menu
Forex 101

Forex 101

News Trading

News Trading
Like
1116 View

 

MỤC LỤC

  1. Thị trường Ngoại hối hoạt động như thế nào?

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

PHẦN 2 Ph}n tích cơ bản

  1. Phân tích chỉ số lạm ph|t như thế nào?

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

PHẦN 3 Phân tích kỹ thuật

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  1. C|c đường trung bình Di động là gì?
  2. Phân kỳ là gì?
  3. Các dải Bollinger (Bollinger Bands) thể hiện điều gì?
  4. Các công cụ đo dao động được ứng dụng như thế nào?
  5. Chỉ số Sức mạnh Tương đối thể hiện điều gì?
  6. Chỉ số Mô-men giá thể hiện điều gì?
  7. Chỉ số Parabolic SAR cho thấy điều gì?
  8. C|c điểm chốt (Pivot Points) được áp dụng như thế nào?
  9. Biểu đồ hình nến có những ưu điểm gì?
  10. Áp dụng các chỉ số Fibonacci như thế nào?
  11. Lý thuyết Sóng Elliott được áp dụng như thế nào?
  12. Nên đặt ngưỡng Cắt lỗ và Chốt lời như thế nào?
  13. C|c mô hình gi| được áp dụng như thế nào?

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  1. Chiến lược Con rùa (Turtle Strategy) hoạt động như thế nào?
  2. Bạn học hỏi được điều gì từ Bill Williams
  3. Giao dịch trên thị trường Ngoại hối có thể trở thành nguồn thu nhập chính của tôi được không?

PHẦN 5 Tâm lý giao dịch

  1. Tâm lý có ảnh hưởng tới giao dịch như thế nào?
  2. Bạn nên biết những gì về Tâm lý giao dịch?
  3. Mối tương quan giữa quan điểm về tiền v{ quan điểm về đầu tư?
  4. Làm thế n{o để tránh gặp sai lầm về mặt tâm lý trong khi giao dịch?
  5. Lời khuyên nào dành cho những nhà kinh doanh mới bắt đầu?
  6. Bạn còn muốn biết điều gì về giao dịch Ngoại hối nữa?

PHỤ LỤC Nên nghiên cứu những tài liệu nào về thị trường Ngoại hối?

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

MỤC LỤC

Lời giới thiệu (cho bản tiếng Việt)

Giới thiệu 101 Con số thời thượng

Phần 1: Khái niệm và thuật ngữ cơ bản về Thị trường Ngoại hối

Phần 2: Ph}n tích cơ bản

Phần 3: Phân tích kỹ thuật

Phần 4: Chiến lược kinh doanh

Phần 5: Tâm lý giao dịch

Phụ lục: Nên nghiên cứu những tài liệu nào về Thị trường Ngoại hối

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Lời giới thiệu (cho bản tiếng Việt)

Ở bất kỳ lĩnh vực nào thì kiến thức cơ bản cũng tạo nền tảng giúp chúng ta hiểu được những kiến thức s}u hơn. Với Thị trường Ngoại hối cũng vậy, cuốn s|ch ” Forex 101 điều cần biết” tuy không giúp bạn trả thành một chuyên gia trên thị trường ngoại hối, song cuốn sách này trình tất cả những chủ đề quan trọng để bạn có được kiến thức cơ bản v{ đầy tự tin trong lĩnh vực n{y. Như T|c giả Valerijus Ovsyanikas đ~ nói ” …cuốn s|ch n{y được viết ra nhằm thỏa mãn sự tò mò của những người còn đang lạ lẫm với Thị trường ngoại hối và giúp biến hiểu biết thành lợi nhuận bằng cách lựa chọn chiến lược kinh doanh đúng đắn nhất…”

Đặc biệt là tại Việt Nam, một thị trường hoàn toàn mới mẻ với kênh t{i chính n{y. Đó

chính là lý do AMcenter muốn giới thiệu quyển s|ch n{y đến độc giả.

Việc đọc cuốn sách này rất dễ dàng với dạng câu hỏi v{ đ|p nên rất dễ đọc và dễ hiểu.

Đối với những độc giả đ~ có vốn hiểu biết nhất định về Thị trường Ngoại hối thì quyển sách này sẽ bổ sung thêm vào những kiến thức cuả bạn một cách dễ d{ng. Đối với những độc giả lần đầu tiên tiếp cận Thị trường Forex sẽ tốt hơn nếu bạn đọc cuốn sách này từ đầu đến cuối để trang bị từ những điều cần thiết nhất.

V{ đ}y l{ lần đầu tiên, một cuốn sách cung cấp những điều cần thiết nhất về thị trường

ngoại hối được xuất bản chính thức tại Việt Nam. Để cuốn sách có thể ho{n th{nh v{ đến tay độc giả, chúng tôi xin chân thành cảm ơn:

  • Đội ngũ biên dịch và biên tập ng{y đêm l{m việc không ngừng nghỉ nhằm mang

quyển s|ch đến độc giả phiên bản Việt.

  • Đội ngũ thiết kế đ~ ho{n thiện để phiên bản Việt gần gũi với nguyên gốc tiếng

Nga nhất.

  • Quý độc giả đón nhận cuốn s|ch n{y đầy nhiệt tình và hào hứng.

Mặc dù Amcenter đ~ biên tập kỹ lưỡng nhưng không tr|nh khỏi những sai sót. Mọi ý

kiến đóng góp của quý độc giả sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện hơn trong c|c lần xuất bản sau. Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về email: [email protected]

Amcenter

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

GIỚI THIỆU

101 Con số thời thượng

Hiếm có thị trường tài chính nào lại tạo ra nhiều đam mê và lợi nhuận như thị trường

Ngoại hối.

Cornelius Luka

C

on số 101 thường được dùng để chỉ những giáo trình và tài liệu d{nh cho sinh viên năm đầu tại c|c trường đại học ở Mỹ và Canada. Vì thế nó khiến người ta liên hệ đến tất cả những điều cơ bản nhất dành cho những người mới bắt đầu. Những tựa đề như “101 c}u hỏi về…” cũng vì thế m{ được áp dụng trong mọi hoàn cảnh. Trước đ}y, 100 được người ta cho là con số đẹp, nhưng trong thế kỷ XXI thế kỷ của marketing ‒ người ta muốn tạo ra thông điệp rằng mình mang đến cho người đọc nhiều thông tin hơn bất kỳ ai khác. Và con số 101 bỗng nhiên lại được ưa chuộng. Trên tinh thần ấy, các chuyên gia bắt đầu sáng tạo ra những con số kh|c như 102, 103, 1001. Riêng tôi vẫn trung thành với con số 101. Trong cuốn s|ch n{y cũng có chừng ấy câu hỏi và trả lời về mọi khía cạnh khác nhau của thị trường Ngoại hối.

Người ta thường nói, câu hỏi của một người khôn ngoan bản th}n nó đ~ chứa đựng một

nửa câu trả lời. Những nh{ đầu tư mới sẽ khó m{ đặt ra được những câu hỏi rõ ràng hay biết trước những kiến thức nào là quan trọng và kiến thức nào có thể bỏ qua. Chính vì vậy mà ở đ}y tôi sẽ tự đặt ra câu hỏi rồi tự mình trả lời những câu hỏi đó. Hiện nay, đ~ có rất nhiều cuốn sách viết về các thị trường t{i chính, đặc biệt là thị trường Ngoại hối. Vấn đề với người đọc giờ đ}y không còn l{ l{m thế n{o để có được những cuốn s|ch đó m{ l{ l{m thế n{o để không bị lạc trong rừng thông tin vô tận, để có được một khung kiến thức tổng thể và rõ nét, rồi sau đó mới tiếp tục bổ sung thêm nhiều chi tiết vào cái khung sẵn có ấy.

Mười năm trước, khi thị trường Ngoại hối bắt đầu trở nên phổ biến hơn với công chúng, nó đ~ thực sự là khám phá lớn đối với nhiều người. Liệu một người chỉ sở hữu v{i nghìn đôla có thể tiến hành giao dịch như mọi thành phần kh|c đang tham gia v{o thị trường đồng thời vén lên bức màn mờ ảo vẫn che phủ thế giới của các hoạt động trao đổi tiền tệ để tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân? Nguyên lý đơn giản của nó đ~ l{m nhiều người phải xiêu lòng: Bất cứ ai cũng có thể thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ trực tuyến qua mạng và bỏ túi một khoản lời n{o đó. Nhưng chính sự đơn giản đó cũng dễ khiến người ta lầm lẫn. Việc một người có thể dễ dàng học cách giao dịch trên thị trường Ngoại hối chỉ trong vòng vài ng{y không có nghĩa l{ anh ta sẽ có thể kiếm lời và thành công nhanh chóng. Bí mật nằm ở chỗ phải có một chiến lược kinh doanh và ra quyết định hợp lý. Kể từ đó đến nay, nhiều

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

thay đổi lớn đ~ diễn ra (bạn hãy thử hình dung mạng Internet mười năm về trước!). Các điều kiện kinh doanh giờ đ}y đ~ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều cho những ai muốn tham gia thị trường. Chỉ duy nhất một điều không hề thay đổi đó l{ người ta vẫn cần tìm ra một chiến lược kinh doanh tốt và phải luôn luôn học hỏi và hoàn thiện nó.

Nhìn vào tần suất và quy mô của các hoạt động trên thị trường Ngoại hối, người ta mới

thấy tiền tự nó sinh sôi như thế nào, bằng cách nào tiền mạch máu của nền kinh tế hiện đại có thể chuyển đổi từ dạng công cụ tài chính này sang dạng kh|c, điều gì đang dẫn dắt những người tham gia thị trường này, và làm thế nào tâm lý thị trường lại có thể t|c động đến những dòng tiền thực.

Người phụ nữ đ~ đến tham dự một buổi hội thảo của tôi về thị trường Ngoại hối. Mục đích của cô là tìm hiểu xem người anh trai của mình đang thực sự tham gia chuyện gì mà trong suốt hai năm qua, anh ta chỉ ngồi say sưa trước ba màn hình máy tính với rất nhiều biểu đồ sặc sỡ và khi cô hỏi đến thì chỉ nhận được câu trả lời duy nhất, “Đừng làm phiền anh!”. Cuối cùng cô cũng khiến anh trai mình phải bật ra hai từ quan trọng nhất “Ngoại hối”. Cô đ~ sục sạo trên Internet, tìm một người có thể giúp cô, và cuối cùng đ~ đăng ký tham dự hội thảo của tôi. Điều thú vị nhất là cô đến với tôi vì anh trai cô đ~ thay đổi rất nhiều trong thời gian hai năm: anh thấy thích môn triết học, bắt đầu đọc rất nhiều loại s|ch m{ trước đ}y không hề có hứng thú. Anh cũng l{m mọi người xung quanh ngạc nhiên với rất nhiều suy nghĩ v{ kh|m ph| thú vị. Nhưng điều đó thực ra rất bình thường! Bạn sẽ không thể nâng cao kỹ năng, kiểm so|t được cảm xúc và cuối cùng là thành công trên thị trường Ngoại hối nếu không có những đ|nh gi| rõ r{ng về khả năng, điểm mạnh, điểm yếu v{ động lực của bản thân.

Đầu tư thật dễ!

Đầu tư không khó, nhưng cũng chẳng hề đơn giản.

Warren Buffett

Có thể khi biết rằng thị trường Ngoại hối quốc tế là thị trường lớn nhất trên thế giới,

rằng doanh thu của nó vào khoảng 3 tỷ đô-la một ngày (!), và rằng nó hoạt động suốt 24 giờ, bạn sẽ tự hỏi: “Điều đó có ý nghĩa gì với tôi?” hoặc “Nếu thế thì bằng c|ch n{o tôi, người chỉ sở hữu một khoản vốn khiêm tốn, còn xa mới được gọi là triệu phú, lại có thể tham gia vào đó v{ hy vọng sống sót giữa đ{n c| mập là hàng loạt các tổ chức tài chính lớn?” Và nói chung là, liệu có đ|ng để đầu tư v{o đó hay không nếu như tôi phải chịu rủi ro thua lỗ và mất tiền?

Tôi l{ người lạc quan và tôi muốn nói rằng nó không chỉ là một khoản đầu tư mạo hiểm mà còn có tiềm năng lợi nhuận rất lớn. Nhưng h~y bắt đầu từ một khoản đầu tư nhỏ, hãy cố hiểu những điều tinh vi nhất về thị trường, và rồi bạn sẽ tự nhận ra liệu mình có khả năng trở thành một nhà kinh doanh trên thị trường Ngoại hối hay không. Vậy h~y để tôi mang đến cho các bạn câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản nhất như “Thị trường Ngoại hối hoạt

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

động thế nào?”, “Làm thế n{o để có lợi nhuận?”, “Làm thế n{o để phân tích và dự báo chiều hướng giá cả?”, “Làm thế n{o để xây dựng chiến lược kinh doanh của riêng mình?”.

Thoạt nhìn, việc mua và bán có vẻ rất dễ d{ng, nhưng thực ra nó là một quy trình phức tạp, từ quyết định tham gia thị trường, theo dõi chiều hướng giá cả đến quyết định rời khỏi thị trường vào thời điểm thích hợp nhất có thể. Thực hiện một trạng thái giao dịch trên thị trường có khi chỉ mất vài phút (đối với giao dịch trong ng{y) nhưng cũng có thể mất vài giờ, vài ngày hay vài tuần, có khi vài tháng.

Có rất nhiều chiến lược phân tích và ra quyết định nhưng những phương ph|p truyền

thống bao gồm:

  • Ph}n tích cơ bản: l{ phương ph|p ph}n tích c|c chỉ số kinh tế vĩ mô v{ số liệu

thống kê.

  • Phân tích kỹ thuật: l{ phương ph|p ph}n tích c|c biểu đồ giá với sự hỗ trợ của

các chỉ số kĩ thuật kh|c nhau v{ c|c phương ph|p to|n học v{ đồ thị.

  • Nghiên cứu tâm lý thị trường: phương ph|p n{y rất cần thiết nhằm giúp một nhà kinh doanh hiểu được diễn biến của thị trường trong khi điều này lại phụ thuộc trước hết v{o c|ch suy nghĩ v{ h{nh động của những thành phần khác cũng đang tham gia v{o đó.

Trước khi đưa ra một quyết định giao dịch, c|c nh{ kinh doanh thường sử dụng một vài phương ph|p ph}n tích kh|c nhau để xây dựng chiến lược kinh doanh của riêng mình. Chưa và sẽ không bao giờ tồn tại duy nhất một phương ph|p đúng đắn, vì vậy mỗi nhà kinh doanh phải tự đ|nh gi| v{ quyết định xem phương ph|p n{o phù hợp với lối tư duy của bản thân và có hiệu quả nhất.

Tất cả chúng ta đều là những kẻ phiêu lưu…. Chỉ có những ai dám mạo hiểm đi xa mới biết được mình có thể đi xa đến đâu.

Ralph Nelson Elliott

Ba người mù cùng bắt gặp một con voi trên đường đi. Một người sờ vào chân voi và nói

rằng họ vừa va vào một cái cột lớn. Một người khác chạm vào vòi voi và nói rằng đó chắc chắn là một cái ống. Người thứ ba chạm v{o đuôi voi nói đó l{ một sợi dây thừng. Vậy trong ba người ai đúng?

Chúng ta không thể hiểu biết đầy đủ về sự vật trừ khi “tiếp cận” nó từ mọi phía. Những

kẻ non nớt thường vội vã kết luận khi chưa quan s|t kỹ lưỡng v{ điều đó gợi cho tôi nhớ đến câu chuyện của ba người mù mà tôi vừa kể. Nhưng xét cho cùng, sai lầm và những kết luận vội v{ng l{ điều không thể tránh khỏi trong quá trình chinh phục hiểu biết. Ta không

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

nên sợ mình sẽ phạm sai lầm. Quan trọng l{ điều đó sẽ không kéo dài quá lâu và ta rút ra được những bài học bổ ích từ sai lầm của chính mình.

Chính bản tính tò mò cuối cùng đ~ đưa nh}n loại đến với mê cung của thế giới tài chính.

Các bạn có thể nghĩ rằng những người thực dụng, luôn hướng đến mục tiêu kiếm càng nhiều tiền càng tốt, sẽ có lợi thế hơn so với những người khác. Kinh nghiệm của tôi cho thấy điều n{y không ho{n to{n đúng bởi phần lớn nhà kinh doanh th{nh công đều là những người biết xây dựng cho mình một triết lý riêng về thị trường và hiểu thị trường vận động ra sao. Họ cố gắng nắm bắt thế giới một cách toàn diện v{ đầy đủ đồng thời biết biến sự tò mò của con người th{nh cơ hội kiếm tiền.

Cuốn sách n{y được viết ra nhằm thỏa mãn sự tò mò của những người còn đang lạ lẫm

với thị trường Ngoại hối và giúp biến hiểu biết thành lợi nhuận bằng cách lựa chọn chiến lược kinh doanh đúng đắn. Thị trường Ngoại hối vốn đa chiều, tồn tại nhiều vấn đề gây tranh cãi v{ đôi khi còn khiến bạn ph|t khùng lên, tuy nhiên nó cũng rất thú vị và hấp dẫn, y như cuộc sống vậy!

Vậy thì, bạn đọc thân mến, tôi rất lấy làm vinh dự được giới thiệu với bạn về thị trường Ngoại hối theo cách mà tôi biết, sau mười năm kinh nghiệm với rất nhiều thử nghiệm và sai lầm, khám phá và hiểu biết.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

PHẦN 1

Khái niệm và thuật ngữ cơ bản về Thị trường

Ngoại hối

  1. Thị trường Ngoại hối là gì?

Rất nhiều bạn đọc có thể sẽ bỏ qua câu hỏi n{y, nhưng tôi vẫn muốn đưa ra một câu trả lời ngắn gọn để những người mới bắt đầu tham gia thị trường có được những kiến thức cơ bản đầu tiên về nó, còn những ai đ~ có kinh nghiệm thì cũng có dịp ôn lại một lần nữa.

Thị trường Ngoại hối (tiếng Anh: Foreign Exchange Market, viết tắt là FOREX hay FX) là

thị trường tiền tệ liên ngân hàng quốc tế, còn được nhắc đến dưới cái tên Thị trường Tiền mặt (Cash Market) hoặc Thị trường Liên ngân hàng Giao ngay (Spot Interbank Market). Thị trường Ngoại hối tồn tại bất cứ nơi n{o m{ ở đó, tiền tệ của một quốc gia n{y được chuyển đổi thành tiền tệ của một quốc gia khác. Chính chúng ta sẽ vô tình trở th{nh người tham gia thị trường Ngoại hối nếu như, h~y lấy một ví dụ đơn giản, trong một chuyến đi du lịch nước ngo{i, chúng ta đổi tiền tệ của nước mình sang tiền tệ của nước mà chúng ta tới thăm để chi tiêu. Vì vậy, sẽ không có gì đ|ng ngạc nhiên khi biết rằng nếu lấy doanh số hàng ngày của thị trường Ngoại hối chia cho dân số trên Tr|i đất thì mỗi người trong chúng ta đóng góp khoảng 200 đô-la Mỹ vào con số đó. Thị trường Ngoại hối phục vụ nhu cầu chuyển đổi tiền tệ vì mục đích giao dịch đơn thuần cũng như để tìm kiếm lợi nhuận.

Thị trường Ngoại hối như hiện nay hình thành sau một loạt cải cách diễn ra v{o năm

1971, sau khi hệ thống quản lý tiền tệ Bretton Woods bị xóa bỏ (hệ thống này được đặt theo tên thị trấn Bretton Woods ở bang New Hamsphire, Mỹ, nơi Hội nghị Tài chính và Tiền tệ Quốc tế diễn ra v{o năm 1944 dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Tại đ}y, Hiệp ước Bretton Woods đ~ được ký kết). C|c nước có nền kinh tế phát triển đ~ duy trì tỷ giá hối đo|i cố định bằng cách neo giá trị đồng tiền của mình v{o v{ng cho đến năm 1971. Đ}y cũng chính là nguyên tắc cốt lõi của thị trường tiền tệ cho đến thời điểm đó. Sau khi hệ thống Bretton Woods bị xóa bỏ, c|c nước này chuyển sang hệ thống tỷ giá thả nổi, trong đó mỗi đồng tiền đều có tính tự do chuyển đổi v{ đều có thể được mua bán trên thị trường theo giá cả được x|c định dựa vào cung và cầu thực tế đối với đồng tiền đó.

Thị trường Ngoại hối là thị trường tự do; nó không có một trung tâm giao dịch tập trung

hay các tiêu chuẩn giao dịch thống nhất. Việc trao đổi tiền tệ được thực hiện thông qua hệ thống c|c ng}n h{ng thương mại, ng}n h{ng trung ương, công ty đầu tư, môi giới cũng như c|c nh{ kinh doanh v{ đầu tư c| nh}n. Hầu hết các hoạt động trên thị trường đều được xử

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

lý thông qua các ngân hàng lớn và có ảnh hưởng, thường được gọi là những tổ chức tạo lập thị trường (market makers).

Thị trường Ngoại hối có giá trị giao dịch lớn nhất trong số các thị trường tài chính, và

giá trị n{y cũng tăng lên rất nhanh: tổng giá trị giao dịch trong một ngày của thị trường Ngoại hối là khoảng 5 tỷ đôla v{o năm 1977, con số n{y tăng lên 600 tỷ đô-la mười năm sau đó, v{ chạm mốc 1 nghìn tỷ v{o năm 1998. Ng{y nay, gi| trị này là khoảng 2 đến 3,5 ngàn tỷ đô-la. So sánh con số này với giá trị giao dịch của thị trường trái phiếu Mỹ ‒ khoảng 300 tỷ đô-la hay thị trường chứng khoán khoảng 100 tỷ đô-la ta sẽ thấy nó lớn tới mức nào. Giá trị giao dịch của thị trường Ngoại hối lớn gấp năm lần tổng giá trị giao dịch của tất cả các thị trường tài chính khác cộng lại.

Không l}u trước đ}y, chỉ có các ngân hàng lớn thực hiện các giao dịch ngoại hối. Sự hạn

chế đó đ~ bị phá bỏ nhanh chóng nhờ sự phát triển của công nghệ, mạng Internet v{ đặc biệt là các phần mềm. Những yếu tố này làm cho tính thanh khoản của thị trường tăng lên còn chi phí thì giảm xuống. Dần dần, việc giao dịch kiếm lời đ~ ph|t triển bùng nổ khi tất cả mọi người đều có thể tham gia thị trường.

Thị trường Ngoại hối là thị trường sôi động và có tính thanh khoản cao nhất trên thế

giới bởi nó mở cửa 24 giờ mỗi ngày. Nó khác biệt so với các thị trường tài chính truyền thống khác do “hàng hóa” của nó được luân chuyển rất nhanh còn chi phí giao dịch thì lại rất thấp.

Thị trường Ngoại hối:

  • Mang tính toàn cầu do nó không có một trung tâm thanh toán tiền mặt tập trung.

Nó bao gồm nhiều thành phần tham gia tại nhiều không gian địa lý khác nhau.

  • Có tính thanh khoản cao. Số lượng lớn người tham gia thị trường khiến giá trị

giao dịch lớn và cho phép bất cứ loại ngoại tệ n{o cũng có thể được mua hay bán theo giá thị trường vào bất cứ thời điểm nào.

  • Dễ dàng tiếp cận. Thị trường Ngoại hối cũng như thông tin về nó, như tin tức hay các chỉ số tài chính, có thể được tiếp cận một cách dễ dàng. Bạn có thể mở, đóng hoặc thay đổi trạng thái giao dịch của mình bất cứ lúc nào trong ngày.
  • Luôn được đảm bảo chất lượng hoạt động. Mỗi giao dịch được thực hiện nhanh chóng theo giá thị trường nhờ vào tính thanh khoản cao và sự trợ giúp của hệ thống m|y tính. Nó cho phép tr|nh được tình trạng trượt giá và các hạn chế khác trong hoạt động giao dịch ho|n đổi tiền tệ.
  • Hoạt động 24 giờ mỗi ngày. Giao dịch được thực hiện 24 giờ một ngày, từ Thứ

Hai đến thứ Sáu, trừ các ngày cuối tuần và một vài ngày nghỉ khác.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Thị trường Ngoại hối là một thị trường đặc thù, các giao dịch trong đó đều được xử lý tự

động thông qua mạng Internet với sự trợ giúp của một phần mềm đặc biệt. Bởi vậy bạn không nhất thiết phải đóng bộ chỉnh tề, com-lê cà vạt mới được phép giao dịch trên thị trường v{ uy tín hay đạo đức của bạn trong trường hợp n{y cũng không giúp ích được gì nhiều. Dù trong cuộc sống thực, bạn có thể cố gắng sửa chữa sai lầm, xóa bỏ những hiểu nhầm hay dàn xếp các vấn đề, nhưng trên thị trường Ngoại hối sẽ không ai thèm quan tâm đến chuyện người đang ngồi trước màn hình và thực hiện giao dịch l{ ai. Điều này thoạt nghe có vẻ không hay. Nhưng tôi nghĩ đó cũng l{ một điểm tốt bởi nó là một thị trường tự do và rằng hiểu biết của bạn sẽ được đ|nh gi| đúng với giá trị thực của nó. Lợi nhuận thu được là bằng chứng duy nhất và không thể chối cãi cho thành công của chính bạn. Hãy làm tốt và bạn sẽ không bao giờ bị đ|nh gi| thấp!

Có ba lý do chính khiến người ta tham gia thị trường Ngoại hối: đầu tư, bảo vệ mình khỏi các rủi ro tiền tệ v{ đầu cơ. Nhưng lý do cuối cùng mới l{ động cơ chính của những người tham gia thị trường, có đến 80-90% c|c nh{ kinh doanh hướng tới mục đích tìm kiếm lợi nhuận nhờ vào chênh lệch tỷ gi|. C|c đồng tiền và cặp tiền tệ trên thị trường Ngoại hối cũng đồng thời được sử dụng trong các giao dịch tài chính với vai trò l{ phương tiện thanh toán. Chính các giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện bởi các doanh nghiệp và tổ chức l{ đảm bảo cho sự vận hành của nền kinh tế nói chung, cũng như hoạt động và sự ổn định thị trường Ngoại hối nói riêng.

Mọi người thường nói rằng kinh doanh Ngoại hối chứa đựng nhiều rủi ro. Vậy thực hư thế nào? Sự thay đổi nhanh chóng của giá cả tại đ}y không có nghĩa l{ nó rủi ro hơn c|c thị trường tài chính khác. Chắc chắn là có nhiều rủi ro hiện hữu trên thị trường Ngoại hối, tuy nhiên nó không phải là không thể tr|nh được. Bản thân thị trường là trung lập và thua lỗ cũng không phải là thuộc tính của nó. Điều quan trọng nằm ở quyết định mua hay bán của người kinh doanh. Nếu bạn bị chiếc búa đập vào tay thì liệu chiếc búa có đ|ng tr|ch hay không? Và liệu bạn có ngừng làm việc vì sợ bị búa đập không? Quan trọng là bạn cần nhìn nhận rõ ràng rằng bản th}n đầu tư không phải là một rủi ro mà là quá trình quản trị rủi ro. Bạn không được phép lờ đi những rủi ro hiện hữu. Bởi vì trong khi cố gắng tối đa hóa lợi nhuận, bạn có thể bị thua lỗ nặng nề. Trước khi bắt tay vào kinh doanh, hãy tính toán khả năng t{i chính của mình, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho một quá trình làm việc chăm chỉ chứ không phải một cuộc phiêu lưu thú vị.

  1. Thị trường Ngoại hối giao dịch cái gì?

Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là thị trường duy nhất trong đó tiền vừa là hàng hóa

vừa l{ phương tiện trao đổi. Nó minh họa một cách sống động cho câu nói quen thuộc “Tiền lại đẻ ra tiền”. Tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất; tiếp theo là các tài khoản séc và tài khoản vãng lai. Những loại hình tài sản này giúp cho ngân hàng khai thác và sử dụng tiền một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các ngân hàng có thể mua v{ trao đổi một lượng tiền lớn với nhau mà không cần bất cứ thỏa thuận hay hợp đồng kèm theo nào bởi uy tín giữa các ngân hàng tham gia hoạt động thanh toán là tuyệt đối (chỉ có những ng}n h{ng đủ độ tin cậy, đủ vốn và việc quản trị rủi ro đ|p ứng được yêu cầu của ng}n h{ng trung ương mới

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

được phép tham gia thị trường). Những ng}n h{ng n{y đảm bảo rằng việc thanh toán sẽ được thực hiện theo thỏa thuận.

Mặt khác, các nhà kinh doanh lại luôn phải chịu những rủi ro tài chính nhất định khi giao dịch mua bán tiền tệ, cho nên người ta có đầy đủ lý do để nói rằng nhà kinh doanh đang kinh doanh RỦI RO v{ anh ta được đền đ|p vì đ~ g|nh chịu những rủi ro đó. Trong thế giới hiện đại, rủi ro là một h{ng hóa được ưa chuộng. Cũng giống như ng{nh kinh doanh bảo hiểm, các nhà môi giới bảo hiểm ký kết hợp đồng với khách hàng của mình (trên thị trường Ngoại hối, các nhà môi giới cũng ký hợp đồng với kh|ch h{ng) v{ sau đó b|n những hợp đồng này cho các công ty bảo hiểm lớn (với tính chất giống nghiệp vụ thanh toán bù trừ trên thị trường Ngoại hối). Bởi vậy, các nhà môi giới chính l{ người mua lấy rủi ro, còn các công ty bảo hiểm lớn, những nhà buôn lớn, thì hoàn toàn kiểm so|t được rủi ro đó do số lượng khách hàng mua bảo hiểm là rất lớn.

Giao dịch ký quỹ giúp c|c nh{ kinh doanh có cơ hội dùng đòn bẩy t{i chính đối với các

giao dịch mua bán tiền tệ của mình, cho phép họ giao dịch bằng số tiền lớn hơn so với số dư thực có trên tài khoản. Tất nhiên việc đó l{m tăng thêm rủi ro thua lỗ, nhưng mặt khác, thị trường cũng có những nguyên tắc cho phép nhà kinh doanh hạn chế rủi ro đó bằng cách đóng trạng thái giao dịch của mình vào bất cứ thời điểm nào. Thị trường có tính thanh khoản rất cao và mặc dù các biến động về giá có vẻ lớn khi sử dụng đòn bẩy nhưng cũng không bao giờ vượt quá 2% trong phạm vi một ngày giao dịch.

Những người tham gia thị trường Ngoại hối luôn bán một loại ngoại tệ n{y để có được một loại ngoại tệ khác. Chẳng hạn, họ bán hoặc mua euro lấy đô-la Mỹ. Để tránh hiểu nhầm về hoạt động trao đổi mà chúng ta thực sự thực hiện, thuật ngữ “đồng tiền định giá” (basic currency) ra đời. Đồng tiền đầu tiên trong cặp tiền tệ được trao đổi với nhau sẽ l{ đồng tiền định giá. Ví dụ, đồng tiền định giá của cặp EUR/USD l{ đồng euro. Chúng ta sẽ mua hoặc bán đồng euro bằng đồng đô-la Mỹ.

Từ trước tới nay, đồng đô-la Mỹ có thể vừa l{ đồng tiền đứng thứ nhất vừa l{ đồng tiền

đứng thứ hai trong rất nhiều cặp tiền tệ kh|c nhau. Thường thì đồng tiền đầu tiên trong một cặp tiền tệ sẽ có giá trị lớn hơn tại thời điểm nó bắt đầu xuất hiện trên thị trường. Vì thế, khi đồng euro ra đời năm 1999, nó đ~ đứng trước đồng đô-la Mỹ trong cặp EUR/USD do tại thời điểm đó nó có gi| cao hơn (một euro tương đương 1,185 đô-la Mỹ). Tỷ giá hối đo|i sẽ được gọi là tỷ giá trực tiếp nếu đồng đô-la Mỹ trong cặp tiền tệ l{ đồng tiền đứng đầu tiên (ví dụ USD/CHF, USD/JPY). Tỷ giá hối đo|i sẽ được gọi là tỷ giá gián tiếp nếu đồng đô-la Mỹ trong cặp đó l{ đồng tiền đứng thứ hai (ví dụ EUR/USD, GBP/USD, AUD/USD). Đương nhiên, hoạt động hối đo|i không chỉ được thực hiện bằng đồng đô-la Mỹ, và tỷ giá hối đo|i trong đó không có mặt đồng đô-la Mỹ được gọi là tỷ giá chéo hay tỷ giá ngoại lai. Các tỷ giá ngoại lai có giá trị giao dịch lớn nhất là EUR/GBP, EUR/JPY, EUR/CHF.

  1. Những loại tiền tệ cơ bản n{o được giao dịch trên thị trường Ngoại hối?

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

$ Đô-la Mỹ (USD)

Đô-la Mỹ l{ đồng tiền chính trên thị trường thế giới. C|c đồng tiền khác cuối cùng đều

được định gi| trên cơ sở cặp tiền tệ với đồng đô-la Mỹ. Vai trò v{ ý nghĩa của đồng đô-la Mỹ thường phát huy mạnh mẽ nhất trong những thời kỳ xảy ra bất ổn chính trị. Điều n{y đã được chứng minh trong cuộc khủng hoảng ở ch}u Á giai đoạn 1997-1998.

Đô-la Mỹ trở thành ngoại tệ chính kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi hệ thống quản lý tiền tệ Bretton Woods dựa trên tiêu chuẩn v{ng ra đời. Vào thời điểm đó, ¾ lượng vàng dự trữ của thế giới đều tập trung tại Mỹ. Tất cả c|c đồng tiền đều được định giá bằng đô-la Mỹ, v{ đến lượt mình, đồng đô-la Mỹ lại được chuyển thành vàng với gi| 35 đô-la một ounce. Tỷ giá cố định giữa v{ng v{ đô-la Mỹ được duy trì cho đến năm 1971 khi Mỹ không còn khả năng đảm bảo việc chuyển đổi đồng đô-la của mình thành vàng nữa do khủng hoảng kinh tế. Kể từ đó, tiền tệ cũng trở thành hàng hóa, và chúng có thể được mua bán trên thị trường liên ngân hàng với giá cả bởi thị trường quyết định giống như c|c loại hàng hóa khác. Giá của chúng do cung và cầu quyết định do thị trường có tính chất mở cửa và tự do. Ngày nay, khoảng 50-61% dự trữ của ng}n h{ng trung ương c|c quốc gia l{ đồng đô-la Mỹ. Đ}y vừa l{ phương tiện thanh toán toàn cầu, vừa là một công cụ đầu tư, vừa là tấm lá chắn tiền tệ cho các quốc gia trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính và chính trị. Sự xuất hiện của đồng euro (đồng tiền chung ch}u Âu) v{o năm 1999 chỉ làm giảm đi đôi chút sức ảnh hưởng của đồng đô-la Mỹ. Liên minh đồng đô-la bao gồm đồng tiền của các quốc gia ở Bắc Mỹ và vùng vịnh Ca-ri-bê. Nó cũng bao gồm cả đồng đô-la Đ{i Loan, đồng won Hàn Quốc, đô-la Singapore, v{ đô-la Hồng Kông bởi những đồng tiền n{y đều gắn chặt với đồng đô-la Mỹ.

Tổng giá trị đồng đô-la Mỹ được đưa v{o lưu thông đ~ đạt 300 tỷ v{o năm 1995 v{ tăng

lên 700 tỷ v{o đầu năm 2004. Hai phần ba trong số đó đang nằm ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Thực tế đó thể hiện tầm quan trọng của đồng đô-la Mỹ với vai trò là ngoại tệ dự trữ. Nó cũng l{ phương tiện trao đổi tiêu chuẩn tại các thị trường h{ng hóa, đặc biệt là thị trường vàng và dầu mỏ. Rất nhiều công ty không có mặt trên thị trường Bắc Mỹ nhưng vẫn niêm yết giá các loại hàng hóa và dịch vụ của mình bằng đồng đô-la Mỹ trên thị trường quốc tế. Ví dụ, nhà sản xuất máy bay của châu Âu Airbus, chỉ sử dụng đồng đô-la Mỹ l{m cơ sở để định giá các thiết bị do mình sản xuất.

Nhà kinh tế học nổi tiếng Paul Samuelson cho rằng chính nhu cầu đối với đồng đô-la Mỹ ở nước ngo{i đ~ cho phép nước này tài trợ thâm hụt thương mại mà không khiến đồng tiền của mình mất giá. Tuy nhiên, tình trạng n{y cũng có thể g}y ra t|c động tiêu cực đối với sự ổn định tài chính và tỷ gi| đồng đô-la Mỹ trong tương lai.

Hiện nay, đô-la Mỹ đang dần mất đi vai trò v{ ảnh hưởng trên thế giới do tỷ giá của nó so với nhiều đồng tiền kh|c đang sụt giảm, đồng thời sức mạnh kinh tế của khu vực đồng đô-la cũng đang suy yếu. Như vậy, câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có nên chấm dứt dùng đồng đô-la Mỹ như đồng tiền duy nhất trong thanh toán quốc tế và dự trữ quốc gia hay không.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Phần lớn các nhà kinh tế học, bao gồm cả cựu Gi|m đốc Cục dự trữ Liên bang Mỹ Alan Greenspan, người đ~ điều h{nh ng}n h{ng trung ương lớn nhất thế giới này trong vòng 18 năm, đều cho rằng đồng đô-la Mỹ đang từ bỏ vị trí đồng tiền dự trữ của thế giới, đó cũng chính là lý do tại sao tỷ giá của nó lại lao dốc mạnh đến vậy. Cùng lúc đó, Trung Quốc, quốc gia có lượng dự trữ Ngoại hối bằng đồng đô-la Mỹ lớn nhất (trên 1,43 nghìn tỷ), đang mong muốn đa dạng hóa nguồn dự trữ của mình bằng c|c đồng tiền kh|c như đồng euro, điều chắc chắn sẽ có t|c động ngược trở lại tới tỷ gi| đồng đô-la Mỹ.

€ Euro (EUR)

Euro l{ đồng tiền có tổng giá trị lưu thông lớn thứ hai thế giới. Năm 1979, Liên minh

ch}u Âu cho ra đời Liên minh tiền tệ chung ch}u Âu, ECU, v{ đồng ECU ra đời trên cơ sở 12 đồng tiền của các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trong Liên minh. Hiệp định Maastricht x|c định rổ ngoại tệ tương ứng như sau:

ECU = 30,1% đồng Mác Đức (DEM) + 19% đồng Franc Pháp (FRF) + 13% đồng Bảng Anh (GBP) + 10,2% đồng Lia Italia (ITL) + 9,4% đồng Guilder Hà Lan (NGL) + 7,6% đồng Franc Bỉ (BEF) + 5,3% đồng Peseta Tây Ban Nha (ESP) + 2,4% đồng Krone Đan Mạch (DKK) + 2,7% các đồng tiền còn lại.

Euro l{ đồng tiền độc lập, ra đời v{o năm 1999 v{ thay thế đồng ECU với tỷ giá trao đổi

1:1. Cặp tiền tệ EUR/USD được niêm yết lần đầu tiên với tỷ gi| 1,1850 đô-la Mỹ một euro. C|c đồng giấy bạc và tiền xu euro ra đời v{o năm 2002. Kể từ đó euro chính thức trở thành một loại tiền tệ của thế giới. Khối tiền tệ euro bao gồm khu vực sử dụng đồng euro, đồng franc Thụy Sĩ v{ tiền tệ của c|c nước vùng Scandinavi. Tổng giá trị đồng euro đang lưu thông đ~ đạt 610 tỷ v{o năm 2006, lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua đồng đô-la Mỹ.

Cựu Gi|m đốc Cục dự trữ Liên bang Mỹ Alan Greenspan đ~ từng tuyên bố vào tháng

T|m năm 2007 rằng đồng euro nên thay thế đồng đô-la trong vai trò ngoại tệ dự trữ, hoặc ít nhất cũng trở thành một lựa chọn khác cho các quốc gia ngo{i đồng đô-la Mỹ. Tuy nhiên, thực tế l{ cho đến cuối năm 2006, 65,7% dự trữ ngoại tệ của thế giới vẫn ở dưới dạng đồng đô-la Mỹ, chỉ có 25,2% l{ đồng euro.

Sự cách biệt về kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực đồng euro cũng như tỷ lệ thất

nghiệp cao và sự ngần ngại của chính phủ c|c nước này trong việc thực hiện cải c|ch cơ cấu đ~ t|c động tiêu cực lên sự ổn định của đồng euro.

Yên Nhật (JPY)

Đồng Yên Nhật đứng vị trí thứ ba về khối lượng giao dịch và tính phổ biến đối với các nhà kinh doanh ngoại hối. Giá trị lưu thông của đồng Yên không nhiều như đồng đô-la Mỹ v{ euro, nhưng xét về tính thanh khoản thì nó không có đối thủ, một phần do tổng giá trị giao dịch thực tế trong c|c chu trình trao đổi kinh tế trong khu vực là rất lớn nhưng chủ yếu là nhờ Nhật Bản có giá trị xuất khẩu khổng lồ. Các keiretsu của Nhật Bản ‒ c|c tập đo{n t{i chính công nghiệp lớn ‒ có ảnh hưởng rất sâu sắc tại quốc gia này.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Chính phủ Nhật Bản đ~ theo đuổi chính sách lãi suất ngân hàng bằng 0 kể từ năm 1995. Theo đó Ng}n h{ng Trung ương Nhật Bản luôn giữ lãi suất cơ bản ở mức gần 0% nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Lãi suất n{y đ~ từng đạt mức thấp 0,15% sau nhiều lần cắt giảm, nhưng sau đó lại tăng mạnh lên 0,25%. Đến năm 2007 nó đ~ tăng lên 0,5%. Chính s|ch n{y dẫn đến một loại hình đầu cơ mới, đầu cơ v{o sự chênh lệch lãi suất giữa các loại tiền tệ khác nhau (carry trade). Lợi nhuận có được là nhờ sự khác biệt giữa lãi suất cơ bản thấp của đồng Yên và lãi suất cao hơn của c|c đồng tiền khác. Các nhà kinh doanh sẽ đi vay đồng Yên để mua các loại tiền tệ có lãi suất cao hơn như đô-la New Zealand hay đô-la Australia. Sự chênh lệch lãi suất có thể cho lợi nhuận rất lớn sau một thời gian dài.

Tính tổng số, đ~ có trên một nghìn tỷ Yên Nhật được vay để thực hiện đầu cơ chênh lệch

lãi suất trong thời kỳ hoàng kim của hoạt động này. Nó dẫn đến tỷ giá vô cùng thấp của đồng Yên so với c|c đồng tiền khác. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, tính đến th|ng Hai năm 2007, đồng Yên đ~ bị định giá thấp hơn so với đồng đô-la khoảng 15% và trên 40% so với đồng euro. Đồng Yên trước nay vẫn rất nhạy cảm với biến động của chỉ số chứng kho|n Nikkei cũng như biến động trên thị trường bất động sản.

£ Bảng Anh (GBP)

Đồng bảng Anh từng l{ đồng tiền chính của thế giới cho đến khi Chiến tranh Thế giới

thứ Hai kết thúc, khi nó từng bước nhường vai trò n{y cho đồng đô-la Mỹ. Từ tiếng lóng vẫn thường được sử dụng để chỉ đồng Bảng Anh cable (có nghĩa l{ d}y c|p) bắt nguồn từ việc sử dụng điện tín có d}y để thực hiện lệnh chuyển tiền trong hoạt động thanh toán và hối đo|i v{o thời kỳ mà tất cả c|c đồng tiền đều được quy đổi theo đồng bảng Anh.

Đồng bảng Anh từng là một phần của hệ thống trao đổi tiền tệ châu Âu trong vòng 2 năm 1990-1992 v{ được gắn chặt với đồng M|c Đức. Điều n{y đ~ có những t|c động tích cực lên đồng Bảng. Tuy nhiên, tình thế thay đổi v{o năm 1992 sau khi Vương quốc Anh bị buộc phải rút khỏi cơ chế tiền tệ châu Âu. Phần lớn các nhà kinh tế học đều cho rằng thời kỳ giá trị đồng Bảng sụt giảm đ~ có t|c động tích cực lên nền kinh tế Vương quốc Anh.

Đồng Bảng Anh đ|ng ra đ~ trở thành một phần của đồng tiền chung châu Âu Euro vào

năm 2000, nhưng khi thực hiện trưng cầu d}n ý, người dân của quốc gia n{y đ~ cực lực phản đối việc đó. Trong suốt thời gian d{i, đồng Bảng v{ đồng euro đ~ được quy đổi ngang giá, song tình thế đ~ thay đổi v{o năm 2006. Lạm ph|t gia tăng tại Anh quốc đ~ buộc Ngân h{ng Trung ương của nước n{y tăng l~i suất cơ bản dẫn đến sự chênh lệch lãi suất giữa đồng Bảng v{ đồng euro. Diễn biến này rất có lợi cho đồng Bảng so với đồng euro v{ đô-la. Giá của đồng Bảng đ~ chạm mức 2 đô-la lần đầu tiên v{o ng{y 18 th|ng Tư năm 2007, và v{o th|ng Mười Một năm 2007, nó chạm mức ấn tượng 2,1161 đô-la lần đầu tiên trong vòng 27 năm. Tuy nhiên, cuộc khủng khoảng trên thị trường bất động sản tại Mỹ năm 2007 đ~ g}y thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế Anh, điều này có thể thấy rõ nhất qua việc sụt giảm giá trị của đồng Bảng.

Franc Thụy Sỹ (CHF)

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Thụy Sỹ là nền kinh tế phát triển duy nhất ở châu Âu không nằm trong Cơ chế đồng tiền chung châu Âu hay Nhóm tám nền kinh tế lớn nhất châu lục này (the Big Eight). Mặc dù quy mô nền kinh tế Thụy Sỹ không lớn, đồng Franc của nước này vẫn là một trong bốn đồng tiền chính của thế giới, trước hết là bởi hệ thống t{i chính ng}n h{ng đặc thù tại đ}y.

Trong những giai đoạn bất ổn chính trị, c|c nh{ đầu tư vẫn thường lựa chọn đầu tư v{o

đồng Franc Thụy Sỹ thay vì đồng euro, mặc dù lãi suất đồng Franc gần như ngang bằng so với lãi suất đồng euro. Cặp EUR/CHF đ~ duy trì tỷ giá ổn định quanh mức 1,55 từ giữa năm 2003 đến 2006. Nhưng kể từ giữa năm 2006, do những nguyên nh}n có liên quan đến tình hình kinh tế vĩ mô, đồng Franc đ~ tăng gi| trị rất nhiều so với đồng euro.

Chính vai trò truyền thống của một đồng tiền an toàn, không bị t|c động bởi các biến động thị trường đ~ khiến đồng Franc Thụy Sỹ có độ tin cậy rất cao. Thụy Sỹ cũng l{ nước luôn có tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với phần còn lại của ch}u Âu. Cũng cần lưu ý rằng luật pháp Thụy Sỹ quy định 40% giá trị đồng tiền cần được đảm bảo bằng vàng dự trữ quốc gia mặc dù chế độ bản vị v{ng, ra đời từ năm 1920, đ~ trở nên hoàn toàn vô hiệu vào ngày 1 th|ng Năm năm 2000.

  1. Những thành phần cơ bản tham gia thị trường Ngoại hối

Các ngân hàng trung ương

C|c ng}n h{ng trung ương tạo thành một nhóm riêng biệt trong số các thành phần tham

gia thị trường Ngoại hối. Chức năng của họ là phát hành tiền, quản lý nền kinh tế v{ đảm bảo sự ổn định của đồng tiền quốc gia, qua đó đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Bên cạnh đó, một trong những chức năng quan trọng khác của ng}n h{ng trung ương trong một nền kinh tế thị trường l{ đảm bảo ổn định giá cả và kiểm soát lạm ph|t. Trên đ}y là những lý do giải thích vì sao h{nh động của một ng}n h{ng trung ương của bất kỳ quốc gia n{o cũng đều thu hút sự chú ý của những người tham gia thị trường Ngoại hối. Ngân h{ng trung ương t|c động tới thị trường Ngoại hối theo hai cách, trực tiếp thông qua việc can thiệp v{o đồng tiền hoặc gián tiếp thông qua x|c định lãi suất cơ bản. Ngân hàng trung ương có thể theo đuổi chính s|ch l{m tăng hoặc làm giảm giá trị của đồng tiền quốc gia, tùy thuộc vào thực trạng của nền kinh tế và các yêu cầu về quản lý; đồng thời, có thể h{nh động độc lập hoặc hợp tác với c|c ng}n h{ng trung ương kh|c trong khi điều hành chính sách hối đo|i hoặc tiến hành can thiệp trực tiếp v{o đồng tiền của quốc gia mình. Việc kinh doanh ngoại tệ của c|c ng}n h{ng trung ương cung cấp ngoại tệ cho khu vực kinh tế nh{ nước hoặc giúp thực hiện các giao dịch đặc thù của bộ máy chính phủ (ví dụ, khi chuyển đổi tiền, bán trái phiếu chính phủ, v.v…), nó cũng mua v{ b|n đồng nội tệ cho c|c ng}n h{ng thương mại.

