăng. Đường kháng cự dốc lên được tạo bởi 4 đỉnh và đường hỗ trợ dốc lên được tạo bởi 5 đáy, hoàn toàn “đủ chất lượng” khi có đến 5 lần chạm tạo thành đường xu hướng. Mô hình cái nêm cũng đã được hình thành từ ba tuần trước, giúp phân biệt nó với mô hình cờ hiệu. Sự phá vỡ xuất hiện vào khoảng ¾ quãng đường vào mô hình, điều này thì hơi khác với bình thường. Như thường lệ, giá phá vỡ ra khỏi mô hình theo hướng xuống dưới như một sự tiếp diễn cho xu hướng giảm trước đó. Theo Bulkowski (2005), mô hình cái nêm tăng phá vỡ xuống dưới khoảng 69% tổng thời gian.

Biểu đồ minh họa mô hình nêm giảm trong xu hướng tăng

 

awww.finvids.com_Content_Images_ChartPattern_Wedges_Declining_Wedge_Chart_XLF. ​

Biểu đồ trên của Finacial SPDR ETF (XLF) minh họa mô hình nêm giảm trong xu hướng tăng. Thông thường, đối với dạng này (sự phá vỡ xảy ra khoảng 68% tổng thời gian), giá phá vỡ lên trên (theo Bulkowski,2005).

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Tin Hot

GIỚI THIỆU - HƯỚNG DẪN

Tradeboxx.net là một hệ thống mở, thành viên tự chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải. Truy cập, sử dụng website này bạn phải chấp nhận Quy định của Diễn đàn. Phiên bản thử nghiệm, đang tiến hành xin cấp giấy phép thiết lập MXH. Trade Boxx Cung cấp Lớp học trade miễn phí chất lượng cao cho Trader mới miễn phí; Hệ thống mở thư viện các cuốn sách Trading tiêu biểu miễn phí, Hệ thống mở tài liệu Trading Kinh điển miễn phí ...

LIÊN HỆ - CONTACT

Email: [email protected]
Cảnh báo rủi ro. Lưu ý rằng Trading CFDs là sản phẩm có đòn bẩy và có thể dẫn đến thua lỗ tất cả số vốn đã đầu tư. Chính sách bảo mật tb gr

DMCA.com Protection Status

forexlienminhtrader.com