menu
7 bẫy tâm lý nguy hiểm trong giao dịch

7 bẫy tâm lý nguy hiểm trong giao dịch

Tommy Fx

Tommy Fx
Like
5935 View

Tâm lý là một phần vô cùng quan trọng góp phần vào việc thành bại của một trader khi giao dịch, không chỉ trong thị trường Forex mà ở bất cứ thị trường nào khác như hàng hóa hay chứng khoán. Tuy nhiên, để hiểu được rõ ràng căn cơ về tâm lý giao dịch sẽ cần nhiều hơn giấy mực, các bài viết để bạn biết. Nhưng có một điều tôi chắc chắn với bạn rằng, “TÂM LÝ GIAO DỊCH” không đơn thuần chỉ là việc bạn có sợ hãi hay tự tin khi tham giao dịch, nó là một tập hợp rất nhiều yếu tố bạn cần biết và cần phải học hỏi và rèn luyện qua thời gian. Ở bài viết này, tôi sẽ nói tới một phần rất quan trọng trong số đó được mang tên: “7 bẫy tâm lý nguy hiểm trong giao dịch” mà mỗi trader cần biết và tránh bị sập bẫy.

7 bẫy tâm lý trong giao dịch

1. Bẫy định kiến

Khi phân tích để nhận định về xu hướng của một cặp tiền tệ hoặc tài sản giao dịch, bạn thường có xu hướng dựa trên những nhận định mang tính chất định kiến cố hữu mà có thể bạn đã được học ở đâu đó, thậm chí được kiểm chứng trước đó. Dựa trên những kế quả tương đối chính xác trước đó, bạn có xu hướng áp dụng nó để đưa ra dự báo cho xu hướng sắp tới, mặc dù bạn không nhận ra rằng ngay cả khi bạn gặp lại một trường hợp tương tự giống như bạn đã gặp trong quá khứ, thì nó vẫn hoàn toàn có thể sai ở hoàn cảnh hiện tại.

Lấy một ví dụ phổ biến mà mình vẫn thường thấy một số trader vẫn nhận định, khi thực hiện giao dịch vàng các trader thường nhận định là lực của đồng USD (cụ thể là dựa trên chỉ số US Dollar Index – DXY) đang yếu, nên giá vàng sẽ đi lên. Mặc dù mối quan hệ này có được ghi nhận là đúng theo mối quan hệ liên thị trường, tuy nhiên cũng nên ghi nhận rằng ngoài yếu tố chỉ số đồng USD thì giá vàng còn bị ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố khác như: nền kinh tế Mỹ, chứng khoán, các kênh đầu tư vào trái phiếu kho bạc, các biến động địa chính trị khác.. nên trong quá khứ cũng đồng thời ghi nhận rất nhiều lần giá vàng đi cùng chiều với giá của đồng USD. Vậy nên, nếu khi nhận định bạn luôn có một định kiến rằng “vàng xuống thì đô lên và ngược lại” mà không quan sát các yếu tố thị trường khác, và thậm chí là nhiều trader bỏ qua bước quản lý rủi ro vào vốn tất tay ở những thời điểm như vậy là một thảm họa có thể xảy đến.

Để tránh được bẫy tâm lý này, bạn nên ghi nhớ luôn để cho cái đầu mình một sự linh hoạt khi đánh giá thị trường dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, và không “gắn chặt” định kiến vào một nguồn thông tin nào.

2. Bẫy lún sâu

Đây là một bẫy tâm lý thực sự nguy hiểm với các trader, đặc biệt là các trader mới và buồn thay là bản thân tôi thấy nó ở khắp mọi nơi.

Bẫy này là một tâm lý được sinh ra có xu hướng bảo vệ quan điểm về quyết định sai trước đó của bạn, và thông thường kết quả là nó đã đánh bay rất nhiều tài khoản. Thực sự rất khó khăn để chúng ta chấp nhận rằng mình đã sai, hoặc rất khó để chấp nhận chúng ta sẽ bị mất tiền ra khỏi túi chỉ bởi cái quyết định ngu ngốc đó là “húc đầu xe tải khi vào lệnh” mà chúng ta đã quyết định trước đó. Bạn có xu hướng chờ đợi thị trường tự sửa sai cho bạn, chờ nó quay đầu để “chứng minh” rằng chúng ta “không ngu”, hoặc đơn giản là để chúng ta mất ít hơn, hoặc vui hơn là có lãi trong quyết định giao dịch vừa rồi. Vậy nhưng thị trường thường không như bạn mong muốn, ngay khi bạn đã quyết định sai thì dù bạn có thắp bao nhiêu bó hương thì nó vẫn có đi theo hướng ngược lại, và bạn thì vẫn không thôi hy vọng nó quay đầu. Bạn lại vào lệnh với khối lượng quá lớn, nên bạn cũng không thể sửa chữa gì cả ngoài việc ngồi chờ đợi và cầu nguyện. Và thông thường kết quả là bạn mất một số tiền lớn hơn rất nhiều, thậm chí cháy tài khoản. Và sau đó bạn thường nói rằng: “biết thế đã đóng lệnh từ lúc nó lỗ ít hơn!!”.