Phương tiện quản lý chủ yếu của ng}n h{ng trung ương l{ l~i suất cơ bản. Lãi suất này

chính là lãi suất m{ ng}n h{ng trung ương cho c|c ng}n h{ng thương mại vay. Các ngân h{ng thương mại cũng vay tiền của nhau theo lãi suất cơ bản (hoặc gần mức lãi suất này).

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Sự thay đổi lãi suất cơ bản cho phép điều chỉnh tình hình kinh tế của một quốc gia. Việc giảm lãi suất cơ bản sẽ khuyến khích đầu tư (chi phí đầu tư bằng vốn vay giảm) và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, việc tăng l~i suất cơ bản lại giúp hạ nhiệt lạm phát. Lãi suất cao sẽ hạn chế giá cả tăng cao. L~i suất cơ bản l{ phương tiện điều hành kinh tế hiệu quả nhất trong nền kinh tế thị trường.

Có một vài loại lãi suất do ng}n h{ng trung ương đặt ra, nhưng l~i suất cơ bản là chỉ số

quan trọng nhất (Lãi suất điều hòa vốn dự trữ qua đêm của Fed Fed’s Fund Rate tại Mỹ; lãi suất REPO tại Liên minh châu Âu).

Việc c|c ng}n h{ng trung ương can thiệp trực tiếp vào tỷ gi| đồng nội tệ rất hiếm khi xảy ra. Để l{m được việc đó với mục đích l{m tăng hay giảm giá trị của đồng nội tệ, ngân h{ng trung ương trực tiếp tiến hành mua hoặc b|n đồng nội tệ trên thị trường. Ngân hàng trung ương buộc phải làm vậy khi tỷ giá của đồng nội tệ vào thời điểm đó không phù hợp với tình hình kinh tế và nếu để kéo dài có thể g}y t|c động tiêu cực. Việc can thiệp có thể được tiến h{nh độc lập bởi một hoặc một v{i ng}n h{ng trung ương kết hợp với nhau. Sự can thiệp đồng thời của nhiều ng}n h{ng trung ương phản ánh những biến động lớn về kinh tế, sự bất ổn về giá cả, những tin đồn tr|i ngược và tình trạng đ|ng lo ngại trên thị trường.

Việc can thiệp thường gây ra sự hoảng loạn và sợ h~i, nhưng đối với những tay chuyên nghiệp thì đ}y cũng có thể l{ cơ hội kiếm lời nhanh chóng và ít rủi ro. Các ngân hàng trung ương biết rằng yếu tố chính đảm bảo thành công của một chính sách can thiệp là nó phải nằm ngoài dự đo|n (đó l{ lý do tại sao thông tin về những chính sách can thiệp trong tương lai thường được giấu kín), nhưng nó phải thể hiện t|c động đ|ng kể lên tỷ giá hối đo|i ngay sau khi được ban hành.

Một trong những h{nh động can thiệp lớn nhất trong lịch sử là của ngân hàng trung

ương ch}u Âu v{o năm 2000 2001 nhằm l{m đồng euro tăng gi| mạnh trở lại ngay khi nó đạt mức thấp kỉ lục 0,85 euro ăn 1 đô-la. Ng}n h{ng Trung ương Nhật Bản cũng phải tìm đến giải pháp can thiệp trực tiếp v{o năm 2004 khi cố gắng hạ tỷ giá vốn đang rất cao của đồng Yên Nhật, điều không hề có lợi đối với một nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu như Nhật Bản. Sự can thiệp được tiến hành trong vòng ba tháng kể từ khi đồng tiền này chạm mức 101 Yên ăn 1 đô-la.

Cục dự trữ Liên Bang Mỹ mà thực chất là một ng}n h{ng tư nh}n (chắc nhiều người sẽ

cảm thấy vô cùng kinh ngạc về điều n{y), l{ định chế có ảnh hưởng lớn nhất đối với thị trường Ngoại hối. Nó thể hiện những nguyên tắc căn bản của nền kinh tế Mỹ, trong đó khu vực tư nh}n luôn nhận được sự hỗ trợ và bảo đảm từ phía chính phủ. Tuy nhiên, sự thực là hoạt động của nó được quy định rất chặt chẽ để trở thành công cụ hữu hiệu của chính phủ và lợi nhuận của nó đều được nộp vào ngân sách quốc gia.

Tất cả c|c ng}n h{ng trung ương trên thế giới đều có các chức năng tương tự nhau, tuy nhiên, vẫn có một v{i trường hợp ngoại lệ. Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu cơ chế ra quyết định liên quan đến các loại lãi suất cũng như dự đo|n được quan điểm của những

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

người đứng đầu c|c ng}n h{ng trung ương, v.v… Chúng ta sẽ cùng khám phá hoạt động của 8 ng}n h{ng trung ương có ảnh hưởng nhất hiện nay.

Cục dự trữ Liên bang Mỹ

Cục dự trữ Liên bang Mỹ l{ ng}n h{ng trung ương có ảnh hưởng lớn nhất thế giới bởi

trên 90% các hoạt động ngoại hối đều có liên quan tới các cặp ngoại tệ có đồng đô-la. Ủy ban Các thị trường mở Liên bang (FOMC Federal Open Markets Committee) bao gồm 5 trong tổng số 12 vị chủ tịch của các Ngân hàng dự trữ Liên bang khu vực và 7 thành viên của Hội đồng thống đốc chính l{ cơ quan quyết định lãi suất của FED. Các cuộc họp của FOMC diễn ra 8 lần một năm theo lịch trình đ~ được quyết định từ trước. Quyết định về lãi suất và lý do khiến nó được thay đổi hoặc giữ nguyên được công bố sau khi cuộc họp diễn ra. Thường thì lý do lại được coi là quan trọng hơn bản thân quyết định về mức lãi suất vì nó cho phép người ta dự báo những thay đổi trong chính sách của FED trong tương lai cũng như những biến động lãi suất có thể xảy ra.

Mục tiêu chiến lược của Cục dự trữ Liên bang l{ đảm bảo tăng trưởng kinh tế và ổn định

giá cả trong dài hạn. Theo luật Ng}n h{ng trung ương, hệ thống dự trữ Liên bang Mỹ chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Điều đó có nghĩa l{ ng}n h{ng n{y phải báo cáo các hoạt động của mình với Hạ viện, một phần của Quốc hội Mỹ, một lần một năm v{ với Ủy ban Ngân hàng quốc hội hai lần một năm. Tuy nhiên, Hội đồng thống đốc của cơ quan n{y không thuộc quyền kiểm soát của Quốc hội, v{ như vậy mối ràng buộc giữa nó và Quốc hội không hề chi phối hoạt động của nó. Ben Bernanke đ~ thay thế huyền thoại Alan Greenspan vào tháng Một năm 2006 v{ điều hành Cục dự trữ Liên bang từ đó đến nay. Người đứng đầu Cục dự trữ Liên bang định kỳ báo cáo về tình hình kinh tế của đất nước cho Thượng viện. Sau khi FOMC nhóm họp và quyết định lãi suất của FED được công bố, chính nhân vật này sẽ là người đưa ra b|o c|o đ|nh gi| về tình hình kinh tế cũng như những h{nh động mà Cục dữ trữ Liên bang có thể sẽ thực hiện liên quan đến qu| trình điều hành nền kinh tế. Hệ thống dự trữ Liên bang không sở hữu vàng hay ngoại tệ để đảm bảo cho các khoản vay hay các đợt phát hành tiền giấy của mình. Điều n{y có nghĩa l{ đồng đô-la sẽ chỉ có thể được dùng để đổi lấy đồng đô-la mà thôi. Toàn bộ các hoạt động hối đo|i còn lại đều dựa trên thực tế là đồng đô-la Mỹ được chấp nhận như đồng tiền cơ bản của thế giới.

Ngân hàng Trung ương châu Âu

Ng}n h{ng Trung ương ch}u Âu, European Central Bank ECB, được thành lập năm

  1. Ng}n h{ng Trung ương ch}u Âu ra đời thay thế cho Cơ quan tiền tệ châu Âu (European Monetary Institute EMI), tổ chức được thành lập nhằm chuẩn bị cho sự ra đời của đồng tiền chung ch}u Âu v{o năm 1999.

Mục tiêu chung của ECB l{ đảm bảo tăng trưởng kinh tế và duy trì sự ổn định giá cả của

khu vực đồng euro bằng c|ch đảm bảo tỷ lệ lạm ph|t dưới mức 2%. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương ch}u Âu còn có một số đặc thù khác so với Cục dự trữ Liên bang Mỹ. ECB kiểm soát tỷ lệ lạm ph|t để nó chỉ luôn ở gần mức 2% một năm, ngo{i ra nó còn phải đảm bảo

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

rằng đồng euro không trở nên quá mạnh nhằm tránh ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu bởi nền kinh tế của rất nhiều nước trong khu vực đồng euro dựa chủ yếu vào hoạt động này.

Các quyết định liên quan tới chính sách tiền tệ, bao gồm quyết định mức lãi suất cơ bản,

nằm trong tay Hội đồng thống đốc v{ Ban điều hành của ECB. Hội đồng thống đốc bao gồm s|u th{nh viên trong đó có thống đốc và phó thống đốc. Ban điều hành bao gồm các thành viên trong ban gi|m đốc và thống đốc của tất cả c|c ng}n h{ng trung ương của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu. Theo thông lệ, bốn trong số sáu thành viên hội đồng thống đốc đều l{ đại diện của bốn ng}n h{ng trung ương lớn, bao gồm ng}n h{ng trung ương Ph|p, Đức, Italy và Tây Ban Nha. Các cuộc hội họp diễn ra hai lần mỗi tuần, nhưng thường diễn ra một cách hình thức v{ không đi đến quyết định nào. Cuộc họp quyết định mức lãi suất cơ bản diễn ra một lần mỗi th|ng. Đ}y l{ một trong những sự kiện kinh tế quan trọng và thu hút sự chú ý theo dõi của tất cả các thành phần tham gia thị trường Ngoại hối. Sau khi nó kết thúc, một cuộc họp báo sẽ được tổ chức, thống đốc ECB khi đó sẽ giải thích cụ thể lý do cơ quan n{y đưa ra c|c quyết định về lãi suất, đồng thời dự b|o tình hình chung cũng như c|c xu hướng của nền kinh tế các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.

ECB theo đuổi chính sách tiền tệ bảo thủ. Việc lãi suất cơ bản của đồng euro thay đổi rất

chậm trong lịch sử của nó đ~ chứng minh điều đó. Ví dụ, lãi suất cơ bản chỉ thay đổi có bốn lần trong suốt cuộc suy thoái kinh tế diễn ra v{o năm 2001, v{ ECB đ~ phải hứng chịu rất nhiều lời chỉ trích từ phía các chuyên gia kinh tế vì việc đó. Cũng cần lưu ý rằng ECB không muốn việc công bố lãi suất cơ bản trở thành sự ngạc nhiên đối với công chúng; ngược lại, nó luôn muốn mọi người hiểu tính chất của những thay đổi trong tương lai trước khi tiến đến việc chính thức công bố những thay đổi này.

Trên 500 tỷ euro dự trữ bao gồm cả dự trữ vàng nằm dưới quyền kiểm soát của ECB. Cựu thống đốc Ng}n h{ng Trung ương Ph|p Jean-Claude Trichet đ~ thay thế đại diện của Đức Wim Duisenberg để trở thành Thống đốc đương nhiệm của Ng}n h{ng trung ương châu Âu kể từ th|ng Mười Một năm 2003.

Ngân hàng Anh

Mục tiêu chính của Ngân hàng Anh (Bank of England BoE) là duy trì sự ổn định và sức mua của đồng nội tệ. Giá cả ổn định và niềm tin v{o đồng nội tệ chính là hai tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự ổn định tiền tệ. Sự ổn định giá cả được đảm bảo bởi thực tế là tỷ giá do Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Anh quyết định, tùy theo mức độ lạm phát và chúng tăng theo c|c mức do chính phủ đặt ra. Tỷ lệ lạm phát có thể chấp nhận được là xấp xỉ 2%.

Ng}n h{ng Anh được điều hành bởi Hội đồng thống đốc bao gồm một thống đốc, hai phó thống đốc, v{ 16 gi|m đốc thành viên. Tất cả đều được bổ nhiệm bằng một Sắc lệnh Ho{ng gia sau khi đ~ được xem xét thông qua. Thống đốc và hai phó thống đốc có nhiệm kỳ 5 năm, v{ c|c th{nh viên kh|c có nhiệm kỳ 3 năm. Tất cả đều có thể được bổ nhiệm lại nhiều lần sau khi kết thúc một nhiệm kỳ.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Hội đồng thống đốc phải nhóm họp ít nhất một lần một tháng. Việc quản lý hệ thống

ngân hàng, trừ các vấn đề về chính sách tiền tệ đều thuộc phạm vi công việc của Hội đồng thống đốc. Ủy ban Chính sách Tiền tệ (Moneytary Policy Committee MPC) chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ.

Thống đốc ng}n h{ng Anh đồng thời cũng l{ người đứng đầu ủy ban này. Các thành viên kh|c được chọn ra từ những nhà kinh tế học danh tiếng chứ không phải nhân viên của Ngân hàng. Ủy ban chính sách tiền tệ chịu trách nhiệm x|c định các mức lãi suất chính thức kể từ năm 1997.

Mervyn King hiện là thống đốc Ngân hàng Anh. Quyết định về mức lãi suất cơ bản được đưa ra thông qua việc công bố kết quả bỏ phiếu. Ví dụ, kết quả bỏ phiếu được công bố là 7:2 có nghĩa l{ 7 th{nh viên đồng ý thay đổi lãi suất cơ bản còn 2 thành viên còn lại không đồng ý. Kết quả bỏ phiếu cho thấy quan điểm của các thành viên Ủy ban. Sự thay đổi về tỷ lệ các thành viên ủng hộ và phản đối sẽ cho thấy xu hướng của những thay đổi lãi suất trong tương lai. Chính s|ch quản lý thành công của Ng}n h{ng trung ương Anh còn được được nhắc đến với cái tên Goldilocks (chỉ mọi thứ đều vừa v{ đủ ‒ ý nói c|c chính s|ch quản lý kinh tế cho phép tăng trưởng đều đặn cùng với tỷ lệ lạm phát thấp v{ môi trường kinh doanh thuận lợi). Đ}y chính l{ yếu tố quan trọng nhất đóng góp v{o th{nh công của giai đoạn phát triển kinh tế ổn định bắt đầu từ năm 1993 đến nay quãng thời gian dài nhất trong hai thế kỷ qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vương quốc Anh đ~ bỏ xa các quốc gia thuộc khu vực đồng euro trong suốt mười năm qua v{ một đồng Bảng mạnh là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

Nền kinh tế Nhật Bản dựa rất nhiều vào xuất khẩu. Việc tỷ gi| đồng nội tệ quá cao và vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng l{ mối quan tâm rất lớn của quốc gia này bởi t|c động tiêu cực của nó lên hoạt động xuất khẩu. Đó l{ lý do tại sao Ng}n h{ng Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan BoJ) lại sử dụng chính sách can thiệp trực tiếp hết lần n{y đến lần kh|c để kiềm chế tỷ gi| đồng Yên (Ng}n h{ng n{y b|n đồng yên ra thị trường để thu về đô-la Mỹ và euro). Ngân hàng Nhật Bản cũng thực hiện chính sách can thiệp thông qua các phát ngôn, các quan chức cấp cao của Nhật Bản luôn tuyên bố rằng đồng Yên đang có gi| trị quá cao, và những tuyên bố như vậy luôn là dấu hiệu rõ r{ng đối với c|c định chế và cá nhân tham gia thị trường Ngoại hối. Sự can thiệp bằng phát ngôn của các quan chức, dù không đi đôi với h{nh động nhưng cũng có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường.

Chừng n{o điều lệ của Ng}n h{ng Trung ương Nhật Bản còn ghi rõ rằng nó cần phải

đảm bảo sự ổn định giá cả cũng như to{n bộ hệ thống tài chính, mục tiêu chính của nó vẫn sẽ là giảm lạm phát. Cuộc khủng hoảng bất động sản những năm 1990 đ~ buộc Ngân hàng này phải cắt giảm lãi suất cơ bản tới mức thấp kỷ lục 0,15%. Đ}y chính l{ chính s|ch thường được gọi là lãi suất bằng 0 mà Ngân hàng Nhật Bản vẫn theo đuổi cho tới nay. Người ta tin rằng Nhật Bản sẽ từ bỏ chính sách lãi suất bằng 0 này ngay khi nền kinh tế Nhật Bản khôi phục lại được tốc độ tăng trưởng bình thường. Chính sách lãi suất bằng 0 đ~ tiếp diễn trong 5 năm liên tục, nhưng v{o th|ng Ba năm 2006, nó tăng lên 0,5%. Ủy ban

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Chính sách Tiền tệ của Ng}n h{ng trung ương Nhật Bản bao gồm 6 thành viên, không kể Thống đốc Masaaki Shiraka và hai phó Thống đốc, nhóm họp một hoặc hai lần mỗi tháng.

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ

Không giống c|c ng}n h{ng trung ương kh|c, Ng}n h{ng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) đặt ra một giới hạn trong đó l~i suất cơ bản có thể biến động trong từng trường hợp cụ thể thay vì đưa ra một mức lãi suất cố định. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ theo đuổi chính sách bảo thủ đối với vấn đề tăng l~i suất do nền kinh tế Thụy Sĩ phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu (đồng nội tệ mạnh không có lợi cho các nhà xuất khẩu). Mục tiêu chính thức của ngân hàng này là đảm bảo ổn định giá cả v{ tăng trưởng kinh tế. Thống đốc Ngân hàng hiện tại là Jean-Pierre Roth. Hội đồng điều hành của Ngân hàng gặp nhau một lần mỗi quý để thảo luận về chính sách tiền tệ.

Ngân hàng Trung ương Canada

Ban gi|m đốc của Ng}n h{ng Trung ương Canada, Board of Directors BoC, bao gồm

thống đốc David Dodge v{ năm phó thống đốc. Các nhân vật này nhóm họp tám lần một năm để thảo luận v{ đưa ra quyết định liệu có thay đổi chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương hay không. Năm 1998, ng}n h{ng n{y đặt mục tiêu đảm bảo lạm phát ở trong khoảng từ 1 đến 3% đồng thời đảm bảo sự ổn định của đồng nội tệ. Điều n{y có nghĩa l{ tỷ lệ lạm phát cao hay thấp hơn mục tiêu đề ra sẽ dẫn tới việc tăng hoặc giảm lãi suất cơ bản.

Ngân hàng dự trữ Australia

Không giống c|c ng}n h{ng trung ương kh|c, mục tiêu của Ng}n h{ng trung ương

Australia, Reserve Bank of Australia RBA bao gồm nhiều nội dung hơn, đó l{ đảm bảo sự ổn định của đồng nội tệ, việc l{m đầy đủ cho công d}n, tăng trưởng kinh tế, v{ đảm bảo sự thịnh vượng về mặt kinh tế của quốc gia. Để đạt được các mục tiêu đó, Ng}n h{ng n{y kiểm soát tỷ lệ lạm phát trong khoảng 2-3%.

Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng dự trữ Australia bao gồm thống đốc Ngân hàng

Glen Steevens, Phó thống đốc, Bộ trưởng bộ T{i chính (tương đối khác biệt và không phải thông lệ tại các quốc gia kh|c) v{ s|u th{nh viên đại diện cho phe đa số trong Quốc hội do Chính phủ chỉ định. Ủy ban này nhóm họp 11 lần một năm (v{o thứ Ba đầu tiên hàng tháng trừ tháng Một).

Ngân hàng dự trữ New Zealand

Không giống c|c ng}n h{ng trung ương khác, quyết định về lãi suất cơ bản tại Ngân

hàng dự trữ New Zealand do một mình thống đốc đưa ra chứ không phải là quyết định của tập thể. Thống đốc hiện thời của Ngân hàng này là Alan Bollard. Tuy nhiên, bản thân quyết định n{y được đưa ra sau cuộc họp của Ban điều h{nh. Cơ quan n{y nhóm họp 8 lần một năm. Mục tiêu của Ng}n h{ng l{ đảm bảo tỷ lệ lạm phát trong giới hạn 1,5%. Đó l{ lý do vì sao trong suốt thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, ngân hàng này buộc phải tăng l~i

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

suất cơ bản lên mức 8,25%. Việc này giúp kiềm chế tỷ lệ lạm phát ở một mức độ nhất định và cắt giảm thâm hụt tài khoản vãng lai, tuy nhiên, việc n{y cũng l{m tỷ gi| đô-la New Zealand tăng nhanh do sự khác biệt về lãi suất và hoạt động đầu cơ chênh lệch lãi suất.

Rõ ràng, mục tiêu chính của ng}n h{ng trung ương l{ kiềm chế lạm phát ở một giới hạn đ~ định trước. Nếu nó vượt quá giới hạn, ng}n h{ng trung ương sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ và nâng lãi suất cơ bản lên, còn nếu tỷ lệ lạm phát thấp, điều thường xảy ra vào các thời kỳ kinh tế bị đình trệ, ng}n h{ng trung ương sẽ giảm lãi suất để kích thích đầu tư v{ ph|t triển kinh tế.

Các quỹ đầu tư

Rất nhiều tổ chức, công ty bảo hiểm, quỹ lương hưu v{ c|c quỹ đầu tư bảo hiểm rủi ro tham gia vào hoạt động đầu tư v{ đầu cơ theo nhiều cách khác nhau trên thị trường Ngoại hối. Ví dụ, quỹ Quantum của tỷ phú George Soros là một trong những quỹ đầu tư năng động nhất trên thị trường này. Các tổ chức n{y cũng bao gồm cả các tập đo{n quốc tế thường đầu tư v{o nhiều quốc gia khác nhau bằng cách thành lập chi nhánh, công ty con hay mở rộng sản xuất ra ngoài lãnh thổ một quốc gia, v.v…

Các ngân hàng thương mại

Thực tế, việc xử lý tất cả các giao dịch ngoại hối đều được thực hiện bởi các ngân hàng thương mại. Điều này giải thích lý do vì sao ta gọi thị trường Ngoại hối là thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Các thành phần tham gia thị trường đều tương t|c với nhau thông qua ngân hàng theo cách này hay cách khác. Phần lớn các tổ chức thanh toán bù trừ đều là chính các ngân hàng hoặc chi nhánh của chúng. Các ngân hàng quốc tế như Citibank, Barclays Bank, Deutsche Bank, Union Bank of Switzerland và nhiều cái tên khác nữa đều xử lý giao dịch trị gi| h{ng trăm triệu đô-la mỗi ngày. Bên cạnh đó, c|c ng}n h{ng cũng thực hiện các giao dịch ngoại hối vì lợi nhuận của chính mình. Các nhân viên thuộc bộ phận chuyên trách của ngân h{ng theo dõi c|c xu hướng của thị trường, đưa ra dự báo và quản lý trạng thái ngoại tệ của ng}n h{ng mình. Dù c|c ng}n h{ng đều có chính sách quản lý rủi ro rất chặt chẽ, họ vẫn tham gia các hoạt động đầu cơ ngoại tệ.

10 định chế hàng đầu tham gia thị trường Ngoại hối năm 2006

(Nguồn: Điều tra của Euromoney FX)

Xếp hạng Ngân hàng

Tỷ lệ tham gia (%)

1.

2.

3.

4.

5.

Deutsche Bank

UBS AG

Citigroup

Barclays Capital

19,26

11,86

10,39

6,61

Royal Bank of Scotland 6,43

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

6.

7.

8.

9.

Goldman Sachs

HSBC

Bank of America

JPMorgan Chase

5,25

5,04

3,97

3,89

10.

Merrill Lynch

3,68 Các nhà môi giới (Brokers)

Vai trò của các nhà môi giới là cung cấp cho khách hàng của mình cơ hội giao dịch trên thị trường Ngoại hối, ví dụ như đảm bảo việc thực hiện lệnh nhanh chóng và chính xác một cặp tiền tệ n{o đó theo gi| thị trường. Một công ty môi giới không giao dịch để thu lợi nhuận trực tiếp cho mình bởi nó chỉ l{ đơn vị trung gian, không chịu các rủi ro về thay đổi tỷ giá. Nó tìm kiếm lợi nhuận nhờ chênh lệch giữa giá mua và giá bán (spread). Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty môi giới, việc cạnh tranh giữa họ với nhau góp phần l{m tăng chất lượng dịch vụ cung cấp cho c|c nh{ đầu tư (chương “L{m thế n{o để chọn nhà môi giới?” sẽ l{m rõ điều này)

Các nhà đầu tư cá nhân

C|c nh{ đầu tư vừa và nhỏ không thể trực tiếp tham gia thị trường Ngoại hối mặc dù

trên thực tế họ có thể dùng đòn bẩy với tỷ lệ rất cao (1:50, 1:100 hoặc hơn nữa). Tất cả hoạt động của họ đều được thực hiện thông qua ngân hàng và các nhà môi giới, những tổ chức này lại là khách hàng của các tổ chức thanh toán bù trừ. C|c nh{ đầu tư c| nh}n luôn phải giao dịch thông qua trung gian.

  1. Những điều cần biết trước khi bắt đầu giao dịch Để bắt đầu giao dịch Ngoại hối, bạn cần c{i đặt một phần mềm đặc biệt, một nền tảng

giao dịch (trading platform). Chính x|c hơn thì một nền tảng giao dịch là một gói phần mềm bao gồm một máy chủ (do nhà môi giới sử dụng) và một chương trình giao dịch dành cho kh|ch h{ng (được c{i đặt vào máy tính của kh|ch h{ng). Chương trình của khách hàng trao đổi thông tin với máy chủ thông qua mạng Internet và nhận tất cả các dữ liệu cần thiết phục vụ việc giao dịch như tỷ giá, tin tức thị trường, số dư t{i khoản giao dịch. Thông thường kh|ch h{ng được cung cấp phần mềm giao dịch miễn phí. Do đó để bắt đầu giao dịch bạn chỉ cần làm những việc sau đ}y:

  1. Chọn một nhà môi giới, ký hợp đồng và mở tài khoản giao dịch cá nhân,
  2. Chuyển tiền (số tiền ký quỹ ban đầu) vào tài khoản của nhà môi giới để nhà môi

giới chuyển số tiền này vào tài khoản của bạn,

  1. Giao dịch trên các thị trường tài chính, quản lý tài khoản v{ đầu tư vốn thông

qua các phần mềm giao dịch.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, bạn cần phải làm quen với các thuật ngữ và khái niệm cơ

bản của thị trường Ngoại hối. Hàng loạt các từ lóng hay các chữ viết tắt có ý nghĩa gì?

Kinh doanh Ngoại hối, FX, có nghĩa là mua một loại tiền tệ và bán một loại tiền tệ khác tại

một thời điểm xác định (ngày giá trị).

Để giao dịch, chúng ta cần có một đơn vị tính. Dầu hỏa được mua bán theo thùng

(barrels), lúa gạo được tính theo giạ (bushels) còn tiền tệ thì được tính theo lô.

Trong giao dịch tiền tệ, một lô tiêu chuẩn tương đương100.000 đơn vị đồng tiền định giá.

Theo SWIFT (Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu), tỷ giá thanh toán

liên ngân hàng quốc tế được thể hiện như sau: đồng tiền định gi|/đồng tiền yết gi|, nghĩa l{ một đơn vị của đồng tiền định gi| được thể hiện bằng một lượng nhất định của đồng tiền yết giá. Ví dụ, trong cặp tiền tệ EUR/USD, EUR (tiêu chuẩn ISO về mã tiền tệ) l{ đồng tiền định giá và một lô tương đương với 100.000 euro. Rất nhiều nhà môi giới cho phép khách hàng của mình giao dịch lô nhỏ (0,1 lô tiêu chuẩn) và lô siêu nhỏ (0,01 lô tiêu chuẩn).

Tỷ giá hối đoái là một đơn vị của đồng tiền này được biểu diễn bằng một số đơn vị tương

ứng của một đồng tiền khác.

Các giao dịch tài chính bao gồm hai loại chính, mua và bán, vì thế tỷ giá niêm yết cũng có

hai loại, giá bán là giá mà tại đó kh|ch h{ng có thể lựa chọn mua một đồng tiền định giá và giá mua là giá mà tại đó kh|ch h{ng có thể lựa chọn b|n đồng tiền định gi| để đổi lấy đồng tiền yết giá.

Giá bán là giá mà tại đó một nhà kinh doanh có thể chọn mua một đồng tiền định giá.

Giá mua là giá mà tại đó một nhà kinh doanh có thể lựa chọn bán một đồng tiền định giá.

Có một điều chắc chắn l{ gi| b|n luôn cao hơn gi| mua. Sự khác nhau giữa hai mức giá n{y được gọi là khoảng chênh lệch (spread) cũng đồng thời là mức phí mà nhà môi giới thu được thông qua việc thực hiện các giao dịch Ngoại hối cho khách hàng của mình. Thông thường, khoảng chênh lệch của các cặp tiền tệ cơ bản bao giờ cũng ở mức thấp nhất, khoảng từ 2 đến 8 điểm phần trăm cơ bản (1 điểm phần trăm cơ bản tương đương 1% của 1%) (ví dụ, rất nhiều nhà môi giới đưa ra khoảng chênh lệch 0,0002 cho cặp EUR/USD).

Khoảng chênh lệch là phần khác nhau giữa giá bán và giá mua, được thể hiện bằng điểm

phần trăm (point).

Thay đổi nhỏ nhất trong tỷ giá của một cặp tiền tệ tùy thuộc v{o độ chính xác của chính

tỷ gi| đó, tức là số con số thập ph}n được viết ra, thông thường, nó là sự thay đổi của số thập phân cuối cùng tương đương 0.0001 đơn vị đồng tiền cơ sở.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Điểm phần trăm (Point hay Pips) là sự thay đổi nhỏ nhất trong tỷ giá của một cặp tiền tệ. Một điểm thường tương đương 0,0001 đơn vị đồng tiền cơ sở. Đối với một vài loại tiền tệ, ví dụ như đồng Yên Nhật, một điểm tương đương 0,01 đơn vị. 100 điểm tròn thường được gọi

theo thuật ngữ tiếng Anh gọi là figure hay big figure.

Ví dụ, tỷ giá hối đo|i của cặp tiền tệ EUR/USD tại một thời điểm x|c định

l{1,3640/1,3642, điều n{y có nghĩa l{:

  1. Một khách hàng có thể lựa chọn mua euro với gi| b|n (ask price) l{ 1,3642 đô-la

Mỹ một euro;

  1. Một khách hàng có thể lựa chọn bán euro với gi| mua (bid price) l{ 1,3640 đô-la

Mỹ một euro;

Sau khi đ~ l{m quen với các thuật ngữ giao dịch, chúng ta chuyển sang quy trình giao

dịch:

Có hai loại lệnh mua hoặc bán một đồng tiền nào đó. Một khách hàng có thể đặt lệnh mở hoặc đóng trạng thái giao dịch của mình với giá thị trường tại một thời điểm xác định nào đó. Ngoài ra còn có lệnh cắt lỗ (stop loss orders) và lệnh giới hạn (limit orders), gọi chung là các lệnh chờ (pending orders). Đây là những loại lệnh cho phép thực hiện giao dịch mua hay bán tự động tại một mức giá xác định cao hơn hoặc thấp hơn giá thị trường tại thời

điểm đặt lệnh. Kết quả là, cứ khi nào giá thị trường chạm mức giá của lệnh chờ thì nhà môi

giới sẽ tự động mở hoặc đóng trạng thái của khách hàng bằng cách thực hiện lệnh mua

hoặc bán.

Ví dụ, bạn mua một ngoại tệ n{o đó, sau một thời gian nhất định, bạn có thể bán chúng hoặc với gi| cao hơn gi| mua v{ thu lợi nhuận; hoặc với giá thấp hơn gi| mua v{ bị lỗ. Như vậy, thực ra nghệ thuật kinh doanh là ở chỗ chọn được đúng thời điểm để mua hay bán. Chúng ta sẽ đi s}u v{o vấn đề này sau, nhưng để làm quen với khái niệm lệnh chờ, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình giao dịch tự động.

Để mở một trạng thái, bạn cần thực hiện lệnh bán hoặc mua một loại ngoại tệ, như vậy, để đóng trạng th|i đó bạn sẽ cần thực hiện lệnh ngược lại là bán hoặc mua ngoại tệ đó. Nếu bạn mở một trạng thái bằng việc mua một ngoại tệ thì bạn sẽ đóng trạng th|i đó bằng cách b|n chúng đi. Nếu bạn mở một trạng thái bằng việc bán một ngoại tệ thì tương tự, bạn sẽ đóng trạng th|i đó bằng việc mua lại ngoại tệ đó. Một lệnh giao dịch có thể được thực hiện với giá thị trường hoặc tại một mức gi| x|c định trong tương lai (lệnh chờ).

Giá giao ngay là giá mà một ngoại tệ được mua hoặc bán tại thời điểm đặt lệnh theo giá thị

trường tại thời điểm đó.

Bạn có thể đặt một Lệnh cắt lỗ (Stop Loss order) để hạn chế khả năng thua lỗ và một

lệnh chốt lời (Take Profit order) để thu lợi nhuận.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Ngoài ra, các lệnh giao dịch có thể được khách hàng gửi cho nhà môi giới thông qua các phần mềm giao dịch được tạo ra bằng ngôn ngữ lập trình. Phần mềm MetaTrader4 bao gồm chương trình giao dịch tự động được tạo ra bằng ngôn ngữ lập trình MQL4, thường được gọi l{ Expert Advisors (Người chỉ dẫn chuyên nghiệp). Giao dịch với Expert Advisors viết tắt l{ EA đòi hỏi nhà kinh doanh phải hiểu được chiến lược cũng như c|c chi tiết kỹ thuật trong giao dịch.

Lệnh cắt lỗ (Stop Loss Order) là lệnh đóng một trạng thái giao dịch tại một mức giá định

trước khi nó đang ở tình trạng lỗ với mục đích tránh thua lỗ lớn hơn.

Lệnh cắt lỗ sẽ được thực hiện ngay khi giá thị trường giảm tới mức giá mà nhà kinh doanh đ~ định trước. Phần lớn các nhà môi giới thực hiện Lệnh cắt lỗ ở đúng mức gi| đ~ được định trước. Tuy nhiên, một vài nhà môi giới cũng gặp phải rủi ro không khớp được lệnh ở đúng mức giá yêu cầu trong khi chuyển lệnh của khách hàng ra thị trường do thanh khoản trên thị trường thấp hoặc giá cả biến động quá nhanh. Bởi vậy một vài nhà môi giới đặt ra điều kiện là các lệnh cắt lỗ có thể sẽ được thực hiện ở mức gi| định trước hoặc một mức gần nhất có thể. Trong trường hợp này giá thực hiện có thể khác biệt một v{i điểm, thậm chí vài chục điểm, tuy nhiên các nhà môi giới vẫn có cái lý của mình. Trong một thị trường có khả năng biến động nhanh chóng, các nhà môi giới thường bảo lưu quyền không thực hiện các lệnh chờ trong trường hợp giá thị trường chạm mức giá của lệnh chờ trong thời gian quá ngắn hoặc không có khả năng thực hiện được lệnh. Khi lựa chọn nhà môi giới, bạn nên tìm hiểu xem họ sẽ h{nh động thế nào trong những trường hợp như thế. Điều này rất dễ nhận ra khi bạn bắt đầu thử nghiệm một phần mềm giao dịch. Tất nhiên, nhà môi giới có quyền không thực hiện các lệnh không có mức giá phù hợp trên thị trường. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chắc chắn rằng nhà môi giới không lạm dụng quyền của mình. Những biến động lớn trong đó gi| cả thay đổi vài chục điểm thường là lý do khách quan của việc không thực hiện lệnh. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Thường thì thị trường có tính thanh khoản rất tốt và không gây ra vấn đề gì trong việc thực hiện giao dịch.

Rất nhiều nhà kinh doanh không đặt các lệnh cắt lỗ và chốt lời mà muốn đưa ra quyết

định tùy theo diễn biến của thị trường, hoặc có đặt lệnh song lại sửa các lệnh đ~ đặt tùy theo biến động của giá cả. Chắc chắn là các lệnh cắt lỗ và chốt lời tại các mức gi| định sẵn là phương pháp an toàn nhất. Nhưng t}m lý của con người luôn mong muốn giá cả sẽ biến động theo chiều hướng có lợi, v{ khi đ~ có lợi rồi người ta lại mong muốn nó sẽ diễn tiến có lợi hơn nữa. Bởi vậy người ta luôn muốn đẩy giá của các lệnh cắt lỗ ra mức càng xa càng tốt và chốt lời ngay lập tức mà không cần đợi thêm các diễn biến của thị trường, cho dù đó l{ diễn biến tích cực. Bên cạnh đó, khó m{ biết được cắt lỗ ở mức nào là hợp lý bởi thị trường thường diễn biến không ổn định. Bạn sẽ phải cố đưa ra một cái giá và vì vậy có thể bỏ lỡ xu hướng n{o đó của thị trường và gánh chịu mức thua lỗ cao hơn. Đó l{ lý do tại sao chúng ta nên yêu cầu nhà môi giới thực hiện lệnh tại một mức gi| định trước.

Nhìn chung, một lệnh cắt lỗ sẽ cho phép hạn chế thua lỗ thêm do những biến động giá

cả theo chiều hướng xấu v{ không lường trước được. Thường thì nhà kinh doanh có thể dự đo|n được giới hạn của một biến động gi| thông thường nhờ c|c ph}n tích cơ bản và kỹ

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

thuật. Tuy nhiên việc thay đổi tỷ giá lớn và nhanh chóng có thể vượt ra ngoài giới hạn đ~ dự b|o trước.

Một lệnh cắt lỗ ở mức giá nằm ngoài giới hạn thay đổi giá cả được dự báo là một cách

tránh khỏi những khoản thua lỗ lớn. Lệnh cắt lỗ này sẽ trả lời cho câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp thị trường diễn biến xấu?” Những người mới kinh doanh có xu hướng không mấy quan t}m đến các lệnh cắt lỗ mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận. Nhưng rồi họ sẽ sớm nhận ra rằng không thể có lợi nhuận nếu không quản lý được rủi ro. Lệnh cắt lỗ là một công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu khi một trạng thái giao dịch bất kỳ đ~ được mở.

Lệnh chốt lời là lệnh đóng một trạng thái giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận tại một mức giá

định trước.

Lệnh chốt lời được dùng để hiện thực hóa lợi nhuận, nhưng cũng đồng thời giới hạn nó

ở một mức định trước. Vậy tại sao lại phải giới hạn lợi nhuận? Sao không để nó tăng lên nữa! Tỷ gi| cũng như c|c chiều hướng của thị trường thay đổi liên tục, và lợi nhuận ẩn chứa trong một trạng thái giao dịch mở sớm hay muộn cũng sẽ biến thành thua lỗ. Đó l{ lý do tại sao nhà kinh doanh sử dụng các lệnh chốt lời.

Điều kiện để kinh doanh Ngoại hối là gì? Bạn cần có một khoản tiền ký quỹ trong tài khoản để bảo đảm cho các giao dịch bởi giao dịch Ngoại hối là giao dịch ký quỹ (margin trading).

Khoản tiền ký quỹ sẽ đảm bảo cho những thua lỗ có thể xảy ra trong khi bạn giao dịch theo hình thức ký quỹ. Sẽ là hoàn toàn hợp lý khi khách hàng phải ký quỹ để đảm bảo rủi ro của nhà môi giới khi mở trạng thái giao dịch cho họ. Mức độ ký quỹ phụ thuộc vào đòn bẩy do

nhà môi giới cung cấp, độ lớn của lô giao dịch và cặp tiền tệ liên quan.

Thua lỗ có thể được hạn chế nhờ có số tiền ký quỹ. Một cảnh báo thiếu ký quỹ (Margin

Call) là mức độ (tỷ lệ % của tổng số tiền ký quỹ trong tài khoản của bạn) mà nếu mức độ thua lỗ của bạn đạt tới đó thì nh{ môi giới buộc phải đóng trạng thái giao dịch của bạn theo giá thị trường. Việc không có đủ tiền trên tài khoản giao dịch sẽ dẫn đến việc bạn bị đóng một hoặc một vài trạng thái giao dịch. Các nhà môi giới thường đặt ra các mức độ cảnh báo thiếu kỹ quỹ khác nhau từ 10% đến 30%, thậm chí l{ 100%. Nhưng thường thì nó ở mức 30% 50%.

Để tránh bị buộc phải đóng một trạng thái giao dịch đang mở, bạn cần tính toán những

rủi ro có thể xảy ra. Nói một c|ch đơn giản, bạn nên mở các trạng thái với số lượng tương ứng với số dư m{ bạn có trên tài khoản giao dịch. Bạn nên cố gắng đóng trạng th|i đang ẩn chứa lợi nhuận hay thua lỗ theo một chiến lược quản lý rủi ro của riêng mình. Bạn cũng có thể tăng thêm số dư trong t{i khoản để tăng phần tài sản của bạn lên trong trường hợp một cảnh báo thiếu ký quỹ đang tới gần, nhưng đ}y chỉ nên là biện pháp cuối cùng mà thôi.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Đòn bẩy là tỷ lệ giữa vốn tự có của nhà đầu tư và vốn do nhà môi giới cung cấp cho nhà

đầu tư đó tự quản lý. Tỷ lệ đòn bẩy 1:100 có nghĩa là nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch

với một số tiền nhỏ hơn 100 lần so với giá trị thực của giao dịch đó.

Giờ thì bạn đ~ hiểu c|c điều kiện giao dịch và có thể mở một trạng thái giao dịch đầu

tiên trên thị trường Ngoại hối, tức là mua hay bán một số lượng nhất định một ngoại tệ cơ sở nào đó (hoặc tạo thêm một lệnh chờ để nhà môi giới tự động thực hiện nó cho bạn khi giá thị trường đạt tới mức gi| đ~ định trước của lệnh chờ đó). Khi đ~ mở một trạng thái giao dịch, số dư trên t{i khoản giao dịch của bạn sẽ được tự động ghi lại trên hệ thống và xuất hiện trên giao diện giao dịch của bạn. Nó sẽ thay đổi mỗi khi có sự thay đổi tỷ giá. Nhà môi giới sẽ quản lý tài khoản của bạn để giữ mức ký quỹ hợp lý.

Số dư (Balance) là số tiền trên tài khoản của khách hàng tại một thời điểm nào đó trong đó bao gồm số tiền đã nộp và kết quả của các trạng thái giao dịch đã được đóng (đã hiện thực

hóa lợi nhuận hoặc thua lỗ).

Số dư = Tài sản + lợi nhuận hay thua lỗ đã thực hiện (đối với các trạng thái giao

dịch đóng)

Ký quỹ tự do (Free margin) là số tiền trên tài khoản của khách hàng chưa được sử dụng làm đảm bảo và còn có thể được dùng để đảm bảo cho một trạng thái đang mở hoặc mở

một trạng thái mới.

Số dư tại một thời điểm thấp hơn t{i sản tại thời điểm đó có nghĩa l{ c|c trạng thái hiện tại đang có l~i, v{ ngược lại, nếu số dư cao hơn t{i sản thì có nghĩa l{ c|c trạng thái hiện tại đang phải chịu lỗ. Trong giao dịch Ngoại hối, việc thực hiện các tính toán trên là không cần thiết bởi tất cả c|c thông tin đều được cung cấp trên màn hình giao dịch, tuy nhiên, chúng ta cần hiểu các nguyên tắc tính to|n v{ ý nghĩa của các tham số đó.

Gọi ký quỹ (Margin Call) là nghiệp vụ trong đó nhà môi giới buộc phải đóng các trạng thái giao dịch của khách hàng do số tiền ký quỹ còn lại của anh ta đã giảm xuống dưới mức Gọi

ký quỹ mà nhà môi giới đó quy định.

Mức gọi ký quỹ (Margin Call level) được x|c định dựa trên công thức toán học. Bạn nên

cố gắng tránh tình trạng nhà môi giới phải Gọi ký quỹ đối với tài khoản của bạn bằng cách chuẩn bị phương |n ra khỏi thị trường trong trường hợp một sự kiện bất lợi n{o đó xảy ra.

Khoảng lệnh dừng (trailing stop) là gì?

Khoảng lệnh dừng là một tham số được thể hiện bằng đơn vị điểm, được nhà kinh

doanh đặt ra để lệnh cắt lỗ của anh ta tự động di chuyển một khoảng tương ứng khi tỷ giá liên quan đến một trạng thái giao dịch đ~ được mở của anh ta biến động theo chiều hướng có lợi. Tác dụng của nó là khiến một trạng thái giao dịch được đóng lại theo một thuật toán đặc biệt trong đó nếu gi| thay đổi theo chiều hướng có lợi thì lệnh cắt lỗ sẽ tự động dịch

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

chuyển một số điểm nhất định theo chiều hướng có lợi đó. Việc tính toán này sẽ được thực hiện trên phần mềm giao dịch của nhà kinh doanh. Khoảng lệnh dừng x|c định một thời điểm đóng trạng thái giao dịch theo quy luật sau:

  1. Nếu lợi nhuận tính bằng điểm của một trạng thái giao dịch mở đạt khoảng lệnh dừng cho trước, nhà môi giới sẽ nhận được lệnh dịch chuyển mức giá của điểm cắt lỗ đến vị trí mà tại đó trạng thái giao dịch đ~ được mở (nó tạo ra trạng thái hòa vốn cho nhà kinh doanh kể cả khi thị trường có biến động theo chiều hướng ngược lại trong tương lai).
  2. Ngay khi lợi nhuận tính bằng điểm vượt qua khoảng lệnh dừng nhà môi giới sẽ nhận được lệnh dịch chuyển điểm cắt lỗ một khoảng đúng bằng khoảng chênh lệch giữa giá thị trường tại thời điểm đó v{ gi| đ~ tính thêm khoảng lệnh dừng. Trong một lệnh Mua, khoảng lệnh dừng được đặt dưới giá giao dịch, còn với một lệnh Bán, khoảng lệnh dừng sẽ được đặt trên giá giao dịch.
  3. Điểm cắt lỗ chỉ dịch chuyển cùng chiều với xu hướng tăng của lợi nhuận. Khi thị

trường biến động theo chiều hướng ngược lại, điểm cắt lỗ vẫn sẽ đứng yên ở điểm cuối cùng mà nó dịch chuyển tới, có nghĩa l{ nếu thị trường chuyển biến theo chiều hướng bất lợi thì đến khi giá chạm mức tương đương với mức giá của khoảng lệnh dừng lệnh cắt lỗ sẽ được kích hoạt và nhà kinh doanh sẽ hoặc là thu được lợi nhuận hoặc hòa vốn.

Nói một c|ch đơn giản, gi| tăng sẽ kéo điểm cắt lỗ đi theo, v{ lệnh cắt lỗ khi đó sẽ bảo toàn lợi nhuận thu được trong trường hợp thị trường diễn biến theo chiều hướng bất lợi trở lại. Tham số khoảng lệnh dừng được c{i đặt trong phần mềm giao dịch Metatrader 4.0 (đ}y l{ một lựa chọn tiêu chuẩn kèm theo phần mềm này). Nên nhớ rằng một khoảng lệnh dừng sẽ chỉ hoạt động (kéo điểm cắt lỗ theo chiều hướng của lợi nhuận) khi phần mềm giao dịch của bạn ở trạng thái hoạt động bởi lệnh dịch chuyển điểm cắt lỗ được chuyển trực tiếp từ phần mềm trên máy tính của khách hàng.

