Mô hình Three rising valleys – 3 đáy tăng dần
Mô hình Three Rising Valleys (TRV) thường xuất hiện sau một xu hướng tăng, nhưng cũng có thể là sau 1 xu hướng giảm, và mô hình này cũng có xu hướng tạo ra đà tăng tiếp cho giá. Có 3 đáy, giá thấp nhất của đáy thứ 2 cao hơn giá thấp nhất của đáy thứ nhất, và giá thấp nhất của đáy thứ 3 thì cao hơn giá thấp nhất của đáy thứ 2. Các đáy có chiều rộng xấp xỉ nhau. Tín hiệu mua xuất hiện khi giá đóng cửa cao hơn giá của đỉnh nằm giữa đáy thứ 2 và đáy thứ 3
Tâm lí thị trường của mô hình Three rising valleys
tâm lý thị trường của mô hình này như sau: một đặc điểm của xu hướng tăng là tạo ra đỉnh cao hơn và đáy cao hơn. Đỉnh thứ 2 trong mô hình này là 1 đỉnh cao hơn. Đáy thứ 2 sau đỉnh đầu tiên là một đáy cao hơn. Như vậy là điều kiện để xuất hiện xu hướng tăng theo định nghĩa đã đầy đủ. Đỉnh cao thứ 2 lại là 1 đỉnh cao hơn nữa, qua đó khẳng định rõ hơn việc xuất hiện 1 xu hướng tăng. Một khi giá vượt lên trên đỉnh thứ 2, nhà đầu tư mua vào với kỳ vọng đỉnh tiếp theo sẽ cao hơn tiếp, qua đó khẳng định một lần nữa xu hướng tăng.
Trung bình mức tăng cao nhất của mô hình giá phá vỡ Three rising valleys
Bulkowski (2005) chỉ ra rằng mức tăng trung bình cao nhất trước khi giá có đợt hồi khoảng 20% là 41%; và giá sẽ hồi lại vùng giá phá ngưỡng là khoảng 60% tổng thời gian trong vòng 30 ngày.
Mục tiêu giá
Bulkowski (2008) gợi ý mục tiêu giá cho mô hình TRV như sau:
- Three rising valleys phá vỡ lên trên:
Gía cao nhất ở đỉnh thứ 2 + ((Gía cao nhất ở đỉnh thứ 2 – Gía thấp nhất của đáy thứ nhất) x 58%)
Bulkowski cũng khuyến khích đặt cắt lỗ tại vùng đáy của đáy thứ 3.
Biểu đồ minh họa mô hình Three rising valleys
Biểu đồ của Wal-Mart (WRT) minh họa mô hình TRV. Trước khi kiểu mẫu xuất hiện, có 1 xu hướng tăng trong 3 tháng nhưng sau đó đã có 1 tuần rưỡi giảm giá trở lại. Mô hình đã tạo ra những đỉnh cao hơn và đáy cao hơn. Khi giá vượt lên trên giá cao nhất của đỉnh thứ 2, những người giao dịch hi vọng giá sẽ tăng lên đến 1 đỉnh cao hơn, và trong biểu đồ ví dụ này, nó thật sự đã xảy ra.