Để tránh bẫy tâm lý này thị bạn các áp dụng quản lý vốn một cách kỉ luật. Lên kế hoạch về rủi ro bạn có thể chấp nhận mất khi phân tích của bạn sai lầm, và dừng lỗ ngay khi bạn có thể và dừng cầu nguyện. Vì khi bạn đóng lệnh với số lỗ trong kiểm soát, bạn sẽ còn còn cơ hội để có những lệnh thắng sau đó để bù lại. Còn cứ để lệnh chạy ngược thị trường thì chẳng khác nào bạn đang ngày càng lún sâu trong bùn lầy và cái kết thì thật cay đắng.

3. Bẫy đồng cảm

Chẳng ai muốn mình bị thua lỗ, và cái cảm giác nhìn giao dịch của mình lún sâu trong thua lỗ thật là không vui vẻ gì. Khi ấy bạn có xu hướng đi tìm lời khuyên, nhưng tệ hại là chỉ để “tìm người chung thuyền”, và chứng minh là “mình không hề đơn độc”!

Thực vậy, sẽ rất tai hại khi bạn đã ra quyết định sai, và lại đi tìm những người cũng sai như mình để xin lời khuyên. Bởi khi có cùng một góc nhìn, một cách tiếp cận thì khả năng hành động của họ cũng sẽ sai giống mình. Nên thay vì nhận được một lời khuyên hữu ích và xác đáng, thì bạn lại nhận được một sự vỗ về đồng cảm. Và kết quả là bạn không làm gì, cùng nhau tiếp tục hy vọng trong sự thanh thản của bản thân vì mình không phải là một kẻ đơn độc.

Để tránh bẫy tâm lý này, bạn hãy đảm bảo rằng bạn tìm được những nguồn tư vấn tốt, và chấp nhận việc quan điểm và cách tiếp cận của họ có thể khác cách mình đã tiếp cận. Mặc dù biết là sẽ rất khó để phân biệt đâu mới là nơi bạn có thể tin tưởng, nhưng luôn giữ cho cái đầu của bạn tránh xa việc đi tìm một sự “đồng cảm” là việc cần làm trước tiên. Hãy tỉnh táo để nhận định thị trường thay vì chỉ chờ đợi và không làm gì.

4. Bẫy thắp hương

Bẫy này xảy ra khi bạn rơi vào tình trạng thua lỗ khi giao dịch, nhưng thay vì đi đánh giá thị trường, hoặc ra quyết định, bạn lại quyết định không làm gì cả và phó mặc cho thị trường quyết định khoản đầu tư của mình mặc dù có thể bản thân đã nhìn được cái cái đau thương có thể xảy đến. Dân tình gọi chung là “thắp hương”.

Để tránh được bẫy này, thì có lẽ là phải nhắc nhở bản thân rằng chúng ta luôn phải chủ động ra quyết định với khoản đầu tư của mình. Bạn quyết định vào lệnh, thì cũng phải dũng cảm thoát lệnh khi thị trường cho ra tín hiệu trái chiều. Quản lý vốn là chìa khóa cho việc này.

5. Bẫy tương đối

Mỗi con người chúng ta là một cá thể độc lập và có hành vi cũng như tâm lý không giống bất cứ cá thể nào khác trên thế giới. Các trader cũng vậy, họ có những hoàn các khác nhau quyết định nên tính cách và cách thức họ tham gia thị trường và thành bại khác nhau. Vậy nên sẽ không có phương pháp, chiến lược giao dịch nào phù hợp với tất cả các trader, nên bạn đừng tìm những phương pháp mà ai cũng có thể chiến thắng trong thị trường này. Hãy không ngừng học hỏi và đầu tư vào chính bạn, học kiến thức của những người đi trước nhưng phải đảm bảo nó phù hợp với cá tính của bạn. Chỉ khi ấy bạn mới mong thành công được trong thị trường này, bằng không cái kết bạn nhận được vẫn chỉ là những thất bại!