Chỉ nên sử dụng khoảng lệnh dừng nếu các trạng thái giao dịch còn mở của bạn đang có lãi và thị trường có xu hướng tiếp tục diễn biến có lợi, nhưng đồng thời rất khó x|c định đ{ diễn biến có lợi đó sẽ kéo dài bao lâu.

Ví dụ, gi| đang tăng nhanh sau khi một vài tin tức được công bố và thị trường đang cố

gắng dự báo sự thay đổi của các chỉ số kinh tế vĩ mô. C|c chỉ số được cải thiện có thể sẽ khiến thị trường trở nên phấn chấn. Khi đó một khoảng lệnh dừng sẽ khiến bạn tận dụng an to{n được tối đa tiềm năng của thị trường. Khi thị trường đảo chiều và chạm vào khoảng lệnh này, trạng thái giao dịch của bạn sẽ tự động đóng. Bạn có thể yên tâm theo dõi trạng thái của mình sinh lời mà không cần phải lo lắng khi nào thị trường sẽ đảo chiều.

C|c nh{ kinh doanh thường sử dụng khoảng lệnh dừng 15 điểm hoặc lớn hơn. C|c

chuyên gia hiện vẫn còn tranh luận về khoảng lệnh dừng tối ưu. Một khoảng dừng thế nào là hợp lý để không bị thị trường bắt kịp qu| nhanh trước khi đảo chiều? Đồng thời, một

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

khoảng lệnh dừng quá lớn có thể khiến điểm cắt lỗ rơi v{o khoảng không thuận lợi và khiến lợi nhuận thu được thấp hơn tiềm năng. C|c ý kiến về vấn đề này rất kh|c nhau, nhưng c|c nh{ kinh doanh đều đồng ý rằng nên đặt khoảng lệnh dừng ở mức 40-50 điểm khi phân tích trên biểu đồ H1.

Với những người sử dụng MetaTrader: khoảng lệnh dừng là một phần của phần

mềm Expert Advisors và nó chỉ hoạt động nếu phần mềm giao dịch của khách hàng mở và kết nối với Internet. Đó l{ lý do vì sao m|y chủ của các nhà môi giới không lưu giữ thông tin về các khoảng lệnh dừng của bạn nếu máy tính của bạn bị tắt.

  1. Thị trường Ngoại hối có những thỏa thuận hối đo|i n{o?

Giao dịch giao ngay l{ phương thức phổ biến nhất với những người tham gia thị trường

Ngoại hối. Phần lớn họ không nghĩ đến câu hỏi vậy còn phương thức giao dịch nào khác trên thị trường hay không. Tôi cho rằng việc tìm hiểu các hoạt động hối đo|i kh|c trên thị trường là rất cần thiết vì thị trường Ngoại hối hoạt động như một thể thống nhất và tiền có thể dễ dàng chảy từ hình thức hối đo|i n{y sang hình thức hối đo|i kh|c tùy thuộc vào hoàn cảnh của thị trường và tỷ lệ giữa rủi ro và lợi nhuận.

Hợp đồng giao ngay là hợp đồng hối đo|i được thanh toán ngay lập tức (thanh toán và

giao hàng trong vòng hai ngày làm việc kể từ ngày giao dịch). Khoảng trên 2/3 các hợp đồng hối đo|i l{ hợp đồng giao ngay. Tỷ giá mà chúng ta vẫn thường nói đến từ đầu đến giờ thực ra chính là tỷ giá giao ngay, tức là tỷ giá hối đo|i tại một thời điểm x|c định. Việc giao hàng (ở đ}y l{ ngoại tệ) trong vòng 2 ngày làm việc có nghĩa l{ số dư trên t{i khoản sẽ được ghi nợ và ghi có ngay tại thời điểm giao dịch, nhưng ngoại tệ [đóng vai trò h{ng hóa] sẽ được chuyển trong vòng hai ngày làm việc. Tuy nhiên, một nhà kinh doanh vì lợi nhuận trên thị trường sẽ không cần nghĩ đến điều đó bởi sớm hay muộn thì anh ta cũng sẽ đóng trạng thái giao dịch của mình và do vậy, việc chuyển tiền thật sự không quá quan trọng với anh ta. Nếu ng{y giao h{ng rơi đúng v{o ng{y nghỉ, nó sẽ được thực hiện vào ngày giao dịch tiếp theo. Tất cả các hợp đồng đều được thực hiện trực tiếp với sự trợ giúp của hệ thống giao dịch qua máy tính, không giống các giao dịch trao đổi kh|c, nơi m{ giá cả được x|c định thông qua đấu giá.

Hợp đồng kỳ hạn (Forward contracts) là hợp đồng hối đo|i có thời hạn trong đó việc trao đổi được x|c định vào một ngày cụ thể trong tương lai với một tỷ giá cố định sẵn. Ví dụ, một hợp đồng được ký kết ngày hôm nay nhưng ng{y gi| trị lại là một thời điểm khác trong tương lai. Thời hạn của hợp đồng kỳ hạn thường l{ dưới một năm.

Hợp đồng kỳ hạn thường là công cụ bảo hiểm rủi ro được sử dụng để ngăn ngừa biến động tỷ giá. Một hợp đồng kỳ hạn cho phép cố định giá một ngoại tệ từ trước và giảm chi phí trao đổi tiền tệ. Ví dụ, các nhà sản xuất lớn chỉ quan t}m đến quá trình sản xuất chứ không tham gia vào các hoạt đồng đầu cơ ngoại tệ, đơn giản vì đó không phải l{ lĩnh vực chuyên môn của họ và họ cũng ho{n to{n không cần l{m điều đó vì mục đích lợi nhuận. Như

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

thế có nghĩa l{ việc cố định tỷ giá tiền tệ bằng các hợp đồng kỳ hạn cho phép các công ty trong lĩnh vực sản xuất quản lý tài chính tốt hơn v{ dự báo chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của mình hơn. Trong hợp đồng kỳ hạn, một đồng tiền có lãi suất thấp hơn được dùng để đổi lấy một đồng tiền có lãi suất cao hơn cộng thêm một khoản thặng dư (forward premium) và một đồng tiền có lãi suất cao hơn được dùng để đổi lấy một đồng tiền có lãi suất thấp hơn trừ đi một khoản khấu trừ (forward discount). Do vậy, tỷ giá kỳ hạn được tính bằng tỷ giá giao ngay cộng thêm một khoản thặng dư hoặc trừ đi một khoản khấu trừ. Nó cho phép c|c nh{ kinh doanh đầu cơ v{o c|c hợp đồng kỳ hạn bằng cách bán hoặc mua các hợp đồng kỳ hạn với hy vọng kiếm lời nhờ sự chệnh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn. Tuy nhiên, các hợp đồng kỳ hạn không được ký kết trực tiếp trên thị trường Ngoại hối, chúng là những hợp đồng riêng lẻ được thỏa thuận giữa các ngân hàng và khách hàng của mình. Các hợp đồng kỳ hạn cũng có thể l{ h{ng hóa trao đổi để kiếm lời. Các hợp đồng mua bán ngoại tệ mà việc mua b|n đ~ được thỏa thuận xong nhưng ng{y gi| trị lại là một thời điểm kh|c được gọi là hợp đồng tương lai. Quy mô lô cũng như thời hạn của các hợp đồng tương lai phải tuân theo tiêu chuẩn (thường l{ 3 th|ng), đó l{ quy tắc trên thị trường Ngoại hối.

Hoán đổi ngoại tệ là một thỏa thuận ngoại hối nhằm trao đổi một lượng nhất định một đồng tiền n{o đó lấy một đồng tiền kh|c cho đến một thời điểm x|c định trong tương lai. Ví dụ, ho|n đổi cặp EUR/USD có nghĩa l{ đồng euro được trao đổi với đô-la Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là một th|ng, sau đó việc ho|n đổi ngược lại sẽ diễn ra. Các thỏa thuận kiểu n{y đặc biệt phổ biến trong thanh toán liên ngân hàng và chiếm tới 95% tổng số hợp đồng ho|n đổi tiền tệ.

Về lý thuyết, đồng tiền ho|n đổi sẽ không được mua hay bán mà chỉ dùng để đổi thành

một đồng tiền khác trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất gắn với c|c đồng tiền kh|c nhau cũng kh|c nhau, đó l{ lý do vì sao một trong các bên tham gia giao dịch phải bồi thường phần chênh lệch lãi suất để tránh nguy cơ lỗ cho tất cả các bên. Ví dụ, nếu bạn chuyển đổi euro th{nh đô-la Mỹ và gửi số tiền này vào một ngân hàng, thì mức lãi suất ngân hàng này trả cho tiền gửi bằng euro có thể thấp hơn mức lãi suất tiền gửi bằng đô-la Mỹ. Do đó, khi đóng trạng thái của giao dịch n{y, để thu lại số tiền ban đầu bằng euro thì một bên tham gia giao dịch phải bù đắp sự chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền.

Trên thực tế, một hợp đồng ho|n đổi ngoại tệ thường bao gồm 2 hợp đồng, một hợp đồng giao ngay và một hợp đồng kỳ hạn cùng giá trị. Trong giao dịch được đề cập đến ở trên, hợp đồng ho|n đổi sẽ bao gồm một hợp đồng giao ngay b|n euro mua đô-la Mỹ và một hợp đồng kỳ hạn b|n đô-la Mỹ mua euro trong vòng một th|ng v{ được thực hiện đồng thời.

Quyền chọn ngoại hối hay quyền chọn ngoại tệ là các hợp đồng cho phép người mua quyền chọn được mua hay bán một lượng ngoại tệ n{o đó tại một mức gi| cho trước trong một khoảng thời gian nhất định. Họ có quyền nhưng không bị bắt buộc phải thực hiện việc mua hay b|n đó trong tương lai. Người mua có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình. Việc tùy ý sử dụng quyền của người mua khiến hợp đồng quyền chọn tiền tệ trở nên rất hấp dẫn, tất nhiên l{ người mua phải trả phí cho quyền của mình, nghĩa l{ người

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

mua quyền chọn tiền tệ phải trả một khoản tiền không bồi ho{n cho người bán theo các điều khoản định trước.

Nếu người mua chọn thực hiện quyền của mình thì quyền chọn tiền tệ có thể khiến anh ta phải chịu lỗ trong trường hợp tỷ giá biến động theo xu hướng bất lợi nhưng đồng thời, nó cũng cho phép anh ta kiếm được số lãi nhiều hơn nếu tỷ gi| thay đổi theo chiều hướng có lợi cho anh ta. Đặc điểm nổi bật của quyền chọn với vai trò là hợp đồng bảo hiểm rủi ro là người bán quyền chọn tiền tệ cũng phải chịu những rủi ro đ|ng kể. Nếu người bán quyền chọn tính toán không chính xác, anh ta sẽ phải chịu một khoản lỗ còn lớn hơn mức phí của quyền chọn thu được. Đó l{ lý do vì sao người bán quyền chọn thường hạ thấp mức chênh lệch trong quyền chọn tiền tệ và nâng cao mức phí cho quyền chọn này điều không hề dễ chấp nhận đối với người mua.

Tính chất của quyền chọn được thể hiện ở ngày hết hạn thực hiện quyền, tỷ giá tiền tệ và phí quyền chọn. Khách hàng có quyền tùy chọn mức giá thực hiện bằng việc thỏa thuận với một ng}n h{ng, nhưng cần nhớ rằng phí hoa hồng mà anh ta phải trả cho ngân hàng cũng phụ thuộc vào mức giá thực hiện đó.

Biểu đồ dưới đ}y minh họa tỷ lệ của mỗi loại hợp đồng ngoại hối tính theo mức cầu của

thị trường:

7.

Bạn có thể sử dụng những loại Lệnh nào khi giao dịch trên thị trường Ngoại hối?

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Loại lệnh đầu tiên và phổ biến nhất là Lệnh thị trường (market order), được đặt với

mức giá bằng giá thị trường tại thời điểm đặt lệnh, cũng chính l{ mức giá hiển thị trên màn hình giao dịch của nhà kinh doanh tại thời điểm đó. Tỷ gi| n{y thay đổi khoảng 20 ngàn lần trong mỗi ngày. Vậy thì có điều gì hấp dẫn và thú vị khiến người ta phải chăm chú theo dõi sự thay đổi của nó trên màn hình suốt cả ngày hay không? Câu trả lời là không! Nó chỉ là giá thị trường tại những thời điểm bất kì, mà phần lớn là khác biệt khá xa so với mức giá mà chúng ta mong muốn mua vào hoặc bán ra. Nếu vẫn cố gắng thực hiện lệnh này tại một mức giá cụ thể n{o đó, có thể bạn sẽ phải đợi hàng giờ, thậm chí nhiều ng{y để đến được với thời khắc hoàn hảo khi tỷ gi| đạt mức bạn mong muốn.

Tuy nhiên, để không phải ngồi trước màn hình máy tính và chờ đợi l}u như vậy, bạn có

thể sử dụng một công cụ khác gọi là Lệnh chờ (pending order).

Có bốn loại lệnh chờ khác nhau:

  1. Lệnh chờ mua (Buy Stop order)

Với loại lệnh n{y gi| được đặt ở mức cao hơn so với giá thị trường tại thời điểm đặt

lệnh. Các bạn có thể thắc mắc sao lại có người kỳ quặc tới mức muốn mua ở mức giá này? Vấn đề nằm ở chỗ khi thị trường đang điều chỉnh, người ta không thể chắc chắn được giá cả sẽ biến động theo chiều hướng n{o (tăng hay giảm)? Chỉ có chính sự thay đổi của bản thân giá cả mới là sự phản ánh thực tế nhất chiều hướng đó. Chiến lược kinh doanh ở đ}y l{ thực hiện giao dịch ở mức gi| cao hơn một chút nhưng chỉ khi gi| đ~ lên cao đến mức đó, nh{ kinh doanh mới có thể phần nào chắc chắn về xu hướng biến động của thị trường.

  1. Lệnh giới hạn mua (Buy limit order)

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Giá giao ngay Thời gian Giới hạn mua Giá giới hạn mua Giá ứng với loại Lệnh này thấp hơn so với giá thị trường. Như c|c bạn thấy, ý tưởng ở đ}y l{ sử dụng chiến lược Mua thấp, bán cao bằng c|ch đặt trước thời điểm mà tại đó bạn nghĩ rằng giá sẽ ở mức thấp nhất và sau đó nó chỉ có thể tăng lên m{ thôi. Nếu bạn nghĩ gi| sẽ tiếp tục giảm đến một mức xác định n{o đó v{ sau đó sẽ chỉ tăng lên, bạn nên đặt Lệnh giới hạn mua để hệ thống tự động thực hiện lệnh cho bạn tại thời điểm thích hợp.

  1. Lệnh giới hạn bán (Sell limit order)

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Giới hạn bán Giá giới hạn bán Giá giao ngay Thời gian Lệnh giới hạn b|n có gi| cao hơn

giá thị trường. Một lệnh giới hạn b|n được sử dụng để bán với mức giá cao nhất có thể trước khi thị trường đi xuống và chuyển sang một xu hướng mới.

  1. Lệnh chờ bán (Sell Stop order)

Lệnh chờ bán có giá thấp hơn gi| thị trường. Lệnh n{y được sử dụng trong chiến lược

Theo đuổi thị trường khi một nhà kinh doanh bán một loại ngoại tệ trong khi giá của nó đang xuống với hy vọng nó sẽ còn xuống thấp hơn nữa.

8.

Chuyển trạng th|i qua đêm (Rollover hay Overnight, Swap) là gì?

Khi mở một trạng thái giao dịch nhà kinh doanh sẽ quản lý tiền được nhà môi giới cung

cấp. Hay nói một c|ch kh|c l{ nh{ kinh doanh đi vay một loại tiền tệ n{y để mua một loại tiền tệ khác.

Như vậy, nhà kinh doanh sẽ phải trả lãi trên khoản tiền đ~ vay v{ đương nhiên l{ có

quyền kiếm lời trên số ngoại tệ đ~ mua từ khoản vay đó. Nh{ kinh doanh sẽ phải thanh toán các khoản lãi này khi duy trì trạng th|i đối với một cặp tiền tệ n{o đó qua đêm. Nó được xác định bởi hai yếu tố: sự chênh lệch lãi suất giữa c|c đồng tiền và khối lượng ngoại tệ được mua.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Chuyển trạng thái qua đêm diễn ra khi nhà môi giới đóng trạng thái giao dịch trong ngày của nhà kinh doanh đồng thời mở lại trạng thái giao dịch đó trong ngày giao dịch tiếp theo với cùng khối lượng nhà kinh doanh đã mua trước đó. Khi nghiệp vụ này diễn ra, tài khoản của nhà kinh doanh sẽ được cộng vào hoặc trừ đi một số tiền tương đương với chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền trong cặp tiền tệ được giao dịch. Số tiền được cộng vào hoặc trừ

đi trên một trạng thái mở do chênh lệch lãi suất như vậy được gọi là Storage. Nghiệp vụ

này tương đương với nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (swap).

Chuyển trạng th|i qua đêm chỉ diễn ra khi nhà kinh doanh duy trì trạng thái giao dịch của mình qua đêm. Về mặt kỹ thuật, điều đó có nghĩa l{ nó được duy trì tới nửa đêm hoặc sau nửa đêm (theo thời gian ghi trên màn hình giao dịch của nh{ kinh doanh). Ngược lại, việc trạng thái giao dịch đó đ~ được duy trì trong bao l}u trước thời điểm nửa đêm không quan trọng. Nhà kinh doanh có thể mở một trạng thái vào lúc 11 giờ 55 đêm. Điều quan trọng l{ anh ta có để mở trạng thái đó qua nửa đêm (12 giờ) hay không. Lãi suất qua đêm được nhà môi giới quy định từ trước kèm theo một bảng gi| ho|n đổi ngoại tệ.

Về mặt kỹ thuật, trên thị trường Ngoại hối, việc duy trì trạng th|i qua đêm có nghĩa l{ một thỏa thuận ho|n đổi tiền tệ đ~ được thực hiện tại những thời điểm/ngày khác nhau: một trạng th|i n{y được đóng lại đồng thời một trạng thái khác với cùng khối lượng ngoại tệ được mở ra, nhưng tại một thời điểm/ngày khác. Nhà kinh doanh có thể thấy rằng dựa vào trạng thái giao dịch cụ thể, mua hoặc bán, anh ta có thể nhận được hợp đồng ho|n đổi có lợi hay bất lợi. Khi mua một ngoại tệ với tỷ lệ lãi suất cao hơn, nh{ kinh doanh sẽ có lợi từ chênh lệch lãi suất, và sự chênh lệch này càng lớn thì lợi nhuận có được càng cao. Việc mua các loại tiền tệ có lãi suất cao như đồng đôla Australia hay New Zealand sẽ cho các nh{ kinh doanh cơ hội kiếm lời từ chênh lệch lãi suất. Tuy nhiên, cũng không nên quên rằng sự biến động giá cả trong ngày của các loại tiền tệ có khả năng cho lợi nhuận (hoặc thua lỗ) cao hơn nhiều so với chênh lệch lãi suất. Vì vậy đầu tư v{o chênh lệch lãi suất chắc chắn là một sự đầu tư l}u d{i chứ không phải công cụ đầu cơ. Khi quyết định mở một trạng thái giao dịch trong dài hạn, nh{ kinh doanh nên lưu ý tới lãi suất qua đêm. Việc xem xét kỹ sự chênh lệch tỷ giá khá quan trọng trong khi thị trường đang điều chỉnh với rủi ro biến động giá cả (tăng hoặc giảm nhanh) là rất cao. Khi đó, nếu tất cả c|c điều kiện kh|c l{ như nhau thì sự chệnh lệch tỷ giá có thể tạo ra lợi nhuận lớn trong những khoảng thời gian nhất định.

Lưu ý: Lãi suất qua đêm từ ngày thứ Tư sang ng{y thứ Năm thường cao gấp ba lần so với những ngày khác. Bởi một trạng th|i được mở vào Thứ Tư có ng{y gi| trị là Thứ Sáu. Tuy nhiên, do thị trường không giao dịch vào các ngày cuối tuần nên nếu một trạng thái được chuyển từ Thư Tư sang Thứ Năm thì ng{y gi| trị của nó sẽ là ngày Thứ Hai của tuần tiếp theo; do đó, l~i suất qua đêm từ thứ Tư sang thứ Năm sẽ tương đương với lãi suất của ba ngày.

  1. Tỷ giá của các hợp đồng tương lai được tính toán thế nào?

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

Tỷ giá một hợp đồng tương lai được tính to|n như sau:

Trong đó:

FW = Tỷ giá hợp đồng tương lai (future contract rate)

S = Tỷ giá giao ngay (spot rate)

B = Lãi suất đồng tiền định giá

N = Lãi suất đồng tiền yết giá

360 = Số ngày của một năm (có thể là 365 tùy thuộc vào loại tiền tệ cụ thể)

T = Thời gian đ|o hạn

Tỷ giá của các hợp đồng tương lai, như c|c bạn thấy, có tính đến chênh lệch lãi suất giữa

c|c đồng tiền. Giả sử có một hợp đồng tương lai thời hạn một năm được ký kết vào ngày hôm nay, trong đó một ngân hàng sẽ phải mua đồng đô-la Mỹ bằng đồng euro. Vậy họ sẽ làm gì? Do giao dịch này sẽ chỉ thực sự diễn ra một năm sau ng{y ký kết hợp đồng nên ngân h{ng đ~ chấp nhận rủi ro là tỷ giá ngoại tệ có thể sẽ thay đổi theo hướng bất lợi cho mình và họ có thể sẽ phải mua đồng đô-la Mỹ với gi| cao hơn mức hiện tại. Để bảo hiểm rủi ro cho mình, ngân hàng sẽ đi vay một khoản tiền bằng đồng euro để mua đồng đô-la Mỹ ngay tại thời điểm ký hợp đồng nói trên. Số tiền đô-la Mỹ có được sẽ được đem cho vay trên thị trường liên ng}n h{ng để thu l~i. Như vậy ngân hàng sẽ kiếm lời trên đồng đô-la và trả lãi trên đồng euro. Ngân hàng không phải chịu rủi ro gì bởi tỷ giá của hợp đồng tương lai đ~ được tính toán sao cho nó có thể bù đắp cho chi phí mà ngân hàng phải trả (trong trường hợp l~i thu được từ cho vay đồng đô-la Mỹ thấp hơn l~i phải trả trên khoản vay bằng đồng euro) hoặc thua lỗ mà ngân hàng phải chịu (trong trường hợp l~i thu được từ cho vay đồng đô-la Mỹ cao hơn l~i phải trả trên khoản vay bằng đồng euro nhưng tỷ giá tại thời điểm đ|o hạn lại không có lợi so với tỷ giá thỏa thuận tại hợp đồng). Ng}n h{ng cũng thu một khoản phí để trang trải chi phí hoạt động và thu một chút lợi nhuận nữa.

Hãy cùng xem xét một ví dụ cụ thể sau đ}y. Chúng ta sẽ tính toán tỷ giá của cặp tiền tệ EUR/USD trong hợp đồng tương lai kỳ hạn nửa năm (180 ng{y), mua euro bằng đô-la Mỹ. Lãi suất ngân hàng của đồng đô-la Mỹ là 4,5% và lãi suất ngân hàng của đồng euro là 4%. Tỷ giá EUR/USD là 1,4500 tại thời điểm ký hợp đồng.

1,45 × (4,5 4) × 180

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

FW = 1,4500 + —————————- = 1,45 + 0,00697= 1,4569 180 × 100 + (4 ×180)

Như vậy, tỷ giá hợp đồng tương lai của cặp EUR/USD kỳ hạn 180 ngày (với tỷ giá tại

thời điểm ký là 1,4500) là 1,4569. Ví dụ này chỉ cho bạn cách kiểm tra độ chính xác của tỷ giá trong các hợp đồng tương lai mặc dù trên thực tế bạn không cần l{m điều đó bởi ngân hàng hoặc các nhà môi giới đ~ cung cấp cho bạn đầy đủ tất cả các thông tin rồi.

  1. Kiếm lời trên thị trường Ngoại hối như thế nào?

Mục tiêu chính của bất kỳ nh{ đầu cơ tiền tệ n{o cũng l{ mua một ngoại tệ ở giá thấp hơn v{ sau một thời gian, bán lại chúng với gi| cao hơn, hoặc ngược lại, bán một ngoại tệ với gi| cao hơn rồi mua lại chúng một thời gian sau đó với giá thấp hơn. Sự khác biệt giữa giá mua (Ask Price) và giá bán (Bid Price) tạo ra lợi nhuận cho nhà kinh doanh.

Mặt kh|c, c|c đồng tiền được trao đổi cũng không thực sự được chuyển cho nhà kinh doanh theo đúng nghĩa đen bởi một khi đ~ mở một trạng thái giao dịch, nhà kinh doanh cuối cùng cũng sẽ đóng nó lại để chốt lời (hoặc cắt lỗ). Hãy xem xét ví dụ sau đ}y để thấy nhà kinh doanh tạo ra lợi nhuận thế nào và cách tính toán chúng ra sao:

  • Điều kiện ban đầu: số dư t{i khoản giao dịch là 1.000 USD. Tỷ lệ giao dịch ký quỹ

cho phép: 1:200. Tỷ giá cặp tiền tệ giao dịch EUR/USD là 1,5413/1,5415.

  • Vào lúc 9 giờ 15 sáng, chúng ta mua một lô EUR (10.000 đơn vị) với giá 1,5415

USD ăn 1 EUR với hy vọng EUR sẽ tiếp tục tăng gi| so với USD. Nếu không sử dụng đòn bẩy để mở trạng thái, chúng ta sẽ cần có số tiền là 1,5415*10.000 = 15.415 USD.

  • Nếu mở một trạng th|i tương tự nhưng sử dụng đòn bẩy tỷ lệ 1:200 thì chúng ta

sẽ chỉ phải ký quỹ số tiền ban đầu là: 15.415/200 = 77,08 USD.

  • Một điểm (thay đổi 0,0001) trong tỷ giá hối đo|i EUR/USD với số lượng 0.1 lô

tiêu chuẩn như trên sẽ mang lại 1 USD lợi nhuận hoặc thua lỗ.

  • Vào lúc 9 giờ 45 tối cùng ng{y, gi| đạt mức 1,5550 (giá bán). Giả sử chúng ta

quyết định đóng trạng thái và thu lợi nhuận tại đ}y, ta có thể đơn giản l{m điều đó bằng cách thực hiện một lệnh bán trên màn hình hoặc đặt một lệnh chốt lời từ trước, cho phép hệ thống tự động đóng trạng th|i đó khi gi| đạt mức cho trước.

  • Sự chênh lệch giữa giá mở v{ đóng trạng thái là 1,5550 1,5415 = 0,0135 (135

pip)

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  • Lợi nhuận có được từ giao dịch này là 135*1 = 135 USD. Số dư t{i khoản giao

dịch sau khi trạng thái giao dịch n{y đóng l{ 1.000 + 135 = 1.135 USD.

  • Nếu chúng ta mở trạng thái với khối lượng tương đương 0,01 lô tiêu chuẩn (chỉ

ký quỹ 7,71 USD), lợi nhuận thu được sẽ là 13,50 USD. Nếu chúng ta mở trạng thái với khối lượng 1 lô tiêu chuẩn (ký quỹ 770,75 USD) thì lợi nhuận thu được sẽ là 1.350 USD.

Đ}y chỉ là một ví dụ cho thấy lợi nhuận tiềm năng trên thị trường Ngoại hối có thể lớn tới mức nào. Tuy nhiên, nếu dự đo|n của chúng ta sai thì mặt trái của nó sẽ ngay lập tức lộ diện, lợi nhuận lớn sẽ chuyển thành thua lỗ nặng nề.

  1. Bạn sẽ gặp phải những rủi ro gì trên thị trường Ngoại hối?

Đối với rất nhiều người, từ “rủi ro” mang một ý nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên mỗi hành

động của chúng ta đều chứa đựng rủi ro theo cách này hay cách khác. Thị trường Ngoại hối bản thân nó không chứa bất cứ một rủi ro n{o v{ được coi là trung lập bởi tổng lợi nhuận và thua lỗ của toàn thị trường luôn luôn

cân bằng.

Trong tiếng Trung Quốc chữ “rủi ro” “nguy hiểm” và một chỉ “cơ hội”. Chúng ta chịu nguy hiểm nhằm có được cơ hội. Lợi nhuận thu được trên thị trường Ngoại hối là phần thưởng cho việc gánh chịu rủi ro và mức độ của

bao gồm hai biểu tượng, một chỉ sự

nó sẽ tương đương với mức độ rủi ro.

Rủi ro của một khoản đầu tư l{ khả năng khoản đầu tư đó mất giá trị, khả năng thua lỗ

càng cao thì rủi ro càng lớn. Nhưng l{m thế n{o ước lượng được rủi ro? Có rất nhiều loại rủi ro, v{ phương ph|p đ|nh gi| khả năng g}y thua lỗ của chúng cũng kh|c nhau. Rủi ro có thể được định lượng (thua lỗ tiềm ẩn) hoặc định tính (khả năng xảy ra thua lỗ). Nhà kinh doanh luôn có thể hạn chế rủi ro bằng c|ch x|c định mức thua lỗ tối đa m{ chúng có thể gây ra. Những nhà kinh doanh mới bắt đầu thường cố đặt ra giới hạn cắt lỗ càng gần với giá thị trường càng tốt mà không hiểu rằng l{m như vậy là họ đ~ tăng đ|ng kể khả năng thua lỗ xảy ra mặc dù bản thân khoản lỗ đó có thể không lớn. C|c phương ph|p quản lý rủi ro được sử dụng để tăng khả năng lợi nhuận và giảm thiểu thua lỗ. Vậy các nhà kinh doanh sẽ gặp phải những loại rủi ro nào trên thị trường Ngoại hối?

Rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá là rủi ro gắn liền với sự thay đổi tỷ giá niêm yết của các loại tiền tệ trên thị

trường. Thực ra, những thay đổi n{y cũng chính l{ điều chúng ta mong đợi khi đầu tư v{o thị trường Ngoại hối. Đ}y l{ rủi ro lớn nhất trong tất cả các loại rủi ro, nhưng đồng thời

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

cũng mang lại lợi nhuận lớn nhất cho nh{ đầu tư. Bất cứ công cụ nào nhằm hạn chế rủi ro n{y cũng đồng thời hạn chế lợi nhuận tiềm năng.

Rủi ro lãi suất

Chênh lệch lãi suất (swap) được tính toán trên mỗi trạng thái giao dịch nếu nó được

duy trì qua đêm. Chênh lệch lãi suất là khoảng khác biệt giữa lãi suất của c|c đồng tiền trong một cặp ngoại tệ. Khoảng khác biệt này càng lớn thì số tiền chênh lệch lãi suất âm hoặc dương trên mỗi trạng thái mở qua đêm c{ng cao. Ví dụ, chúng ta mở một trạng thái đối với cặp EUR/USD, mua đồng euro bằng đồng đô-la. Tại thời điểm mua, lãi suất đồng euro cao hơn 2% so với lãi suất đồng đô-la, điều đó có nghĩa l{ dù tỷ giá EUR/USD có thay đổi thế nào thì chúng ta vẫn nhận được một phần lãi nhờ duy trì trạng thái giao dịch này qua đêm. Để kiếm một khoản lợi nhuận đ|ng kể từ chênh lệch lãi suất, nhà kinh doanh cần duy trì trạng thái giao dịch của mình trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó rủi ro hối đo|i có thể lớn hơn nhiều so với lợi nhuận tiềm năng thu được từ chênh lệch lãi suất.

C|c ng}n h{ng trung ương định kỳ thay đổi lãi suất để quản lý nền kinh tế v{ như vậy,

mức chênh lệch lãi suất cũng thay đổi theo. Một khoảng chênh lệch dương đôi khi có thể biến thành âm. Tuy vậy, sự thay đổi này hiếm khi xảy ra và một sự cắt giảm lãi suất lớn cũng không bao giờ diễn ra nhanh chóng mà từ từ từng bước một. Đó l{ lý do tại sao các nh{ kinh doanh nên để mắt tới sự thay đổi lãi suất của c|c đồng tiền nếu muốn theo đuổi một chiến lược đầu tư l}u d{i. Còn đối với các giao dịch diễn ra hàng ngày, nhà kinh doanh có thể không cần để ý tới lãi suất này.

Rủi ro thanh khoản của các nhà môi giới

Nhà môi giới thực hiện giao dịch trên thị trường theo yêu cầu của khách hàng và vì lợi ích của khách hàng. Nhà môi giới không phải chịu rủi ro hối đo|i v{ thu lợi nhờ chênh lệch giữa gi| mua v{ gi| b|n. Điều đó cho phép nh{ môi giới quản lý hoạt động của mình với một mức lợi nhuận tương đối thấp tuy nhiên rất ổn định và có thể tính to|n trước được. Tuy nhiên, rủi ro mất thanh khoản của các nhà môi giới vẫn có thể xảy ra. Lợi nhuận của một công ty môi giới cần đủ lớn để trang trải hết chi phí hoạt động.

Các nhà kinh doanh có kinh nghiệm hẳn vẫn còn nhớ vụ phá sản của Công ty Refco vào

th|ng Mười năm 2005. L{ một trong những nhà môi giới lớn nhất thị trường Ngoại hối Chicago, trong thời kỳ đỉnh cao, Refco đ~ có tới hơn 200.000 kh|ch h{ng. Tuy nhiên, công ty n{y đ~ đ|nh mất uy tín và khách hàng do các vấn đề t{i chính v{ phương ph|p kế toán sai lầm dẫn đến phá sản và một vụ scandal lớn sau đó. B{i học rút ra từ sự việc này là quy mô lớn chưa hẳn đ~ đảm bảo cho thành công hay sự ổn định. Đối với vấn đề quản trị rủi ro thanh khoản của nhà môi giới bạn lựa chọn thì kinh doanh một cách có trách nhiệm còn quan trọng hơn nhiều.

Hiện nay, thị trường dịch vụ môi giới Ngoại hối đ~ kh| ổn định, rào cản gia nhập thị

trường tương đối lớn bởi c|c điều kiện kinh doanh đều đ~ trở thành tiêu chuẩn chung và

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

các nhà môi giới mới sẽ gần như không có khả năng đ|p ứng được chúng mà không phải đ|nh đổi bằng lợi nhuận của mình. Vào những năm 1990, qu| trình chọn lọc tự nhiên diễn ra rất mạnh mẽ trên thị trường Ngoại hối, tạo ra một môi trường trong đó chỉ những công ty duy trì được hoạt động kinh doanh lành mạnh và khả năng ứng phó nhanh với những thay đổi môi trường kinh doanh mới có thể tồn tại. Điều n{y đ~ l{m giảm đ|ng kể rủi ro mất thanh khoản của các nhà môi giới, tuy nhiên, vẫn có rủi ro nhà môi giới không thực hiện thỏa thuận giao dịch đ~ có với khách hàng.

Nhà môi giới quản lý tài khoản của khách hàng, và vì vậy có thể thực hiện các lệnh chờ ở mức giá khác với mức kh|ch h{ng đ~ định, hoặc hủy các lệnh chờ kh|ch h{ng đ~ đặt đi. Tóm lại, có rất nhiều giao dịch trong đó nh{ môi giới có thể mắc sai lầm hoặc thực hiện không chính x|c. Đó l{ vấn đề chất lượng v{ phương thức hoạt động của nhà môi giới. Bạn có thể tham khảo thêm ở mục “Chọn nhà môi giới thế nào?”.

Rủi ro thiếu thanh khoản tài khoản giao dịch

Trường hợp khách hàng không có đủ số dư trong t{i khoản giao dịch, toàn bộ hoặc một

phần các trạng thái giao dịch của anh ta sẽ bị nhà môi giới tự động đóng lại tại mức giá thị trường. Thường thì nó sẽ khác xa so với mức gi| m{ nh{ kinh doanh mong đợi, mà lý do là rủi ro khi đó đ~ trở nên nghiêm trọng.

C|c nh{ kinh doanh thường có một suy nghĩ sai lầm là khi có nhiều tiền trong tài khoản thì khả năng th{nh công sẽ cao hơn. Thế nhưng số tiền có sẵn trong tài khoản không phải là yếu tố mang tính quyết định khả năng th{nh công bởi có rất nhiều cơ hội kinh doanh không đòi hỏi một lượng tiền lớn ban đầu như kinh doanh theo lô nhỏ (mini-lots) hay siêu nhỏ (micro-lots). Chính tỷ lệ số dư t{i khoản/tổng các trạng thái mở v{ phương ph|p quản trị rủi ro mới là yếu tố quan trọng nhất. Cuối cùng, chính nhà kinh doanh sẽ l{ người định ra mức độ rủi ro mình sẽ gánh chịu khi mở một trạng thái và chọn khối lượng giao dịch. Khi lựa chọn quy mô giao dịch, lời khuyên hợp lý dành cho nhà kinh doanh sẽ l{: “Đừng giao dịch các lô lớn đến mức toàn bộ vốn tự có của bạn phụ thuộc hoàn toàn vào một hay hai giao dịch. Nếu bạn cần phải tới ng}n h{ng để nộp thêm tiền vào tài khoản nhằm duy trì một trạng thái giao dịch thì bạn cần xem xét lại chiến lược kinh doanh của mình”.

  1. Thị trường Ngoại hối hoạt động như thế nào?

Thị trường Ngoại hối đ~ chứng kiến những thay đổi lớn trong suốt hai thập kỷ qua nhờ

những thành tựu do tiến bộ công nghệ mang lại, trong đó đ|ng kể nhất là Internet và sự phát triển của các phần mềm. Giao dịch Ngoại hối trước đ}y chỉ dành cho các tổ chức kinh doanh và ngân hàng, còn giờ đ}y nó đ~ trở nên phổ biến và dễ dàng tiếp cận với cả các nhà đầu tư c| nh}n, qua đó trở thành khu vực đầu tư t{i chính ph|t triển nhanh nhất. Hoạt động hối đo|i từng chỉ dành riêng cho các ngân hàng lớn nắm quyền thống trị trên trị trường đ~ trở nên thông dụng với tất cả mọi người nhờ hệ thống thanh to|n điện tử. Khi hệ thống này dần trở nên phổ biến, số lượng nh{ đầu tư lựa chọn phương thức giao dịch điện tử thay vì giao dịch qua ng}n h{ng đ~ tăng lên nhanh chóng.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Vào những thời kỳ đầu trong quá trình phát triển của giao dịch ngoại hối, tất cả mọi

hoạt động đều được thực hiện qua điện thoại sau khi xác thực khách hàng, nhà môi giới thông báo giá niêm yết v{ kh|ch h{ng đưa ra lựa chọn mua hay bán một loại tiền tệ n{o đó. Các hệ thống giao dịch điện tử hiện đại như MetaTrader, Reuters Dealing System, hay EDS, và các phần mềm khác rất ưu việt nhờ khả năng kiểm soát các hoạt động giao dịch và mang lại cơ hội cho các nhà kinh doanh hiện đại. Bất cứ khách hàng nào muốn giao dịch trên thị trường Ngoại hối cũng chỉ cần ký kết thỏa thuận với một nhà môi giới, và thỏa thuận này sẽ giúp anh ta tiếp cận trực tiếp với thị trường. Các nhà môi giới đóng vai trò trung gian v{ họ có chức năng l{m cầu nối giữa những khách hàng cá nhân nhỏ lẻ với các tổ chức có ảnh hưởng tới thị trường ‒ thường là các ngân hàng lớn.

Liệu có khả năng n{o trong đó c|c nh{ đầu tư c| nh}n tr|nh được việc phải giao dịch thông qua trung gian và tham gia trực tiếp vào thị trường liên ngân hàng hay không? Quy mô nhỏ nhất của một lô giao dịch trên thị trường n{y l{ 100.000 đơn vị của đồng tiền định giá. Bởi vậy, nếu tham gia trực tiếp vào thị trường thì để thực hiện một giao dịch như vậy, nhà kinh doanh sẽ phải trả trung bình khoảng 5-10 triệu đô-la mà không được phép sử dụng công cụ quen thuộc l{ đòn bẩy với tỷ lệ 1:100. Vì vậy, cách duy nhất để một nhà kinh doanh cá nhân không chuyên tham gia thị trường là thông qua nhà môi giới. Sự sắp đặt như thế rõ ràng là có lợi cho bản thân nhà kinh doanh, bởi nếu không có các nhà môi giới, các nhà kinh doanh nhỏ với số vốn hạn chế sẽ không có cơ hội tham gia thị trường. Thêm vào đó, nh{ môi giới chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả kh|ch h{ng đều tuân thủ các quy định liên quan, ngoài ra họ còn hỗ trợ về mặt kỹ thuật v{ tư vấn cho khách hàng của mình.

Nhưng l{m thế nào khách hàng của các nhà môi giới lại có thể thực hiện giao dịch trong

khi chỉ có tài sản ký quỹ là số tiền nhỏ bằng một phần trăm so với giá trị giao dịch? Các thành viên của thị trường liên ngân hàng luôn tin tưởng lẫn nhau (ng}n h{ng trung ương với tư c|ch l{ tổ chức điều h{nh đưa ra những yêu cầu chặt chẽ với các ngân hàng thành viên do mình quản lý và chịu trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động cho họ). Vì vậy họ có thể tự do mua và bán một khối lượng lớn ngoại tệ trong ngày giao dịch mà không cần phải thực sự trao đổi lượng ngoại tệ đó. Chính điều này khiến các ngân hàng cho phép khách hàng của mình được giao dịch bằng đòn bẩy. Với tỷ lệ 1:100, tài sản ký quỹ sẽ không lớn, hơn nữa mức độ biến động tỷ giá hối đo|i lớn nhất trong một ngày giao dịch chỉ vào khoảng 2-3% và trên thực tế hiếm khi vượt qu| 1%. Như vậy, các ngân hàng hay nhà môi giới không phải gánh chịu bất cứ rủi ro nào khi cho phép khách hàng của mình sử dụng đòn bẩy để giao dịch. Trong một thị trường có tính thanh khoản cao, những tổ chức này luôn có khả năng loại bỏ những trạng thái không tạo ra lợi nhuận v{ không đ|p ứng các yêu cầu của chính sách quản trị rủi ro của họ bằng cách mở một trạng thái giao dịch tương đương thông qua một tổ chức lớn trên thị trường.

Tổ chức tạo lập thị trường (Market-makers)

là những định chế tài chính đưa ra giá niêm yết cho các cặp tiền tệ và thực hiện các giao dịch hối đoái. Khoảng 20% các ngân hàng thực hiện tới 60% tổng số các giao dịch hối đoái

trên thế giới.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

Có hai dạng hoạt động chính trên Thị trường Ngoại hối: làm việc với khách hàng (ký kết

hợp đồng môi giới, hỗ trợ kỹ thuật, đ{o tạo v{ tư vấn về thị trường ngoại hối) và giao dịch (thực hiện các hoạt động giao dịch, quản trị rủi ro hối đo|i). Dạng hoạt động đầu tiên, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, có thể được gọi là hoạt động bán lẻ, còn dạng hoạt động thứ hai có thể được gọi là hoạt động b|n buôn trong đó chỉ có các ngân hàng xử lý hàng loạt các giao dịch hối đo|i m{ không cần quan tâm tới việc đối tác trao đổi với mình là ai. Dạng hoạt động thứ hai chính l{ đặc điểm chính của các nhà tạo lập thị trường.

Bảng mô tả hoạt động của thị trường Ngoại hối như sau: nh{ môi giới phục vụ rất nhiều

khách hàng theo thỏa thuận (điều khoản kinh doanh). Trung tâm dịch vụ khách hàng (Broker’s Help Desk) hỗ trợ khách hàng và hoạt động 24 giờ mỗi ngày.

Một nhà môi giới có rất nhiều khách hàng. Những kh|ch h{ng n{y đặt lệnh giao dịch

thông qua nhà môi giới của mình, người sau đó sẽ trực tiếp đặt lệnh trên thị trường.

Trên thực tế, các nhà môi giới Ngoại hối hoạt động giống như c|c nh{ môi giới bảo

hiểm, tổ chức tiến hành tái bảo hiểm cho khách hàng của mình thông qua một công ty bảo hiểm lớn hơn để đảm bảo c|c điều khoản đ~ ký kết được thực hiện đồng thời kiếm lợi nhuận từ đó.

Một tổ chức thanh toán bù trừ (một nhà cung cấp thanh khoản) cung cấp thông tin về

giá cho nhà môi giới, và nhà môi giới đến lượt mình đặt ra mức chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán của từng cặp ngoại tệ cũng như tỷ lệ đòn bẩy phù hợp. Thị trường Ngoại hối bị chi phối bởi hai hệ thống giao dịch lớn giữa c|c định chế t{i chính đó l{ Reuters

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

với hơn 1.600 ng}n h{ng th{nh viên v{ Bloomberg với hơn 1.000 ng}n h{ng th{nh viên. Nhà môi giới đến lượt mình chuyển các mức giá niêm yết nhận được từ các công ty thanh toán bù trừ đến khách hàng và xử lý các lệnh giao dịch của họ. Trên thực tế, khách hàng không mấy quan t}m đến việc các nhà môi giới đảm bảo c|c điều khoản giao dịch bằng cách n{o, điều quan trọng đối với họ là giá niêm yết của nhà môi giới có đúng với giá niêm yết thực trên thị trường và các lệnh giao dịch của họ có được thực hiện chính xác hay không. Tuy nhiên, hiểu biết về quy trình hoạt động của các nhà môi giới, những gì họ được phép và không được phép làm sẽ giúp bạn hiểu được điều gì đang thực sự diễn ra trên phần mềm giao dịch của bạn và trên máy chủ của nhà môi giới.

  1. Thị trường Ngoại hối giao dịch lúc nào và ở đ}u?

Thị trường ngoại hối là thị trường phi tập trung. Nó bao gồm tất cả các thành phần

tham gia được kết nối với nhau bằng hệ thống thanh to|n điện tử. Nó hoạt động suốt 24 giờ mỗi ngày và 5 ngày một tuần. Tuy nhiên, giờ làm việc thì được chia thành một vài múi giờ như sau:

Múi giờ

Mỹ, Giờ miền Đông Anh, London Nhật Bản, Tokyo

Tokyo, mở cửa

7:00 tối

0:00

9:00 sáng

Tokyo, đóng cửa

4:00 sáng.

9:00 sáng

6:00 chiều

London, mở cửa

3:00 sáng

8:00 sáng

5:00 chiều

London, đóng cửa

0:00

5:00 sáng

2:00 chiều

New York, mở cửa

8:00 sáng

1:00 đêm

10:00 tối

New York, đóng cửa 5:00 chiều

10:00 đêm

7:00 sáng

Phiên giao dịch châu Á, Tokyo

Giá trị giao dịch giao tại đ}y chiếm khoảng 17% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

Thanh khoản của thị trường tương đối thấp trong phiên giao dịch n{y. Tuy nhiên đ}y lại

là phiên mở cửa đầu tiên trong ngày giao dịch và các nhà kinh doanh ở châu Âu thường sử dụng dữ liệu kết quả ở đ}y để phân tích thị trường. Giá trị giao dịch lớn nhất trong phiên này là của đồng Yên Nhật, theo sau l{ đô-la Australia và New Zealand.

Giá trị giao dịch tính theo các cặp tiền tệ:

USD/JPY 69%, EUR/USD 13%, EUR/JPY 4%, các cặp tiền tệ khác 14%.

Phiên giao dịch châu Âu, London

Giá trị giao dịch giao ngay tại đ}y chiếm khoảng 55% tổng giá trị toàn thị trường.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Đ}y l{ phiên giao dịch quan trọng nhất xét về khối lượng và mức độ hoạt động của

những người tham gia. Nó có tính thanh khoản cao nhất. Phần lớn các nhà môi giới đều có đại diện hoặc công ty con tại London.

Phiên giao dịch Mỹ, New York

Giá trị giao dịch giao ngay tại đ}y chiếm khoảng 28%.

Phiên giao dịch Mỹ xếp thứ hai sau phiên giao dịch châu Âu xét về khối lượng giao dịch.

