Mô hình Single-day Island đảo chiều ở đỉnh
Mô hình này thường xuất hiện trong một xu hướng tăng. Giá bật lên tạo khoảng nhảy giá và hình thành một thanh giá có biên độ giá lớn hơn. Thanh giá trở thành một Single day Island đảo chiều sau khi giá bật xuống tạo khoảng nhảy giá trong ngày hôm sau. Điều mà ta mong đợi cuối cùng là giá sẽ tiếp tục giảm sau mô hình Single-day Island đảo chiều này.
Mô hình Single-day Island đảo chiều ở đáy
Ngược lại thì mô hình Single-day Island đảo chiều ở đáy xuất hiện trong xu hướng giảm. Giá bật xuống tạo thành khoảng nhảy giá và hình thành một thanh giá lớn. Mô hình được hoàn thành khi giá trong ngày hôm sau bật lên tạo thành khoảng nhảy giá để một thanh giá đứng độc lập ở đáy của xu hướng giảm. Kết quả mong đợi là giá sẽ tiếp tục đi lên. Rockefeller (2011) cho rằng khối lượng trong thanh giá Single-day Island đảo chiều thường rất thấp và khối lượng của thanh giá bật lên sau thanh Single-day Island thì rất cao. Những thanh giá Single-day Island đảo chiều này nổi bật trên biểu đồ bởi vì lúc đó không có biến động giá ở bên trái hay bên phải và xuất hiện ở đỉnh hoặc là ở đáy của xu hướng.
Biểu đồ minh họa cho mô hình Single-day Island đảo chiều ở đỉnh
Biểu đồ của 20 Year Treasury Bond ETF (TLT) cho thấy một mô hình Single-day Island ở đỉnh. Lúc đầu là một xu hướng giảm nhưng đột nhiên giá lại tăng lên và bật lên tạo một khoảng nhảy giá. Thanh giá chạm vào đường kháng cự được tạo ra bởi xu hướng giảm mạnh trước đó và giảm xuống sau đó đóng cửa ở gần đáy của chính nó. Mô hình Single-day Island đảo chiều được hình thành khi giá bật xuống tạo một khoảng nhảy giá lớn và tiếp tục một xu hướng giảm cho đến khi giá chạm đến đường hỗ trợ của xu hướng giảm mạnh trước đó. Trên tổng thể thì mô hình này kết hợp rất tốt với kênh xu hướng giảm.
Biểu đồ minh họa cho mô hình Single-day Island đảo chiều ở đáy
Biểu đồ của British Petroleum (BP) cho thấy một mô hình Single-day Island đảo chiều ở đáy và đó là tín hiệu kết thúc xu hướng giảm và bắt đầu xu hướng tăng. Mô hình được dẫn dắt bởi một xu hướng giảm và tiếp theo giá bật xuống tạo một khoảng nhảy giá giảm. Thanh giá Single-day Island là một thanh giá lớn và đóng cửa ở gần đỉnh của nó (dấu hiệu cho thấy hướng đi của giá ngày tiếp theo). Ngày hôm sau thì giá bật lên tạo khoảng nhảy giá tăng và hoàn thành mô hình.
Mô hình Multi-day Island đảo chiều ở đỉnh
Mô hình Multi-day Island đảo chiều ở đỉnh là một nhóm nhiều thanh giá bị chia cắt bởi một khoảng nhảy giá tăng và sau đó là một khoảng nhảy giá giảm.
Mô hình Multi-day Island đảo chiều ở đáy
Ngược lại với mô hình đảo chiều ở đỉnh thì mô hình này là một nhóm nhiều thanh giá bị chia cắt bởi một khoảng nhảy giá giảm và sau đó là một khoảng nhảy giá tăng
Trong các trường hợp, khoảng nhảy giá tăng / giảm hình thành ở phía bên trái của mô hình sẽ có cùng vùng giá không có giao dịch (vùng nhảy giá) với khoảng nhảy giá tăng / giảm phía bên phải của mô hình (người giao dịch có thể vẽ được một hình chữ nhật trong vùng nhảy giá bên phải và bên trái, vùng mà không có giá nào xuất hiện trên biểu đồ).
Mục tiêu giá
Bulkowski (2008) cho ta một công thức tính cho mô hình Island đảo chiều:
- Island đảo chiều ở đỉnh
Giá thấp nhất của Island bị chia cắt bởi khoảng trống – ((Giá cao nhất của Island bị chia cắt bởi khoảng trống – Giá thấp nhất của Island bị chia cắt bởi khoảng trống)x 62%)
- Island đảo chiều ở đáy
Giá cao nhất của Island bị chia cắt bởi khoảng trống + ((Giá cao nhất của Island bị chia cắt bởi khoảng trống – Giá thấp nhất của Island bị chia cắt bởi khoảng trống)x 69%)
Hiệu suất và các đặc điểm của mô hình Multi-day Island đảo chiều
Đây là điểm quan trọng trong việc Bulkowski (2005) xếp mô hình Multi-day Island đảo chiều này vào hạng chót trong những mô hình có hiệu suất kém nhất theo các mô hình mà ông xếp hạng, bởi vi: tỉ lệ thất bại cao, tỉ lệ hồi lại cao, sự tăng giá/giảm giá cũng rất ít sau tín hiệu mua/bán.
Những đặc điểm làm tăng độ hiệu quả của mô hình Multi-day Island:
- Mô hình có bóng dài hơn thì tốt hơn mô hình có bóng ngắn hơn
- Mô hình hẹp và cao thì tốt nhất
Mô hình Long Island với dạng mô hình tiếp diễn thì tốt hơn mô hình này rất nhiều.
Biểu đồ minh họa cho mô hình muti-day Island đảo chiều ở đỉnh
Biểu đồ của 20+ Year Treasury Bond ETF (TLT) cho thấy một xu hướng tăng với một mô hình Multi-day Island đảo chiều ở đỉnh. Giá bật lên tạo ra một khoảng nhảy giá tăng và sau đó bắt đầu tạo ra một mô hình đỉnh đầu hai vai. Sau đó giá bật xuống tạo ra một khoảng nhảy giá giảm và có một sự hồi giá trong ba ngày, lấp đầy khoảng nhảy giá trước đó. Giá tiếp tục giảm xuống và tiếp tục có những khoảng nhảy giá giảm.
Biểu đồ minh họa cho mô hình Multi-day Island đảo chiều ở đáy
Biểu đồ của Intel Corp (INTC) cho thấy một mô hình Multi-day Island đảo chiều ở đáy. Mô hình hình thành sau một xu hướng giảm mặc dù trước đó là một xu hướng tăng. Giá bật xuống tạo khoảng nhảy giá giảm và sau khi gần lấp đầy khoảng trống thì giá lại giảm xuống nữa. Một mô hình đỉnh đầu và hai vai đảo ngược sắp được hoàn thành trước khi giá bật lên tạo khoảng trống và giá đi lên theo xu hướng tăng.