6. Bẫy quy luật

Rất nhiều trader có một niềm tin rằng thị trường giao dịch nói chung vận hành theo những quy luật và chu kì. Và họ có xu hướng tin rằng những điều đã xảy ra trong quá khứ sẽ lặp lại khi họ quan sát được những tín hiệu tương tự, và có xu hướng đầu tư quá tay và nhận được những kết quả bết bát.

Một điều bạn cần nhớ rằng thị trường này luôn luôn không có gì là chắc chắn, và những thứ xảy ra trong quá khứ có thể sẽ lặp lại trong hiện tại và tương lai, nhưng không có điều gì đảm bảo cho việc đó. Với hàng trăm hàng ngàn những yếu tố ở hiện tại luôn thay đổi không ngừng sẽ làm cho thị trường trở nên bất định và khó đoán. Vậy nên luôn phân tích dựa trên thông tin hiện tại bạn có, chứ không phải chỉ trông chờ quá khứ lặp lại.

7. Bẫy ưu việt

Có rất nhiều trader nghĩ rằng họ biết nhiều hơn và thậm chí giỏi hơn các chuyên gia, thậm chí là giỏi hơn cả thị trường. Hoặc giả là họ cho rằng họ có thể sẽ là người may mắn hơn những người khác! Điều này rất tới những hậu quả khôn lường, kể cả khi họ đã chứng minh được trong một giai đoạn nào đó. Vì đặc tính khó đoán định của thị trường, nên nó luôn thay đổi và phá vỡ những quy luật vốn có nếu trader bị hưng phấn quá độ với niềm tin mình luôn có thể thắng được thị trường là một cái bẫy vô cùng nguy hiểm.

Bẫy này đặc biệt thường xảy đến với những người có ít nhiều danh tiếng, đã được cộng đồng theo dõi và ghi nhận. Mỗi lời khuyên, nhận định của họ thường ảnh hưởng tới nhiều người, và họ có xu hướng không muốn chấp nhận cái sai của mình. Vậy nên khi nhận định sai, họ có xu hướng trì hoãn, chờ đợi chỉ để chứng minh “mình đúng”. Và biểu hiện của việc này là luôn đi cố gắng xây dựng một lịch sử giao dịch với tỉ lệ win/loss cao ngất bao xanh. Và trừ khi là bản thân những trader này có các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp kèm theo, bằng không sớm muộn họ cũng sẽ nhận được kết quả là sự thua lỗ về tiền bạc.

Kết luận

Con người là một loài động vật có cảm xúc, và chúng ta không thể chối bỏ điều này. Thị trường luôn thay đổi không ngừng, nên chúng ta đừng cố gắng đi kiểm soát thị trường. Thứ duy nhất mà chúng ta có thể cố gắng để kiểm soát được đó chính là bản thân của chúng ta. Và việc đầu tiên bạn cần nhận thức được, đó là tránh những cái bẫy tâm lý luôn rình rập chờ bạn sập bẫy!


Bạn có thể xem bài viết gốc trên FX+ tại địa chỉ: https://fxplus.biz/2019/06/13/7-bay-tam-ly-nguy-hiem-trong-giao-dich/

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Tin Hot

GIỚI THIỆU - HƯỚNG DẪN

Tradeboxx.net là một hệ thống mở, thành viên tự chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải. Truy cập, sử dụng website này bạn phải chấp nhận Quy định của Diễn đàn. Phiên bản thử nghiệm, đang tiến hành xin cấp giấy phép thiết lập MXH. Trade Boxx Cung cấp Lớp học trade miễn phí chất lượng cao cho Trader mới miễn phí; Hệ thống mở thư viện các cuốn sách Trading tiêu biểu miễn phí, Hệ thống mở tài liệu Trading Kinh điển miễn phí ...

LIÊN HỆ - CONTACT

Email: [email protected]
Cảnh báo rủi ro. Lưu ý rằng Trading CFDs là sản phẩm có đòn bẩy và có thể dẫn đến thua lỗ tất cả số vốn đã đầu tư. Chính sách bảo mật tb gr

DMCA.com Protection Status

forexlienminhtrader.com