Giá trị giao dịch lớn nhất được thực hiện tại phiên giao dịch của châu Âu, khoảng từ 1

giờ chiều tới 5 giờ chiều giờ London. Sau 5 giờ chiều giờ London, tần suất hoạt động của thị trường giảm khoảng 50% và diễn ra chủ yếu ở California (Mỹ) vào cuối phiên, đ}y cũng l{ thời điểm chuyển giao giữa phiên giao dịch Mỹ và châu Âu.

Theo truyền thống, biến động tỷ giá trong suốt phiên giao dịch tại Mỹ thường bị ảnh

hưởng rất nhiều bởi thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Mối tương quan giữa các thị trường này có thể nhận thấy một cách rõ nét nhất tại đ}y.

Việc biết giờ giao dịch của các thị trường t{i chính kh|c nhau cũng hết sức quan trọng.

Thời gian giao dịch được nêu trong bảng sau:

Thị trường

Giờ giao dịch (GMT)

Ngoại hối, Kim loại giao ngay 24 giờ, Thứ Hai đến Thứ Sáu

Chứng khoán Mỹ, CFD

4:30 chiều 11:00 đêm, Thứ Hai đến Thứ Sáu

Năng lượng

2:00 sáng 9:30 tối, Thứ Hai đến Thứ Sáu

H{ng hóa tương lai

2:30 sáng 4:00 sáng, 5:30 chiều 9:15 tối, Thứ Hai đến Thứ Sáu

Lợi thế của việc thị trường Ngoại hối hoạt động suốt 24 giờ là nó sẽ phản ứng ngay lập tức đối với những sự kiện có t|c động lớn. Trong trường hợp có các tin tức bất lợi, nhà kinh doanh cũng không cần phải chờ đến giờ mở cửa của một phiên giao dịch n{o đó để có thể đóng tất cả các trạng thái giao dịch của mình.

  1. Nhà môi giới có vai trò gì trên thị trường Ngoại hối?

Nhà môi giới là tổ chức trung gian giữa khách hàng và thị trường Ngoại hối. Nhà môi giới cung cấp cho khách hàng của mình giá niêm yết của các loại tiền tệ cũng như cơ hội giao dịch trên thị trường theo c|c điều khoản giao dịch đ~ định trước (Terms of Business). Thông thường, điều khoản giao dịch là một bản ch{o trong đó nh{ môi giới đưa ra c|c điều kiện tiêu chuẩn của mình và khách hàng phải đồng ý với c|c điều khoản đó trước khi tiến hành giao dịch. Trong thực tế, nhà môi giới không thể có các thỏa thuận riêng với từng khách hàng về mức chênh lệch gi| mua b|n hay c|c điều kiện khác bởi một nhà môi giới

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

phục vụ rất nhiều khách hàng và không thể thỏa thuận c|c điều khoản khác nhau với từng người trong số đó, bởi vậy m{ Điều khoản giao dịch của một nhà môi giới thường giống nhau, ít nhất l{ đối với số đông kh|ch h{ng.

Một công ty môi giới hoạt động trên thị trường Ngoại hối theo ba phương thức:

  1. Các lệnh giao dịch của kh|ch h{ng không được đưa trực tiếp ra thị trường

Trong trường hợp này, nhà môi giới chịu toàn bộ rủi ro với hy vọng rằng khách hàng

của mình sẽ thua lỗ và khoản ký quỹ của họ sẽ trở thành tài sản của công ty. Đ}y chỉ là hình thức bắt chước hoạt động trên thị trường thực và là một dạng lừa đảo nếu công ty thực hiện nó lại thông báo cho khách hàng của mình rằng giao dịch của họ đ~ được thực hiện trên thị trường thực. Các nhà môi giới hoạt động theo phương thức này có những nhược điểm gì? Thứ nhất, họ đang chơi với lửa khi tự mình gánh lấy toàn bộ rủi ro hối đo|i, v{ sớm hay muộn cũng sẽ phải đối mặt với trường hợp khách hàng kinh doanh thành công, kiếm được những món lời lớn và vì thế làm ảnh hưởng tới khả năng t{i chính của họ. Thứ hai, phương thức hoạt động này tạo ra mâu thuẫn lợi ích giữa nhà môi giới (người có lợi nhờ việc khách hàng thua lỗ) v{ kh|ch h{ng (người có lợi khi kinh doanh có lãi).

Vào thời kỳ đầu khi dịch vụ môi giới mới phát triển, có một cụm từ được dùng để chỉ riêng những nhà môi giới kiểu n{y l{ “kitchen broker”, nghĩa l{ những nhà môi giới hoạt động không chính thức v{ thường đăng ký dưới địa chỉ cá nhân của một trong những thành viên sáng lập. Cuối những năm 1990, rất nhiều công ty cũng bắt chước hoạt động môi giới kiểu này. Họ cố gắng thu tiền ký quỹ của khách hàng thật nhanh với hy vọng rằng sớm hay muộn thì anh ta cũng sẽ thua lỗ hết tiền. Đó l{ lý do tại sao những công ty n{y luôn đưa ra cho khách hàng càng nhiều mức giá bất lợi càng tốt. Giá cả thường sẽ rất hay biến động thất thường và nhà môi giới hoặc là không thực hiện lệnh cắt lỗ cho khách hàng hoặc thực hiện ở mức giá không có lợi và cố tìm mọi c|ch tước đoạt tiền của khách hàng bằng hình thức lừa đảo.

Rất may là thời thế đ~ thay đổi, và những nhà môi giới kiểu lừa đảo như vậy đ~ dần tự

hủy hoại danh tiếng v{ đ|nh mất khách hàng của mình. Hậu quả của thời kỳ phát triển bùng nổ đó từng khiến toàn bộ nghề môi giới nói chung bị nhiều người nhìn nhận một cách phiến diện là nghề thiếu đạo đức. Tuy nhiên khi dịch vụ này phát triển hoàn thiện hơn, tai tiếng n{y đ~ không còn nữa. Thêm v{o đó, những loại hình dịch vụ mới xuất hiện và rất nhiều nhà môi giới đ~ có khả năng cung cấp cho kh|ch h{ng cơ hội đặt lệnh giao dịch trực tiếp trên thị trường thực.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  1. Nhà môi giới tổng hợp tất cả lệnh giao dịch của khách hàng và mở một trạng thái tổng trên thị trường thực.

Đ}y l{ phương thức hoạt động phổ biến nhất v{ được coi như tiêu chuẩn cho các nhà môi giới Ngoại hối. Một lệnh giao dịch với khối lượng được tổng hợp từ tất cả trạng thái giao dịch của kh|ch h{ng được x|c định dựa trên cơ sở chiến lược quản trị rủi ro của nhà môi giới và lệnh này sẽ được đưa ra thị trường thực thông qua một tổ chức thanh toán bù trừ (clearing company). Kết quả là:

  • Khách hàng có thể mở các trạng thái giao dịch với giá thị trường ngay lập tức.

Nó được gọi là Giao dịch thực hiện ngay vì nhà môi giới tiếp nhận lệnh của kh|ch h{ng v{ sau đó chuyển chúng cho bên thứ ba.

  • Khách hàng có thể giao dịch bất kỳ khối lượng nào, bao gồm cả lô nhỏ (minilots) và lô siêu nhỏ (macro-lots). Do chỉ có một trạng thái tổng hợp được mở trên thị trường thực nên điều quan trọng với nhà môi giới là tổng khối lượng giao dịch của tất cả khách hàng trên một cặp tiền tệ chứ không phải trạng thái của một kh|ch h{ng đơn lẻ.
  • Lợi nhuận của nhà môi giới không phụ thuộc vào việc khách hàng có lãi hay thua lỗ. Đ}y l{ điều kiện rất quan trọng đảm bảo tính ổn định và khách quan của nhà môi giới.
  • Nhà môi giới không có mâu thuẫn lợi ích gì với khách hàng; họ chỉ quan tâm tới

chất lượng dịch vụ mình cung cấp để đảm bảo uy tín với khách hàng.

  1. Lệnh giao dịch của từng kh|ch h{ng được đưa ra thị trường thực:

Việc đưa lệnh giao dịch của từng khách hàng ra thị trường thực dường như l{ việc nhà môi giới nên l{m. Tuy nhiên, phương thức hoạt động này của nhà môi giới lại không hề có lợi cho kh|ch h{ng m{ ngược lại, còn gây nhiều hạn chế. Nếu nhà môi giới đưa tất cả trạng thái của khách hàng ra thị trường thực, mỗi khách hàng sẽ phải đ|p ứng yêu cầu về số tiền ký quỹ cũng như khối lượng giao dịch. Các nhà kinh doanh sẽ không còn cơ hội được giao dịch với lô nhỏ hay siêu nhỏ bởi nhà môi giới sẽ không tổng hợp các lệnh giao dịch nhỏ lẻ đó lại. Thêm v{o đó, tốc độ thực hiện giao dịch theo phương thức này sẽ rất chậm bởi nhà môi giới không còn đóng vai trò l{ bên đối ứng nữa và vì vậy, đối với từng giao dịch đơn lẻ, nhà môi giới phải tìm kiếm một bên khác sẵn s{ng đóng vai trò đó trên thị trường. Quá trình này có thể mất v{i gi}y, nhưng cũng có thể là vài phút hoặc l}u hơn. So với thời gian thông thường của một giao dịch (2-3 gi}y) thì đó l{ khoảng thời gian khá dài.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Hiểu biết đầy đủ về những điều kiện v{ quy định cụ thể của nhà môi giới mà bạn đ~

chọn lựa là rất cần thiết bởi đó sẽ l{ người bạn tin tưởng gửi gắm một số tiền lớn. Điều đó cũng giúp bạn hiểu và dự đo|n được ứng xử của nhà môi giới trước những diễn biến khác nhau của thị trường. Một lời khuyên tốt dành cho bạn khi lựa chọn nhà môi giới là hãy tránh những công ty nhỏ, không tên tuổi, mới đi v{o hoạt động song lại khẳng định với bạn rằng họ đưa tất cả lệnh giao dịch của khách hàng, bất kể khối lượng, ra thị trường thực; hoặc những công ty đưa ra nhiều điều khoản giao dịch quá có lợi cho bạn. Hãy tham khảo thêm nội dung này ở phần “Lựa chọn nhà môi giới như thế nào?”.

  1. Bạn có cần phải là một nhà kinh tế học để có thể kinh doanh thành công trên thị trường Ngoại hối?

Câu hỏi trên có thể được diễn đạt theo c|ch kh|c như sau: “Kinh doanh ngoại hối có phải chỉ dành cho số ít c|c chuyên gia hay nó l{ cơ hội đầu tư m{ tất cả mọi người đều có thể tiếp cận? Và liệu một nhà kinh doanh còn non nớt, không được đ{o tạo chuyên nghiệp có hy vọng kinh doanh thành công hay không?”

Trong thực tế, quá trình thực hiện giao dịch Ngoại hối kh| đơn giản và một người có thể

nắm bắt được chúng chỉ trong vòng vài giây. Tuy nhiên, thực tế cũng chứng minh rằng thành công phụ thuộc vào các quyết định giao dịch chứ không phải là kỹ năng thực hiện các thao t|c đặt lệnh. Hơn nữa, theo rất nhiều chuyên gia, 80% thành công nằm ở khả năng hiểu biết t}m lý con người, nghĩa l{ khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, và áp dụng những hiểu biết đó trong qu| trình theo đuổi chiến lược kinh doanh. Chắc chắn là kiến thức về kinh tế v{ t{i chính cũng như hiểu biết về các quá trình kinh tế vĩ mô sẽ giúp nhà kinh doanh đưa ra những quyết định đúng đắn, nhưng đó không phải là yếu tố then chốt tạo nên thành công. Thực ra, chính c|c gi|o sư kinh tế học lại thường không có lợi thế bằng một nhà kinh doanh không được đ{o tạo bài bản nhưng có kinh nghiệm giao dịch thực tế. Kinh doanh ngoại hối là hoạt động thực tiễn chứ không phải lý thuyết học thuật. Thị trường được định hình nhờ các quy luật và những diễn biến lặp lại theo chu kỳ và một nhà kinh doanh thành công sẽ phải dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu chúng. Bạn sẽ có được kinh nghiệm thực tế sau quá trình liên tục quan sát thị trường phản ứng trước biến động của các chỉ số kinh tế, t{i chính, trước những tin đồn, dự báo hay biến động trên thị trường chứng khoán và hàng hóa.

Tôi vẫn thường hay trích dẫn câu nói nổi tiếng của Albert Einstein: “Mọi thứ nên được biểu đạt c{ng đơn giản càng tốt, nhưng không được phép đơn giản hơn bản chất của chính nó.” Quy tắc tương tự cũng có thể áp dụng cho thị trường Ngoại hối. Mặc dù các công cụ giao dịch v{ phương thức giao dịch trên thị trường rất đơn giản, nhà kinh doanh vẫn cần khả năng nhạy bén và quan trọng nhất là kinh nghiệm. Kinh nghiệm là thứ không mua được, cũng không phải tự nhiên m{ có như được tặng một món quà, nó chỉ có thể được tích lũy thông qua hoạt động thực tế trên thị trường. Tất cả chúng ra đều hiểu rằng nếu có thể thì tốt hơn l{ h~y học hỏi từ kinh nghiệm của người khác (và quả đúng l{ như vậy). Nhưng

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

chúng ta cần phải hiểu và cảm nhận được một sự kiện n{o đó sẽ tiến triển như thế nào trong khi chúng đang thực sự diễn ra. Việc sử dụng m|y tính cũng vậy. Nó là công cụ cơ bản nhất của mỗi nhà kinh doanh, cung cấp tất cả c|c điều kiện cần thiết từ tin tức tới các chỉ số kinh tế v{ kinh doanh, nhưng chỉ sử dụng thành thạo m|y tính thôi l{ chưa đủ để có thể bắt đầu giao dịch.

  1. Làm thế n{o để x|c định chính xác xu hướng của thị trường?

Tỷ giá hối đo|i của c|c đồng tiền thường thay đổi bất thường và nhiều khi cho chúng ta cảm giác là việc dự đo|n chính x|c xu hướng ngắn hạn của chúng l{ điều không thể. Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể gạn lọc được những thông tin hữu ích từ mớ hỗn độn n{y? Đầu tiên, ta cần học cách phân biệt thị trường ở trạng thái ổn định (consolidating market) và thị trường ở trạng thái biến động ‒ trend market ‒ (theo chiều hướng đi lên up-trend hoặc đi xuống down trend). Việc này thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng sự thực thì không phải thế, tuy ở cùng một trạng th|i nhưng thị trường có thể có những biểu hiện rất khác nhau ở những giai đoạn kh|c nhau, như chúng ta thấy trên hình dưới đ}y. Một xu hướng đi lên trong dài hạn của thị trường thường bao gồm rất nhiều giai đoạn tăng trưởng và suy giảm ngắn hạn nối tiếp nhau.

Thị trường ở trạng thái biến động là thị trường mà ở đó giá cả dần đạt những mốc cao hơn

(chiều hướng đi lên) hoặc rơi xuống những mức thấp hơn (chiều hướng đi xuống) trong

khoảng thời gian đang được xét đến.

Khi hầu hết các thành phần tham gia thị trường không có quan điểm rõ ràng về xu hướng tiếp theo của thị trường thì lúc đó, thị trường được coi là đang trong trạng thái ổn định và

giá cả khi đó chỉ dao động trong một khoảng xác định (side-trend).

Thị trường có thể:

  • Không có chiều hướng rõ ràng và không ổn định;

Trong một khoảng thời gian nhất định n{o đó, gi| cả có thể không biến động theo một

xu hướng rõ r{ng n{o, thay v{o đó, nó chỉ dao động trong một khoảng hẹp. Đ}y chính là giai đoạn A trong hình dưới đ}y (từ 27/04/2006 đến 15/10/2006). Nếu bạn bán hoặc mua

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

đồng euro v{o ng{y 27 th|ng Tư năm 2006 với giá 1,2490, bạn sẽ thấy nửa năm sau đó, gi| của đồng euro vẫn quay về mức này sau nhiều biến động thất thường.

  • Không có xu hướng rõ ràng nhưng ổn định

Giá cả hầu như chỉ dao động quanh một mức nhất định trong một thời gian dài, nó

không biến động v{, như bạn thấy trên hình, nó tạo thành một đường gần như nằm ngang. Tình trạng này xuất hiện hoặc là khi không có sự kiện kinh tế chính trị đặc biệt nào diễn ra và các thành phần tham gia thị trường không có cơ sở để đưa ra c|c quyết định giao dịch hoặc trong các dịp nghỉ lễ khi khối lượng giao dịch sụt giảm đ|ng kể. Nhìn chung, tình trạng này hiếm khi xuất hiện và nếu xem xét trong một khoảng thời gian dài thì hầu như không bao giờ xảy ra.

  • Có xu hướng rõ ràng và ổn định

Giá cả thay đổi theo một chiều hướng nhất định m{ không có điều chỉnh đ|ng kể theo hướng ngược lại. Đặc điểm của thị trường kiểu này là, khối lượng giao dịch sẽ ở mức thấp nếu như có sự thống nhất trong quan điểm về xu hướng của thị trường. Đ}y chính l{ c|c giai đoạn B v{ E trong hình dưới.

  • Có xu hướng rõ ràng nhưng không ổn định

Giá cả thay đổi theo một chiều hướng nhất định với nhiều lần điều chỉnh đ|ng kể nào theo hướng ngược lại. Diễn biến thị trường từ giai đoạn A đến giai đoạn E trong hình dưới đ}y được coi là một xu hướng đi lên mặc dù nó rất thiếu ổn định. C|c giai đoạn C v{ D cũng có tính chất tương tự.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

Tại bất cứ thời điểm nào, giá cả cũng đều được x|c định bởi cung và cầu trên thị trường.

Nhưng nhìn chung, đ}y chỉ là cách tiếp cận đ~ được đơn giản hóa tối đa. Bạn cần phân tích chỉ số cung/cầu cũng như vai trò của mỗi thành phần tham gia thị trường trong việc xác định giá cả nhằm hiểu rõ r{ng v{ đầy đủ hơn về các yếu tố t|c động đến thị trường.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

của giá cả thường được gọi là người đầu cơ theo giá lên (bulls).

Giá cả tại một thời điểm n{o đó l{ sự phản ánh của tất cả các thông tin liên quan mà mọi người có được vào thời điểm đó. Do mỗi người lại có những đ|nh gi| kh|c nhau về t|c động

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

của thông tin, nên thị trường hiếm khi ở trạng thái hoàn toàn ổn định. Ngoài những yếu tố mang tính đầu cơ, tỷ giá tiền tệ còn bị t|c động bởi nhu cầu thanh toán cho các hoạt động kinh doanh trong thế giới thực cũng như chính s|ch quản trị rủi ro của c|c định chế lớn.

Tuy nhiên, tin tức mới là yếu tố chính gây ra những biến động lên xuống nhanh chóng của giá cả, đôi khi với mức cách biệt rất lớn giữa hai lần yết giá liên tiếp. Vậy lý do dẫn đến sự cách biệt lớn về giá cả là gì? Hầu như mỗi lần tình trạng này xuất hiện, nguyên do của nó đều là những biến đổi của các chỉ số kinh tế hoặc các sự kiện chính trị có ảnh hưởng lớn tới thị trường. Thông tin mới bao giờ cũng l{m thay đổi kỳ vọng của những người tham gia thị trường cũng như tỷ lệ cung/cầu, những yếu tố trực tiếp t|c động lên giá cả. T|c động của những thông tin n{y còn được phóng đại lên khi nó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, xuất hiện trong c|c b|o c|o ph}n tích v{ tư vấn của c|c chuyên gia. Người ta bỗng thấy ai ai cũng nói về nó, điều sẽ cho thấy tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của nó trong dài hạn. Giá cả bắt đầu tăng ổn định khi ngày càng có nhiều người bị t|c động bởi thông tin đó. V{ họ phản ứng bằng c|ch t|c động tới thị trường thông qua các hoạt động giao dịch của mình. Đó l{ lý do tại sao George Soros từng nói trong các cuốn sách của mình rằng việc nắm bắt được quan điểm đang chi phối thị trường còn quan trọng hơn l{ những thay đổi trong thực tế.

Những người tham gia thị trường được chia làm ba nhóm chính: người b|n, người mua v{ người chưa quyết định sẽ b|n hay mua. Người mua cố gắng mua vào với giá thấp nhất có thể; người bán cố bán ra với giá cao nhất có thể. Tuy nhiên, cả hai nhóm này sẽ sẵn lòng nhượng bộ cho nhau để giao dịch có thể diễn ra. Những người chưa quyết định thì quan sát thị trường với hy vọng hiểu được chiều hướng của giá cả và cố gắng gia nhập thị trường sao cho có lợi cho mình nhất. Chính sự thay đổi trong quan điểm của những người này lại thường là yếu tố quyết định chiều hướng giá cả.

Trong thực tế, việc nắm bắt xu hướng giao dịch của nhóm người chưa quyết định mua

hay b|n l{ chưa đủ. Vào bất cứ ngày giao dịch n{o c|c nh{ kinh doanh cũng đ~ có sẵn các trạng thái giao dịch, trạng th|i đ~ mua (long position) trong trường hợp họ đ~ mua một loại tiền tệ n{o đó hoặc trạng th|i đ~ b|n (short position) trong trường hợp họ đ~ b|n một loại tiền tệ n{o đó. Xét trên phạm vi rộng, xu hướng giá cả còn được x|c định bởi cả những nhà giao dịch này bởi họ sẽ phải quyết định thời điểm đóng trạng thái giao dịch của mình với kết quả có lãi hoặc thua lỗ. Những quyết định như vậy thường được đưa ra khi một cặp tiền tệ đạt tới các mức giá hỗ trợ hoặc kháng cự.

  1. Thị trường Ngoại hối có những ưu điểm gì so với các thị trường tài chính khác?

Các thị trường tài chính bao gồm:

  • Thị trường chứng khoán bao gồm thị trường cổ phiếu và trái phiếu
  • Các thị trường hàng hóa

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  • Thị trường các công cụ phái sinh
  • Thị trường ngoại hối

Các cặp tiền tệ là công cụ tài chính của thị trường Ngoại hối. Tại đ}y người ta dùng một

loại tiền tệ n{y để đổi lấy một loại tiền tệ khác. Trong thị trường Ngoại hối, một đồng tiền không thể tăng gi| m~i vì điều đó có nghĩa l{ một đồng tiền khác sẽ trở nên hoàn toàn mất giá và chủ sở hữu của nó sẽ bị phá sản. Về mặt lý thuyết, bất cứ quốc gia n{o cũng có thể ở bờ vực phá sản v{ đồng tiền của nó có nguy cơ mất giá mạnh, tuy nhiên, đ}y l{ hiện tượng rất hiếm khi xảy ra trong nền kinh tế hiện đại. Sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế cũng đồng nghĩa với việc bất cứ khi nào một sự mất cân bằng kinh tế lớn giữa hai quốc gia xuất hiện thì biến động tỷ gi| cũng đồng thời diễn ra và các chính phủ sẽ buộc phải có biện pháp can thiệp kịp thời. Hầu hết đồng tiền của các quốc gia đều được gắn với một trong tám đồng tiền mạnh của thế giới ‒ chiếm tới 99% doanh số giao dịch của thị trường Ngoại hối ‒s hoặc gắn với rổ bao gồm tất cả c|c đồng tiền n{y. Đó l{ lý do vì sao sự phá sản của một quốc gia lại có khả năng g}y ra một cuộc khủng hoảng sâu rộng hơn nhiều trong hệ thống kinh tế thế giới nói chung. Các nước phát triển luôn luôn hướng tới sự cân bằng trong các quan hệ kinh tế, v{ xu hướng n{y được phản ánh rõ nét trong tỷ giá hối đo|i.

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác biệt giữa cơ hội đầu tư trên thị trường Ngoại hối

với các thị trường tài chính khác.

Vốn đầu tư ít

Chỉ với vài chục hay v{i trăm đô-la Mỹ, nh{ đầu tư đ~ có thể tham gia giao dịch Ngoại hối, điều này khiến rào cản tham gia thị trường trở nên rất nhỏ. Thị trường ngoại hối còn cho phép các nhà kinh doanh sử dụng đòn bẩy, giúp họ có cơ hội sử dụng nguồn vốn lớn gấp v{i trăm lần số tiền ký quỹ ban đầu trong tài khoản của mình. Một khoản đầu tư nhỏ sẽ hạn chế bạn tạo ra lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, nó sẽ l{ phương tiện hoàn hảo để bạn thử giao dịch thực sự bằng tiền thật và trên thị trường thật. Kinh doanh th{nh công đòi hỏi bạn phải đầu tư nhiều thời gian và sự rèn luyện. Thế nên những ai chăm chỉ và biết duy trì nguyên tắc đầu tư sẽ gặt h|i được rất nhiều thành công. Thực tế là tỷ lệ lợi nhuận/vốn đầu tư trên thị trường Ngoại hối mở ra cho các nhà kinh doanh tại đ}y cơ hội mà không thị trường nào có được.

Tính thanh khoản cao

Do số lượng đông đảo các thành phần tham gia vào thị trường và khối lượng giao dịch khổng lồ, bất kỳ giao dịch tiền tệ nào trên thị trường Ngoại hối cũng được thực hiện nhanh chóng chỉ trong vòng một vài giây và (quan trọng hơn) l{ theo đúng gi| thị trường. Hai yếu tố n{y ho{n to{n đối lập với thị trường cổ phiếu. Trên thị trường cổ phiếu, ngày giao dịch bị giới hạn chỉ trong vòng vài giờ và việc một cổ phiếu được chào bán ở một mức gi| n{o đó không có nghĩa l{ bạn có thể mua cổ phiếu đó với khối lượng mong muốn tại mức gi| đó hay là gần đó.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Dễ dàng tiếp cận

Về mặt kỹ thuật, một nhà kinh doanh chỉ cần có một máy tính cá nhân có nối mạng

Internet là có thể tham gia giao dịch. Nhà kinh doanh phải ký hợp đồng với nhà môi giới, sau đó tải v{ c{i đặt phần mềm giao dịch trên máy tính của mình.

Không cần nơi làm việc cố định

Bạn có thể thực hiện giao dịch ở bất kỳ đ}u: ở nhà, ở cơ quan, thậm chí cả ở ngoài trời. Hình ảnh một nhà kinh doanh với chiếc máy tính xách tay của mình quả thật vô cùng thích hợp để quảng cáo cho thị trường Ngoại hối. Đương nhiên, khi thực hiện một công việc nghiêm túc bao giờ người ta cũng cần phải tập trung cao độ, và một môi trường thuận lợi cho việc đó l{ vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nhà kinh doanh ngoại hối không bị bó buộc vào thời gian hay địa điểm giao dịch, điều này sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho những nhà kinh doanh không chuyên, chỉ dành một phần thời gian vào việc đầu tư Ngoại hối.

Thị trường hoạt động liên tục

Bạn có thể thực hiện giao dịch 24 giờ một ng{y, năm ng{y một tuần từ thứ Hai đến thứ

S|u. Điều này giúp bạn phản ứng ngay lập tức truớc các sự kiện không lường trước.

Chi phí xử lý giao dịch thấp

Đối với một khách hàng, chi phí xử lý giao dịch là khoảng chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán (spread), không bao gồm các chi phí cho máy tính và truy cập Internet. Nhờ chi phí xử lý giao dịch thấp và không có hoa hồng môi giới mà các nhà kinh doanh cá nhân có thể dễ dàng tham gia giao dịch Ngoại hối như một hình thức đầu tư đơn giản và thuận tiện chỉ với những khoản tiền ký quỹ nhỏ.

Số lượng công cụ giao dịch phong phú

Rất nhiều cặp tiền tệ có tính thanh khoản cao được giao dịch hàng ngày trên thị trường ngoại hối. Trên cùng một phần mềm giao dịch, bên cạnh kinh doanh hối đo|i tiền tệ, các nhà môi giới cũng thường cung cấp cả các Hợp đồng Chênh lệch, hay còn gọi là CFD (Contracts for Difference), kim loại quý (vàng, bạc), và các hợp đồng tương lai cho kh|ch h{ng của mình. Các nhà kinh doanh có thể lựa chọn các cặp tiền tệ phù hợp nhất với chiến lược kinh doanh của mình đồng thời đầu tư v{o c|c công cụ giao dịch khác nhằm quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Cần lưu ý rằng, khái niệm “đi lên” (bull market) hay “đi xuống” (bear market) trên thị trường Ngoại hối chỉ mang tính tương đối bởi trong cùng một giao dịch chúng ta mua vào một ngoại tệ n{y cũng có nghĩa l{ chúng ta đang b|n ra một ngoại tệ khác. Trong cặp tiền tệ đó, một đồng tiền giảm gi| thì cũng có nghĩa l{ đồng tiền kia đang tăng gi| và nhà kinh doanh có thể kiếm lời từ cả đồng tiền đang tăng gi| lẫn đồng tiền đang giảm giá. Bởi vậy, thị trường nhìn chung không bao giờ trải qua cái gọi là tình trạng “đi xuống”. Điều này không giống như trên thị trường cổ phiếu, khi tình trạng “đi lên” được coi là bình thường, và một nhà kinh doanh mong muốn kiếm lời từ một cổ phiếu đang giảm giá sẽ phải

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

đối mặt với nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật và nhìn chung là phải gánh chịu mức rủi ro cao. Thường thì việc này gần như l{ không thể tại các thị trường cổ phiếu chưa ph|t triển đầy đủ.

Chúng ta hãy cùng xem xét một cách cụ thể hơn sự khác biệt giữa thị trường Ngoại hối và thị trường cổ phiếu. Như đ~ nói ở trên, điều quan trọng nhất đối với thị trường cổ phiếu là giá cả phải đi lên, đ}y cũng được xem l{ điều kiện thuận lợi nhất cho việc kiếm lời ở những thị trường có quy mô nhỏ và với các cổ phiếu có tính thanh khoản không cao. Bên cạnh đó, trong số rất nhiều công ty kh|c nhau được niêm yết trên thị trường, trước khi đưa ra quyết định lựa chọn một cổ phiếu n{o đó, bạn cần phải nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh m{ công ty đó đang hoạt động. Hơn nữa, bạn còn cần phải có những hiểu biết cơ bản về các chỉ số t{i chính cũng như biết c|ch đọc b|o c|o t{i chính h{ng quý v{ thường niên của các công ty này nhằm đ|nh gi| được vị thế tài chính và mức độ hấp dẫn đầu tư của chúng. Hãy cùng nhìn vào bảng dưới đ}y:

Thị trường chứng khoán

Thị trường Ngoại hối

Một giao dịch chỉ được thực hiện trong

trường hợp người mua muốn mua v{ người

Luôn có một số lượng lớn người mua v{ người bán trên thị trường nên

bán muốn bán một lượng cổ phiếu n{o đó.

thanh khoản được luôn đảm bảo.

Do đó, tính thanh khoản luôn là một vấn đề.

Các giao dịch chỉ được xử lý trong thời gian

làm việc của một phiên giao dịch.

Cổ tức được trả vào một thời điểm nhất

định cho một khoảng thời gian x|c định nào

đó.

Giao dịch được xử lý 24 giờ một ngày.

Một khoản chênh lệch lãi suất khi để một trạng thái giao dịch mở qua đêm

sẽ được cộng vào hoặc trừ đi trên số dư t{i khoản giao dịch hàng ngày

Thông thường khách hàng phải thanh toán

Sử dụng đòn bẩy cho phép khách hành chỉ phải ký quỹ 1% giá trị giao

toàn bộ giá trị của giao dịch.

dịch.

Trừ một v{i trường hợp ngoại lệ, một giao

dịch phải lần lượt trải qua hai quá trình

riêng rẽ l{ mua v{ b|n, có nghĩa l{ bạn phải

mua vào rồi sau đó mới có thể bán ra một

cổ phiếu n{o đó.

Các giao dịch được xử lý như sau: một nhà kinh doanh có thể mua vào một

loại tiền tệ rồi sau đó b|n ra hoặc b|n ra trước rồi mua vào sau.

Hoa hồng của nhà môi giới có thể lên tới 1%

Không có hoa hồng môi giới, chi phí xử lý giao dịch chính là khoảng chênh

giá trị giao dịch.

lệch giữa giá chào mua và giá chào bán.

Các giao dịch được thanh toán bằng đồng

Số dư trên t{i khoản giao dịch của một kh|ch h{ng được tính bằng một

tiền của quốc gia nơi c|c giao dịch đó diễn

loại ngoại tệ x|c định bất kể người đó đang giao dịch với các cặp tiền tệ

  1. Vì vậy, các nhà kinh doanh phải chịu chi

nào (ví dụ, nếu số dư trên t{i khoản giao dịch của kh|ch h{ng l{ đô-la Mỹ

phí chuyển đổi ngoại tệ cũng như rủi ro

và khách hàng thực hiện giao dịch trên cặp GBP/JPY thì lợi nhuận hay

thay đổi tỷ giá hối đo|i theo chiều hướng

thua lỗ của anh ta đều sẽ được tự động quy đổi ra đồng đô-la Mỹ theo tỷ

bất lợi.

giá tại thời điểm quy đổi).

Hãy cùng tiếp tục so sánh thị trường Ngoại hối với thị trường các hợp đồng tương lai.

Đầu tiên, khối lượng giao dịch của thị trường Ngoại hối lớn gấp 45 lần khối lượng giao dịch

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

của thị trường tương lai. Bảng sau đ}y chỉ ra những khác biệt cơ bản giữa hai thị trường này:

Ưu điểm

Tỷ lệ đòn bẩy lên tới 1:100, 1:200 hoặc cao hơn nữa.

Nhà kinh doanh có thể dễ dàng kiểm tra tính chính xác của các mức giá

được niêm yết

Không phải chịu phí môi giới khi giao dịch

Giao dịch suốt 24 giờ trong ngày

Thị trường Ngoại

Thị trường tương

hối

lai

Không

Không

Không

Không

  1. Lựa chọn nhà môi giới trên thị trường Ngoại hối như thế nào?

Để kinh doanh thành công trên thị trường Ngoại hối, điều đầu tiên bạn cần làm là lựa chọn một nhà môi giới cho mình. Đ}y l{ yếu tố quan trọng nhất bởi nhà môi giới chính là người cung cấp các mức gi| để bạn tiến hành giao dịch cũng như giải quyết c|c vướng mắc nảy sinh và hỗ trợ tư vấn về mặt kỹ thuật. Đầu tiên hãy cố gắng tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt về công ty môi giới mà bạn định lựa chọn: quy mô công ty, địa chỉ đăng ký kinh doanh, c|c công ty con, đối tác của công ty (tổ chức thanh toán bù trừ nào), và Trung tâm giao dịch và dịch vụ khách hàng của nó ở đ}u.

Giao dịch viên là người đại diện cho công ty môi giới, chịu trách nhiệm thực hiện lệnh giao

dịch của khách hàng theo quy định của công ty để quản lý rủi ro hối đoái.

Nếu giao dịch của bạn được tiến hành suôn sẻ, bạn sẽ không cần liên hệ với giao dịch

viên hoặc bộ phận hỗ trợ kỹ thuật, tuy nhiên, bạn nên có số điện thoại của họ để phòng khi cần thiết, điều n{y tương tự như bạn luôn lưu giữ số điện thoại của dịch vụ cấp cứu hay cứu hỏa vậy.

Nếu có thể, hãy cố gắng liên lạc trực tiếp với nhân viên của công ty môi giới bạn định lựa chọn để tìm hiểu xem tổ chức thanh toán bù trừ cho công ty đó l{ tổ chức nào. Nếu họ không biết gì về điều này hay thậm chí không biết thuật ngữ “thanh toán bù trừ” l{ gì thì đó là dấu hiệu xấu cho thấy bạn nên lựa chọn một nhà môi giới khác. Trong thời điểm hiện nay, việc tìm kiếm thông tin đ~ trở nên hết sức dễ dàng nhờ có mạng Internet: hãy tìm hiểu website chính thức của công ty, thứ hạng của công ty do các tổ chức xếp hạng đ|nh gi|, tham gia các diễn đ{n Ngoại hối kh|c nhau, nơi c|c nh{ kinh doanh thảo luận với nhau về các nhà môi giới cũng như những khó khăn có thể nảy sinh trong quá trình giao dịch với họ.

Tiêu chí chính để lựa chọn công ty môi giới là:

Điều khoản giao dịch:

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Phần lớn các công ty môi giới đều đưa ra những điều khoản giao dịch tương tự nhau.

Tuy nhiên, trước khi có lựa chọn cuối cùng, hãy kiểm tra điều khoản giao dịch của một nhà môi giới n{o đó thông qua phần mềm giao dịch thực tế mà nhà môi giới đó cung cấp. Để làm điều này, bạn chỉ cần mở một tài khoản demo hoặc một tài khoản thực nhưng có số dư rất nhỏ với nhà môi giới bạn lựa chọn.

Nếu bạn đang ph}n v}n giữa một vài công ty môi giới, hay chú ý đến những điều khoản

giao dịch sau:

  • Khoảng chênh lệch giá chào mua và giá chào bán (Spread) tại một thời điểm

x|c định. Khoảng chênh lệch này càng nhỏ thì càng có lợi cho bạn, nhưng h~y chắc chắn rằng nhà môi giới sẽ không thay đổi nó trong quá trình giao dịch. Một vài nhà môi giới chào khoảng chênh lệch tối thiểu l{ 2 điểm phần trăm đối với một cặp tiền tệ x|c định. Điều này có thể được hiểu là khi thị trường không có diễn biến đặc biệt, mức chào này sẽ không thay đổi; nhưng khi những sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn diễn ra thì khoảng chênh lệch mà nhà môi giới ấn định có thể lên tới 5, thậm chí 10 điểm phần trăm. Nh{ môi giới có thể biện minh cho việc làm này là thị trường đang gặp vấn đề về thanh khoản mà không gặp rắc rối về pháp lý.

  • Đòn bẩy: được sử dụng với các khoản đầu tư nhỏ (trên thị trường ngoại hối,

khoản tiền dưới 50.000 đô-la Mỹ được coi là nhỏ). Thường thì tỷ lệ đòn bẩy tiêu chuẩn là 1:100 hoặc 1:200. Khoản đầu tư của bạn càng lớn thì tỷ lệ đòn bẩy càng thấp. Điều khoản giao dịch linh hoạt sẽ cho phép kh|ch h{ng thay đổi tỷ lệ này. Sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao chưa chắc đ~ l{ một lợi thế vì nó không làm giảm rủi ro mà chỉ giúp khách hàng không phải ký quỹ một số tiền quá lớn để thực hiện giao dịch. Với những người mới bắt đầu kinh doanh, sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao có thể là một yếu tố tiêu cực bởi nó kích thích họ giao dịch ở quy mô lớn trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm. Ngo{i ra, để quản lý rủi ro hiệu quả thì đối với một khoản đầu tư lớn, việc sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao cũng không được khuyến khích.

  • Hoa hồng môi giới và các loại phí khác. Hãy chắc chắn là nhà môi giới không

tính phí hoa hồng trên các giao dịch Ngoại hối của bạn. Đ}y l{ thông lệ, nếu không tính đến các Hợp đồng Chênh lệch, hay còn gọi là CFD (Contracts for Difference). Với các hợp đồng này, các nhà môi giới thường tính phí hoa hồng tương đương 0,15% tổng giá trị giao dịch th{nh công. Đồng thời, lãi suất mà nhà môi giới tính cho số dư trên t{i khoản giao dịch của bạn cũng l{ một điều khoản đ|ng xem xét. Mặc dù lãi suất n{y thường tương đối thấp, thấp hơn so với lãi suất ng}n h{ng, nhưng bạn chắc chắn sẽ nhận được số lãi này một c|ch vô điều kiện.

  • Hạn mức dừng giao dịch (Stop Out Level) là biện pháp quản lý rủi ro trong đó nhà môi giới sẽ tự động đóng tất cả các trạng thái giao dịch của một khách hàng nếu tài khoản của anh ta không còn đủ số dư. Thường thì hạn mức này là 30

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

50% mức ký quỹ. Hạn mức dừng giao dịch 30% có nghĩa l{ nh{ môi giới sẽ đóng các trạng thái của kh|ch h{ng để hạn chế rủi ro nếu số dư tài khoản của anh ta không đủ hoặc anh ta đ~ thua lỗ đến 70% số tiền ký quỹ. Bạn phải tìm hiểu hạn mức dừng giao dịch mà nhà môi giới áp dụng mặc dù đ}y không phải là yếu tố quá quan trọng khi lựa chọn nhà môi giới. Theo quy luật, nhà kinh doanh một khi đ~ chạm tới hạn mức dừng giao dịch thì thường không có khả năng |p dụng đúng đắn các kỹ thuật quản lý rủi ro.

  • Chi phí và sự thuận tiện khi chuyển tiền. Các công ty môi giới có văn phòng

đại diện tại nơi bạn cư trú thường thanh toán cho bạn thông qua các ngân hàng địa phương hoặc hệ thống thanh to|n điện tử. Điều này cho phép tiết kiệm được thời gian và giảm c|c chi phí liên quan đến nộp và rút tiền từ tài khoản giao dịch của bạn.

  • Hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác. Bộ phận kỹ thuật của công ty môi giới

thường hỗ trợ khách hàng liên tục 24 giờ trong ngày khi khách hàng có yêu cầu qua điện thoại hoặc thư điện tử. Hầu hết các công ty môi giới đều có dịch vụ cung cấp thông tin và phân tích bao gồm đ|nh gi| cơ bản và phân tích kỹ thuật về diễn biến thị trường, cung cấp các bài viết, dự báo và báo cáo phân tích hàng ngày.

  • Phần mềm giao dịch hữu dụng và thân thiện. Phần mềm giao dịch là công cụ

mà bạn sẽ sử dụng h{ng ng{y, do đó nó phải thực sự thân thiện và hữu dụng. Bên cạnh sự tiện lợi, bạn cũng cần tính đến các yêu cầu cần thiết để c{i đặt phần mềm cũng như tốc độ kết nối Internet. Hãy thử c{i đặt phần mềm đó để chắc chắn rằng các yếu tố kỹ thuật trong khi giao dịch được hiển thị đầy đủ và rõ ràng và rằng c|c điều khoản giao dịch của nhà môi giới giống với những gì họ công bố. Sử dụng một phần mềm giao dịch tiêu chuẩn được lựa chọn bởi các nhà môi giới trên toàn thế giới cũng được coi là một ưu điểm bởi nó có nghĩa l{ nếu bạn có phải thay đổi nhà môi giới thì bạn cũng đ~ quen thuộc với phần mềm mà nhà môi giới mới của bạn sử dụng. MetaTrader do MetaQuotes Software Corp. Phát triển là một phần mềm thông dụng. Nó được trên 300 công ty môi giới lớn sử dụng v{ thường xuyên được nâng cấp và cải tiến.

  • Số dư tối thiểu và khối lượng giao dịch tối thiểu. Số dư tối thiểu là số tiền nhỏ nhất mà bạn phải nộp vào tài khoản của mình để có thể bắt đầu giao dịch. Khách hàng có quyền lựa chọn số tiền mà mình sẽ nộp. Rất nhiều người cho rằng việc chỉ phải nộp một khoản tiền nhỏ ban đầu là một ưu điểm bởi khi thử nghiệm một chiến lược kinh doanh mới, đặc biệt là nếu chiến lược n{y đòi hỏi phải mở một vài trạng thái giao dịch cùng lúc thì trước hết nhà kinh doanh sẽ chỉ sử dụng một số tiền rất nhỏ để chắc chắn rằng chiến lược của mình sẽ sinh lời. Hơn nữa, giao dịch với khối lượng nhỏ và siêu nhỏ sẽ rất hấp dẫn đối với những người mới bắt đầu bởi rủi ro tiềm ẩn trong những giao dịch này rất thấp và họ sẽ tr|nh được nguy cơ thua lỗ lớn trong khi vẫn có cơ hội thử nghiệm các

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

chiến lược kinh doanh kh|c nhau trong đó có cả những chiến lược tương đối phức tạp, đòi hỏi phải cùng lúc mở nhiều trạng thái giao dịch khác nhau.

  • Đảm bảo tính chính xác trong khi thực hiện giao dịch. Giá của một cặp tiền tệ thay đổi khoảng hơn 20 nghìn lần mỗi ngày. Những thay đổi n{y thường nhỏ v{ không có xu hướng rõ ràng. Chúng là bằng chứng cho thấy có rất nhiều người mua và bán trên thị trường và rằng các giao dịch được thực hiện liên tục. Mỗi khi muốn mua hoặc bán một lượng ngoại tệ n{o đó, bạn gửi yêu cầu đến cho nhà môi giới của mình và nhà môi giới sẽ kiểm tra xem mức giá mà bạn đưa ra có tương thích với giá thị trường tại thời điểm đó hay không. Sau đó, nh{ môi giới sẽ hoặc là xác nhận đ~ thực hiện giao dịch của bạn hoặc thông báo cho bạn biết rằng mức gi| đ~ thay đổi và giao dịch có thể được thực hiện ở một mức giá khác. Độ chính xác của giá cả phụ thuộc vào hai yếu tố chính. Thứ nhất l{ độ tương thích với giá thị trường tại thời điểm hiện tại và thứ hai là mức gi| đó phải thực tế, nghĩa l{ nó phải được chấp nhận trên thị trường. Nếu giá do nhà môi giới của bạn đưa ra luôn thấp hơn hoặc cao hơn gi| thị trường (bạn có thể dễ dàng kiểm tra điều này bằng cách sử dụng nhiều nguồn thông tin về tỷ giá hối đo|i kh|c nhau) thì đó l{ dấu hiệu cho thấy nhà môi giới của bạn đang l{m gi| hoặc hệ thống x|c định giá của họ không đủ khả năng bắt kịp giá thị trường. Trong cả hai trường hợp, bạn nên tránh giao dịch với nhà môi giới đó. Thông thường, giá của các nhà môi giới khác nhau sẽ chênh nhau v{i điểm phần trăm, chủ yếu là do họ sử dụng c|c phương thức thanh toán bù trừ khác nhau; điều này là hoàn toàn bình thường v{ không mang đến bất cứ rủi ro kh|c thường nào cho nhà kinh doanh.
  1. Thị trường Ngoại hối, đầu tư hay đ|nh bạc?

Nếu ngồi trước màn hình máy tính chỉ là một chú khỉ v{ chú ta đ~ học được cách ấn vào

các phím khác nhau để thực hiện lệnh Bán và Mua trên thị trường Ngoại hối thì cơ hội để chú ta kiếm lời là 50/50. Tuy nhiên, do luôn luôn có sự khác biệt giữa giá mua và giá bán trong tất cả các giao dịch nên trong dài hạn, kết quả mà chú khỉ n{y có được vẫn sẽ chỉ là thua lỗ cho dù 50% các giao dịch ngẫu nhiên mà chú ta thực hiện l{ đúng đắn. Vậy thì tại sao, trong một sòng bạc, nơi m{ cơ hội thắng cũng l{ gần 50/50, c|c tay chơi lại chỉ lấy lại được 30% tổng số tiền mà họ đ~ nướng v{o đó? Đơn giản là vì mỗi người trong số họ chỉ có một số tiền hữu hạn n{o đó v{ sẽ rời bỏ cuộc chơi khi thua lỗ. Hoặc, khi thắng được một lần, họ lại có xu hướng muốn mạo hiểm để thắng lớn hơn v{ tiếp tục chơi cho đến khi thua hết sạch.

Điểm khác biệt cơ bản của đầu tư so với c| cược chính là khả năng dự b|o được các sự

kiện diễn ra trên thị trường và biết cách áp dụng chúng vào trong giao dịch. Trên các thị trường tài chính luôn luôn sẵn có những công cụ phân tích giúp nhà kinh doanh hiểu được điều gì đang diễn ra trên thị trường để áp dụng chiến lược kinh doanh phù hợp.

Vậy thì tại sao phần lớn các nhà kinh doanh khi mới bắt đầu đều gặp thất bại? Yếu tố tâm lý kết hợp với sự thiếu hiểu biết về tâm lý thị trường thường dẫn đến tình trạng nhà

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

kinh doanh không nhận ra rằng chính mình đang bị ảnh hưởng bởi điều n{y, v{ đang đi lạc khỏi chiến lược kinh doanh ban đầu. Khi đó, họ thường có xu hướng giao dịch với rủi ro cao và cuối cùng là chịu thua lỗ lớn. Rất nhiều nghiên cứu đ~ chỉ ra rằng con người luôn có xu hướng đ|nh gi| qu| cao khả năng của bản th}n. C|c nh{ kinh doanh c| nh}n cũng vậy, họ không có đối trọng n{o để l{m cơ sở so s|nh v{ đ|nh gi| chính mình. Họ sẽ luôn luôn tìm ra lý lẽ để biện minh cho quan điểm của bản thân, bất kể nó đúng hay sai. Kết quả là họ phải trả giá cho những sai lầm của mình. Thị trường luôn luôn biến động, và những ai không biết tự điều chỉnh mình để thích nghi với những biến động đó tất yếu sẽ phải chịu thua thiệt.

Mặc dù có những điểm kh|c nhau cơ bản, giữa đầu tư v{ c| cược vẫn có một điểm

chung, đó l{ tính chất quyết định của yếu tố thời điểm: khi đ~ quyết định sẽ mua vào một ngoại tệ n{o đó, bạn có thể thực hiện giao dịch ngay hoặc là chờ đợi với hy vọng có được giá tốt hơn. Tuy nhiên, thường thì quá trình chờ đợi sẽ khiến bạn phải trả gi| cao hơn, v{ bạn lại phải lựa chọn giữa việc mua vào với gi| đó hay l{ tiếp tục chờ đợi. Chính vì thế, việc không để bị yếu tố may rủi trong giao dịch kéo đi qu| xa l{ rất quan trọng với nhà kinh doanh. Chiến lược vẫn luôn cần được đặt lên h{ng đầu.

Sòng bạc, nơi thường được nhiều người liên tưởng đến khi nghĩ về thị trường ngoại hối,

thực chất chỉ là việc thực hiện một loạt phép toán xác suất với kỳ vọng âm và là một trò chơi thực sự theo nghĩa đen của từ đó. Thị trường Ngoại hối thì không giống như vậy, nó cho phép người tham gia thu thập dữ liệu v{ sau đó ra quyết định dựa trên những thông tin thu được mà những thông tin này chắc chắn có ảnh hưởng tới khả năng th{nh công của họ. Việc phân biệt giữa trò chơi may rủi v{ đầu tư thực ra dễ hơn bạn tưởng rất nhiều.

Hãy cố gắng trả lời ba câu hỏi sau:

  1. Bạn có chiến lược kinh doanh khi tham gia thị trường hay không?
  2. Bạn đ~ thử áp dụng chiến lược đó trên thị trường thực với một số tiền đầu tư

thực chưa?

  1. Bạn có đủ vốn để tiếp tục theo đuổi chiến lược kinh doanh của mình không?

Một nh{ đầu tư chắc chắn sẽ trả lời “có” với cả ba câu hỏi này. Nếu câu trả lời của bạn cho bất kỳ câu hỏi nào ở trên l{ “không” thì có nghĩa l{ bạn vẫn chưa thực sự chuyển từ vị thế một người chơi c| cược sang một nh{ đầu tư. H~y nghĩ về một câu hỏi tương tự: xe ô tô đối với bạn là một thứ đồ chơi hay phương tiện đi lại. Câu trả lời còn tùy thuộc vào bản thân bạn phải không. Kinh doanh trên thị trường Ngoại hối có thể là một trò chơi thú vị, nhưng cũng có thể là một công cụ đắt gi| để bất kỳ ai khẳng định bản thân mình.

Vậy thì, câu trả lời cuối cùng của tôi cho câu hỏi đặt ra từ đầu chương n{y l{: “Tốt nhất

bạn nên chơi c| cược ở sòng b{i v{ đầu tư trên thị trường Ngoại hối”.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  1. Kinh doanh trên thị trường Ngoại hối tốn bao nhiêu thời gian?

Tôi vẫn thường được hỏi: “Liệu hai giờ dành cho việc kinh doanh có đủ để thành công

hay không?” Vấn đề ở đ}y l{, người hỏi đ~ tự giả thuyết rằng c{ng đầu tư nhiều thời gian thì nhà kinh doanh sẽ c{ng th{nh công. Nhưng không may thay, hai yếu tố này không hề có mối tương quan trực tiếp nào với nhau. Nhiều nhà kinh doanh khi mới bắt đầu đ~ cho rằng nếu một nh{ đầu tư d{nh trọn cả ng{y để ngồi trước màn hình máy tính thì kết quả kinh doanh của anh ta sẽ kh| hơn. Không nhất thiết phải như vậy. Thành công trong kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào thời gian bạn bỏ ra để hiểu được điều gì đang diễn ra trên thị trường chứ không phải là thời gian bạn dùng để thực hiện các lệnh mua và bán ở đó. Nhìn chung, để hiểu được diễn biến của thị trường, những người mới bắt đầu bao giờ cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn những người đ~ có kinh nghiệm. Tôi không nhớ chính xác nguồn thông tin, nhưng đ~ nghe kể một câu chuyện thế này: Một nhà kinh doanh bật máy tính của mình lên vào sáng sớm, xem xét một lượt các thông tin và dự báo mới nhất trong khi chờ một tin tức quan trọng về một chỉ số kinh tế vĩ mô n{o đó được công bố. Một lúc sau, tin tức đó được chính thức công bố và xem ra có vẻ có lợi cho đồng đô-la Mỹ. Anh ta quyết định mua đồng tiền này vào. Nửa giờ sau, tốc độ tăng gi| có dấu hiệu giảm dần, còn anh ta đ~ có khoản lời 1.000 đô-la. Không muốn mạo hiểm với số lợi nhuận đ~ có được, anh ta quyết định bán ra, kết thúc một quá trình giao dịch hoàn hảo. Đến 9 giờ s|ng, m|y tính đ~ tắt và nhà kinh doanh n{y đ~ có thể bắt đầu tận hưởng cuộc sống.

Có bao nhiêu phần chân thực trong câu chuyện này? Nó chỉ là chuyện thần tiên đối với những người mới bắt đầu, nhưng kể cả với những người đ~ có kinh nghiệm thì không phải lúc n{o nó cũng xảy ra. Những nhà kinh doanh chuyên nghiệp hẳn sẽ hiểu rằng để đạt được kết quả dễ d{ng như vậy thì người đó hẳn đ~ phải trả qua những quãng thời gian d{i đầy khó khăn khi phải đối mặt với những nghi ngờ và thiếu kiên định của chính bản thân mình trước khi thực sự hiểu thị trường diễn biến ra sao.

Một huấn luyện viên bóng rổ nổi tiếng từng làm nhiều người ngạc nhiên khi phát biểu

trong một lần phỏng vấn rằng một vận động viên bóng rổ không nên luyện tập quá 6 giờ mỗi ngày bởi luyện tập quá thời gian nói trên sẽ l{m cơ thể kiệt sức và không có tác dụng. Tương tự, việc phân tích thị trường suốt cả ngày nhằm chờ đợi đến lúc bạn hiểu được mọi thứ và kiếm tiền mà không cần nỗ lực l{ điều vô nghĩa. Bạn chỉ nên dựa vào những nguồn thông tin đầy đủ v{ đ|ng tin cậy và ra quyết định hoặc giao dịch ngay khi xu hướng của thị trường trở nên rõ ràng, hoặc không giao dịch trong trường hợp thông tin và kết quả phân tích của bạn tr|i ngược nhau. Thông tin tr|i ngược là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy thị trường sẽ không dễ đo|n dù có thêm nhiều thông tin hơn nữa. Mục tiêu của bạn là lợi nhuận, và việc hiểu diễn biến của thị trường cũng chỉ l{ phương tiện mà thôi. Tóm lại, tôi muốn nói rằng, một khi đ~ tham gia v{o thị trường bạn phải là một người thực dụng v{ đặt lợi ích của mình lên trên hết.

Vậy điểm mấu chốt phân biệt một nhà kinh doanh mới bắt đầu và một nhà kinh doanh chuyên nghiệp là gì? Những người mới bắt đầu cố gắng dự đo|n đúng mọi diễn biến của thị

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

trường cứ như thể đó l{ mục tiêu thực sự của họ. Những người chuyên nghiệp thì khác, họ không có tham vọng như vậy, họ hài lòng với những chiến lược kinh doanh giúp họ kiếm được lợi nhuận.

Vậy thì câu trả lời của tôi cho câu hỏi này sẽ là: thời gian hợp lý dành cho việc kinh doanh ngoại hối sẽ là khoảng thời gian đủ để bạn xây dựng và thực hiện một chiến lược kinh doanh có hiệu quả chứ không phải để bạn hiểu biết mọi thứ.

  1. Nên kỳ vọng lợi nhuận bao nhiêu?

Một khách hàng từng hỏi tôi trước khi mở tài khoản giao dịch ngoại hối rằng: “Theo anh

thì tôi cần có bao nhiêu tiền trong tài khoản để có thể kiếm được 100 đô-la mỗi ngày?” và trước khi tôi trả lời anh ta còn hỏi thêm: “Liệu 10.000 đô-la có đủ không?” Mong muốn xác định một con số lợi nhuận cụ thể cho kế hoạch kinh doanh của một người là có thể hiểu được. Nhưng bạn không nhất thiết phải đạt được nó ngay từ khi mới bắt đầu.

Khi giao dịch các đồng tiền, chúng ta không thực sự mua và bán chúng (việc giao nhận

tiền mặt không bao giờ diễn ra) mà chúng ta mua và bán rủi ro hối đo|i v{ thu được lợi nhuận từ việc đó. Bởi vậy bạn luôn phải bắt đầu với câu hỏi: “Tôi cần bao nhiêu tiền để có thể thực hiện được chiến lược kinh doanh của mình đồng thời quản lý được rủi ro?”

Phần lớn những nhà kinh doanh mới bắt đầu đ~ thất bại bởi vì họ đ~ bỏ ra số tiền quá nhỏ để có thể cảm thấy hối tiếc nếu mất chúng và vì thế họ không quan t}m đúng mức tới việc quản lý rủi ro. Mặt khác, các số liệu thống kê cũng cho thấy trong số những người kinh doanh có lãi thì những người bỏ ra nhiều tiền hơn lại thường kiếm được ít lợi nhuận hơn. Và lợi nhuận tuy thấp hơn nhưng lại được duy trì đều đặn hơn. Tôi xem đ}y l{ cơ sở cho thấy mức độ phù hợp của lượng tiền nên bỏ ra: những kh|ch h{ng có được kết quả kinh doanh ổn định rất quan tâm tới quản lý rủi ro, nhưng lại không theo đuổi lợi nhuận trong chốc l|t v{ cũng không hy vọng sẽ trở nên giàu có trong một sớm một chiều (như một quy luật, họ là những người đ~ tích lũy được chút vốn ban đầu và mong muốn có một nguồn lợi nhuận ổn định).

Các quỹ đầu tư lớn thường dành 10-15% vốn của mình vào các tài sản tài chính phát

sinh, đặc biệt là thị trường Ngoại hối. Cơ cấu của chúng thường bao gồm một bộ phận phân tích có trách nhiệm phân tích thị trường v{ đưa ra c|c b|o c|o đ|nh gi| để sử dụng nội bộ cũng như ph|t h{nh ra bên ngo{i, cùng với đó l{ bộ phận kinh doanh, chịu trách nhiện thực hiện các giao dịch theo tư vấn của các chuyên gia thuộc bộ phận phân tích. Thực ra một nhà kinh doanh c| nh}n cũng l{ một ‘quỹ đầu tư’ nhỏ, anh ta vừa là chuyên gia phân tích vừa là người thực hiện giao dịch. Nhưng đ}y thực sự là một nhiệm vụ khó khăn. Khi một người phải làm tất cả mọi việc, anh ta cần phải có tính kỷ luật rất cao mới có thể x|c định được đ}u l{ điểm kết thúc của công việc ph}n tích v{ đ}u l{ điểm bắt đầu của việc thực hiện chiến lược giao dịch.

Với nguyên tắc đó trong đầu, trước hết chúng ta hãy thử đóng vai trò một nhà phân tích.

Nếu chúng ta giao dịch một cách ngẫu nhiên thì khả năng có lợi nhuận của chúng ta sẽ là

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

gần 50/50. Khi có chiến lược kinh doanh, chúng ta nâng khả năng th{nh công lên, ví dụ khoảng 10% và tỷ lệ này bây giờ là 60% so với 40% khả năng thất bại, có nghĩa l{ trong d{i hạn ta cứ thực hiện 10 giao dịch thì 6 trong số đó mang lại lợi nhuận còn 4 thì gây thua lỗ. Chúng ta cũng có thể giả định rằng lợi nhuận hay thua lỗ dự kiến trong mỗi giao dịch là 20 điểm phần trăm (mặc dù lợi nhuận dự kiến nên được đặt ở mức cao hơn so với thua lỗ dự kiến). Với số dư ban đầu l{ 10.000 đô-la, chúng ta sẽ thực hiện giao dịch với khối lượng 1 lô chẵn.

Sẽ không khó để làm một v{i phép tính để thấy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thực hiện

một giao dịch mỗi ngày trong vòng một tháng (25 ngày giao dịch):

0,6 × 25 × 200 0,4 × 25 × 200 = 3.000 2.000 = 1.000 đô-la

Liệu chúng ta có thể kiếm được 10% lợi nhuận một th|ng? Có, điều đó rất có thể xảy ra dù chúng ta chỉ giao dịch với tần suất thấp và khả năng lợi nhuận thu được không cao, như là giả thuyết trên. Chắc hẳn rất nhiều người sẽ không thích khoản thua lỗ 2.000 đô-la bởi nếu không có nó lợi nhuận thu được đ~ l{ 3.000 đô-la! Không may thay, đó l{ c|i gi| phải trả cho thành công trên thị trường, và lợi nhuận hay thua lỗ đều gắn chặt với rủi ro.

10-15% lợi nhuận mỗi tháng là mục tiêu đầu tư kh| thực tế trên thị trường Ngoại hối và

hiếm có người có thể làm tốt hơn thế. Tuy nhiên, bạn cũng cần đặt ra mục tiêu trong dài hạn, ví dụ như l{ một năm vì không phải th|ng n{o cũng cho ra lợi nhuận như nhau. Thực tế cho thấy, với một chiến lược quản lý rủi ro hợp lý, nhà kinh doanh không nên kỳ vọng quá 80-120% lợi nhuận trên số tiền bỏ ra mỗi năm.

  1. Gian lận Ngoại hối là gì?

Gian lận ngoại hối là một dạng lừa đảo trong đó công ty Ngoại hối sử dụng giao dịch

ngoại hối làm lá chắn để lừa đảo khách hàng của mình. Những công ty kiểu n{y đưa ra c|c thông tin sai lệch và lừa khách hàng giao tiền cho họ để có được lợi nhuận lớn mà không phải chịu rủi ro. Có thể bạn cũng đ~ từng gặp phải kiểu lừa đảo này theo mô hình Ponzi (vay tiền của người n{y để trả cho người khác) hay quảng cáo gian lận trên mạng Internet hay trong đời thực. Khách hàng sẽ nghĩ rằng mình có thể kiếm được số tiền lớn bằng cách giao dịch trên thị trường Ngoại hối. Bản thân câu nói bạn có thể dễ dàng kiếm nhiều tiền trên thị trường Ngoại hối không phải là gian lận, nhưng bạn cũng không nên phớt lờ những rủi ro có thể xảy ra. Có những công cụ lừa đảo kh|c nhau như sau:

  • Phần mềm được quảng cáo là “chỉ cho bạn c|ch nh}n đôi t{i khoản trong vòng

một tháng” hoặc “đảm bảo lợi nhuận 100%”

  • Tin nhắn hoặc tín hiệu thông báo mua hoặc bán mà không có giải thích về một chiến lược kinh doanh cụ thể, thêm lời quảng cáo rằng một chiến lược siêu lợi nhuận chưa từng thấy đang được sử dụng

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  • Quảng c|o đảm bảo rằng bạn sẽ kinh doanh có l~i nhưng lại không hề có thông

tin nào về khả năng sinh lợi của hệ thống giao dịch được sử dụng hay kết quả kinh doanh của c|c kh|ch h{ng đ~ sử dụng dịch vụ của công ty đó.

Phát biểu của nhà môi giới rằng đầu tư v{o thị trường Ngoại hối mang lại lợi nhuận

khổng lồ với mức rủi ro tối thiểu cũng có thể được xem là một sự lừa đảo.

Ủy ban Giao dịch H{ng hóa Tương lai của Mỹ công bố 5 dấu hiệu của gian lận Ngoại hối

mà bạn nên biết để phòng tr|nh như sau:

  • Tránh những lời mời quá hấp dẫn để có thể tồn tại trong thực tế

Bạn cần phải nhớ rằng không có bữa tiệc nào là miễn phí cả, phải có ai đó trả tiền và

người đó rất có thể là bạn. H~y đặc biệt cẩn trọng khi bạn nhận được một đề nghị “hấp dẫn” như l{ ủy thác số tiền mình có cho một ai đó quản lý, đặc biệt nếu đó lại là một nhà kinh doanh cá nhân bạn chưa từng nghe tới bao giờ.

  • Hãy cố tránh những nhà môi giới tuyên bố có thể dự đoán trước diễn biến

của thị trường hoặc là đảm bảo sẽ cho bạn khoản lợi nhuận khổng lồ.

Bạn nên đặc biệt cẩn trọng khi gặp phải một công ty n{o đó đưa ra lời đảm bảo rằng bạn sẽ kinh doanh có lãi hoặc ca ngợi hết lời hoạt động của mình nhưng lại không đưa ra được bằng chứng hay tài liệu cụ thể n{o để chứng minh điều đó, v{ những tuyên bố của họ cũng không thể được kiểm chứng bằng một phương ph|p kh|ch quan n{o kh|c.

Hãy cố tránh xa những công ty khẳng định rằng “Dù thị trường có thế n{o, đang lên hay đang xuống, bạn cũng sẽ nhận được những khoản lợi nhuận tương đương nhau” hoặc “Bạn sẽ kiếm được 1.000 đô-la một tuần” hoặc “Chúng tôi chỉ tạo ra lợi nhuận” hoặc “Thuận lợi chính khi kinh doanh trên thị trường Ngoại hối là bạn sẽ kiếm lời dù giá cả diễn biến thế n{o đi nữa” hoặc “Chúng tôi đảm bảo rằng bạn sẽ có được lợi nhuận 30-40% mỗi tháng nếu bạn sử dụng dịch vụ của chúng tôi (chiến lược kinh doanh của chúng tôi).”

  • Hãy tránh xa những công ty đảm bảo rằng rủi ro tài chính chỉ ở mức tối

thiểu hoặc không hề có rủi ro nào cả.

Đừng tin tưởng những công ty phớt lờ rủi ro và khẳng định với bạn rằng việc bắt buộc phải thông báo cho khách hàng những rủi ro trong khi đầu tư chỉ là yêu cầu của một số cơ quan quản lý. Hãy tránh xa những công ty với những biến quảng cáo rằng “với 10.000 đô-la trong tài khoản khả năng thua lỗ của bạn chỉ là 200-250 đô-la một ngày” hoặc “công ty sẽ bù đắp tất cả thua lỗ của bạn” hoặc “khoản đầu tư của bạn đ~ được bảo đảm”.

  • Đừng bị lóa mắt bởi những công ty khẳng định rằng khi sử dụng dịch vụ của họ, bạn sẽ được kinh doanh trực tiếp trên thị trường liên ngân hàng. Nếu một nhà môi giới n{o đó khẳng định rằng công ty mình là thành viên trực tiếp của thị trường liên ng}n h{ng nhưng không cung cấp bất kỳ bằng chứng hoặc giấy phép nào thì công ty đó chắc chắn chỉ lừa bịp bạn và sự thực thì nó chỉ là một tổ chức trung gian mà thôi.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  • Hãy chắc chắn bạn có thể thu thập được tất cả các thông tin cần thiết về

hoạt động kinh doanh cũng như kết quả kinh doanh của công ty môi giới. Hãy cố gắng thu thập càng nhiều thông tin về công ty môi giới và dịch vụ của nó càng tốt. Bạn cũng cần phải biết rằng những thông tin đó không phải lúc n{o cũng kiểm chứng được. Một tờ rơi quảng c|o được thiết kế chuyên nghiệp của một công ty n{o đó không đảm bảo rằng thông tin trong đó l{ đ|ng tin cậy. Một sự thừa nhận rộng rãi, chứng chỉ hay giấy phép sẽ là bằng chứng rõ nét hơn về khả năng v{ kinh nghiệm của một công ty. Khi đầu tư bạn cần phân biệt rõ đ}u l{ cơ hội thực sự còn đ}u l{ giấc mơ h~o huyền về việc nhân tài khoản lên gấp nhiều lần. Mọi }m mưu lừa đảo đều lợi dụng những giấc mơ không có thực về việc làm giàu nhanh chóng.

  1. Làm thế nào để trở thành một nh{ đầu tư độc lập?

Ai cũng có thể trở thành một nh{ đầu tư độc lập. Khi nghe câu chuyện rất ấn tượng về

một người n{o đó đ~ bắt đầu từ con số không không hiểu biết lẫn tiền bạc nhưng đ~ nhanh chóng trở nên giàu có, nhiều người có lẽ sẽ tự hỏi: “Tại sao tôi không thể l{m điều tương tự? Điều gì ngăn cản tôi đạt được điều đó v{ còn hơn thế nữa? Động lực của mỗi người ở đ}y đều rất rõ ràng, và thoạt tiên ai cũng cảm thấy mình sẽ có đủ sự kiên trì và lòng quyết t}m để l{m điều tương tự. Nhưng cùng với thời gian, sự kiên trì và quyết t}m đó giảm đi nhanh chóng: H{nh trình đến với thế giới của gi{u sang ban đầu có vẻ vô cùng thú vị hóa ra lại là một chặng đường gian nan và khó nhọc. Người ta phải học hỏi, dành thời gian để phân tích rất nhiều thông tin, theo dõi sát sao những tin tức mới, tiếp thu rất nhiều lý thuyết m{ thường l{ đối lập nhau, không ngừng phân tích các biểu đồ v{ đưa ra dự báo về diễn biến của các sự kiện đang diễn ra trong khi tất cả những thứ đó lại được thực hiện mà không có gì đảm bảo cho thành công sau cùng cả.

Để đầu tư th{nh công, bạn phải hiểu quy luật diễn biến của thị trường, những nguyên nhân khiến tỷ gi| thay đổi cũng như tầm ảnh hưởng của các tin tức kinh tế. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất để thành công lại chính là kinh nghiệm thực tế.Chỉ khi đ~ có được nó bạn mới có thể tự coi mình là một người tham gia thị trường chuyên nghiệp chứ không phải một người chơi muốn tận dụng vận may của mình. Tất nhiên, một vài nhà kinh doanh mới, không có kiến thức hay kinh nghiệm gì, vẫn có thể gặp may, nhưng đó l{ phép m{u nhiều hơn l{ thực tế. Và xét về dài hạn, may mắn rồi cũng sẽ hết, vậy thì đầu tư thực sự phải l{ đầu tư v{o kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Đồng thời bạn cũng cần hiểu rằng không ai có thể dạy bạn trở thành nh{ đầu tư th{nh công. Bạn chỉ có thể có được nó nhờ kinh nghiệm của bản th}n m{ thôi. C|c chuyên gia đ~ đưa ra ba nguyên tắc cơ bản của đầu tư th{nh công. Thứ nhất là bạn phải học hỏi mỗi ngày và nâng cao kỹ năng để có được lợi thế hơn so với những người kh|c đang tham gia thị trường, đồng thời nâng cao chất lượng của các quyết định giao dịch bạn đưa ra. Thứ hai là bạn phải học cách kiểm soát cảm xúc của mình. Các quyết định kinh doanh nên được đưa ra dựa trên kiến thức và hiểu biết, còn lý lẽ cần dựa trên phân tích tình hình thị trường chứ không phải cảm xúc. Thứ ba là bất kỳ nh{ đầu tư nghiêm túc n{o cũng có chiến lược v{ quy định riêng của mình. Chỉ khi thực hiện chúng một

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

cách nhất quán thì chiến lược của bạn mới là chiến lược tạo ra lợi nhuận. Chắc chắn là những người mới bắt đầu không có đủ kiên nhẫn để đi theo quy luật này ngay từ đầu. Tính kỷ luật là một yếu tố quan trọng đối với một nh{ đầu tư độc lập. Khi gia nhập thị trường, bạn cần chắc chắn rằng mình đ~ có đủ kiến thức, đủ kiên nhẫn để chờ đợi, đủ khôn ngoan để suy nghĩ một c|ch duy lý, đủ dũng cảm để đưa ra quyết định, đủ chín chắn để kiểm soát được cảm xúc v{ đủ tỉnh t|o để điều chỉnh bản th}n trước những thay đổi của điều kiện thị trường. Một phẩm chất quan trọng nữa của nh{ đầu tư th{nh công là phải có động lực hướng tới thành tích cao.

Sau khi xem bộ phim “Phố Wall”, t{i chính dường như l{ một công việc kinh doanh vô

cùng lãng mạn. Phần lớn c|c nh{ kinh doanh đều mơ ước có được th{nh công như thế. Nhưng hiện thực v{ ước mơ l{ hai điều hoàn toàn khác nhau. Những người không đ|nh gi| được khả năng v{ nguồn lực của chính mình nhưng lại h{nh động theo cảm xúc và lòng tham cố hữu thì sẽ không bao giờ có được th{nh công. Điều đầu tiên mà một người nên có để trở thành một nh{ đầu tư th{nh công l{ phải biết tự đ|nh gi| khả năng v{ nguồn lực của bản thân, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Vì cuối cùng, thành công của bạn sẽ phụ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của chính bạn trên thị trường.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

PHẦN 2

Ph}n tích cơ bản

Thành công trên thị trường tài chính phụ thuộc vào khả năng nắm bắt kỳ vọng của thị

trường chứ không phải những diễn biến thực tế của nó.

George Soros

  1. Ph}n tích cơ bản là gì?

Mục đích chính của ph}n tích cơ bản là nghiên cứu các sự kiện kinh tế vĩ mô để dự đo|n

các diễn biến tiếp theo của giá cả. Để l{m được điều này, quá trình phân tích tập trung vào các tác nhân kinh tế chính trị quan trọng như l~i suất, c|n c}n thương mại, tỷ lệ lạm phát, các cuộc xung đột, chiến tranh và các vấn đề ở tầm vĩ mô kh|c; nó giúp chúng ta hiểu được những tác nhân trên có ảnh hưởng thế n{o đến những biến động trên thị trường. Đồng thời, việc phân tích còn nghiên cứu các sự kiện t|c động đến chỉ số cung/cầu đối với đồng tiền của một quốc gia để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi cơ bản nhất “Tại sao?” Tại sao tỷ giá hối đo|i lại thay đổi theo chiều hướng này mà không phải theo chiều hướng kia? Do đó, bất cứ sự kiện kinh tế, chính trị hay xã hội nào trực tiếp t|c động tới tỷ giá hối đo|i cũng đều nằm trong phạm vi xem xét của ph}n tích cơ bản. Về thực chất, phương ph|p n{y có nhiều điểm tương đồng với phân tích kinh tế vĩ mô. Có thể nói rằng mỗi một thông tin kinh tế đều đóng vai trò quan trọng, góp phần đưa ra một b|o c|o ph}n tích đầy đủ và toàn diện hơn.

Khoảng 25% trong số các nhà kinh doanh Ngoại hối chỉ dựa v{o c|c ph}n tích cơ bản để

đưa ra quyết định giao dịch. Các phân tích này ngày càng trở nên phổ biến và cùng với đó, ngày càng có nhiều “nhà kinh doanh dựa trên ph}n tích cơ bản”, những người mà việc phân tích các sự kiện kinh tế chính trị lớn là yếu tố quan trọng nhất để họ đưa ra quyết định giao dịch. Họ đang cạnh tranh với các “nhà kinh doanh dựa trên phân tích kỹ thuật” trong việc gây ảnh hưởng đến thị trường và quả thực, nếu cố gắng hết sức, họ có thể tạo được ảnh hưởng đ|ng kể lên các biến động giá cả.

Sẽ luôn có những người cảm thấy thỏa mãn với tình hình thị trường và những người không cảm thấy như vậy, bởi mỗi thành phần tham gia thị trường đều có mục đích riêng của mình, trong khi thị trường lại thay đổi từng giây từng phút. Nếu một đồng tiền n{o đó tăng gi| so với c|c đồng tiền khác, nó sẽ khiến cho xuất khẩu của quốc gia sử dụng đồng tiền này trở nên kém cạnh tranh hơn. Nhưng mặt khác, việc tăng gi| nói trên lại khiến cho tỷ lệ lạm ph|t trong nước giảm xuống còn giá cả thì được duy trì ở mức ổn định. Ngược lại, một đồng tiền n{o đó giảm giá so với c|c đồng tiền khác sẽ khiến cho giá cả hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia sử dụng đồng tiền n{y tăng lên, trong khi gi| cả hàng hóa mà quốc gia này xuất khẩu giảm đi, qua đó, tăng sức cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Do vậy, tranh luận xung quanh việc một đồng tiền mạnh chưa hẳn đ~ l{ tốt và một đồng

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

tiền yếu chưa hẳn đ~ l{ xấu vẫn đang tiếp diễn. Một đồng nội tệ mạnh hay yếu đều có thể gây ra những t|c động tiêu cực lên nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, những người thuộc tầng lớp trung lưu thường không dễ chấp nhận thực tế là một đồng nội tệ yếu có thể tạo ra c|c t|c động tích cực lên nền kinh tế. Điều này có thể được giải thích là do yếu tố tâm lý, khi mà trong quan niệm của rất nhiều người, một đồng nội tệ mạnh thể hiện rằng uy tín quốc gia đang ở mức cao. Một trong những lý do khiến đồng tiền chung ch}u Âu, đồng euro, giảm gi| kh| nhanh sau khi được đưa v{o lưu h{nh l{ bởi đồng này tiền này phải mất một thời gian để chứng minh nó là một loại tài sản an toàn và ổn định. Các mức giá trên thị trường Ngoại hối phụ thuộc vào hoạt động giao dịch của người mua v{ người bán, nên các cặp tỷ giá sẽ có sự biến động ngay khi chỉ số cung/cầu thay đổi. Chỉ số n{y được tổng hợp từ hoạt động của c|c nh{ đầu cơ mong muốn kiếm lời từ sự thay đổi giá trên thị trường và hoạt động của các cá nhân và doanh nghiệp khi muốn chuyển đổi loại tiền tệ này thành một loại tiền tệ khác. Chúng ta hãy cùng xem xét một vài lý thuyết kinh tế góp phần vào việc nâng cao vai trò của c|c ph}n tích cơ bản trên thị trường Ngoại hối.

Lý thuyết Thị trường Hiệu quả

Lý thuyết Thị trường Hiệu quả dựa trên giả định là trong bất cứ thị trường tài chính nào cũng có một số lượng đ|ng kể c|c nh{ đầu tư thực hiện giao dịch để kiếm lời và sẽ phản ứng trước bất kỳ thông tin nào có khả năng t|c động đến thị trường. Ví dụ, khi một thông tin kinh tế quan trọng n{o đó được công bố, c|c nh{ đầu tư sẽ xem xét mức giá hiện tại của một đồng tiền để xem mức gi| n{y đ~ được điều chỉnh từ trước hay chưa, hoặc là thông tin này sẽ khiến tỷ gi| tăng lên hoặc giảm xuống.

Theo lý thuyết này, giá cả phản |nh t|c động của tất cả các tin tức, nên nó phản ánh giá

trị thực tế của một đồng tiền.

Lý thuyết Kỳ vọng Hợp lý

Lý thuyết Kỳ vọng Hợp lý dựa trên giả định là mọi c| nh}n đều dựa trên lý trí để đưa ra

các quyết định tài chính hợp lý khi phải cân nhắc giữa được và mất. Theo lý thuyết này, thông tin có thể được tiếp cận một cách tự do và bất cứ ai cũng có thể sử dụng chúng để dự đo|n c|c diễn biến tiếp theo của thị trường.

Đ~ có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành dựa trên các lý thuyết nói trên v{ cũng có rất nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng chúng có cơ sở thực tế và các luận điểm của chúng có thể được áp dụng để phân tích thị trường.

Tuy nhiên, các bằng chứng khác lại cho thấy thị trường hoạt động không hoàn toàn hiệu

quả và xuất hiện nhiều tranh cãi xung quanh các lý thuyết này.

Vậy thì, thị trường hoạt động không hiệu quả ở điểm nào và tại sao không phải lúc nào

nó cũng phản ứng hợp lý trước các thông tin kinh tế vĩ mô mới được công bố? Hãy cùng xem xét một vài yếu tố dưới đ}y:

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  • Các thành phần tham gia thị trường không tiếp cận với những thông tin mới

cùng một thời điểm.

  • Tốc độ phản ứng trước những thông tin mới của các thành phần tham gia thị

trường là khác nhau.

  • Sau khi phân tích những thông tin mới, các thành phần tham gia thị trường đưa

ra dự đo|n không giống nhau v{ do đó, dẫn tới các phản ứng khác nhau.

Rất nhiều người hoài nghi các lý thuyết n{y đ~ lấy cuộc khủng hoảng năm 1987, khi gi|

cổ phiếu sụt giảm từ 20 40%, làm bằng chứng cho các thiếu sót trong các lý thuyết nói trên. Họ khẳng định rằng không có “giá cổ phiếu hợp lý” bởi thực tế l{ c|c nh{ đầu tư không phải lúc n{o cũng h{nh động theo lý trí. Khi thị trường đang trên đ{ đi lên, c|c yếu tố như tâm lý của các thành phần tham gia thị trường (yếu tố chính t|c động tới c|c h{nh động không dựa trên lý trí) và việc giao dịch được tự động hóa có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường. Đồng nội tệ của một quốc gia cũng được coi là một chỉ số kinh tế, nên c|c thay đổi trong nền kinh tế hiển nhiên sẽ t|c động đến sự thay đổi trong tỷ giá hối đo|i của đồng nội tệ. Để có thể thành công trong các giao dịch Ngoại hối của mình, bạn cần xem xét các chỉ số kinh tế sau đ}y:

  • Các chỉ số chung của nền kinh tế quốc gia (Tổng sản phẩm quốc nội GDP, Cán

cân thanh toán, Tài khoản vãng lai, Các chỉ số Sản lượng Công nghiệp…).

  • Các chỉ số chứng kho|n như Chỉ số Công nghiệp Dow Jones (Mỹ) và DAX 30

(Đức).

  • Lãi suất tái cấp vốn của một đồng nội tệ.
  • Tỷ lệ lạm phát.
  • Lượng Cung tiền trên thị trường nội địa (đ}y l{ yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ lạm

phát và lãi suất).

  • Các chỉ số Bán lẻ và các chỉ số Sản xuất.
  • Các thống kê Bất động sản và Xây dựng.
  • Các thống kê Lao động.
  • Các báo cáo Nghiên cứu Xã hội học về tiêu dùng.

Nhìn chung, nếu nền kinh tế của một quốc gia phát triển đi lên thì gi| trị đồng nội tệ của

quốc gia đó cũng có xu hướng tăng. Ngược lại, nếu các chỉ số của nền kinh tế là tiêu cực thì giá trị đồng nội tệ sẽ giảm xuống. Do vậy, có thể thấy yếu tố chính t|c động tới tỷ giá hối đo|i l{ c|c thông tin kinh tế chính trị quan trọng.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Đồng nội tệ sẽ có xu hướng tăng gi| nếu các yếu tố sau đ}y xuất hiện:

  • Lãi suất tái cấp vốn của đồng nội tệ cao hơn so với c|c đồng tiền khác.
  • Kinh tế tăng trưởng nhanh, các thị trường tài chính giữ được sự ổn định.
  • Lạm phát thấp.
  • C|n c}n thương mại lành mạnh.
  • Ngân sách quốc gia có mức thâm hụt cao (điều này buộc chính phủ phải vay mượn từ thị trường trong nước và thị trường liên ng}n h{ng để bù đắp mức thâm hụt).
  • Hệ thống chính trị ổn định.
  • Chính sách tiền tệ nhất quán và thận trọng.

Để dự đo|n việc công bố các thông tin quan trọng, các nhà phân tích sẽ đưa ra nhiều dự

đo|n v{ ph}n tích kh|c nhau những yếu tố có thể t|c động tới tỷ giá hối đo|i (còn gọi là các “tin tức ngoài lề”). Sau khi thông tin được công bố, thị trường sẽ có những phản ứng đầu tiên, thường là rất mạnh mẽ và dễ nhận thấy, điều sẽ dẫn tới sự thay đổi lớn trong giá cả chỉ trong một thời gian ngắn. Sự thay đổi này có thể xảy ra theo bất cứ chiều hướng nào, tỷ giá hối đo|i có thể đi lên nếu thông tin khả quan hơn mức dự báo và sẽ đi xuống nếu thông tin tiêu cực hơn những gì được nhận định. Rất nhiều quốc gia trên thế giới công bố số liệu kinh tế h{ng ng{y, nhưng một nhà giao dịch trên thị trường Ngoại hối cần chú ý trước hết tới các số liệu về nền kinh tế Mỹ. Tin tức liên quan tới nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới tỷ giá của các cặp tiền tệ cơ bản trên thị trường.

Chiến lược xem ra có vẻ đơn giản bạn chỉ việc đợi đến khi có một tin tức quan trọng được công bố, sau đó h~y quyết định nên mua hay bán tùy thuộc vào việc tin tức đó l{ khả quan hay tiêu cực.

Tuy nhiên, vẫn có những điểm cần lưu ý sau:

  1. Tỷ giá hối đo|i l{ tương quan giữa đồng tiền của hai quốc gia khác nhau, và nó

được quyết định bởi tình hình kinh tế của cả hai quốc gia này.

  1. Một chỉ số nhất định n{o đó không thể hiện được bức tranh toàn cảnh về một

nền kinh tế, do vậy, các nhà kinh doanh cần phân tích và hiểu được t|c động tổng hợp của các chỉ số v{ thông tin được công bố khi đưa ra c|c quyết định giao dịch.

  1. Bạn không thể biết trước tỷ giá của một cặp tiền tệ sẽ thay đổi theo chiều hướng

nào và trong khoảng bao nhiêu điểm phần trăm sau khi một thông tin kinh tế

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

được đưa ra. Chiều hướng v{ độ lớn của sự biến động này sẽ phụ thuộc vào tầm quan trọng của thông tin đó với thị trường tại thời điểm công bố.

Ph}n tích cơ bản sẽ là công cụ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi trên. Nó giúp bạn hiểu được những quy luật căn bản của thị trường Ngoại hối, mối quan hệ giữa các cặp tiền tệ khác nhau và các chỉ số kinh tế vĩ mô. Đối với các nhà kinh doanh, vấn đề là làm sao áp dụng được những hiểu biết rút ra từ ph}n tích cơ bản vào chiến lược kinh doanh của mình. Chiến lược dựa trên ph}n tích cơ bản buộc nhà kinh doanh phải nắm rõ tình trạng của nền kinh tế v{ luôn để tâm tới c|c thông tin v{ đ|nh gi| quan trọng được công bố trước khi đưa ra c|c quyết định đầu tư của mình.

  1. Dự đo|n diễn biến của tỷ giá hối đo|i dựa trên các chỉ số kinh tế như thế nào?

Ph}n tích cơ bản trên thị trường Ngoại hối trước hết là phân tích các chỉ số kinh tế và diễn biến của chúng. Để bắt đầu, bạn cần tìm được một vài nguồn cung cấp thông tin dùng cho việc ph}n tích cũng như lập ra một lịch biểu đ|ng tin cậy về các thông tin kinh tế. Lịch biểu này cần phải dễ hiểu v{ được cập nhật thường xuyên. Chúng ta sẽ trích dẫn một ví dụ từ cổng thông tin phổ biến trên thị trường Ngoại hối www.forexfactory.com:

Tại sao lịch biểu n{y được coi là một lựa chọn tốt cho bất cứ nhà kinh doanh nào? Hãy

quan sát nó kỹ hơn một chút:

  • Lịch biểu này có mức độ chi tiết hợp lý, nó thể hiện các sự kiện xảy ra tại các

quốc gia khác nhau trên thế giới.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

  • Bạn có thể c{i đặt thời gian theo múi giờ tại nơi bạn sống để không phải kiểm tra

thời gian thông tin n{o đó được công bố (giờ GMT, Giờ miền Đông của Mỹ…)

  • Bạn có thể sử dụng chức năng lọc để chọn ra danh sách các thông tin quan trọng

nhất hay c|c tin liên quan đến đồng tiền mà bạn quan tâm.

  • Thông tin mới về một chỉ số kinh tế sẽ xuất hiện trên lịch biểu này ngay khi nó được công bố (xem cột Actual). Bên cạnh đó, bạn có thể xem lại giá trị của các chỉ số này trong quá khứ trước khi chỉ số cập nhật nhất được công bố (xem cột Previous), cuối cùng bạn có thể xem dự đo|n của các nhà phân tích về chỉ số này (xem cột Forecast).
  • Cột Impact (T|c động) cho thấy mức độ quan trọng của thông tin thông qua màu

sắc của biểu tượng, m{u đỏ nghĩa l{ rất quan trọng, màu cam là quan trọng và màu vàng là không thực sự quan trọng.

  • Nhấp chuột vào biểu tượng Open Details (Mở Chi tiết) trên cột Detail, bạn sẽ có c|c thông tin đầy đủ hơn về chỉ số kinh tế tương ứng, công thức tính to|n cũng như phương thức phân tích chúng.
  • Cuối cùng, bạn có thể thấy biểu đồ thể hiện quá trình diễn biến của mỗi chỉ số

kinh tế trong vòng một v{i năm qua (xem cột Chart).

Tôi có một lời khuyên nhỏ cho việc sử dụng lịch biểu này: bạn hãy nhìn qua nó lúc bắt đầu tuần giao dịch, ghi nhớ ngày giờ công bố các thông tin quan trọng. Để dự đo|n sự thay đổi của các chỉ số mà bạn quan tâm, hãy xem xét diễn biến của chúng qua biểu đồ v{ lưu ý những thay đổi diễn ra trong một vài tháng gần nhất. Sau đó, h~y xem xét kỹ các dữ liệu đ~ được dự báo và công bố trước đ}y. Dựa trên các giả định về thông tin cuối cùng sẽ được công bố, h~y đưa ra một vài quyết định giao dịch khác nhau (mở các trạng thái mới, đóng các trạng thái hiện tại, thay đổi các mức Cắt Lỗ…). Có một câu nói mà mọi nhà kinh doanh đều thuộc lòng, đó l{ “Mua tin đồn, bán sự thực”. Giá cả trên thị trường thường đ~ bị tác động bởi c|c tin đồn và dự b|o trước khi thông tin chính thức được đưa ra, nhưng nó sẽ biến động rõ rệt tại thời điểm thông tin đó được công bố. Nếu thông tin công bố khả quan hơn dự báo thì tỷ giá của một đồng nội tệ, theo quy luật, sẽ tăng lên; còn nếu thông tin tiêu cực hơn nhận định trước đó, tỷ giá chắc chắn sẽ giảm xuống.

Tuy nhiên, điều n{y không có nghĩa l{ sau khi xem qua c|c dữ liệu mới được công bố,

bạn đ~ phải vội vã mở các trạng thái giao dịch mới ngay. Nếu đơn giản như vậy thì có lẽ mọi người đều đ~ trở thành triệu phú! Thông tin được công bố cho chúng ta chỉ dẫn về xu hướng tiếp theo của thị trường, nhưng bên cạnh đó, còn có rất nhiều yếu tố và quy luật kh|c t|c động đến tình hình giao dịch. Bạn cần tìm ra người muốn mua thứ mà bạn đang muốn bán. Thông tin có thể tương đối dễ hiểu và có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu các thành phần có vai trò quan trọng trên thị trường lại có quan điểm của riêng họ đối với triển vọng trong dài hạn và không muốn mua (hoặc bán) một đồng tiền n{o đó ở một mức giá mà bạn cho là hợp lý? Vậy nên, tiếp sau những thay đổi đầu tiên, thị trường có

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

thể sẽ không chứng kiến sự thay đổi đ|ng kể nào nữa và giá cả lại quay trở về mức cũ như khi chưa có biến động. Do đó, việc kinh doanh dựa trên tin tức nhìn chung khá mạo hiểm. Nhưng bạn cũng đừng nên tỏ ra thất vọng với những hiểu biết thu được nhờ ph}n tích cơ bản. C|c ph}n tích cơ bản đóng vai trò rất quan trọng trong đầu tư d{i hạn. Do vậy, điều cần nhớ ở đ}y l{ “Đừng kỳ vọng sẽ kiếm được nhiều tiền bằng việc giao dịch chỉ dựa trên các tin tức được công bố trong ng{y”. Ph}n tích cơ bản nên được lấy l{m cơ sở cho đầu tư trung v{ dài hạn. Bạn cũng nên kết hợp cả ph}n tích cơ bản và phân tích kỹ thuật khi xem xét các biểu đồ theo ngày, tuần hoặc th|ng. Ph}n tích cơ bản giúp bạn trả lời câu hỏi “Tại sao?” còn phân tích kỹ thuật sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Như thế nào?”. Việc tìm ra câu trả lời cho hai câu hỏi này thực ra đều quan trọng như nhau. Sử dụng kết hợp chúng để phân tích thị trường sẽ tạo cho bạn cơ hội có được kết quả kinh doanh khả quan hơn v{ hiểu biết sâu sắc hơn về quy luật vận hành của thị trường.

  1. Lãi suất tái cấp vốn ảnh hưởng thế n{o đến tỷ giá hối đo|i?

C|c ng}n h{ng trung ương chịu trách nhiệm hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia và đưa ra mức lãi suất tái cấp vốn cho đồng nội tệ. C|c ng}n h{ng thương mại lớn khi cần sẽ phải vay tiền từ ng}n h{ng trung ương theo mức lãi suất này. Ví dụ, lãi suất tái cấp vốn của Hệ thống Dự trữ Liên bang (FRS) hệ thống ng}n h{ng trung ương của Mỹ, là mức lãi suất qua đêm m{ c|c ng}n h{ng thương mại phải trả cho các khoản vay qua đêm của mình. Theo quy luật, Hệ thống Dự trữ Liên bang l{ cơ quan cấp tín dụng với chi phí thấp nhất cho các định chế tài chính lớn v{ c|c định chế n{y cũng coi vay mượn từ FRS là cách tốt nhất để duy trì khả năng thanh khoản của mình. Dựa trên mức lãi suất tái cấp vốn, các ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất áp dụng cho khách hàng (cả cá nhân và doanh nghiệp) cũng như l~i suất cho các sản phẩm tín dụng và tiền gửi khác.

Một ng}n h{ng trung ương có thể t|c động mạnh mẽ đến nền kinh tế quốc dân: làm

giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng c|ch tăng l~i suất tái cấp vốn để tránh cho nền kinh tế khỏi rơi v{o tình trạng tăng trưởng “qu| nóng” đồng thời kiểm soát lạm phát. Nếu lãi suất tái cấp vốn ở mức cao, chi phí cho các khoản vay tăng v{ trở nên kém hấp dẫn với các cá nhân và doanh nghiệp đang có nhu cầu đi vay, điều n{y l{m cho đầu tư giảm xuống. Ngược lại, bằng cách hạ thấp lãi suất tái cấp vốn, một ng}n h{ng trung ương có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: các khoản vay trở nên dễ tiếp cận hơn, c|c công ty bắt đầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh với sự trợ giúp từ các khoản vay có chi phí thấp. Việc tăng l~i suất tái cấp vốn cũng đồng thời l{m cho đồng nội tệ tăng gi| trong một khoảng thời gian nhất định bởi lãi suất của các sản phẩm tiền gửi ngắn hạn trên thị trường sẽ tăng cao v{ l{m tăng nhu cầu đối với đồng tiền đó. Sự thay đổi lãi suất tái cấp vốn thường hiếm khi nằm ngoài dự b|o: c|c ng}n h{ng trung ương (đặc biệt l{ Ng}n h{ng Trung ương ch}u Âu ECB) thường cố gắng tránh gây bất ngờ v{ luôn để cho các thành phần tham gia thị trường dự đo|n trước những thay đổi trong chính sách tiền tệ.

Lãi suất tái cấp vốn ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Trước khi thông tin chính thức về mức lãi suất tái cấp vốn được công bố, tỷ giá hối đo|i đ~ diễn biến theo những chiều hướng thể hiện dự báo của thị trường về những thay đổi có thể xảy ra. Những chiều hướng này có thể khác xa nhau. Nếu cuối cùng mức lãi suất này nằm ngoài dự báo thì mức độ biến động của thị trường sẽ tăng lên nhanh chóng trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ giá các cặp tiền tệ có thể tăng tới 10 điểm phần trăm chỉ trong vài phút. Còn nếu mức lãi suất được công bố đúng với dự báo thì sẽ không có biến động n{o đ|ng kể do tỷ gi| đ~ được điều chỉnh từ trước đó.

Ngày giờ m{ c|c ng}n h{ng trung ương công bố mức lãi suất tái cấp vốn đ~ được quy

định trước: Ủy ban Thị trường Mở Liên bang, FOMC, sẽ tổ chức một cuộc họp trong hai ngày nhằm thảo luận tình hình kinh tế vĩ mô của quốc gia đồng thời ấn định mức lãi suất tái cấp vốn. Ủy ban sẽ tổ chức 8 cuộc họp như vậy trong một năm theo thời gian biểu định sẵn và các quyết định của Ủy ban cũng sẽ được công bố theo một lịch trình rõ ràng và công khai. Còn Ng}n h{ng Trung ương ch}u Âu thì tổ chức các cuộc họp h{ng th|ng để quyết định mức lãi suất này.

NHTW

Đồng

tiền

Trang web chính thức

Lãi suất tái cấp vốn,

Lãi suất tái cấp vốn,

Tháng 11, 2007 (%)

Tháng 1, 2009 (%)

Cục Dự trữ Liên bang

Mỹ, FED

Ngân hàng Trung

ương ch}u Âu, ECB

USD

http://www.federalreserve.gov

4,5

EUR

http://www.ecb.int

4,00

NHTW Anh

GBP

http://www.bankofengland.co.uk 5,75

NHTW Nhật Bản

JPY

http://www.boj.or.jp

Ngân hàng Quốc gia

Thụy Sỹ

CHF

http://www.snb.ch

0,50

2,75

NHTW Canada

CAD

http://www.bankofcanada.ca

4,50

Ngân hàng Dự trữ

New Zealand

Ngân hàng Dự trữ

Australia

NZD

http://www.rbnz.govt.nz

8,25

AUD

http://www.rba.gov.au

6,75

0.25

2,50

2,00

0,20

0,50-1,50

1,50

3,50

4,25

Biểu đồ dưới đ}y minh họa những thay đổi của lãi suất tái cấp vốn của c|c đồng tiền

chính trên thế giới kể từ năm 1993.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Chú ý:

Cần lưu ý rằng, lãi suất tái cấp vốn có thể có những t|c động tiêu cực lên giá trị của trái phiếu (chứng khoán nợ dài hạn): nếu lãi suất tái cấp vốn tăng lên thì gi| tr|i phiếu sẽ giảm xuống. Do vậy, phân tích bảng biểu về giá trái phiếu có thể phần nào giúp chúng ta dự đo|n được những thay đổi trong lãi suất tái cấp vốn.

T|c động qua lại này giữa lãi suất tái cấp vốn và trái phiếu l{ tương đối dễ hiểu: trái phiếu là công cụ đầu tư với lãi suất cố định, và mức hấp dẫn đầu tư của chúng bị giảm đi cùng với sự tăng lên của lãi suất tái cấp vốn của đồng tiền mà trái phiếu đó được phát hành. Nếu mức tăng l~i suất l{ đ|ng kể thì một lượng lớn c|c nh{ đầu tư sẽ bắt đầu sắp xếp lại danh mục của mình bằng việc giảm bớt tỷ trọng nắm giữ trái phiếu v{ tăng tỷ trọng nắm giữ các loại giấy tờ có giá khác trên thị trường liên ngân hàng.

Bạn cũng có thể quan sát thấy điều này trên thị trường chứng khoán: việc giảm lãi suất

tái cấp vốn dẫn tới việc chứng kho|n tăng gi|. T|c động qua lại này có thể hiểu được bởi thực tế là lãi suất tái cấp vốn giảm làm tăng khả năng tiếp cận với các khoản tín dụng với chi phí thấp hơn, qua đó c|c công ty niêm yết có thể sử dụng chúng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

  1. Làm thế n{o để dự đo|n diễn biến của lãi suất tái cấp vốn?

Lãi suất tái cấp vốn của đồng đô-la Mỹ do Ủy ban Thị trường Mở Liên bang FOMC quyết định. L{m c|ch n{o để dự đo|n phản ứng của các thành phần tham gia thị trường trước khi thông tin chính thức về nó được công bố? Làm cách nào chúng ta biết được thị trường đang trông đợi điều gì? Các thành phần có tiếng nói quan trọng trên thị trường xem xét những yếu tố n{o trước khi đưa ra quyết định giao dịch của họ?

Lãi suất tái cấp vốn có t|c động rất lớn lên các giao dịch thanh to|n trong tương lai giữa

các bên trong các quan hệ kinh tế. Do vậy, thị trường luôn cần nhìn nhận rõ ràng về những thay đổi có thể xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là một tháng hay phổ biến hơn l{ s|u th|ng. Bên cạnh các hợp đồng h{ng hóa tương lai, Trung t}m giao dịch Chicago (Chicago Board of Trade CBOT) còn thực hiện giao dịch chứng chỉ quỹ Liên bang kỳ hạn 30 ngày (30-Day Federal Funds Futures), gọi tắt là ZQ. Bạn có thể làm quen với diễn biến giá cả của các hợp đồng tương lai tại trang web chính thức của CBOT: www.cbot.com.

Chúng ta hãy cùng xem xét ví dụ sau (nguồn: Trung tâm giao dịch Chicago)

Một hợp đồng tương lai được thực hiện tại mức giá mà nếu lấy 100 trừ đi mức gi| đó, chúng ta sẽ có mức lãi suất tái cấp vốn mà các thành phần tham gia vào thị trường kỳ vọng trong th|ng đó. Ví dụ, nếu giá thực hiện của một hợp đồng tương lai l{ 95,55 trong th|ng

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

S|u thì có nghĩa l{ c|c nh{ đầu tư dự đo|n mức lãi suất tái cấp vốn của đồng đô-la Mỹ trong th|ng đó sẽ là 4,45% (100 95,55). Khó mà nói chắc được con số này có trùng với con số m{ FOMC đưa ra hay không bởi cơ quan n{y thường nâng hay hạ mức lãi suất tái cấp vốn tối thiểu l{ 0,25%. Do đó, mức lãi suất tái cấp vốn kỳ vọng chỉ đại diện cho mức kỳ vọng bình quân của thị trường hay chính x|c hơn l{ điểm cân bằng giữa dự báo và các khả năng thực tế.

Các hợp đồng tương lai cho phép c|c công ty lớn kiểm so|t được rủi ro lãi suất và lên kế hoạch cho các chi phí tín dụng của mình. Bạn nên làm quen dần với các dự báo mức lãi suất tái cấp vốn khi giao dịch trên thị trường Ngoại hối để bản thân bạn cũng có thể tự dự báo những thay đổi của lãi suất này trong khoảng thời gian sáu tháng.

  1. Phân tích chỉ số GDP như thế nào?

Trong quá trình giao dịch các cặp tiền tệ trên thị trường ngoại hối, dường như việc

phân tích và dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là không cần thiết. GDP là một chỉ số kinh tế vĩ mô tổng quát, cho nên bạn đừng kỳ vọng là nó sẽ có ảnh hưởng lớn tới những biến động của tỷ giá trong ngắn hạn. Chỉ số n{y thường thay đổi theo đơn vị phần trăm (%). Số liệu GDP h{ng quý được công bố đều đặn vào một thời điểm x|c định n{o đó, v{ kỳ vọng của thị trường có thể không trùng khớp với chỉ số thực. Bạn cũng nên nhớ rằng GDP với vai trò là một trong những chỉ số cơ bản nhất là một yếu tố rất quan trọng cần xem xét đối với những kế hoạch đầu tư d{i hạn.

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product GDP) là tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong phạm vi một quốc gia trong một khoảng thời gian x|c định (thường là một năm).

Tỷ lệ tăng trưởng GDP của một quốc gia càng cao thì tình hình kinh tế của quốc gia đó càng tốt. Tỷ lệ tăng trưởng GDP tối ưu l{ v{o khoảng 3% một năm. Nếu GDP tăng trưởng qu| nhanh, ng}n h{ng trung ương sẽ đưa ra quyết định tăng l~i suất tái cấp vốn v{ điều này sẽ ảnh hưởng tích cực lên tỷ giá hối đo|i của đồng nội tệ

GDP ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Tuy nhiên, bạn cũng không nên xem GDP l{ chỉ số duy nhất phản ánh sức cạnh tranh của nền kinh tế của một quốc gia. Để hiểu biết đầy đủ những động lực và triển vọng phát triển của một nền kinh tế, bạn phải so sánh số liệu mới nhất với những số liệu lịch sử cũng như số liệu của các quốc gia khác.

Công thức phổ biến nhất để tính toán chỉ số GDP như sau:

GDP = Tiêu dùng + Đầu tư + Chi tiêu công + (Xuất khẩu Nhập khẩu)

Báo cáo GDP quý của Mỹ được cập nhật vào tuần thứ 3 hoặc thứ 4 mỗi tháng. Sau mỗi quý, chỉ số của c|c th|ng đều được xem xét đ|nh gi| lại. B|o c|o thường kỳ n{y được công

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

bố bởi Cơ quan Ph}n tích Kinh tế của Bộ Thương mại Mỹ vào khoảng giữa ngày 20 và 30 hàng tháng.

GDP của nước Mỹ chiếm khoảng 29% GDP toàn cầu, GDP của khu vực đồng euro chiếm

khoảng 22% và GDP của Nhật Bản là khoảng 13%. Cấu trúc của GDP cũng l{ một yếu tố quan trọng. Ví dụ như ở Mỹ, có tới hơn 65% GDP của nước n{y được tạo ra bởi các khoản tiêu dùng cá nhân.

Bạn cũng cần nhớ rằng chỉ số GDP có thể được thể hiện qua giá trị danh nghĩa (nominal

GDP), tức là giá trị thị trường thực tế tại thời điểm công bố) hoặc qua giá trị thực (real GDP), tức là giá trị được tính theo giá tại năm cơ sở, chỉ số GDP thực cho phép ta so sánh chỉ số GDP của các thời kỳ khác nhau. Tại Mỹ, giá tại năm cơ sở 1992 được dùng để tính GDP thực. Tại rất nhiều quốc gia, cơ quan thống kê thường chịu trách nhiệm tính toán chỉ số GDP. Tại Mỹ, Cơ quan Ph}n tích Kinh tế, BEA, (http://www.bea.gov) thuộc Bộ Thương mại Mỹ chịu trách nhiệm tính toán chỉ số GDP.

Biểu đồ dưới đ}y thể hiện diễn biến tốc độ tăng trưởng GDP tại Mỹ từ năm 1996 (%).

  1. C|n c}n thương mại, tài khoản vãng lai và Thâm hụt ngân sách ảnh hưởng tới tỷ giá hối đo|i của đồng USD như thế nào?

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Thành phần chủ yếu của Tài khoản Vãng lai có ảnh hưởng tới việc tính toán giá trị GDP

chính l{ C|n c}n Thương mại (m{ thường là Thâm hụt Thương mại). Những nhân tố này thường được phân tích trong mối tương quan với nhau. Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu ảnh hưởng của Thâm hụt Ngân sách tới tỷ giá hối đo|i của đồng đô-la Mỹ.

Cán cân Thương mại là phần chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một

nền kinh tế trong một khoảng thời gian x|c định. Dữ liệu thống kê được sử dụng để tính to|n c|n c}n thương mại là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia.

Nếu c|n c}n thương mại của một quốc gia có giá trị dương thì quốc gia đó đang ở trong tình trạng Thặng dư Thương mại (giá trị xuất khẩu vượt quá giá trị nhập khẩu); còn nếu cán c}n thương mại có giá trị âm thì quốc gia đó đang bị Thâm hụt Thương mại (giá trị nhập khẩu vượt quá giá trị xuất khẩu).

Biểu đồ dưới đ}y thể hiện diễn biến của tình trạng thâm hụt thương mại tại Mỹ

Thặng dư thương mại cũng như sự giảm bớt thâm hụt thương mại nhìn chung được cho

l{ điều kiện thuận lợi để giá trị của đồng nội tệ tăng lên:

Thặng dư thương mại ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Khi một quốc gia đang có thặng dư thương mại, tổng giá trị các dòng ngoại tệ chảy vào

quốc gia đó cao hơn tổng giá trị các dòng ngoại tệ chảy ra. Ngoại tệ khi vượt qua biên giới sẽ

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

được chuyển đổi th{nh đồng nội tệ v{ như vậy, nguồn cung ngoại tệ sẽ tăng lên. Kết quả là tỷ giá hối đo|i của c|c đồng ngoại tệ sẽ giảm còn tỷ giá hối đo|i của đồng nội tệ sẽ tăng. Trong trường hợp một quốc gia đang bị thâm hụt thương mại, đồng nội tệ cần được chuyển đổi th{nh đồng ngoại tệ để thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế. Kết quả là nguồn cung đồng nội tệ tăng lên v{ tỷ giá hối đo|i sẽ giảm, còn tỷ giá của đồng tiền của quốc gia đang có thặng dư với quốc gia này sẽ tăng.

Cục điều tra dân số thuộc Bộ thương mại Mỹ chịu trách nhiệm công bố số liệu về cán

c}n thương mại của nước này vào ngày thứ Năm thứ ba của mỗi tháng.

Tài khoản vãng lai thể hiện các dòng tiền giữa một quốc gia với các quốc gia khác

trong một khoảng thời gian x|c định. Tài khoản vãng lai bao gồm giá trị xuất khẩu và nhập khẩu, thanh toán từ hoạt động đầu tư tại nước ngoài và thu nhập nhận được từ hoạt động đầu tư nước ngoài tại quốc gia đang xem xét cũng như viện trợ nước ngoài và các dòng tiền khác. Nó là số dư sau khi bù trừ các dòng tiền vào và ra khỏi quốc gia đó. Tuy nhiên, t{i khoản vãng lai lại không bao gồm các giao dịch chuyển tiền liên quan tới c|c nghĩa vụ tài chính hoặc các tài sản có tính chất như c|c giao dịch tài chính. Việc phân tích tài khoản vãng lai cho phép phân tích hoạt động kinh tế có yếu tố nước ngoài của một quốc gia.

Thặng dư t{i khoản vãng lai (hoặc sự giảm bớt thâm hụt tài khoản vãng lai) có lợi cho sự tăng gi| trị đồng nội tệ. Số liệu tài khoản v~ng lai được công bố vào một ngày nhất định vào khoảng giữa mỗi tháng.

Thặng dư Tài khoản Vãng lai ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ đ~ lên tới 7% GDP v{o năm 2007 (trên 800 tỷ đô

la). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do tổng giá trị nhập khẩu đ~ vượt xa tổng giá trị xuất khẩu.

Vậy thì, làm thế nào mà nền kinh tế Mỹ lại không sụp đổ khi m{ c|c gia đình, doanh

nghiệp và cả chính phủ tại đ}y đều đang chi tiêu nhiều hơn những gì họ làm ra và tiết kiệm được ít hơn những gì họ đem đi đầu tư? Th}m hụt tài khoản vãng lai của nước Mỹ được tài trợ bởi các khoản vay từ nước ngoài và từ c|c định chế tài chính quốc tế. Nó tạo ra các nguồn tài chính khổng lồ chảy vào quốc gia này mỗi năm.

Trên quy mô toàn cầu, tổng giá trị tài khoản vãng lai của tất cả các quốc gia cộng lại sẽ bằng không, bởi thặng dư của quốc gia này sẽ được bù trừ bởi thâm hụt của quốc gia khác. Ví dụ, tài khoản vãng lai của Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á kh|c so với Mỹ là dương. Trung Quốc hiện đang theo đuổi chính sách kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu, và neo chặt đồng nội tệ (Nhân dân tệ) v{o đồng đô-la Mỹ. Bằng c|ch ngăn chặn sự tăng gi| của đồng Nhân dân tệ, Trung Quốc có được lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Thăng dư thương mại của Trung Quốc tạo ra lợi thế cho hoạt động đầu tư quốc tế của nước này nói chung: Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào cổ phiếu và trái phiếu chính phủ Mỹ, qua đó hỗ trợ tỷ giá hối đo|i của đồng đô-la, đồng thời tài trợ cho các khoản tiêu dùng v{ đầu tư trong lãnh thổ nước Mỹ. C|c nh{ đầu tư nước ngoài nắm giữ một phần đ|ng kể lượng chứng

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

kho|n đang lưu h{nh tại Mỹ v{ được trả lợi tức trên những chứng khoán này. Ví dụ, Trung Quốc sẽ có lợi khi đầu tư v{o c|c thị trường tài chính có tính thanh khoản cao của Mỹ vì bản th}n c|c cơ hội đầu tư tại Trung Quốc rất hạn chế do tình trạng thăng dư thương mại của nước n{y, thêm v{o đó, đầu tư v{o thị trường Mỹ nhìn chung hấp dẫn hơn do môi trường tự do và có tính minh bạch cao tại đ}y.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cho rằng thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ không thể cứ

tăng lên m~i. Tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ bị hạn chế bởi thực tế là việc chi trả lãi suất và cổ tức cho những khoản vay từ c|c nh{ đầu tư nước ngo{i đến một lúc n{o đó sẽ lớn đến mức nó ngốn một phần lớn tổng sản phẩm do nền kinh tế Mỹ tạo ra. Thấy trước được điều n{y, c|c ng}n h{ng trung ương lớn nhất thế giới đang cố gắng giảm dự trữ bằng đồng USD của mình bằng cách chuyển sang c|c đồng tiền ổn định hơn như đồng euro. Ngay khi một quốc gia n{o đó tuyên bố sẽ chuyển một phần dự trữ bằng đồng đô-la Mỹ sang các ngoại tệ kh|c để đa dạng hóa danh mục đầu tư thì tỷ giá của đồng USD sẽ phải chịu một áp lực lớn trên thị trường Ngoại hối.

Vậy thì liệu có giải pháp hợp lý nào cho vấn đề thâm hụt tài khoản vãng lãi của Mỹ hay không? Nếu có, nó cũng sẽ cần đến h{nh động trên cả phương diện chính trị lẫn kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Các chuyên gia kinh tế học đưa ra một vài lựa chọn như sau:

  • Trung Quốc giảm kiểm so|t đối với đồng Nhân dân tệ trong đó có việc kiểm soát

sự tăng gi| của nó so với đô-la Mỹ đồng thời chuyển đổi chính sách, tập trung nhiều v{o tăng chi tiêu nội địa.

  • Liên minh ch}u Âu theo đuổi các cải cách kinh tế nhằm làm giảm ảnh hưởng của

nền kinh tế Mỹ lên nền kinh tế toàn cầu và làm xuất hiện những giải pháp mới cho các vấn đề nội địa của nước Mỹ.

  • Chính phủ Mỹ áp dụng tất cả các biện pháp có thể để hạn chế chi tiêu v{ tăng

cường tích lũy (Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn v{o năm 2007 tại Mỹ đ~ phần nào khuyến khích chính sách này).

Sự giảm giá của đồng đô-la là một trong những yếu tố chính dẫn đến tính trạng thâm

hụt tài khoản vãng lai của Mỹ. Việc tăng nguồn thu bằng đồng đô-la từ các hoạt động đầu tư tại nước ngo{i đ~ khuyến khích Mỹ thúc đẩy các hoạt động này.

Ngân sách Liên bang Mỹ là giá trị chênh lệch giữa các nguồn thu nhập và chi tiêu của

chính phủ Liên bang. Nó đ~ ở trong tình trạng thâm hụt trong một v{i năm qua.

Thâm hụt Ngân sách ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Báo cáo Ngân sách quốc gia Mỹ trong th|ng n{y được Bộ Tài chính Mỹ công bố vào tuần

thứ ba của tháng tiếp theo.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

Biểu đồ dưới đầu thể hiện diễn biến tình trạng thâm hụt Ngân sách Mỹ từ năm 1993

đến năm 2008 (đơn vị: tỷ đô-la, nguồn: Briefing news agency, www.briefing.com)

  1. Phân tích chỉ số lạm phát như thế nào?

Thuật ngữ Lạm phát (inflation) có nguồn gốc từ tiếng Latin inflatio, có nghĩa l{ sưng lên, căng phồng lên. Lạm phát là quá trình suy giảm giá trị đồng tiền, biểu hiện ở sự tăng lên của giá cả hàng hóa và dịch vụ. Có một vài chỉ số cơ bản được dùng để đ|nh gi| mức độ lạm phát.

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index hayCPI) thể hiện sự thay đổi trong tổng

mức giá cả của một giỏ hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian x|c định (tháng hoặc năm). Đ}y l{ chỉ số lạm phát quan trọng nhất. Chỉ số CPI hàng tháng của Mỹ được công bố vào khoảng từ ng{y 15 đến 21 mỗi tháng. Việc công bố chỉ số n{y do Cơ quan Thống kê Lao động thuộc Bộ Lao động Mỹ (http://stats.bls.gov) chịu trách nhiệm.

Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index hayPPI) thể hiện sự thay đổi giá của giỏ

hàng hóa bao gồm trên 90.000 loại hàng hóa và dịch vụ của trên 3.500 lĩnh vực sản xuất khác nhau. Chỉ số này bao gồm cả giá sản xuất của các hàng hóa thành phẩm, hàng hóa trung gian và nguyên liệu thô. Dịch vụ chiếm khoảng 50% giỏ hàng. Chỉ số PPI hàng tháng của Mỹ được công bố vào khoảng giữa ngày 9 và 15. Bộ Lao động Mỹ cũng chịu trách nhiệm công bố chỉ số này.

Bạn chỉ nên lo lắng về áp lực lạm phát khi giá cả tăng cao hơn so với dự báo của chính phủ và các nhà phân tích. Dữ liệu được công bố càng khác so với dữ liệu dự báo bao nhiêu thì nó càng ảnh hưởng tới thị trường Ngoại hối bấy nhiêu. Lạm ph|t tăng dẫn đến lãi suất cũng tăng: ng}n h{ng trung ương cố gắng kiểm soát lạm phát bằng c|ch tăng l~i suất tái cấp vốn. Lạm ph|t tăng cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán do nhu cầu đầu tư vào cổ phiếu giảm.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

CPI / PPI ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái USD

Một khi lãi suất tăng, môi trường lạm ph|t dường như lại khiến đồng tiền trở nên mạnh

hơn mặc dù lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu chính của ng}n h{ng trung ương l{ hạn chế lạm phát trong nền kinh tế, và vì vậy các thành phần tham gia thị trường hiểu rằng lạm ph|t tăng có thể khiến ng}n h{ng trung ương tăng c|c loại lãi suất, điều sẽ tạo áp lực tăng gi| lên đồng nội tệ. Lạm ph|t tăng cũng có ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế nói chung bởi nó làm giảm chi tiêu và vì vậy làm giảm tỷ lệ tăng trưởng GDP. Thực tế này lại gây áp lực đòi hỏi ng}n h{ng trung ương giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng, nhưng nhìn chung, nhiệm vụ kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế thường lớn hơn áp lực ngược lại là giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng.

Lạm phát hiện đang l{ vấn đề kinh tế nghiêm trọng đối với rất nhiều quốc gia. Các ngân h{ng trung ương luôn cố gắng làm mọi việc trong khả năng của mình để kiềm chế lạm phát. Thâm hụt ngân sách, kết quả của việc chính phủ không duy trì được cân bằng ngân sách cũng l{ một nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát.

Có một điều thú vị l{ gia tăng lạm phát làm giảm tỷ lệ thất nghiệp v{ ngược lại, tỷ lệ lạm

phát giảm có thể khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng (do tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế nói chung giảm xuống). Tất cả những điều này nói lên rằng các chính phủ và ngân hàng trung ương luôn luôn hướng tới sự cân bằng giữa mong muốn kiềm chế lạm ph|t đến mức tối thiểu với việc không l{m tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.

Lạm ph|t cũng ảnh hưởng rất lớn tới thị trường trái phiếu: nếu nh{ đầu tư mua tr|i

phiếu lãi suất cố định thì giá trị tương lai của đồng tiền nhận được từ lợi tức của trái phiếu đó sẽ giảm đi cùng với sự gia tăng của lạm ph|t. Như vậy thì dường như tỷ lệ lạm phát gần như bằng 0 l{ lý tưởng, nhưng không phải vậy. Lạm phát quá thấp cũng chính l{ dấu hiệu của trì trệ kinh tế và báo hiệu những điều không tốt đẹp sắp xảy ra.

Biểu đồ dưới đ}y thể hiện diễn biến chỉ số CPI của Mỹ từ năm 1996 (%):

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

Còn biểu đồ này thể hiện chỉ số PPI của Mỹ từ năm 1993 (%):

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Số liệu thống kêDoanh số bán lẻ ở Mỹ là một chỉ số gián tiếp của lạm phát. Doanh số bán lẻ l{ cơ sở phân tích nhu cầu tiêu dùng của người d}n v{ đưa ra kết luận về phản ứng của họ trong bối cảnh kinh tế nhất định. Lạm ph|t cũng gắn liền với doanh số bán lẻ: doanh số bán lẻ càng cao thì khả năng gia tăng lạm ph|t trong tương lai gần c{ng tăng. Mặt khác, doanh số bán lẻ tăng cũng ảnh hưởng tới tỷ giá hối đo|i vì việc người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cũng đóng góp v{o tăng trưởng kinh tế và nhìn chung thể hiện sự gia tăng niềm tin của người dân vào triển vọng của nền kinh tế.

Doanh số bán lẻ ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Công thức tính doanh số bán lẻ bao gồm tổng giá trị thanh toán của tất cả các nhà bán lẻ

trong một khoảng thời gian x|c định. Doanh số bán lẻ được công bố bởi Cơ quan Điều tra dân số Mỹ. Bạn có thể tìm thêm rất nhiều thông tin tại website chính thức của cơ quan n{y (http://www.census.gov/svsd/www/advtable.html)

  1. Các chỉ số việc làm ảnh hưởng tới tỷ giá hối đo|i như thế nào? Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa những người thất nghiệp và những người đang có việc làm trong phạm vi một quốc gia. Bạn có thể theo dõi tỷ lệ này bằng cách sử dụng hai chỉ số việc làm chính:

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

  • Đề nghị trợ cấp Thất nghiệp Lần đầu (Initial Jobless Claims);
  • Bảng lương Phi nông nghiệp (Nonfarm Payrolls NFP).

Số lượng đơn Đề nghị trợ cấp Thất nghiệp Lần đầu cho thấy có bao nhiêu người đang

trong quá trình tìm kiếm việc l{m đ~ đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp trong một khoảng thời gian x|c định. Bộ Lao động Mỹ l{ cơ quan chịu trách nhiệm công bố số liệu này vào thứ Năm h{ng tuần.

Số lượng đơn Đề nghị trợ cấp Thất nghiệp Lần đầu ↓ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Chỉ số này chỉ t|c động rất ít lên tỷ giá hối đo|i bởi hai lý do. Một l{ nó được công bố

hàng tuần, mà diễn biến của nó trong khoảng thời gian ngắn như vậy thì thường không nhiều, khó g}y được sự chú ý. Hai là bản thân số lượng đơn đề nghị n{y cũng không quan trọng bằng số việc làm mới được tạo ra. Sự gia tăng của số lượng người nhập cư v{ qu| trình tự động hóa mạnh mẽ đều làm giảm nhu cầu về nh}n công (nhưng l{m tăng năng suất lao động) v{ t|c động rất mạnh tới chỉ số thất nghiệp.

Bảng lương Phi nông nghiệp NFP là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng nhất

của Mỹ. Nó được công bố mỗi tháng một lần. Nó phản ánh rất rõ nét thị trường lao động Mỹ v{ được các nhà kinh doanh cũng như c|c nh{ ph}n tích theo dõi s|t sao. Số lượng việc làm mới tăng cao l{ dấu hiệu cho thấy kinh tế đang tăng trưởng bởi nó chứng tỏ các công ty đang thuê thêm người để đ|p ứng nhu cầu của mình về lao động để ho{n th{nh c|c đơn đặt hàng của khách hàng. Cùng với NFP, hai chỉ số quan trọng kh|c cũng được công bố đó l{:

  • Mức tiền công Trung bình Giờ (Average Hourly Earnings) là giá trị tuyệt đối trung bình của mức tiền công theo giờ và phần trăm tăng lên của nó trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Số giờ làm việc Trung bình tuần (Average Workweek).

Dữ liệu về cả ba chỉ số trên đều được công bố hàng tháng vào ngày thứ S|u đầu tiên. Bộ Lao động Mỹ l{ cơ quan chịu trách nhiệm về các chỉ số này (http://stats.bls.gov). Thực tế đ~ cho thấy, tỷ giá hối đo|i có thể thay đổi tới 125 điểm phần trăm chỉ vài giờ sau khi NFP được công bố. Điều này khiến cho báo cáo NFP trở thành một trong những chỉ số có tác động lớn nhất tới thị trường.

Bảng lương Phi nông nghiệp ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Tỷ lệ thất nghiệp ↓ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Việc phân tích báo cáo NFP cho thấy những thay đổi quan trọng nhất đang diễn ra tại

khu vực nào của nền kinh tế. Gần đ}y, chúng ta thấy những thay đổi mạnh mẽ diễn ra trong cấu trúc của thị trường lao động tại các nền kinh tế phát triển. Chỉ trong vòng vài thập kỷ, vai trò của nông nghiệp ngày càng giảm sút, nhường bước cho sự lên ngôi của thương mại và dịch vụ. Tiền công trung bình của một lao động có kỹ năng trong ng{nh t{i chính v{ sản

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

xuất cao hơn của một lao động làm việc trong ngành nông nghiệp và dịch vụ. Kết quả là, số lượng việc làm mới được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất, tài chính và xây dựng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế hơn l{ số việc làm mới trong các ngành nghề khác. Do vậy, những thay đổi trong báo cáo NFP chắc chắn sẽ t|c động tới ứng xử của các thành phần tham gia thị trường Ngoại hối.

Biều đồ sau đ}y minh họa những diễn biến của Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ từ

th|ng Tư năm 1996 đến th|ng Mười Hai năm 2008, (tính trên số việc làm mới được tạo ra, đơn vị: nghìn). Đường m{u xanh l{ NFP, đường m{u đỏ l{ đường trung bình di động của chỉ số n{y qua 6 giai đoạn:

  1. Những dữ liệu thống kê n{o được sử dụng để dự đo|n tình hình thị trường bất động sản Mỹ?

Diễn biến của thị trường bất động sản có ảnh hưởng to lớn tới tình hình nền kinh tế Mỹ nói chung do doanh số b|n nh{ đóng góp một phần quan trọng trong các hoạt động kinh tế tại nước này. Thị trường bất động sản Mỹ được đặc trưng bởi bốn loại dữ liệu thống kê sau:

  • Chi tiêu cho hoạt động Xây dựng (Construction Spending)
  • Số lượng nhà ở Xây mới (Housing Starts)

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

  • Doanh số b|n Nh{ đang sử dụng (Existing Home Sales)
  • Doanh số bán Nhà mới xây dựng (New Home Sales)

Chi tiêu cho hoạt động Xây dựng là tổng các loại chi phí dành cho Xây dựng Nhà ở, Phi

nhà ở (Non-residential) và Xây dựng Công cộng. Báo cáo Chi tiêu Xây dựng được Cục Điều tra dân số Mỹ công bố vào ngày làm việc đầu tiên hàng tháng. Nó bao gồm dữ liệu về chi tiêu xây dựng trong hai tháng trước đó.

Chi tiêu Xây dựng ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Nếu chi tiêu xây dựng liên tục tăng trong vòng 3 th|ng liền thì đó l{ dấu hiệu cho thấy

thị trường bất động sản Mỹ đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Số lượng nhà ở Xây mới là dữ liệu về số lượng nhà ở chưa ho{n thiện mà việc xây

dựng được bắt đầu trong th|ng trước thời điểm báo cáo. Do việc xây dựng các ngôi nhà mới thường đi liền với các khoản vay lớn, nên tỷ lệ lãi suất thường có t|c động mạnh tới chỉ số này. Báo cáo về Số nhà Xây mới được Cục Điều tra dân số Mỹ công bố vào ngày 16 hàng tháng.

Số nhà Xây mới ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Lãi suất cho vay thế chấp giảm sẽ l{m tăng tốc độ xây dựng cũng như số giấy phép xây

dựng được cấp.

Doanh số bán Nhà đang sử dụng phản ánh nhu cầu đối với c|c ngôi nh{ đang sử dụng,

hay nói cách khác là số lượng c|c ngôi nh{ đang sử dụng được đem b|n. Thông qua chỉ số này, chúng ta có thể đ|nh gi| được tình hình thị trường nhà ở thứ cấp tại Mỹ. Báo cáo về Doanh số b|n Nh{ đang sử dụng do Hiệp hội Các nhà môi giới Quốc gia (www.realtor.org) đưa ra v{o ng{y 25 h{ng th|ng.

Doanh số bán Nhà đang sử dụng ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Doanh số bán Nhà mới xây dựng được Cục Điều tra dân số Mỹ công bố vào ngày làm

việc cuối cùng hàng tháng. Báo cáo này thể hiện dữ liệu thu thập được trong th|ng trước đó.

Doanh số bán Nhà mới xây dựng ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

  1. Các chỉ số n{o được dùng để đ|nh gi| sản xuất công nghiệp của Mỹ?

Sản xuất công nghiệp đóng góp khoảng 30% giá trị GDP của Mỹ. Chỉ số Sản xuất Công nghiệp (Industrial Production Index) thể hiện rõ nét nhất các hoạt động sản xuất của nền

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

kinh tế Mỹ, nó bao gồm các ngành nghề sản xuất, hoạt động khai thác mỏ và hoạt động kinh tế địa phương (municipal ecocomy). Chỉ số n{y được thể hiện dưới dạng phần trăm khi so sánh với năm cơ sở 1992 (100%).

Bên cạnh đó, còn có một số chỉ số kh|c cũng được tính to|n như: Chỉ số Sản xuất của

ngành Công nghiệp Nặng (Production Index of Heavy Industry), Chỉ số Vận tải (Transport Index), Chỉ số ng{nh Điện tử (Electronics Index), Chỉ số Công nghiệp Hóa chất (Chemical Industry Index), Chỉ số Ngành công nghiệp Thực phẩm v{ Đồ uống (Food & Beverage Index)…

Chỉ số Sản xuất Công nghiệp ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Nếu chỉ số của tháng công bố cao hơn so với mức dự đo|n thì đó l{ tín hiệu của lạm

ph|t, điều này sẽ l{m tăng l~i suất. Hội đồng Thống đốc Fed sẽ chịu trách nhiệm công bố số liệu về Chỉ số Sản xuất Công nghiệp, thường là vào ngày 15 hàng tháng.

Hiệu suất Sử dụng là mức độ thực tế mà các doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế sử

dụng năng lực sản xuất sẵn có của mình trong các hoạt động sản xuất, khai thác mỏ và các hoạt động kinh tế địa phương. Khi năng lực sản xuất tăng thì hiệu suất sử dụng cũng có xu hướng tăng. C|c nh{ ph}n tích sử dụng chỉ số n{y để dự đo|n diễn biến của lạm phát. Theo quy luật, nếu hiệu suất sử dụng đạt mức 82-85% thì giá thành sản phẩm của nhà sản xuất và lạm phát sẽ cùng tăng.

Hiệu suất Sử dụng ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Nếu dữ liệu công bố về Hiệu suất Sử dụng cao hơn mức lạm phát dự báo thì nhiều khả

năng nền kinh tế sẽ phải đương đầu với mức lạm ph|t cao trong tương lai gần. Hệ quả là lãi suất sẽ tăng theo v{ g}y t|c động tiêu cực đến thị trường trái phiếu. Hội đồng Thống đốc Fed chịu trách nhiệm công bố chỉ số Hiệu suất Sử dụng h{ng th{ng (thường thì nó được công bố đồng thời với Chỉ số Sản xuất Công nghiệp).

  1. Nh{ đầu tư cần quan t}m đến các chỉ số nào khác của nền kinh tế Mỹ?

Tình hình kinh tế Mỹ nói chung được đặc trưng bởi rất nhiều chỉ số, báo cáo và số liệu

khác nhau. Các chỉ số tương tự cũng được sử dụng khi đ|nh giá về nền kinh tế khu vực đồng euro và các quốc gia khác trên thế giới.

Chỉ số Định hướng (Leading Indicator) phản ánh diễn biến nền kinh tế trong một giai đoạn nhất định n{o đó. Việc phân tích Chỉ số Định hướng cho phép chúng ta dự đo|n trước được một đợt suy tho|i trong tương lai gần.

Chỉ số Định hướng ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Chỉ số n{y được công bố vào tuần thứ ba hàng tháng bởi Conference Board, một tổ chức

phi chính phủ độc lập chuyên nghiên cứu các vấn đề kinh tế (www.tcb-indicators.org). Chỉ số n{y được tính toán dựa trên các yếu tố thống kê sau:

  • Chênh lệch giữa lãi suất của trái phiếu kỳ hạn 10 năm v{ l~i suất tái cấp vốn;
  • Chỉ số tổng tiền M2 (bao gồm tiền mặt, tiền giấy và tiền xu trong lưu thông, tiền

trên các tài khoản thanh toán, séc du lịch và các tài khoản tiết kiệm);

  • Số giờ làm việc Trung bình tuần (Average Workweek);
  • Số đơn đặt hàng mới đối với hàng hóa tiêu dùng (New orders for consumer

goods);

  • Diễn biến của Chỉ số S&P 500;
  • Chỉ số NAPM của Hiệp hội các nhà Quản lý mua hàng Quốc gia (National

Association of Purchasing Managers);

  • Số đơn đề nghị trợ cấp Thất nghiệp Lần đầu (Initial Jobless Claims);
  • Số lượng Giấy phép Xây dựng;
  • Chỉ số Niềm tin của Người tiêu dùng dựa trên kết quả khảo sát của Đại học

Michigan (University of Michigan Consumer Sentiment Index);

  • Số đơn đặt hàng mới đối với hàng hóa công nghiệp (New orders for industrial

goods);

Chỉ số Niềm tin của Người tiêu dùng dựa trên kết quả khảo sát của Đại học Michigan (University of Michigan Consumer Sentiment Index) thường được dùng để đ|nh giá chỉ số thỏa mãn của người tiêu dùng đối với thực trạng nền kinh tế Mỹ. Gần đ}y, chỉ số này luôn được c|c nh{ ph}n tích cũng như giới đầu tư quan t}m s|t sao khi lên kế hoạch đầu tư trong dài hạn.

Consumer Sentiment Index ↑ = ↑ Exchange Rate

Hàng tháng, b|o c|o sơ bộ về chỉ số này sẽ được công bố vào ngày thứ Sáu thứ hai, còn

báo cáo chính thức sẽ được công bố vào ngày thứ Sáu cuối cùng trong th|ng đó.

Chỉ số Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia (Federal Reserve Bank of

Philadelphia www.phil.frb.org) được công bố vào ngày thứ Năm thứ ba trong tháng. Hàng tháng, các công ty công nghiệp hoạt động trong khu vực mà Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadenphia quản lý (bao gồm Đông Pennsylvania, New Jersey v{ Delaware) sẽ điền vào một bảng mẫu trong đó có c|c thông tin liên quan đến c|c thay đổi trong môi trường kinh

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

doanh diễn ra tại c|c lĩnh vực kinh tế khác nhau trong tháng vừa qua. Dữ liệu thu được sẽ được điều chỉnh về mặt toán học (nhằm tránh những biến động theo mùa của các hoạt động kinh tế), v{ sau đó các chỉ số khái quát sẽ được công bố (sự chênh lệch giữa tỷ lệ các công ty nhận thấy những thay đổi tích cực và các công ty nhận thấy những thay đổi tiêu cực trong nền kinh tế). Một chỉ số dương sẽ cho thấy sự phát triển của khu vực kinh tế liên quan; còn một chỉ số âm sẽ là dấu hiệu của các vấn đề kinh tế đang tiềm ẩn.

Chỉ số Hoạt động Kinh doanh ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Chỉ số của Viện Quản lý Cung ứng ( Institute for Supply Management Index ISM)

phản ánh những diễn biến của sản xuất công nghiệp. Hàng tháng, trên 400 công ty sẽ cấp cho Viện Quản lý Cung ứng ISM số liệu thống kê về những thay đổi trong khối lượng sản phẩm, số đơn h{ng xuất khẩu, số nhân công sử dụng, giá cả các loại hàng hóa, các nguồn lực dự trữ, thời gian giao hàng… Nếu chỉ số này ở mức trên 50% thì đó l{ dấu hiệu cho thấy khu vực công nghiệp của Mỹ đang ph|t triển tốt, còn nếu nó dưới 50% thì đó l{ dấu hiệu tiềm ẩn cho một đợt suy thoái tại khu vực này. Chỉ số ISM được công bố vào ngày làm việc đầu tiên hàng tháng.

Chỉ số của Viện Quản lý Cung ứng ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Chúng ta hãy cùng xem xét 2 chỉ số kinh tế quan trọng khác của khu vực đồng euro:

Chỉ số Niềm tin Kinh tế ZEW (ZEW Indicator of Economic Sentiment) do Trung tâm

Nghiên cứu kinh tế châu Âu ZEW (www.zew.de) công bố. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ giữa những dự đo|n lạc quan và bi quan về tình hình kinh tế trong sáu tháng tới. Các công ty thuộc c|c lĩnh vực khác nhau sẽ tham gia cuộc khảo sát này. Ví dụ, nếu 50% các câu trả lời là lạc quan, 20% là bi quan, còn lại là các ý kiến trung lập thì chỉ số này sẽ có giá trị là 30.

Chỉ số Môi trường Kinh doanh IFO (IFO Business Climate Index) được công bố hàng

tháng bởi Viện Thông tin và Nghiên cứu ( Information and Forschung Institute IFO: www.ifo.de). Chỉ số n{y đưa ra đ|nh gi| về môi trường kinh doanh và kỳ vọng của các công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, bán lẻ và bán buôn. Có khoảng 7.000 công ty tham gia cuộc điều tra này. Họ được yêu cầu trả lời các câu hỏi liên quan đến tình hình kinh tế và dự báo diễn biến kinh doanh trong vòng sáu tháng tới. Đ}y l{ một trong các chỉ số quan trọng nhất của khu vực đồng euro.

  1. Cung tiền và tỷ giá hối đo|i có quan hệ với nhau như thế nào?

Ở nhiều quốc gia, báo cáo về lượng cung tiền đều do c|c ng}n h{ng trung ương ph|t h{nh. Lượng tiền lưu thông phụ thuộc vào mức lãi suất tái cấp vốn. Lãi suất n{y tăng thì lượng cung tiền cũng tăng. C|c ng}n h{ng trung ương kiểm soát tỷ lệ cung/cầu đối với đồng nội tệ bằng các công cụ của chính sách tiền tệ. Ví dụ, ng}n h{ng trung ương có thể quy định

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho c|c ng}n h{ng thương mại và in thêm tiền giấy và tiền xu (bơm thêm tiền v{o lưu thông).

Cung Tiền được đặc trưng bởi các chỉ số tổng tiền: M0, M1, M2, M3.

M0 = tiền mặt trong lưu thông (tiền giấy và tiền xu);

M1 = M0 + tiền trong tài khoản vãng lai và tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, séc du lịch;

M2 = M1 + tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm;

M3 = M2 + chứng khoán chính phủ.

Cung Tiền ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Các báo cáo về lượng cung tiền của Mỹ được Cục Dự trữ Liên bang công bố hàng tuần

vào ngày thứ Năm v{ chúng không có nhiều ảnh hưởng tới thị trường Ngoại hối. Chỉ có các nh{ đầu tư d{i hạn l{ quan t}m đến chỉ số này và dùng chúng trong việc lập kế hoạch các khoản đầu tư trong thời hạn v{i năm.

Trong những năm 1990, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đ~ thử tìm cách gây ảnh hưởng lên

nền kinh tế Mỹ bằng c|ch thay đổi lượng cung tiền trên thị trường nội địa. Nhưng sau đó, họ đ~ từ bỏ chính sách này và quyết định sử dụng lãi suất tái cấp vốn như l{ công cụ cơ bản trong chính sách tiền tệ để kiểm soát nền kinh tế.

Về lý thuyết, khi lượng cung tiền tăng lên thì nó sẽ có những t|c động tích cực lên nền kinh tế, nhưng trên thực tế, nguyên tắc này không phải lúc n{o cũng đúng. Nhìn chung c|c nhà kinh tế đều thống nhất với quan điểm rằng tăng cung tiền sẽ tạo động lực cho kinh tế phát triển nhưng đồng thời nó cũng g}y ra lạm ph|t; đến lượt mình, lạm ph|t l{m tăng l~i suất v{ l{m đồng nội tệ tăng gi|. Nhưng cũng có quan điểm khác cho rằng việc tăng lượng cung tiền làm giảm lượng cầu tương ứng; v{ đến lượt mình, nó làm giảm sức mua của đồng nội tệ, nghĩa l{ khiến đồng nội tệ giảm giá.

  1. Những chỉ số kinh tế nào là quan trọng nhất và những chỉ số nào không cần xem xét đến?

Chắc hẳn là rất nhiều người sẽ quan tâm và muốn tìm hiểu xem chỉ số kinh tế nào có khả năng ảnh hưởng đến tỷ giá hối đo|i. Để có thể đưa ra một kết luận đúng đắn, bạn cần nắm được diễn biến tỷ giá của các cặp tiền tệ cơ bản từ trước khi các thông tin quan trọng được công bố. Dưới đ}y l{ danh s|ch chín chỉ số quan trọng nhất và mức thay đổi trung bình của tỷ gi| đồng đô-la Mỹ (số điểm phần trăm trong một ngày) tại thời điểm chúng được công bố. Như đ~ nói ở trên, phản ứng của thị trường phần lớn dựa trên việc các dữ liệu được công bố có tương ứng với mức kỳ vọng và dự đo|n của thị trường hay không. Nếu các dữ liệu công bố có sự khác biệt so với kỳ vọng thì phản ứng của thị trường sẽ càng mạnh mẽ hơn.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Những chỉ số kinh tế quan trọng nhất

Chỉ số

1.

2.

Bảng lương Phi nông nghiệp

(Nonfarm Payrolls)

Lãi suất

(Interest Rate)

Lượng trái phiếu Mỹ nước ngo{i đ~

3.

mua

(Foreign Purchases of US Treasures)

C|n c}n thương mại

(Trade Balance)

Tài khoản vãng lai

(Current Account)

Số đơn đặt hàng dài hạn

(Durable Goods Orders)

Doanh số bán lẻ

(Retail Sales)

Lạm phát, Chỉ số Giá Tiêu dùng CPI

(Inflation, CPI)

Tổng sản phẩm quốc nội GDP

4.

5.

6.

7.

8.

9.

Thay đổi trong tỷ giá đồng đô-la Mỹ (số điểm phần trăm trong một

ngày)

190

140

130

120

125

125

120

115

110

(Gross Domestic Product, GDP) Bảng trên cho thấy mức độ biến động của tỷ gi| đồng đô-la Mỹ m{ không xét đến chiều hướng của chúng. Như bạn đ~ thấy, việc công bố các chỉ số trên có ảnh hưởng rất mạnh tới thị trường, do vậy, ngay cả khi bạn là một nhà kinh doanh dựa trên phân tích kỹ thuật thì bạn cũng cần lưu ý c|c biến động về giá khi một thông tin quan trọng n{o đó được công bố để có thể sẵn s{ng cho c|c bước đi tiếp của mình.

  1. Tương quan giữa biến động giá trên các thị trường tài chính kh|c nhau như thế nào?

Các nhà kinh doanh có kinh nghiệm, khi được hỏi, đều có thể dễ d{ng đưa ra những

điểm tương đồng cơ bản trong sự thay đổi giá cả của các công cụ tài chính khác nhau. Ví dụ, khi một công cụ t{i chính n{o đó được định gi| tăng lên hay giảm đi thì c|c công cụ tài chính khác có quan hệ về mặt kinh tế với nó sẽ phản ứng theo chiều hướng mà chúng ta có thể dự b|o được, nghĩa l{ một sự tăng lên hay giảm đi có thể được dự đo|n một c|ch tương đối chính xác, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa các công cụ tài chính này. Tuy nhiên, sự tồn tại của các mối tương quan giữa chúng không có nghĩa l{ sự biến động cùng nhau chắc chắn sẽ xảy ra v{ đôi khi nó còn nằm ngoài quy luật thông thường. Mặc dù vậy, mối quan hệ phụ thuộc thường kh| rõ r{ng. Chúng ta h~y cũng xem xét một vài quan hệ điển hình.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

Bảng dưới đ}y đưa ra dữ liệu tổng quát về quan hệ giữa các công cụ tài chính phổ biến

và có tính thanh khoản cao nhất:

Các công cụ tài

chính

Tương quan điển hình

Trong những giai đoạn mà nền kinh tế tăng trưởng tốt và lạm phát thấp tại Mỹ, các dòng vốn đầu tư

nước ngo{i (để mua chứng khoán và trái phiếu chính phủ) ảnh hưởng tích cực đến tỷ giá hối đo|i

của đồng đô-la. Khi đó c|c nh{ đầu tư không nên tập trung vào vàng.

V{, ngược lại, khi tăng trưởng kinh tế chậm lại và lạm ph|t tăng lên, các thị trường tài chính không

ổn định v{ c|c nh{ đầu tư cố gắng tránh bỏ vốn vào các tài sản có tính rủi ro, vì thế họ bán chứng

khoán và mua vàng. Lạm phát càng làm cho vàng trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn bởi kim loại

quý, không giống như tiền giấy, không bao giờ mất giá mà chỉ tăng dần lên qua thời gian.

Sự phát triển của thị trường trái phiếu là sự đảm bảo cho một đồng đô-la mạnh bởi c|c nh{ đầu tư

nước ngoài sẽ phải quy đổi đồng tiền của mình th{nh đô-la để mua trái phiếu của chính phủ Mỹ.

Trong c|c giai đoạn bất ổn về kinh tế chính trị, trái phiếu được coi l{ kênh đầu tư an to{n (‘save

heaven’ hay ‘flighttoquality’).

Đồng đô-la Mỹ

và vàng

Tương quan

ngược chiều

Đồng đô-la Mỹ

và Trái phiếu

Chính phủ Mỹ

Tương quan

thuận chiều

Dầu thô – Trái

phiếu Chính phủ

Giá dầu thô tăng nhanh sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực lên giá Trái phiếu Chính phủ Mỹ. Lý do là giá dầu

tăng cao thường làm cho lạm ph|t tăng theo. Bạn cần lưu ý l{ gi| dầu tăng thường đồng hành với sự

đi lên của giá vàng.

Mỹ

Tương quan

ngược chiều

Các nguyên liệu

thô – Trái phiếu

Nếu giá các loại nguyên liệu thô trên thị trường tăng lên (cần theo dõi các chỉ số tương ứng) thì

Chính phủ Mỹ

nhiều khả năng lạm phát sẽ tăng cao. V{ lạm ph|t, như đ~ được nhấn mạnh nhiều lần trước đ}y, sẽ

Tương quan

ngược chiều

ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường trái phiếu.

Hợp đồng tiền tệ

Diễn biến giá của các hợp đồng tiền tệ tương lai thường có tương quan chặt chẽ với Chỉ số Đồng đô

tương lai – Chỉ

la Mỹ. Nếu các hợp đồng tương lai của các loại tiền tệ cơ bản tăng gi| thì Chỉ số Đồng đô-la Mỹ ‒

số đồng đô-la Mỹ

được tạo thành từ một số loại tiền tệ quan trọng trên thế giới – sẽ đi xuống. Các nhà kinh doanh cần

Tương quan

ngược chiều

Ngũ cốc – Chỉ số

coi Chỉ số Đồng đô-la Mỹ là chỉ số cho thấy mức độ phụ thuộc của đồng đô-la v{o c|c đồng tiền khác

trên thế giới.

Đồng đô-la Mỹ

Một đồng đô-la yếu sẽ có t|c động tích cực lên gi| ngũ cốc bởi các loại hàng hóa nông nghiệp xuất

Tương quan

ngược chiều

khẩu đến các quốc giá khác trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.

  1. Tỷ giá hối đo|i của đồng đô-la Mỹ và giá dầu thô có quan hệ với nhau như thế nào?

Dầu thô là một trong những loại nguyên liệu quan trọng nhất đối với nền kinh tế của

nhiều quốc gia, và diễn biến của giá dầu thô có quan hệ chặt chẽ với tỷ giá hối đo|i của đồng

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

đô-la Mỹ. Biểu đồ dưới đ}y thể hiện một tương quan ngược chiều mạnh mẽ giữa Chỉ số Đồng đô-la và giá dầu thô.

Những thay đổi của Chỉ số Đồng đô-la so sánh với thay đổi của giá dầu thô (theo

dữ liệu từ hãng tin www.briefing.com)

Trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2007, gi| dầu thô đ~ tăng tới hơn 10 lần và lần

đầu tiên chạm ngưỡng 100 đô-la Mỹ một thùng năm 2007.

Giá dầu tăng nhanh đ~ g}y ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ vì đ}y l{ quốc gia nhập khẩu

dầu thô lớn nhất thế giới. Giá các loại nhiên liệu chính được chế xuất từ dầu thô tăng lên, trong khi nhiên liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất của nhiều ngành kinh tế. Khi các doanh nghiệp v{ người dân phải bỏ thêm tiền để mua xăng v{ c|c loại nhiên liệu khác thì số tiền còn lại để mua hàng hóa và dịch vụ sẽ ít đi. Điều này làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế vì doanh thu của các nhà sản xuất giảm đi, do vậy sẽ có ít việc l{m được tạo ra… Bên cạnh đó, việc tăng gi| nhiên liệu còn l{m tăng gi| cả hàng hóa và dịch vụ bởi nó l{m tăng chi phí vận chuyển. Các nhà sản xuất buộc phải tăng gi| b|n h{ng hóa đến tay người tiêu dùng, điều này làm cho nhu cầu mua các loại hàng hóa mà họ sản xuất ra xuống thấp.

Một t|c động tiêu cực khác của việc tăng gi| dầu thô là khi giá nhiêu liệu tăng, c|c nh{ xuất khẩu buộc phải tăng gi| th{nh h{ng hóa b|n cho nước ngo{i, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của họ nói riêng và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung. Giá dầu thô tăng g}y ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế hiện đại và Mỹ ‒ nền kinh tế lớn nhất thế giới tất nhiên sẽ bị t|c động mạnh nhất bởi tình trạng này. Chính vì thế, tình hình kinh tế Mỹ là mối quan t}m h{ng đầu của các thành phần tham gia thị trường Ngoại hối.

Các nhà kinh tế từ l}u đ~ chỉ ra rằng, kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai đến nay, chín trong mười lần suy thoái kinh tế Mỹ đều được đặc trưng bởi tình trạng giá dầu thô

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

tăng cao. Điều này càng minh chứng rõ r{ng hơn cho một thực tế là giá của thứ “v{ng đen” này là yếu tố quan trọng nhất t|c động đến nền kinh tế Mỹ.

Giá dầu thô còn diễn biến theo mùa: trước khi mùa đông mùa cần năng lượng để sưởi

ấm đến, các quốc gia ở Bắc bán cầu sẽ phải tăng lượng dự trữ nhiên liệu nên họ sẽ tăng thêm chi tiêu cho dầu thô và các sản phẩm của dầu thô. Quá trình dự trữ này sẽ ảnh hưởng đến lượng cầu dầu thô trên quy mô toàn thế giới và tiếp tục tạo áp lực đẩy giá dầu đi lên. Chính sách của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Các quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC cũng có khả năng g}y ảnh hưởng tới giá dầu thông qua việc |p đặt hạn ngạch khai thác dầu mỏ đối với các quốc gia thành viên. Trong trường hợp giá dầu trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh, các quốc gia OPEC sẽ đưa ra một quyết định chung nhằm cắt giảm sản lượng khai thác dầu h{ng ng{y để chặn bớt đ{ đi xuống của giá dầu thô trên thị trường.

  1. Tỷ giá hối đo|i đồng đô-la Mỹ v{ gi| v{ng cũng như c|c nguyên liệu thô khác có quan hệ như thế nào?

Biểu đồ dưới đ}y thể hiện mối tương quan nghịch đảo giữa Chỉ số Đồng đô-la Mỹ và giá

v{ng. V{ng được nhiều ng}n h{ng trung ương sử dụng như một công cụ dự trữ. Trong những giai đoạn bất ổn về kinh tế và chính trị, khi thị trường thế giới trở nên rất dễ bị tổn thương v{ có nhiều biến động, c|c nh{ đầu tư thường cố gắng sắp xếp lại danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển chúng thành vàng. Nếu giai đoạn bất ổn kéo dài thì vàng, không giống như c|c loại tài sản kh|c, thường ng{y c{ng tăng gi|. V{ ngay khi thị trường có những biểu hiện tích cực hơn thì v{ng sẽ được bán ra và tiền thu được sẽ chuyển trở lại vào chứng khoán và các tài sản mang tính rủi ro khác.

Những thay đổi của Chỉ số Đồng đô-la so sánh với thay đổi của giá vàng (theo dữ

liệu từ hãng tin www.briefing.com).

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Bên cạnh vai trò là một công cụ đầu tư an to{n, v{ng còn được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử, sản xuất đồ trang sức và các ngành công nghiệp kh|c. Như đ~ nói ở trên, chỉ số giá nguyên liệu thô và thị trường trái phiếu có quan hệ nghịch đảo với nhau. Cũng cần lưu ý thêm rằng, gi| v{ng thường linh động hơn gi| c|c loại nguyên liệu thô khác, do đó nó có khả năng phản ứng nhanh chóng với các diễn biến mới trên thị trường.

  1. Tỷ gi| đồng đô-la Mỹ và các thị trường chứng khoán có quan hệ như thế nào?

Sự suy yếu của đồng đô-la Mỹ dẫn tới nhiều t|c động tiêu cực. Một tỷ lệ đ|ng kể trong

thu nhập của các tập đo{n đa quốc gia với mức vốn hóa thị trường lớn v{ được niêm yết trong danh sách các cổ phiếu của Chỉ số Công nghiệp Dow Jones, trên thực tế, là bằng các đồng ngoại tệ kh|c trước khi được quy đổi sang đô-la Mỹ. Vì vậy, rõ r{ng l{ c|c nh{ đầu tư cần giảm bớt lượng tiền rót vào các tập đo{n đa quốc gia khi đồng đô-la Mỹ có dấu hiệu giảm giá so với c|c đồng tiền khác.

Tuy vậy, có một thực tế khá thú vị cần được xem xét ở đ}y, đó l{: dữ liệu lịch sử của các

thị trường tài chính cho thấy, đôi khi có những giai đoạn, thị trường chứng khoán lại tăng điểm khi đồng đô-la Mỹ yếu đi. Về một khía cạnh n{o đó, điều này mâu thuẫn với nguyên lý kinh tế vĩ mô: một nền kinh tế phát triển tốt sẽ giúp cho thị trường chứng kho|n đi lên v{ đến lượt mình, một thị trường chứng kho|n tăng gi| sẽ l{m cho đồng nội tệ mạnh lên. Điều

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

n{y đi ngược lại các học thuyết kinh tế cổ điển nhưng có thể dễ dàng giải thích được. Đầu tiên, tỷ giá hối đo|i của đồng đô-la không chỉ phản ánh tình hình nền kinh tế Mỹ m{ hơn nữa, nó còn là sự so sánh một c|ch tương đối nền kinh tế Mỹ với nền kinh tế các quốc gia khác. Quá trình toàn cầu hóa t|c động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán vì nó cho phép các tập đo{n đa quốc gia tăng nguồn thu nhập từ thị trường nước ngoài lên mức cao hơn nguồn thu từ quốc gia nơi m{ tập đo{n đó đặt trụ sở. Do đó, chúng ta có thể thấy giá cổ phiếu vẫn có thể đi lên khi m{ tỷ giá hối đo|i của đồng nội tệ đi xuống vì giá cổ phiếu phản ánh giá trị tổng thể của một tập đo{n trong khi tỷ giá hối đo|i lại phản ánh sức mạnh tương đối của hai hay nhiều nền kinh tế.

Trong những năm giữa thế kỷ hai mươi, c|c nh{ kinh doanh có thể nắm bắt chính xác

diễn biến của đồng đô-la Mỹ chỉ bằng cách theo dõi biểu đồ của các chỉ số chứng khoán. Tuy nhiên, gần đ}y, mối quan hệ n{y đ~ không còn rõ r{ng như trước. Thị trường chứng khoán và thị trường Ngoại hối thường cùng biến động sau khi một thông tin kinh tế quan trọng n{o đó được công bố. Ví dụ, thông tin về cắt giảm lãi suất chắc chắn sẽ khiến thị trường chứng kho|n đi lên vì giảm lãi suất nghĩa l{ c|c khoản vay sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các công ty chứng kho|n v{ c|c nh{ đầu tư cũng có cơ hội mua thêm cổ phiếu bằng tiền vay với lãi suất thấp hơn từ các ngân hàng. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất cũng khiến tỷ giá hối đo|i của đồng đôla Mỹ phải chịu áp lực trong ngắn hạn.

Có h{ng trăm sự kiện có khả năng t|c động đến thị trường chứng kho|n nhưng lại

không hề t|c động đến thị trường Ngoại hối. Trong số đó có thể kể tới việc công bố báo cáo tài chính của các công ty, các tiến bộ về kỹ thuật, thay đổi về lượng cung/cầu theo mùa (ví dụ như gi| cả sụt giảm mạnh trong mùa bán hàng cuối năm tại New York)… Bạn hãy xem qua biểu đồ dưới đ}y (nguồn: http://money.howstuffworks.com):

Những thay đổi của tỷ giá EUR/USD so sánh với Chỉ số Công nghiệp Dow Jones

DJIA:

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Như chúng ta thấy ở đ}y, không nên dựa vào các chỉ số trên thị trường chứng khoán khi tiến hành giao dịch trên thị trường Ngoại hối vì mối quan hệ giữa hai thị trường n{y thường không rõ ràng.

  1. Chỉ số đồng đô-la Mỹ là gì?

Có thể bạn từng nghe về các chỉ số chứng kho|n như Chỉ số Công nghiệp Dow Jones

(Dow Jones Industrial Average DJIA), NASDAQ, Russel 2000, S&P 500. Đồng đô-la Mỹ cũng có chỉ số riêng của mình, gọi là Chỉ số đồng đô-la Mỹ, viết tắt là USDX.

USDX phản ánh giá trị của đồng đô-la Mỹ so với rổ s|u đồng tiền cơ bản khác của thế giới, cũng giống như c|c chỉ số chứng khoán phản ánh giá trị của rổ các cổ phiếu được lựa chọn.

C|c đồng tiền trong rổ tiền tệ của chỉ số đồng đô-la và tỷ lệ tương ứng của chúng như

sau:

Euro (EUR) 0,576;

Yên Nhật (JPY) 0,136;

Bảng Anh (GPB) 0,119;

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Đô-la Canada (CAD) 0,091;

Krona Thụy Điển (SEK) 0,042

Franc Thụy Sỹ (CHF) 0,036.

Chỉ số USDX là một công cụ hữu ích để đ|nh gi| một cách khách quan sức mạnh của

đồng đô-la Mỹ trên trường quốc tế. Nếu tỷ gi| đồng EUR đang sụt giảm thì đồng USD sẽ thay đổi như thế nào? Biến động của đồng EUR ảnh hưởng lớn đến chỉ số USDX đến nỗi nó được gọi là “chỉ số ngược của đồng euro (anti-euro index)”.

Công thức tính chỉ số USDX như sau:

USDX = 50,14348112 × EUR/USD^(-0,576) × USD/JPY^(0,136)×GBP/USD%(

0,119)× USD/CAD^(0,091) × USD/SEK^(0,042) × USD/CHF^(0,036)

Một chỉ số khác của đồng đô-la Mỹ được công bố bởi Cục dự trữ Liên bang là Chỉ số đồng đô-la Mỹ theo Trọng số thương mại (Trade-weighted U.S. Dollar Index). Chỉ số này được xây dựng nhằm đ|nh gi| chính x|c hơn gi| trị của đồng đô-la Mỹ thông qua việc so

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

sánh giá của c|c h{ng hóa được sản xuất tại Mỹ với giá của c|c h{ng hóa tương tự được sản xuất tại các quốc gia khác.

Sự khác biệt cơ bản giữa hai chỉ số trên nằm ở rổ ngoại tệ được sử dụng để tính toán.

Không giống như chỉ số đồng đô-la bao gồm 6 ngoại tệ chính, Chỉ số đồng đô-la theo Trọng số thương mại bao gồm rất nhiều loại tiền tệ của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Thông tin chi tiết hơn về Chỉ số đồng đô-la theo Trọng số thương mại được đăng tải

trên website chính thức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ:

http://www.federalreserve.gov/releases/h10/Summary/

Để dự báo diễn biến thị trường Ngoại hối, bạn nên sử dụng chỉ số USDX vì nó được tính

to|n thường xuyên và biểu đồ diễn biến của chỉ số này luôn xuất hiện trên màn hình giao dịch của bạn.

  1. Chính sách tiền tệ của Cục dự trữ Liên bang Mỹ là gì?

Mục tiêu chính của một ng}n h{ng trung ương l{ thực thi chính sách tiền tệ. Tại Mỹ, Ủy ban thị trường Mở Liên bang (Federal Open Market Committee FOMC) thuộc Cục Dự trữ Liên bang chịu trách nhiệm về chính sách này.

Các chỉ số quan trọng được xem xét khi đưa ra c|c quyết định liên quan đến chính sách

tiền tệ là:

Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực. Tỷ lệ n{y được cho là tối ưu (không có rủi ro lạm phát) khi đạt khoảng 2-2,5% năm. Nếu GDP tăng trưởng quá nhanh thì Cục dự trữ Liên bang sẽ coi đó như một dấu hiệu cho thấy cần phải tăng l~i suất tái cấp vốn.

Hiệu suất Sử dụng. Hiệu suất Sử dụng tối ưu l{ khoảng 82-84%. Trong trường hợp này

sẽ không có rủi ro lạm phát và tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp tương đối cao. Nếu hiệu suất sử dụng vượt quá 82-84% thì Cục dự trữ Liên bang sẽ coi đó l{ dấu hiệu cho thấy cần tăng lãi suất tái cấp vốn.

Tỷ lệ việc làm và tỷ lệ thất nghiệp. Khoảng 140.000 việc làm mới được tạo ra mỗi th|ng được coi là con số tối ưu. Tỷ lệ thất nghiệp khoảng 5.0-5.5% cũng được coi là bình thường. Ở mức n{y, lương sẽ tăng cùng với tỷ lệ việc làm. Nếu tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn 5.0-5.5% sẽ có nguy cơ xảy ra lạm phát.

Chỉ số Giá Tiêu dùng và Chỉ số Giá Sản xuất là hai chỉ số chính thúc đẩy lạm phát. Tỷ lệ trung bình tối ưu l{ khoảng 2.5% với mức biến động trong khoảng từ 2-3%. Lý do chính của việc tăng l~i suất tái cấp vốn là chính sách kiểm soát lạm phát của Fed.

Các nguồn lực Dự trữ và Số lượng đơn đặt hàng mới của các hàng hóa công nghiệp. Các nguồn lực Dự trữ liên tục giảm là dấu hiệu cho thấy sản lượng công nghiệp tăng trưởng

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

quá nhanh và kết quả l{ nguy cơ lạm phát cao. Số lượng đơn h{ng qu| hạn cũng l{ một chỉ số tiêu cực bởi nó cho thấy các nhà cung cấp không đ|p ứng đủ nhu cầu đang tăng mạnh. Xem xét những yếu tố này, Fed sẽ theo đuổi chính sách tiền tệ chặt chẽ trước khi nền kinh tế rơi v{o tình trạng tăng trưởng nóng.

Cung tiền. M2 trong tổng cung tiền tăng trưởng khoảng 3% được xem là tối ưu v{ nó đảm bảo sự ổn định giá cả cũng như tăng trưởng GDP. Nếu cung tiền tăng qu| nhanh (trên 5% một năm). Cục dự trữ Liên bang sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp nhằm kiềm chế tăng trưởng kinh tế quá nhanh.

Lãi suất điều hòa vốn qua đêm Thực được tính toán bằng cách lấy lãi suất của Fed

trừ đi CPI cơ bản (Core CPI). Nếu lãi suất này ở trong mức 2,00-2.75% thì chính sách tiền tệ của Fed được xem là trung hòa. Nếu nó dưới 2% tức l{ Fed đang thực hiện chính sách tiền tệ kích thích tăng trưởng kinh tế. Còn ngược lại, nếu nó ở trên mức 2,75% thì có nghĩa l{ Fed đang theo đuổi chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát.

  1. Kinh doanh chênh lệch lãi suất (Carry Trade) là gì?

Kinh doanh chênh lệch lãi suất là một chiến lược đầu tư trên Thị trường Ngoại hối

nhằm kiếm lời nhờ sự biến động tỷ giá và sự chênh lệch lãi suất tái cấp vốn giữa c|c đồng tiền trong một cặp tiền tệ x|c định. Khi thực hiện chiến lược này, nhà kinh doanh sẽ mua đồng tiền có lãi suất cao hơn bằng đồng tiền có lãi suất thấp hơn.

Sau đ}y l{ một ví dụ về cặp NZD/JPY (đô-la New Zealand v{ đồng Yên Nhật). C|c bước

thực hiện như sau:

Nhà đầu tư vay 1.000.000 Yên với lãi suất tái cấp vốn 0,5%

Đồng Yên được đổi lấy đồng đô-la New Zealand

Nhà đầu tư mua trái phiếu phát hành bằng đồng đô-la New Zealand với lợi tức

8%

Nhà đầu tư thu được lợi nhuận 7,5% (8% 0,5% = 7,5%).

Tất nhiên, tỷ giá NZD/JPY có biến động theo thời gian. Ví dụ, trong suốt năm 2007, một nhà kinh doanh có thể kiếm lời 20% từ biến động tỷ giá, cộng thêm 7,5% từ việc kinh doanh chênh lệch lãi suất.

Tỷ giá NZD/JPY (từ năm 2000 đến 2007)

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Như c|c bạn thấy từ bảng trên, th|ng T|m năm 2007 đ|nh dấu sự tuột dốc đ|ng kể của tỷ giá NZD/JPY. Hiện tượng này là bất bình thường bởi nó bị t|c động bởi cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ. Vậy thì thời kỳ khủng hoảng liệu có gây bất lợi cho việc kinh doanh chênh lệch lãi suất hay không? Câu trả lời thường l{ có, vì khi đó l~i suất tái cấp vốn sẽ cùng sụt giảm ở rất nhiều quốc gia và việc kinh doanh dựa vào chênh lệch lãi suất sẽ khó kiếm lời. Nhưng tỷ giá hối đo|i thì không bao giờ ngừng biến động và vẫn có rất nhiều cơ hội kiếm lời.

Chiến lược kinh doanh như được nói đến ở trên được các quỹ đầu tư lớn v{ c|c nh{ đầu

tư d{i hạn (từ v{i th|ng đến v{i năm) |p dụng.

  1. Những nguồn thông tin n{o nên được sử dụng trong việc phân tích thị trường?

Như một tác giả vô danh n{o đó từng nói: “Lời khuyên là thứ hàng hóa duy nhất mà cầu luôn vượt cung”. Có h{ng trăm nguồn thông tin về các thị trường tài chính trên Internet với những tin tức và báo cáo phân tích cập nhật nhất. Nhưng phần lớn những nguồn n{y l{ để phục vụ mục đích marketing v{ quảng cáo (ví dụ như quảng cáo của các dịch vụ môi giới).

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Các nhà cung cấp thông tin trực tuyến thường được phân làm hai loại chính. Loại thứ

nhất có các nguồn thông tin sơ cấp và lấy đó l{m cơ sở cho các thông tin v{ ph}n tích cơ bản của mình rồi công bố trên website. Loại thứ hai tổng hợp những nguồn sẵn có và công bố lại chúng trên website của mình.

Thông tin gốc (bản công bố các chỉ số kinh tế) trên rất nhiều trang kinh doanh trực

tuyến được đăng tải theo lịch v{ được cập nhật ngay khi tin tức về chỉ số n{o đó được công bố (ví dụ, bạn có thể tìm thấy một lịch trình công bố thông tin như vậy trênforexfactory.com).

Bảng dưới đ}y bao gồm những cổng thông tin phổ biến nhất, cung cấp thông tin về thị

trường Ngoại hối một cách nhanh chóng.

Nguồn thông tin và phân tích trực tuyến

Nguồn tin chính thức của c|c cơ quan chính phủ Mỹ

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

PHẦN 3

Đưa ra ý tưởng thì đơn giản. Hiện thực hóa ý tưởng ấy mới khó.

Phân tích kỹ thuật

Jeff Bezos

  1. Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích Kỹ thuật l{ phương ph|p được sử dụng để phân tích giá cả, dự b|o xu hướng v{ đ|nh gi| triển vọng của thị trường. Cơ sở của phân tích kỹ thuật là bảng giá. Phân tích Kỹ thuật (PTKT) không nghiên cứu lý do của c|c thay đổi về giá cả (điều này nằm trong phạm vi xem xét của ph}n tích cơ bản) mà nghiên cứu t|c động của những lý do đó. Có h{ng loạt công cụ v{ phương ph|p kỹ thuật được sử dụng để l{m điều này. Tôi có thể điểm ra ở đ}y các công cụ như: biểu đồ hình nến, Lý thuyết Dow Jones, Nguyên tắc Sóng Elliot, Dãy số Fibonacci, các mô hình giá, Phân tích Tuyến tính…

Phân tích kỹ thuật sử dụng các công cụ toán học để tạo ra các chỉ số khác nhau. Các chỉ số n{y được sử dụng để đ|nh gi| tình hình thị trường một cách nhanh chóng và cuối cùng kết quả của nó sẽ được áp dụng vào các quá trình giao dịch. Giá cả chính là yếu tố quyết định các chỉ số, do đó điểm yếu của các chỉ số kỹ thuật l{ chúng thường “trễ pha” tức là phản ánh chậm diễn biến của thị trường. Tuy nhiên, ng{y nay PTKT được coi là một trong c|c phương ph|p phổ biến và hữu ích nhất để dự đo|n biến động của giá cả.

Giá cả phản ánh tỷ lệ cung/cầu, do vậy một biểu đồ gi| cũng sẽ minh họa những thay

đổi của chỉ số này. Tuy nhiên, diễn biến của giá cả không phải lúc n{o cũng phản ánh những thay đổi định lượng diễn ra trên thị trường (ví dụ, việc tăng hay giảm tốc độ tăng gi|). Việc sử dụng c|c phương ph|p to|n học sẽ giúp chúng ta có thể bỏ qua sự biến động nhanh chóng của giá cả trong một ng{y v{ đ|nh gi| một c|ch kh|ch quan c|c thay đổi của nó trong một giai đoạn cụ thể n{o đó.

Tại sao chúng ta có thể tin tưởng ở PTKT? PTKT ngày nay dựa trên 3 nguyên lý:

  • Thị trường phản ánh tất cả mọi thứ

Giá cả thường phản ánh nhiều yếu tố cùng đồng thời t|c động đến thị trường (chính trị,

kinh tế và xã hội). Một nhà phân tích kỹ thuật sẽ chỉ phân tích các biến động về giá mà không đi s}u v{o nguyên nh}n g}y ra c|c biến động ấy. Hiểu được các nguyên nhân kỹ thuật của biến động về giá là rất quan trọng, đặc biệt là khi các chỉ số cơ bản chưa thể hiện bất cứ lý do rõ ràng nào giải thích cho những biến động này.

  • Giá cả biến động theo xu hướng

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Giá cả sẽ biến động theo một hướng cụ thể (đi lên, đi xuống, đi ngang) cho đến khi xu hướng đó qua đi. Mối quan tâm chính của một nhà kinh doanh thành công là làm sao nắm bắt được tín hiệu của một xu hướng mới manh nha càng sớm càng tốt.

  • Lịch sử thường hay lặp lại

Khi đưa ra c|c dự b|o cho tương lai, bạn có thường nghĩ rằng mình sẽ thành công chỉ

đơn giản bằng việc dự báo sự lặp lại của những gì đ~ diễn ra một ng{y trước đó? Trên thực tế, tỷ lệ thành công có thể lên tới 60 70%. Lịch sử thường lặp lại. Điều này không chỉ đúng với con người m{ còn đúng với cả các thị trường tài chính.

Một sự kiện đ~ xảy ra trong quá khứ thường có xu hướng sẽ lặp lại trong tương lai. Điều

này giống như một đo{n t{u đang chạy ở tốc độ cao nên không thể dừng lại ngay lập tức được; ngay cả khi má phanh khẩn cấp được sử dụng thì quán tính vẫn khiến cho con tàu chạy thêm một đoạn trước khi dừng hẳn. Trước khi con tàu có thể bắt đầu chạy theo hướng ngược lại thì nó cần phải dừng lại trước đ~.

Do vậy, sẽ không có gì đ|ng ngạc nhiên là phân tích kỹ thuật cho ta hiểu biết về tương lai bằng cách nghiên cứu những gì đ~ xảy ra trong quá khứ. Bằng cách hiểu được những xu hướng có tính lặp lại cao, một nhà phân tích có đầy đủ mọi lý do để nói rằng c|c xu hướng đó sẽ tiếp tục lặp lại trong tương lai.

Độ chính xác của dự báo kỹ thuật có thể đạt tới 80%, tùy thuộc vào việc dự báo ấy do ai đưa ra. Đồng thời, nó cũng phụ thuộc nhiều vào việc diễn giải các tín hiệu v{ phương pháp ph}n tích được sử dụng. Ví dụ, nếu chỉ có một chỉ số được sử dụng (c|c dao động, các mức giá) thì không có gì bảo đảm là việc dự báo sẽ chính xác cho dù việc diễn giải ý nghĩa của các tín hiệu l{ chính x|c. Lý do cho điều này là mọi công cụ kỹ thuật, theo đúng quy luật, chỉ là một công cụ tập trung trên phạm vi hẹp. Nếu bạn muốn có cái nhìn toàn cảnh hơn về thị trường, bạn cần sử dụng một vài chứ không chỉ một chỉ số để phân tích, bao gồm các bảng gi| đơn giản cũng như những mô hình toán phức tạp. Độ chính xác của một dự báo sẽ tăng lên nhiều lần nếu các dấu hiệu của một chỉ số được xác nhận bằng các dấu hiệu của một vài chỉ số khác.

Mỗi nhà kinh doanh dựa trên phân tích kỹ thuật sẽ chọn các công cụ kỹ thuật phù hợp

nhất với cách tiếp cận của mình khi xây dựng chiến lược giao dịch. Với việc sử dụng một vài công cụ cùng lúc để phân tích diễn biến thị trường, độ chính các của dự báo có thể tăng lên tới 50% thậm chí là 80% trong một số trường hợp.

Thường thì phân tích kỹ thuật có thể đưa ra c|c dự báo chính x|c hơn nếu được áp

dụng với các biểu đồ dài hạn (hàng ngày, hàng tuần, h{ng th|ng). Đ~ có những bằng chứng rõ ràng giải thích cho điều này. Phân tích kỹ thuật cố gắng đưa ra c|c mô hình cho sự thay đổi của giá cả khi xem xét chúng trong dài hạn chứ không phải ngắn hạn. Việc quan sát các biểu đồ ngắn hạn khá thú vị (ví dụ, 1M): giá cả thay đổi rất nhanh và mỗi lần thay đổi đều có thể dẫn tới khả năng tạo ra lợi nhuận hoặc thua lỗ tương đương nhau. Tuy nhiên, phần lớn c|c thay đổi này chỉ nằm trong một khoảng hẹp v{ có t|c động rất nhỏ lên xu hường giá cả trong dài hạn. Trong các biểu đồ dài hạn (ví dụ, biểu đồ 4H áp dụng cho thời gian hai năm)

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

bạn chỉ có thể nhìn thấy những thay đổi rất nhỏ trong bất cứ ngày giao dịch n{o. Như vậy, diễn biến của giá cả trong một quãng thời gian dài là yếu tố quan trọng nhất cần xem xét đến khi thực hiện các phân tích kỹ thuật bởi chúng phản |nh c|c thay đổi kinh tế vĩ mô thực sự. Các tin tức kinh tế vĩ mô quan trọng nhất cũng thường được công bố theo chu kỳ hàng tháng hoặc hàng quý. Vì vậy, sẽ là hợp lô-gic nếu giả định rằng c|c xu hướng kỹ thuật thường hình thành và kết thúc trong những quãng thời gian tương đương như vậy.

Các mô hình thị trường dài hạn thường được lập để phục vụ các mục đích kinh tế vĩ mô, và là các mô hình phù hợp nhất để ứng dụng phân tích kỹ thuật. Bạn cần luôn nhớ rằng biên độ thời gian trong phân tích kỹ thuật l{ đặc biệt quan trọng và có thể là yếu tố đầu tiên quyết định độ chính xác của các dự báo kỹ thuật.

  1. Ưu v{ nhược điểm của Phân tích Kỹ thuật là gì? Đặc trưng của Kinh doanh Ngoại hối là những áp lực tâm lý, khi mà thị trường gần như không bao giờ ổn định và ngay khi bạn mở một trạng thái giao dịch, bạn cần phải chuẩn bị cho khả năng phải gánh chịu thua lỗ với mức độ cũng ngang với khả năng tạo ra lợi nhuận. Phân tích kỹ thuật sẽ giúp bạn kiểm so|t được những áp lực tâm lý bởi việc dự đo|n diễn biến thị trường một cách khách quan sẽ trở nên dễ d{ng hơn bằng cách sử dụng c|c ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, các chỉ số và các mô hình giá. Khi tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc giao dịch kỹ thuật thì một nh{ kinh doanh thường có khả năng chịu được áp lực tâm lý thua lỗ tốt hơn.

Phân tích kỹ thuật sử dụng kết hợp nhiều phương ph|p kh|c nhau để làm rõ tình hình hiện tại và dự đo|n c|c diễn biến tiếp theo của thị trường. Các giao dịch kỹ thuật được tự động hóa là một ưu điểm lớn của phân tích kỹ thuật. Còn nhược điểm lớn nhất của phân tích kỹ thuật là, trên thực tế, nó hoàn toàn dựa vào dữ liệu lịch sử mà lịch sử thì không phải bao giờ cũng lặp lại. Vì thế, tín hiệu từ các chỉ số có thể không phản ánh kịp thời tình hình đang diễn ra trên thị trường. Phân tích kỹ thuật nghiên cứu kết quả của một mô hình chứ không nghiên cứu các nguyên nhân tạo ra mô hình đó. Mặc dù một sự kiện có thể gây ra những t|c động rất lớn tới thị trường nhưng cũng không có gì bảo đảm chắc chắn là giá cả sẽ có những thay đổi ngay sau sự kiện này. Một nhược điểm khác của phân tích kỹ thuật là các chỉ số có thể dẫn tới sự hiểu nhầm hoặc hiểu không chính xác trong các tình huống khác nhau trên thị trường. Tình trạng c|c nh{ đầu cơ |p dụng chiến lược giao dịch tương tự nhau nhưng lại thu được kết quả khác xa nhau rất thường xuyên xảy ra. Tại sao lại có điều này? Lý do là các chỉ số được áp dụng trong các khoảng biên độ thời gian khác nhau, các tín hiệu được hiểu khác nhau, và chiến lược kiểm soát rủi ro được áp dụng cũng kh|c nhau. Nói c|ch khác, phân tích kỹ thuật rất đa dạng. Quan điểm cá nhân của nh{ kinh doanh cũng có ảnh hưởng đến việc anh ta diễn giải các dữ liệu lịch sử và dữ liệu mới cập nhật như thế nào. Bên cạnh đó, còn có tình trạng, dù hiếm khi xảy ra, các biểu đồ giá và các chỉ số sử dụng với cùng biên độ thời gian lại có sự khác biệt trên các phần mềm giao dịch, tùy thuộc vào nguồn trích dẫn tỷ giá hoặc việc c{i đặt phần mềm này. Thoạt nghe qua thì phân tích kỹ thuật có vẻ hoàn to{n không đ|ng tin nhưng sự thực không phải như vậy. Dù bạn sử dụng các phần mềm và nguồn trích dẫn tỷ giá khác nhau thì kết quả của phân tích kỹ thuật cũng không bị ảnh

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

hưởng, đặc biệt là trong dài hạn. Phân tích giúp chúng ta có thể hiểu được tình hình hiện tại của thị trường và dự báo những diễn biến tiếp theo của nó.

Phân tích kỹ thuật đang dần trở nên phổ biến và có sức nặng hơn bởi ngày càng có

nhiều nhà kinh doanh áp dụng cùng một kiểu phân tích. Khi mà các nhà kinh doanh trên thế giới cùng nhận định một mô hình kỹ thuật đang xuất hiện thì họ sẽ có những h{nh động tương tự nhau. Điều n{y có nghĩa l{ ng{y c{ng có thêm nhiều nh{ kinh doanh, đặc biệt là các tổ chức lớn, cố gắng tranh thủ c|c mô hình đang nổi lên; v{ đồng thời, các mô hình này sẽ càng trở nên rõ nét khi ngày càng có thêm nhiều hoạt động nhằm bắt kịp với chúng.

Một điểm quan trọng cần ghi nhớ là việc diễn giải các biểu đồ gi| cũng có thể khác nhau

tùy thuộc vào thiết kế hình ảnh của bản thân các biểu đồ đó. Biểu đồ đường thẳng, biểu đồ thanh, biểu đồ hình nến mỗi loại đều có đặc trưng riêng. Ví dụ, biểu đồ hình nến thể hiện được những yếu tố mà biểu đồ đường thẳng không thể hiện được. Tôi khuyên các bạn không nên tự ép mình chỉ sử dụng một loại biểu đồ hay một vài chỉ số. Với phân tích kỹ thuật nói chung, càng có nhiều quan điểm khi phân tích và càng có nhiều diễn giải được minh họa bằng hình ảnh của dữ liệu thì nh{ kinh doanh c{ng có cơ hội xem xét thông tin dưới nhiều góc độ kh|c nhau, v{ điều này giúp cải thiện sự sâu sắc và chất lượng của phân tích được thực hiện dựa trên các dữ liệu đó.

  1. Làm thế n{o để tính toán các chỉ số kỹ thuật?

Bạn hãy nhìn vào một biểu đồ giá và cố gắng trả lời các câu hỏi sau, “Điều gì đứng đằng

sau sự tăng hay giảm gi|? Điều đó đang chậm lại hay sẽ còn được đẩy nhanh thêm?” Sự biến động của giá cả không hẳn đ~ cho phép nh{ kinh doanh x|c định xu hướng thị trường một c|ch đúng đắn, nhưng c|c chỉ số kỹ thuật thì có thể. Các chỉ số giúp chúng ta đ|nh gi| được thực tế thị trường với sự khách quan từ góc độ toán học và dự đo|n c|c diễn biến tiếp theo mà không bị ảnh hưởng bởi những bùng nổ trong ngắn hạn xuất phát từ hoạt động của người b|n v{ người mua (đôi khi điều này rất đ|ng sợ). Do vậy, các chỉ số cho phép ta thấy được cả thay đổi giá thực tế và những dữ liệu cụ thể của sự thay đổi (tốc độ, mức biến động…) cũng như những thông tin đằng sau có thể đ~ được sử dụng khi đưa ra quyết định mua hoặc bán một loại công cụ t{i chính n{o đó.

Khi miêu tả một chỉ số, có thể công thức để tính toán chỉ số n{y cũng được đưa v{o. Một

chương trình m|y tính sẽ thực hiện tất cả các quá trình toán học phía sau, tuy nhiên, sự hiểu biết về những tính to|n được sử dụng trong công thức nói trên cũng rất hữu ích cho việc tìm hiểu các nguyên lý đằng sau các chỉ số n{y. Đôi khi, một chỉ số có thể được tính toán bằng nhiều công thức khác nhau, và các thuật toán có thể khác nhau tùy thuộc vào phần mềm. Nếu rơi v{o trường hợp này thì mô tả về chỉ số sẽ bao gồm một vài công thức khác nhau.

Các chữ viết tắt hoặc biểu tượng sau đ}y thường được sử dụng trong các công thức tính

toán:

H giá cao nhất trong giai đoạn;

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

L giá thấp nhất trong giai đoạn;

C gi| đóng cửa;

O giá mở cửa;

Hn giá cao nhất cho n giai đoạn (n là số giai đoạn);

Ln giá thấp nhất cho n giai đoạn;

Cn gi| đóng cửa cho n giai đoạn;

MAn biến động trung bình trong n giai đoạn (ví dụ, MA14 là biến động trung bình cho

14 giai đoạn);

EMAn biến động trung bình theo h{m mũ của n giai đoạn.

Bạn không bắt buộc phải ghi nhớ các công thức tính toán của các chỉ số, mà chỉ cần hiểu được những tín hiệu giao dịch mà chỉ số đó tạo ra, cho dù đó l{ tín hiệu để b|n hay để mua, và trên tất cả, chính kinh nghiệm trong áp dụng các chỉ số của nhà kinh doanh theo thực tế thị trường mới là yếu tố quan trọng nhất. Bạn nên chọn lựa và thử nghiệm một chỉ số nào đó trên c|c dữ liệu lịch sử trước khi áp dụng vào giao dịch thực tế để đảm bảo rằng chiến lược kinh doanh của bạn có thể thu được lợi nhuận xét về dài hạn.

  1. Các chỉ số n{o được sử dụng nhiều nhất?

Với sự phát triển của công nghệ máy tính, việc áp dụng của các chỉ số kỹ thuật trong giao dịch Ngoại hối ngày càng trở nên phổ biến. Hiện nay, nhiều chỉ số và các công cụ kỹ thuật kh|c nhau đ~ được c{i đặt sẵn trong phần mềm giao dịch và màn hình giao dịch của bạn. Ví dụ, phần mềm MetaTrader4 có khoảng 40 chỉ số c{i đặt sẵn và bạn có thể tự tạo ra các chỉ số và phát triển chiến lược kinh doanh của riêng mình bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình MQL4 được c{i đặt sẵn. Tín hiệu từ các chỉ số thường đ|ng tin cậy hơn c|c mô hình gi|, nhưng đôi khi tín hiệu từ một chỉ số này có thể mâu thuẫn với tín hiệu từ một chỉ số kh|c. Do đó, việc hiểu được cách tín hiệu được tạo ra và nắm được khi nào các tín hiệu n{y chính x|c v{ đ|ng tin cậy là rất quan trọng. Khi đã nắm được đặc điểm của từng loại chỉ số, bạn có thể bắt đầu giao dịch thực sự. Có ba nhóm chỉ số chính:

  • Các chỉ số Xu hướng;
  • Các chỉ số Biến động;
  • Các chỉ số hỗn hợp.

Danh s|ch đầy đủ các chỉ số tất nhiên còn d{i hơn nhiều. Một vài chỉ số có thể được xếp

vào cả ba nhóm nêu trên, một vài chỉ số khác lại không trùng vào bất cứ nhóm nào.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Hiện nay, việc lựa chọn các chỉ số kỹ thuật tương đối thuận lợi. Ứng dụng phần mềm

cho phép tạo ra tất cả các loại chỉ số. Ý tưởng để tạo thành các chỉ số mới được đưa ra gần như h{ng ng{y. Trên mạng Internet, bạn có thể tìm được hàng ngàn loại chỉ số khác nhau. Rất nhiều trong số chúng đóng vai trò bổ trợ, một số kết hợp các chỉ số có sẵn để đưa ra c|c tín hiệu và một số được sửa đổi từ các chiến lược kinh doanh đang được áp dụng. Khi lựa chọn các chỉ số cho mình, bạn cần rất thận trọng; bạn cần hiểu được các chỉ số ban đầu hoạt động như thế n{o để có thể sử dụng các chỉ số kết hợp hoặc phái sinh từ chúng một cách đúng đắn. Việc sử dụng kết hợp các chỉ số có thể giúp bạn đưa ra chiến lược kinh doanh cho bản thân mình.

Chỉ số

Mô tả

Đường Xu hướng

động đi lên hoặc đi xuống mới. Nó có thể được coi là sự kết thúc của một quá trình

Đường Xu hướng được sử dụng để x|c định sự tăng lên hay giảm xuống của giá cả.

Khi mức giá cắt qua đường xu hướng nghĩa l{ thị trường kỳ vọng vào một sự biến

điều chỉnh hoặc là sự bắt đầu của một xu hướng mới. Có nhiều kiểu đường xu

hướng kh|c nhau như Đường Gann hay đường Fibonacci.

Các dải

Chỉ số cho thấy độ nhạy cảm (không ổn định) của giá. Chỉ số này rất hữu hiệu trong

Bollinger Bollinger Bands, BB

một thị trường không có xu hướng rõ ràng.

Chỉ số kênh hàng hóa

tên có thể gây ra hiểu nhầm ở đ}y vì chỉ số này hoàn toàn có thể sử dụng được trên

Commodity Channel Index

thị trường Ngoại hối. Nó x|c định mức biến động của giá cả so với mức trung bình

Chỉ số do Donald Lambert phát triển để phân tích thị trường h{ng hóa. Nhưng c|i

Sóng Elliott

Elliott Waves

Đường trung bình di động

Moving Averages

Đường trung bình di động hội

tụ/phân kỳ, Biểu đồ MACD

Moving Average

Convergence/Divergence, MACD

Histogram

Mô-men giá

Momentum

thống kê.

Lý thuyết Sóng Elliot dựa trên hiện tượng thường thấy trên thị trường là giá có xu

hướng diễn biến theo một mô hình đặc thù bao gồm 8 con sóng. Các nhà kinh

doanh rất hay dựa v{o mô hình n{y để đưa ra quyết định giao dịch.

Đ}y l{ chỉ số phổ biến nhất. Đường trung bình di động san bằng các biến động giá

v{ đưa ra gi| trị giá trung bình của nó trong một khoảng thời gian x|c định, điều

này giúp chúng ta thấy được xu hướng thực sự của thị trường.

Biểu đồ MACD được tạo thành từ c|c đường trung bình di động theo h{m mũ. Chỉ

số n{y được ứng dụng tốt nhất trong các thị trường đang có xu hướng rõ ràng. Nó

chỉ ra xu hướng của thị trường và khả năng xảy ra diễn biến đảo chiều. Đ}y l{ một

trong các chỉ số cổ điển phổ biến nhất.

Chỉ số n{y đo lường các biến động giá trong một khoảng thời gian x|c định.

Các công cụ Fibonacci

toán từ Dãy số này. Trong phân tích kỹ thuật, Các công cụ Fibonacci được sử dụng

Fibonacci Instrument

để x|c định c|c ngưỡng hỗ trợ và kháng cự chính và thời gian của các lần biến động

Các công cụ Fibonacci là các chỉ số dựa trên Dãy số Fibonacci v{ dung sai được tính

giá cả.

Parabôn SAR (dừng và đảo

Parabôn SAR thường được sử dụng như một chỉ số thông báo sự kết thúc quá trình

chiều)

tăng hay giảm giá.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Parabolic SAR, Stop & Reverse

Các điểm chốt,

PP Pivot points

Với chỉ số này, các biến động gi| trung bình được tính to|n, biên độ thời gian của

các biến động gi| tương lai được đ|nh dấu; c|c ngưỡng hỗ trợ và kháng cự gần và

xa được x|c định.

Chỉ số sức mạnh tương đối,

Chỉ số này thể hiện tốc độ biến động gi|. Nó thường chính xác nhất khi thị trường

RSI Relative Strength Index

đang trong giai đoạn điều chỉnh kéo dài

Stochastic Oscillator

Giống như RSI, nó thể hiện tốc độ biến động giá. Nó có thể đưa ra c|c tín hiệu sai

Chỉ số dao động

trong một thị trường đang có xu hướng rõ ràng.

Chỉ số Dịch chuyển Xu hướng,

DMI Directional Movement

Index

DMI thường được sử dụng để x|c định c|c xu hướng chính (tăng hoặc giảm) hoặc

sự điều chỉnh của thị trường.

  1. Bạn cần biết những gì về các biểu đồ giá?

Có ba loại chính như sau:

  1. Biểu đồ dạng đường (Line chart)

Những biểu đồ này thể hiện sự thay đổi của một loại gi| x|c định (ví dụ như gi| đóng cửa) m{ không xét đến mức giá cao nhất và thấp nhất (các cực trị) trong một khoảng thời gian x|c định. Các giá trị trong khoảng thời gian đó được nối với nhau th{nh đường thẳng. Về dài hạn, biểu đồ thể hiện sự biến động giá theo kiểu này có thể không đầy đủ do số lượng c|c điểm gi| được đ|nh dấu trên đó có hạn.

Biểu đồ dạng đường

  1. Biểu đồ hình nến (Candlestick chart hay Candlebars)

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Biểu đồ hình nến được dựng trên cơ sở bốn loại giá khác nhau (H, L, C, O) trong một

khoảng thời gian x|c định. Nhìn vào biểu đồ H1 bạn sẽ thấy có bao nhiêu quãng 1 giờ trong khoảng thời gian được thể hiện thì cũng có bấy nhiêu hình nến. Hình dưới đ}y thể hiện:

  • Hình nến đi lên (bullish candlestick) đặc trưng cho thị trường giá lên. Phần thân

của hình nến n{y thường có màu trắng, nó được gọi là “yang” trong tiếng Nhật.

  • Hình nến đi xuống (bearish candlestick) đặc trưng cho thị trường giá xuống.

Phần thân của hình nến n{y thường có m{u đen. Nó được gọi là “yin” trong tiếng Nhật.

Biểu đồ hình nến

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Khi so sánh biểu đồ dạng tuyến với biểu đồ hình nến ta thấy được ngay nhược điểm

chính của biểu đồ dạng tuyến là nó không thể hiện được các mức giá tối đa v{ tối thiểu (như đ|nh dấu bằng m{u đỏ trong biểu đồ hình nến ở trên).

  1. Biểu đồ dạng thanh

Biểu đồ dạng thanh về cơ bản giống với biểu đồ hình nến trừ các mức giá mở cửa và

đóng cửa được đ|nh dấu bằng nét ngang trên các thanh dọc, đỉnh trên là giá cao nhất của khoảng thời gian được xem xét v{ đỉnh dưới là mức giá thấp nhất. Bạn có thể lựa chọn bất cứ dạng biểu đồ nào sao cho phù hợp nhất với mục đích ph}n tích của mình: Các nhà kinh

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

doanh Mỹ sử dụng biểu đồ dạng thanh nhiều hơn trong khi c|c nh{ kinh doanh ch}u Âu v{ châu Á lại sử dụng biểu đồ hình nến nhiều hơn (biểu đồ hình nến có xuất xứ từ Nhật Bản).

Việc lựa chọn các quãng thời gian phù hợp để phân tích là rất cần thiết và chúng khác

nhau tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của bạn. Những quãng thời gian sau được sử dụng thường xuyên nhất:

M1, M5, M15, M30 (M phút);

H1, H4 (H giờ);

D1 (D ngày);

W1 (W tuần);

MN (MN tháng).

Ngoài ra còn có loại Biểu đồ Hình gậy (Tick chart) thể hiện từng biến động giá cả nhỏ

nhất. Hình dạng của nó phụ thuộc vào thời điểm được xem xét. Mỗi mức gi| được đ|nh dấu tự do trên biểu đồ m{ không xét đến quãng thời gian giữa hai lần đ|nh dấu đó (gi| có thể thay đổi sau một gi}y m{ cũng có thể sau vài phút, mỗi lần thay đổi được đ|nh dấu bởi một hình gậy). Loại biểu đồ n{y không được sử dụng trong phân tích kỹ thuật nhưng có thể sử dụng trong trường hợp thị trường đang nhạy cảm và biến động nhanh chóng nhằm theo dõi sự thay đổi giá cả v{ đưa ra c|c quyết định giao dịch một cách chóng vánh.

Việc lựa chọn các quãng thời gian được xem xét trong biểu đồ phụ thuộc vào chiến lược

kinh doanh của bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn mở một trạng thái giao dịch trong ngắn hạn và kiếm lời nhanh chóng thì nên dùng các quãng M1 và M5.

Các biểu đồ trong dài hạn (H1, H2, H4, D1) là những biểu đồ phổ biến nhất trên thị

trường Ngoại hối. Còn các biểu đồ ngắn hạn (М5, M15, M30, H1, H4) thì thường thích hợp cho các giao dịch trong ngày.

  1. Áp dụng C|c đường Xu hướng (Trend Lines) và C|c kênh Gi| (Price channel) như thế nào?

Trong một khoảng thời gian d{i, gi| thường có xu hướng biến động theo một chiều nhất

định. Những biến động đó được đ|nh dấu bằng C|c đường Xu hướng và Các kênh giá trên biểu đồ. Đường xu hướng thể hiện xu hướng của thị trường và có hai loại như sau:

  • Đường hỗ trợ Support Line (Đường xu hướng lên). Gi| thường biến động

phía trên đường hỗ trợ trong khoảng thời gian xem xét mặc dù đôi lúc nó có thể chạm hoặc cắt qua đường này trong chốc l|t. Tuy nhiên sau đó, nó thường trở lại

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

mức cao hơn đường hỗ trợ v{ đường này lại đóng vai trò l{m thanh chắn ngăn không cho giá cả rơi xuống mức thấp hơn.

  • Đường kháng cự Resistance Line (Đường xu hướng xuống). Gi| thường biến

động dưới đường kháng cự. Đôi lúc nó có thể vọt lên mức cao hơn nhưng nhìn chung đường này sẽ thể hiện giới hạn cao nhất của giá.

C|c đường xu hướng có thể được áp dụng vào các biểu đồ để cho thấy giới hạn cao nhất và thấp nhất của giá v{ hai đường giới hạn này hình thành nên kênh giá. Thị trường sẽ ổn định tại một kênh giá trong một khoảng thời gian nhất định dù có một v{i lúc nó vượt qua ngưỡng trên hoặc dưới, nghĩa l{ vượt khỏi kênh giá. Nếu giá phá vỡ một kênh gi| đ~ được x|c định thì xu hướng giá cả nói chung có thể thay đổi. Kênh giá là công cụ kỹ thuật rõ ràng nhất v{ được phần lớn các nhà kinh doanh sử dụng. Nếu giá cả chạm một mức n{o đó hai lần nhưng vẫn không phá vỡ được nó thì ta có thể xem đó l{ dấu hiệu hình thành một kênh gi|, trong trường hợp này nhà kinh doanh có thể quan sát diễn biến của thị trường một c|ch rõ nét hơn.

Mức kháng cự và hỗ trợ

Biểu đồ H4 của cặp EUR/USD

Sau đ}y l{ một vài lời khuyên khi phân tích biểu đồ được cho ở trên:

  • Đường hỗ trợ rất có thể sẽ trở th{nh đường kháng cự sau khi một ngưỡng giá bị phá vỡ (v{ ngược lại, đường kháng cự có thể trở th{nh đường hỗ trợ), vì vậy bạn cần phải theo dõi sát và tìm kiếm những sự thay đổi đó.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

  • Giá có thể phá vỡ kênh giá trong một thời gian ngắn (nó phá vỡ ranh giới của

kênh gi| nhưng lại trở về ngay sau đó). Khi hiện tượng này xảy ra, bạn cần chú ý tới thời gian mà giá nằm ngo{i đường biên. Thời gian này nhìn chung không được vượt quá các quãng thời gian mà biểu đồ được lập đang xem xét (ví dụ trên một biểu đồ giá với các quãng thời gian 1 giờ, giá không nên phá vỡ kênh giá trong thời gian l}u hơn 1 giờ đang xem xét). Nếu giá nằm ngoài kênh giá trong khoảng thời gian d{i hơn c|c qu~ng thời gian đang xem xét trên biểu đồ thì có nghĩa l{ xu hướng của thị trường đang thay đổi.

  • Bạn cũng có thể thấy các kênh giá trong ngắn hạn trong một kênh giá dài hạn

hơn. C|c kênh gi| ngắn hạn thường dễ d{ng được nhận biết hơn trên c|c biểu đồ ngắn hạn. Cùng một lúc có thể có nhiều kênh giá khác nhau và chúng có thể mâu thuẫn nhau về xu hướng.

Sẽ thật sai lầm nếu cho rằng các đường xu hướng là các chỉ số sơ cấp và không có mấy tác dụng. Các thị trường t{i chính thường có xu hướng thay đổi mức giá liên tục. Chúng ta không cần phải tìm kiếm c|c phương ph|p ph}n tích phức tạp sử dụng các thuật toán khó hiểu cũng như tăng thêm sự rắc rối cho chúng, bởi đó có thể chỉ là một sự tìm kiếm vô ích không có điểm dừng. Bạn không nên bỏ qua các công cụ phân tích cổ điển đ~ được kiểm chứng qua thời gian mà hãy sử dụng chúng để l{m cơ sở cho c|c phương ph|p ph}n tích s}u hơn. C|c đường xu hướng giúp ta tính to|n c|c điểm vào và ra khỏi thị trường cũng như các mức chốt lời và cắt lỗ. Đừng vội đưa ra quyết định dựa trên dấu hiệu từ những chỉ số khác nếu chúng mâu thuẫn với c|c đường xu hướng. Hãy kiểm tra chiến lược kinh doanh của bạn trên thị trường thực rồi hãy quyết định xem có nên tin tưởng những dấu hiệu có được từ chiến lược đó hay không.

  1. C|c đường trung bình Di động là gì?

Đường trung bình Di động là một trong các công cụ cơ bản của phân tích kỹ thuật. Nó được sử dụng để trung bình hóa hay “san bằng” các biến động giá cả bằng cách loại trừ các biến động trong ngắn hạn. Với c|c đường trung bình di động được x|c định và ứng dụng hợp lý, bạn sẽ cảm thấy việc x|c định xu hướng thị trường cũng như dự đo|n khả năng biến động v{ thay đổi của giá cả trở nên dễ d{ng hơn. C|c đường trung bình di động cũng được sử dụng để “l{m mượt” các biến động của giá trên một biểu đồ. Chúng giúp bạn đ|nh gi| thực tế thị trường một cách khách quan bằng việc loại bỏ các biến động nhỏ lẻ và hỗn loạn điều có thể làm bạn bị đ|nh lạc hướng khỏi c|c xu hướng sẽ chiếm ưu thế trong dài hạn. Việc ph}n tích c|c đường trung bình di động giúp kh|m ph| xu hướng dài hạn của thị trường v{ c|c động lực của giá cả, cũng có nghĩa l{ xem xét xem chúng sẽ tăng hay giảm với tốc độ như thế nào.

Dạng đầu tiên của c|c đường trung bình di động l{ Đường trung bình Di động Đơn giản (Simple Moving Average SMA). Nếu mức gi| vượt khỏi đường SMA lên trên thì có nghĩa l{ thị trường đang trong xu hướng đi lên, nếu mức gi| vượt khỏi đường SMA xuống dưới thì có nghĩa l{ thị trường đang trong xu hướng đi xuống (bearish).

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Công thức x|c định một đường trung bình di động đơn giản là một phép toán số học để tính giá trị trung bình: tổng tất cả các mức gi| (gi| đóng cửa hoặc giá cao nhất hoặc giá thấp nhất) trong n giai đoạn chia cho số giai đoạn đó:

SMAn = (Giá 1 + Giá 2 + Giá 3 + … + Giá n)/n

n số giai đoạn

Ngay khi một mức giá mới xuất hiện, SMA sẽ được tính toán lại bằng cách sử dụng thuật

toán trên. Các giá trị trong quá khứ và hiện tại được đ|nh dấu trên biểu đồ v{ được nối với nhau bằng một đường thể hiện mức giá trung bình trong khoảng thời gian mà bạn đ~ chọn. Số giai đoạn trên một đường trung bình di động càng nhiều thì đường này sẽ càng mềm mại hơn v{ mỗi mức giá sẽ ít t|c động hơn đến việc tạo thành hình dạng của đường trung bình di động. Nếu đường n{y được sử dụng trên một biểu đồ dài hạn thì bạn có thể quan sát thấy l{ thông thường, mức giá sẽ nằm trên hoặc dưới đường trung bình di động v{ đôi khi cắt cả qua nó.

Các mức giá và cách tính to|n sau đ}y có thể được sử dụng để tính toán một đường

trung bình di động:

  • Gi| đóng cửa trong một giai đoạn;
  • Trung bình của giá cao nhất và giá thấp nhất trong một giai đoạn (H+L)/2;
  • Trung bình của giá cao nhất, giá thấp nhất v{ gi| đóng cửa trong một giai đoạn

(H+L+C)/3;

  • Trung bình của giá cao nhất, giá thấp nhất, gi| đóng cửa và giá mở cửa trong một

giai đoạn (H+L+C+O)/4;

  • Trung bình của giá cao nhất, giá thấp nhất và hai lần gi| đóng cửa trong một giai

đoạn (H+L+C+C)/4.

Thông thường, các nhà kinh doanh chú ý nhiều nhất đến mức gi| đóng cửa hàng ngày

(gi| đóng cửa thường được sử dụng để tính to|n đường trung bình di động nói chung). Mức gi| n{y được dùng để tính to|n đường trung bình di động trên các biểu đồ hàng ngày.

Việc chọn lựa số giai đoạn cho một đường trung bình di động cũng rất quan trọng bởi

nó ảnh hưởng đến tính hiệu quả khi sử dụng. Trên thực tế, người ta hay sử dụng các giai đoạn sau nhiều nhất:

  • Rất ngắn (đường trung bình di động trong 5-13 ngày)
  • Ngắn (đường trung bình di động trong 14-25 ngày)
  • Trung bình ngắn hạn (đường trung bình di động trong 26-49 ngày)

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  • Trung bình (đường trung bình di động trong 50-100 ngày)
  • Dài hạn (đường trung bình di động trong 100-200 ngày)

Số lượng giai đoạn thích hợp nhất còn phụ thuộc vào loại hình thị trường hay các công

cụ tài chính mà bạn lựa chọn. Các con số nêu trên sẽ thích hợp nhất với thị trường chứng khoán, còn với thị trường Ngoại hối thì bạn nên sử dụng đường trung bình di động 14 giai đoạn.

Đường trung bình di động đơn giản đ~ được các nhà kinh doanh trên toàn thế giới sử dụng từ lâu bởi nó rất dễ tính toán và thể hiện trên một biểu đồ mà không cần đến sự trợ giúp của m|y tính. C|c đường trung bình di động phản |nh xu hướng hiện tại của thị trường, nhưng mặt khác, chúng không thể được sử dụng để phân tích sức mạnh tương đối của biến động đó. Đ}y l{ nhược điểm cơ bản của công cụ này.

Thêm v{o đó, c|c đường trung bình di động là một chỉ số trễ pha (lagging indicator),

bởi chúng được xây dựng hoàn toàn dựa trên các dữ liệu trong quá khứ. Điều n{y có nghĩa là chúng không thể chỉ ra hoặc dự báo một sự biến động trên thị trường cho đến khi sự thay đổi này thực sự diễn ra. Đường trung bình di động bao quát một giai đoạn càng dài thì càng ít bị t|c động bởi các thông tin mới trên thị trường. Nếu bạn lấy đường trung bình di động trong một giai đoạn ngắn hơn thì khả năng nó đưa ra c|c tín hiệu sai lệch sẽ cao hơn bởi mức giá thực tế sẽ thường xuyên cắt qua đường n{y. Do đó, nếu thị trường đang trải qua nhiều biến động thì bạn nên chọn c|c đường trung bình di động trong một giai đoạn đủ dài và nếu thị trường đang có xu hướng ổn định thì bạn có thể chọn c|c đường này trong một giai đoạn ngắn hơn. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn độ dài của quãng thời gian sao cho phù hợp nhất, một nhà kinh doanh còn cần chú ý cả đến c|c đặc điểm của thị trường và chiến lược kinh doanh của bản thân.

C|c đường trung bình di động đặc biệt được tính toán dựa trên các trọng số tương ứng, điều này khiến trọng số của mức gi| trong c|c giai đoạn trước đ}y được giảm bớt trong khi trọng số của mức gi| trong c|c giai đoạn gần đ}y được tăng lên khi nhìn v{o kết quả tính toán cuối cùng:

  • Đường trung bình Di động theo Trọng số (Weighted Moving Average -WMA);
  • Đường trung bình Di động theo Hàm mũ (Exponential Moving Average

EMA).

Nhược điểm cơ bản của đường trung bình di động đơn giản là tất cả các mức gi| đều có

trọng số như nhau khi đưa v{o công thức tính to|n để cho ra kết quả cuối cùng mà không tính đến khoảng cách giữa thời điểm chúng xuất hiện v{ điều kiện thị trường hiện tại. Các đường trung bình di động theo trọng số đ~ loại bỏ được nhược điểm này khi giá trị theo thời gian được đưa v{o nhằm tăng thêm trọng số cho các dữ liệu gần nhất. Ví dụ, đường trung bình di động theo trọng số cho giai đoạn 4 ng{y được tính to|n như sau:

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

WMA4 = (0,1 × Price 1 + 0,2 × Price 2 + 0,3 × Price 3 + 0,4 × Price 4) / 4

C|c đường trung bình di động đơn giản và theo trọng số phản ảnh các biến động giá

trong một số giai đoạn đ~ được lựa chọn. Đường trung bình di động theo h{m mũ thậm chí còn tăng trọng số của các dữ liệu gần nhất lên cao hơn v{ giảm trọng số của các dữ liệu tại c|c giai đoạn trước đ}y xuống thấp hơn nữa. Ví dụ, đường trung bình di động theo h{m mũ cho giai đoạn 5 ngày sẽ không chỉ bao gồm các mức gi| trong 5 ng{y đ~ chọn mà còn cả các mức giá ở giai đoạn trước đó, tất nhiên l{ sau khi đ~ tăng trọng số cho các dữ liệu gần nhất. Nguyên tắc cấp số nh}n được sử dụng để tính to|n đường trung bình di động theo h{m mũ. Điều n{y có nghĩa l{ mức giá càng xa thì ảnh hưởng của nó lên EMA càng ít và với các mức giá xa nhất thì ảnh hưởng này gần như bằng không. Công thức tính EMA tương đối phức tạp v{ thường đòi hỏi phải có sự trợ giúp của máy tính:

EMA = Giá cuối cùng x K + giá trị EMA trước đ}y x (1-K)

K=2/n+1

N số giai đoạn của EMA

K giá trị của trọng số

Sự chênh lệch giữa giá trị của c|c đường trung bình di động khác nhau cho cùng một

giai đoạn l{ tương đối nhỏ, nhưng điều chúng ta có thể thấy là một đường trung bình di động đơn giản sẽ trễ pha so với một đường trung bình di động theo h{m mũ ở mức độ phản ứng với các dữ liệu thông tin mới, trong khi đường trung bình di động theo trọng số có khả năng phản ứng nhanh nhất với c|c thay đổi trên thị trường.

Người ta cũng đ~ cố gắng thử sử dụng các công thức tính toán phức tạp hơn cho c|c

đường trung bình trong phân tích kỹ thuật, nhưng thực tế cho thấy SMA là có hiệu quả nhất. Phần lớn các phần mềm giao dịch sử dụng đường trung bình theo h{m mũ để tạo ra các chỉ số. Dẫu vậy, việc sử dụng đường nào sẽ tùy thuộc vào chiến lược giao dịch mà nhà kinh doanh lựa chọn. Mục đích chính của c|c đường trung bình di động là làm mềm mại và trung bình hóa các biến động của giá cả.

C|c đường trung bình di động sử dụng cho biểu đồ H1 EUR/USD

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

  1. C|c Đường trung bình Di động được sử dụng trong giao dịch như thế nào?

Từ lâu nay các nhà kinh doanh vẫn thường áp dụng c|c đường trung bình kh|c nhau để phát hiện và xác thực các tín hiệu giao dịch. Một đường trung bình di động có thể được xác định trực tiếp trên biểu đồ giá trong khi hầu hết các chỉ số kh|c đều cần một khu vực riêng đặc biệt dành cho nó trên biểu đồ đó.

Có nhiều c|ch để phát hiện các tín hiệu giao dịch. Cách dễ nhất là sử dụng một đường

trung bình cho thấy xu hướng cơ bản của thị trường. Nếu giá cắt qua một trường trung bình thì nó là tín hiệu của một sự thay đổi tiềm ẩn trong xu hướng. Khi đó, nếu giá cắt qua đường trung bình theo hướng xuống dưới thì đó tín hiệu bán ra, còn nếu nó cắt đường trung bình theo hướng lên trên thì đó l{ tín hiệu mua v{o. Điều này khá hiệu quả khi khoảng thời gian xem xét được x|c định chính xác phù hợp với tình hình thị trường.

Khi giao dịch dựa trên một đường trung bình di động, bạn sẽ có được kết quả tốt nhất

trong khi thị trường yên tĩnh v{ có xu hướng rõ ràng. Còn nếu thị trường đang bất ổn thì tốt hơn l{ bạn nên sử dụng hai đường trung bình di động với các khoảng thời gian xem xét khác nhau, dài và ngắn. Đường trung bình di động giai đoạn ngắn sẽ nhạy cảm với các biến động gi| hơn, nó phản ánh mọi thay đổi về giá và cho thấy các biến động giá trong ngắn hạn. Tín hiệu giao dịch được đưa ra khi 2 đường trung bình di động cắt nhau. Nguyên tắc cũng giống như khi sử dụng một đường trung bình di động ngoại trừ việc trong trường hợp này, đường trung bình di động (TBDĐ) ngắn hạn đóng vai trò như đường giá. Nếu đường TBDĐ ngắn hạn cắt đường TBDĐ d{i hạn theo hướng lên trên thì đó l{ tín hiệu mua vào, theo hướng xuống dưới thì đó l{ tín hiệu bán ra. Sự giao cắt như vậy cũng có tên riêng. Trường hợp cắt theo hướng lên trên gọi là giao cắt V{ng (Golden cross), theo hướng xuống dưới gọi là giao cắt Chết (Dead cross).

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Sự kết hợp hai đường trung bình di động với 5-20 và 10-40 giai đoạn l{ phương ph|p thường gặp nhất khi áp dụng c|c đường trung bình. Đôi khi, cũng có thể sử dụng 3 đường trung bình di động với c|c giai đoạn khác nhau (ví dụ, 4, 9 và 18 ngày). Trong trường hợp này, các trạng thái giao dịch sẽ được mở nếu đường TBDD ngắn hạn cắt đường TBDD dài hạn v{ đường TBDD trung hạn cắt đường TBDD dài hạn bởi đó l{ tín hiệu cho thấy sự đảo chiều của thị trường. Sau đó, bạn có thể đóng một trạng th|i đang mở và chốt lời khi đường TBDD cắt đường TBDD trung hạn nhưng vẫn có khả năng thị trường sẽ tiếp tục xu hướng của mình cho đến khi đường TBDD cắt đường TBDD dài hạn một lần nữa.

Ưu điểm của việc sử dụng 3 đường trung bình di động là chúng cho thấy một vùng

trung lập trong đó bạn không nên tham gia thị trường (mua vào hoặc bán ra) hoặc đóng c|c trạng th|i đang mở. Khi giá cả đang ở trong vùng trung lập, bạn nên chờ đợi sự thay đổi và theo dõi chặt chẽ xu hướng. Trong chiến lược 3 đường TBDĐ, bạn cũng nên chốt lời trước khi đường TBDĐ ngắn hạn cắt qua đường TBDĐ d{i hạn nhằm tránh khả năng thua lỗ. Dù có những ưu điểm như trên, c|c đường trung bình di động vẫn có khả năng đưa ra c|c tín hiệu sai trong các thị trường đang điều chỉnh v{ không có xu hướng rõ ràng.

Chiến lược 4 đường TBDĐ với c|c giai đoạn khác nhau ít phổ biến hơn. Trong chiến

lược n{y, 2 đường TBDĐ với giai đoạn ngắn hơn được sử dụng để nhận được các tín hiệu về thời điểm giao dịch trong khi 2 đường TBDĐ còn lại với giai đoạn d{i hơn để chỉ ra xu hướng thị trường và các trạng thái giao dịch sẽ được mở theo chiều hướng m{ c|c đường này chỉ ra. Biến động của c|c đường TBDĐ với giai đoạn ngắn hơn có gi| trị thông tin thấp trong một thị trường đang điều chỉnh.

Biểu đồ dưới đ}y minh họa chỉ số Alligator dựa trên c|c đường TBDĐ 13, 8 v{ 5 giai

đoạn. Người đ~ đưa ra sự kết hợp này là Bill Williams, và thực tế đ~ chứng minh là việc kết hợp c|c đường TBDĐ n{y rất thích hợp trong giao dịch.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

  1. Đường Trung bình Di động Phân kỳ/Hội tụ (MACD) thể hiện điều gì?

Đường Trung bình Di động Phân kỳ/Hội tụ MACD được phát triển bởi Gerald Appel. Chỉ

số này bao gồm 3 đường trung bình di động theo h{m mũ. Đ}y l{ một công cụ phân tích kỹ thuật rất hữu ích cho thấy cả xu hướng của thị trường lẫn tốc độ (tăng lên hay giảm xuống) của xu hướng đó. MACD thường được tính toán dựa trên 3 đường TBDĐ theo h{m mũ 9, 12 v{ 26 giai đoạn (EMA9, EMA12 v{ EMA26). Đ}y l{ c|c giai đoạn mặc định được sử dụng trong hầu hết các phần mềm phân tích kỹ thuật.

Biểu đồ MACD là sự chênh lệch giữa đường EMA 26 v{ EMA 12, c|c bước nhảy theo

chiều thẳng đứng minh họa sự chênh lệch giữa 2 EMA n{y. Đồ thị tín hiệu được sử dụng để đưa ra c|c quyết định giao dịch l{ đường TBDĐ h{m mũ 9 giai đoạn được tính toán dựa trên biểu đồ MACD. Bên cạnh đường EMA 9, EMA 12 và EMA 26 tiêu chuẩn, c|c đường EMA 5, EMA 7 v{ EMA 4 đôi khi cũng được sử dụng.

Tín hiệu chính m{ MACD đưa ra l{ sự giao cắt của c|c đồ thị. Nếu đồ thị biểu đồ MACD cắt một đồ thị tín hiệu theo chiều xuống dưới, bạn nên mua vào, nếu theo chiều lên trên bạn nên b|n ra. Nhưng cũng giống như với 2 đường TBDĐ đơn giản, MACD chỉ đưa ra c|c tín hiệu chính xác trong thị trường có xu hướng rõ ràng. Nếu thị trường đang điều chỉnh, nó thường đưa ra c|c tín hiệu sai.

Nếu một đồ thị tín hiệu nằm trên biểu đồ MACD và các bước nhảy theo chiều thẳng

đứng có giá trị dương (trên mức 0) thì thị trường đang trong giai đoạn giá lên, còn nếu một đồ thị tín hiệu nằm dưới biểu đồ MACD v{ c|c bước nhảy theo chiều thẳng đứng có giá trị

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

}m (dưới mức 0) thì thị trường đang trong giai đoạn giá xuống. Khi sự chênh lệch giữa biểu đồ MACD và một đường tín hiệu tăng lên thì độ dài của c|c bước nhảy thẳng đứng cũng tăng lên tương ứng.

Một biểu đồ MACD minh họa sự phân kỳ trong cảm nhận của các thành phần tham gia

thị trường liên quan tới diễn biến trong ngắn hạn và dài hạn của thị trường. Nếu biểu đồ MACD tăng lên, bên đang ở trạng thái giá lên sẽ chiếm ưu thế còn nếu nó giảm đi thì bên chiếm ưu thế l{ bên đang ở trạng thái giá xuống.

Động lực của c|c bước nhảy trong biểu đồ MACD quan trọng hơn vị trí tương đối của chúng so với trục 0. Bạn nên bán ra khi biểu đồ MACD tiếp cận dần trục 0 nhưng vẫn nằm trên nó. Đó l{ tín hiệu cho thấy xu hướng gi| lên đang yếu đi. V{ ngược lại, bạn nên mua vào khi biểu đồ MACD tiếp cận dần trục 0 những vẫn nằm dưới nó vì đó l{ tín hiệu cho thấy xu hướng giá xuống đang thu hẹp dần.

Sự phân kỳ giữa mức giá của một công cụ tài chính và một biểu đồ MACD là tín hiệu mạnh mẽ nhất. Sự phân kỳ hiếm khi xảy ra nhưng nếu xảy ra thì nó là tín hiệu chắc chắn cho một sự đảo chiều tiềm ẩn.

MACD cũng được dùng để tìm kiếm c|c ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Giá trị của mức giá tại thời điểm biểu đồ MACD cắt trục 0 thường thể hiện một ngưỡng hỗ trợ/kháng cự. Đồng thời, MACD cũng được sử dụng để x|c định ngưỡng bán quá nhiều/mua quá nhiều của thị trường.

Thực tế việc MACD là một chỉ số xu hướng có khả năng thể hiện c|c động lực thị trường

là một trong những ưu điểm chính của chỉ số này. Nếu sử dụng trong một thị trường có xu hướng rõ r{ng, c|c đường TBDĐ của chỉ số này cho phép ta theo dõi s|t xu hướng thị trường và phát hiện khả năng đảo chiều. Sự phân kỳ giữa biểu đồ MACD và mức gi| cũng l{ một tín hiệu cho thấy thị trường có khả năng đảo chiều. Tuy nhiên, c|c đường TBDĐ sử dụng trong chỉ số n{y cũng tạo ra c|c khó khăn khi tín hiệu của chúng là tín hiệu trễ pha và chúng thường xuất hiện sau khi các chỉ số phân tích kỹ thuật kh|c đ~ cho thấy sự thay đổi trên thị trường. Điều n{y thường diễn ra khi thị trường đang điều chỉnh.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

Biểu đồ trên minh họa MACD với các tham số tiêu chuẩn được c{i đặt mặc định trong

phần mềm giao dịch Meta Trader 4 (EMA 12, 26 v{ 9 giai đoạn).

Sự phân kỳ giữa mức giá của một công cụ tài chính và một biểu đồ MACD là tín hiệu mạnh mẽ nhất. Sự phân kỳ hiếm khi xảy ra nhưng nếu xảy ra thì nó là tín hiệu chắc chắn cho một sự đảo chiều tiềm ẩn.

MACD cũng được dùng để tìm kiếm c|c ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Giá trị của mức giá tại thời điểm biểu đồ MACD cắt trục 0 thường thể hiện một ngưỡng hỗ trợ/kháng cự. Đồng thời, MACD cũng được sử dụng để x|c định ngưỡng bán quá nhiều/mua quá nhiều của thị trường.

Thực tế việc MACD là một chỉ số xu hướng có khả năng thể hiện c|c động lực thị trường

là một trong những ưu điểm chính của chỉ số này. Nếu sử dụng trong một thị trường có xu hướng rõ r{ng, c|c đường TBDĐ của chỉ số này cho phép ta theo dõi s|t xu hướng thị trường và phát hiện khả năng đảo chiều. Sự phân kỳ giữa biểu đồ MACD và mức gi| cũng l{ một tín hiệu cho thấy thị trường có khả năng đảo chiều. Tuy nhiên, c|c đường TBDĐ sử dụng trong chỉ số n{y cũng tạo ra c|c khó khăn khi tín hiệu của chúng là tín hiệu trễ pha và chúng thường xuất hiện sau khi các chỉ số phân tích kỹ thuật kh|c đ~ cho thấy sự thay đổi trên thị trường. Điều n{y thường diễn ra khi thị trường đang điều chỉnh.

Biểu đồ dưới đ}y minh họa các tín hiệu m{ MACD đưa ra:

  • Nó cho thấy xu hướng n{o đang chiếm ưu thế trên thị trường, giá lên hay giá

xuống (nếu biểu đồ MACD nằm trên trục 0 thì đó l{ gi| lên, nằm dưới thì là giá xuống);

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

  • Biểu đồ MACD cắt trục 0 theo hướng lên trên (tín hiệu mua vào) hoặc xuống

dưới (tín hiệu bán ra);

  • Biểu đồ MACD cắt một đường tín hiệu;
  • Có sự phân kỳ giữa mức giá và biểu đồ MACD (tín hiệu cho một sự đảo chiều

tiềm ẩn trên thị trường).

Nếu nhìn trên biểu đồ lịch sử bạn sẽ dễ dàng quan sát sự phân kỳ hơn, nhưng nếu quan

sát trên thị trường thời gian thực thì điều này thực sự khó nhận ra. Bạn cần ước lượng là đỉnh đ~ được lập và có các tín hiệu MACD khác xác nhận sự đảo chiều. Nếu như sự phân kỳ bắt đầu xuất hiện trên biểu đồ thì việc x|c định đúng c|c đỉnh của một biểu đồ MACD là rất quan trọng: một đồ thị tín hiệu cắt qua biên mép của c|c bước nhảy theo chiều thẳng đứng của biểu đồ MACD là tín hiệu cho thấy sự hình thành một đỉnh của biểu đồ MACD.

Biểu đồ dưới đ}y minh họa sự phân kỳ sai (đường chấm) và phân kỳ đúng (đường liền).

Ở đ}y chúng ta có thể thấy tín hiệu rõ r{ng để b|n ra được xác nhận bởi sự phân kỳ.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Sự phân kỳ rõ ràng giữa đường dốc của biểu đồ MACD v{ đường dốc của mức giá thể hiện một tín hiệu đi xuống. Tất nhiên, chúng ta cũng phải kiểm tra xem sự phân kỳ này có được xác nhận bởi các công cụ khác hay không (ví dụ, xem các mô hình nến cho thấy điều gì). Bạn có thể thường xuyên quan sát thấy Nến sao chổi (Shooting Star Candle) trên biểu đồ tại thời điểm đảo chiều. Trong trường hợp này, việc tham gia thị trường là an toàn.

MACD cũng giúp chúng ta ra quyết định rời khỏi thị trường. Nếu bạn đ~ mở một trạng

thái bán thì bạn nên rời khỏi thị trường và xem xét mở một trạng thái mua ngay khi một tín hiệu mua v{o được hình thành.

  1. Phân kỳ là gì?

Sự phân kỳ giữa mức giá và biểu đồ MACD là một tín hiệu đặc trưng do chỉ số MACD

sinh ra. Tất nhiên, bên cạnh đó còn có c|c chỉ số kh|c cũng thể hiện sự phân kỳ. Cốt lõi của phương ph|p ph}n tích được phát triển bởi J. Welles Wilder này là nhằm x|c định c|c điểm mà tại đó một chỉ số không thể tiếp tục đạt một mức cao hơn (hoặc xuống một mốc thấp hơn) so với một mức giá xuất hiện cùng lúc trên biểu đồ đó. Sẽ rất khó x|c định thời điểm này nếu không có các chỉ số. Chính sự phân kỳ là tín hiệu cho thấy điều đó v{ nó có nghĩa l{ một đợt đảo chiều trên thị trường có thể sắp diễn ra. Sự phân kỳ cũng xuất hiện khi một đường nối giữa c|c đỉnh giá chạy theo phương ngang còn đường nối giữa c|c đường chỉ số thì lại chạy theo phương xiên. Ph}n kỳ đi xuống là tình trạng thị trường trong đó gi| tiếp tục tăng, trong khi chỉ số cho thấy xu hướng đi xuống. Nó có nghĩa l{ sự đảo chiều sắp đến gần. Phân kỳ đi lên chỉ ra rằng gi| đang đi lên nhưng sắp đảo chiều.

Tuy nhiên, sự phân kỳ giữa giá cả và chỉ số không bảo đảm rằng thị trường sẽ đảo chiều, cũng tương tự như việc nó không thể chỉ ra mức giá cụ thể có thể đạt tới trong tương lai. Sự phân kỳ chỉ có ý nghĩa b|o hiệu một sự thay đổi trong xu hướng giá có khả năng xảy ra và khả năng đó ng{y c{ng cao. Khi một nhà kinh doanh phát hiện thấy sự phân kỳ trên biểu đồ

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

thì anh ta cũng cần phải kiểm tra tín hiệu mà các chỉ số kh|c đưa ra, bao gồm c|c ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, các mô hình giá và các công cụ kh|c để xác nhận điều này.

Đ}y l{ một biểu đồ thể hiện 2 chỉ số, MACD và Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI). Chỉ số phụ sẽ được sử dụng để xác nhận các tín hiệu mà chỉ số chính đưa ra. Trong ví dụ mà chúng ta sắp xem xét, cả hai chỉ số đều có sự phân kỳ mặc dù công thức tính toán của chúng khác nhau. Sự trùng khớp n{y l{m tăng khả năng một tín hiệu chung cùng được đưa ra bởi hai chỉ số này sẽ được xác nhận trong tương lai.

  1. Thế nào là thị trường quá mua (overbought) và quá bán (oversold)?

Trong bất cứ thị trường t{i chính n{o cũng có những người đầu cơ gi| lên v{ người đầu

cơ gi| xuống, tuy nhiên mức độ hoạt động của họ thay đổi tùy thuộc v{o điều kiện thị trường. Ví dụ, nếu một đồng tiền n{o đó đ~ tăng gi| trong một khoảng thời gian nhất định thì đến một thời điểm, số người mua v{o đồng tiền này sẽ bắt đầu giảm xuống trong khi hoạt động của những người đ~ mua v{o sẽ tăng lên và vai trò của họ lại chuyển từ người mua sang người bán. Chỉ số nào có thể giúp bạn x|c định được mức độ cân bằng giữa người mua v{ người b|n? Đó chính l{ c|c công cụ đo dao động (oscillators).

Các công cụ đo dao động cho chúng ta thấy trong số các thành phần tham gia thị trường,

nhóm n{o đang hoạt động tích cực hơn. Nếu những người đầu cơ gi| xuống đang chiếm ưu thế trên thị trường, các nhà kinh doanh sẽ có xu hướng mở các trạng thái bán nhiều hơn v{ thị trường sẽ đi xuống. Các công cụ đo dao động cũng sẽ đi xuống theo xu hướng thị trường cho đến khi chúng đạt tới một mức qu| b|n x|c định, khi mà những người đầu cơ gi| lên bắt đầu hoạt động tích cực và các nhà kinh doanh khác bắt đầu đóng c|c trạng thái bán của mình. Nếu một công cụ đo dao động cắt qua ngưỡng quá bán của nó thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy thị trường đ~ xuống đến đ|y v{ những người b|n trước đ}y nên đóng c|c

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

trạng thái của mình lại trước khi chuyển sang vai trò người mua, mua lại những gì mình đ~ b|n. Điều tương tự cũng diễn ra trong thị trường giá lên: nếu một công cụ đo dao động đạt tới ngưỡng quá mua của nó thì đó l{ dấu hiệu b|o trước một sự đảo chiều. Mỗi công cụ dao động lại được đặc trưng bởi các chỉ số quá bán/quá mua riêng biệt. Ví dụ, ngưỡng quá mua của chỉ số RSI là 70% và ngưỡng quá bán của nó l{ 30%; đối với Stochastic Oscillator thì con số này lần lượt là 80% và 20%.

Một nhà kinh doanh cần chú ý đến một chi tiết quan trọng kh|c, đó l{: nếu một công cụ đo dao động đang nằm trên ngưỡng quá mua hoặc nằm dưới ngưỡng quá bán của nó thì rất có khả năng l{ nó sẽ tiếp tục xu hướng hiện tại của mình v{ không đảo chiều. Nếu một chỉ số (ngoại trừ c|c đường trung bình di động) bao gồm hai đồ thị dao động trong phạm vi từ 0 đến 100 v{ c|c đồ thị này cắt lẫn nhau tại điểm nằm trên ngưỡng qu| mua thì đó l{ dấu hiệu để bán ra, còn nếu chúng cắt nhau tại điểm nằm dưới ngưỡng qu| b|n thì đó l{ dấu hiệu để mua vào.

Một vài chỉ số dao động xung quanh trục 0, hay còn được gọi là trục trung tâm. Nếu đồ thị của một chỉ số cắt trục trung tâm theo hướng đi lên thì đó l{ dấu hiệu mua vào, nếu theo hướng đi xuống thì đó l{ dấu hiệu bán ra.

  1. Các dải Bollinger (Bollinger Bands) thể hiện điều gì?

Chỉ số n{y được đặt tên theo người đ~ ph|t triển nó, John Bollinger. Các dải Bollinger

được áp dụng trực tiếp trên một biểu đồ giá và chúng thể hiện Độ lệch Chuẩn (Standard Deviation) của một mức giá so với đường trung bình di động của nó. Khoảng cách giữa đường trung bình di động với các dải Bollinger của nó được x|c định bởi mức độ biến động giá: giá cả thay đổi càng nhanh thì các dải này sẽ c|ch đường trung bình di động c{ng xa. Độ lệch chuẩn trong các thống kê toán học là một đại lượng mô tả mức độ phân tán của các dữ liệu thống kê quanh giá trị trung bình của chúng. Một độ lệch chuẩn thường bao quát khoảng 68% các giá trị của mức giá xuất hiện, v{ hai độ lệch chuẩn bao quát tới 95% các giá trị của mức giá xuất hiện. Điều n{y có nghĩa l{ nếu chỉ số này dựa trên sự tính toán của 2 độ lệch chuẩn thì 95% các mức giá sẽ dao động trong phạm vi các dải của nó. Nếu Các dải Bollinger tiến gần tới nhau và mức độ biến động giá diễn ra thấp thì có thể dự đo|n l{ một sự thay đổi lớn về giá sắp diễn ra. Nếu mức giá phá vỡ Các dải Bollinger theo hướng đi lên hoặc đi xuống thì theo quy luật, nó sẽ trở về mức nằm trong các dải này chỉ sau một thời gian ngắn. Thêm v{o đó, nếu giá bắt đầu di chuyển xa khỏi một trong hai dải thì nó có xu hướng kết thúc quá trình di chuyển này ở gần dải đối diện.

Thông thường, chỉ số n{y được tính toán dựa trên đường trung bình di động 14 giai

đoạn. Một v{i nh{ kinh doanh đưa ra lời khuyên là nên sử dụng đường trung bình di động 20 giai đoạn. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng một đường trung bình di động có ít hơn 10 giai đoạn bởi số lượng giai đoạn trong quá trinh tính toán ít sẽ tạo ra mức độ biến động lớn hơn, điều này dẫn tới hậu quả là các dữ liệu trở nên kém tin cậy hơn. C|c dải Bollinger thường được tính toán với độ lệch chuẩn là 2, 2,5 hoặc 1,5.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Khi thị trường đang điều chỉnh, Các dải Bollinger thể hiện c|c ngưỡng hỗ trợ và kháng

cự. Nhưng bạn cũng không nên sử dụng một mình chỉ số n{y để đưa ra quyết định giao dịch. Giống như c|c chỉ số khác, Các dải Bollinger sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng kết hợp với nhiều chỉ số kh|c như RSI, MACD hay Chỉ số Dịch chuyển Xu hướng (DMI). Điều này sẽ cho bạn nhiều nguồn thông tin kh|c nhau để xác nhận c|c xu hướng và mô hình khác nhau. Nếu như mức giá chạm đến dải phía dưới trong Các dải Bollinger và RSI nằm trên ngưỡng 30 thì lúc đó, gi| cả gần như sẽ tiếp tục dịch chuyển theo xu hướng hiện tại. Còn nếu RSI nằm dưới ngưỡng 30 thì điều này có thể là dấu hiệu cho thấy thị trường sẽ đảo chiều. Nếu như mức giá chạm đến dải trên của Các dải Bollinger và RSI nằm trên ngưỡng 70 thì một xu hướng đảo ngược của thị trường chắc chắn sẽ diễn ra.

Các dải Bollinger

Biểu đồ D1 EUR/USD

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về Các dải Bollinger và ứng dụng của chỉ số này tại

địa chỉ http://www.bollingerbands.com

  1. Các công cụ đo dao động được ứng dụng như thế nào?

Các chỉ số xu hướng có thể chỉ ra xu hướng của thị trường nhưng không thể x|c định

được khi nào thì thị trường đảo chiều. Trong thị trường đang điều chỉnh, tín hiệu do các chỉ số xu hướng sinh ra thường khiến các nhà kinh doanh thua lỗ nếu sử dụng chúng vì trong trường hợp này chúng là các chỉ số trễ pha. Trong khi đó,các công cụ đo dao dộng, hay còn gọi là các chỉ số xung động, lại cho kết quả tốt nhất trong thị trường chưa có xu hướng,

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

nhưng ngược lại, chúng cũng khiến các nhà kinh doanh thua lỗ nếu sử dụng chúng trong các thị trường có xu hướng rõ ràng.

Các công cụ đo dao động xuất hiện khi thị trường đang mất dần động lực và sắp chuyển

sang xu hướng ngược lại. Ở đ}y, cần phải nhấn mạnh là việc sử dụng các chỉ số xung động chỉ như l{ c|c chỉ số phụ, bổ trợ trong việc kết hợp với các chỉ số phân tích kỹ thuật khác. Bạn có thể sẽ chú ý nhiều hơn đến c|c mô hình gi| được tạo thành trên biểu đồ gi| hơn l{ tín hiệu mà các công cụ đo dao động đưa ra. RSI, chỉ báo Stochastic, Mô-men giá,… là các công cụ đo dao động. Chúng là các chỉ số định hướng cho thấy trước một sự đảo chiều hoặc một bước nhảy của giá cả (nghĩa l{ cho thấy c|c thay đổi giá hiện tại). Việc sử dụng các chỉ số để dự báo giá cả là rất quan trọng khi mà những thay đổi lớn về gi| được tạo thành trong một giai đoạn n{o đó không diễn ra ngay lập tức. Ví dụ, giá cả luôn dao động xung quanh một vài mức n{o đó trong một khoảng thời gian trước khi xu hướng giá lên chuyển thành xu hướng giá xuống, tại đó gi| bắt đầu diễn biến theo chiều hướng ngược lại. Đ}y l{ c|c tình huống điển hình mà các công cụ đo dao động có thể phát hiện ra.

Như đ~ nói ở trên, mặc dù tín hiệu mà các chỉ số xung động đưa ra chỉ chính xác trong

các thị trường đang điều chỉnh, nhưng đôi khi chúng cũng được sử dụng trong các thị trường có xu hướng rõ ràng. Phân kỳ giá lên hoặc giá xuống là một trong c|c trường hợp như vậy. Một trường hợp khác là khi bạn vẽ một đường thẳng để chỉ ra xu hướng của thị trường trên biểu đồ của một chỉ số xung động. Ngay khi đường thẳng đó cắt qua đường của chỉ số này thì thị trường được dự báo là sẽ đảo chiều. Quy luật này không phải lúc n{o cũng đúng nhưng nói chung, nó chính x|c trong rất nhiều trường hợp.

  1. Chỉ số Sức mạnh Tương đối thể hiện điều gì?

Chỉ số Sức mạnh Tương đối, RSI, được sử dụng để so sánh mức gi| đóng cửa của các

giai đoạn hiện tại và quá khứ. Chỉ số n{y dao động trong khoảng từ 0 đến 100. Thêm v{o đó, khi các chỉ số RSI xuống dưới 30% hay lên quá 70% thì thị trường được xem l{ đang ở trong trạng thái bán quá nhiều hoặc mua quá nhiều. Khi chỉ số n{y vượt qua ngưỡng quá bán /quá mua của nó thì đó l{ tín hiệu để tham gia thị trường. RSI là một trong các chỉ số xung động phổ biến nhất. Mục đích chính của nó là chỉ ra các thị trường đang trong tình trạng qu| b|n /qu| mua, đặc biệt là khi thị trường đang không có xu hướng hoặc đang điều chỉnh. Công cụ đo dao động này trở nên phổ biến nhờ vào các tín hiệu đ|ng tin cậy và dễ hiểu m{ nó đưa ra.

RSI được phát triển bởi J. Welles Wilder và là cố gắng để chỉnh sửa sự thiếu sót của các

chỉ số xung động. Thiếu sót đầu tiên là ảnh hưởng thiếu chính xác của c|c thay đổi nhanh chóng của giá cả trong quá khứ lên các giá trị hiện tại của chúng, ngay cả khi mức gi| đ~ trở nên ổn định hơn. Thiếu sót thứ hai là các chỉ số trước đ}y không có c|c giới hạn cụ thể cho phép so sánh một cách dễ dàng các dữ liệu khác nhau về mặt thời gian. Điều này khiến cho việc đ|nh gi| thị trường một cách khách quan trở nên rất khó khăn. Một chỉ số xung động tiêu chuẩn dao động xung quanh mức 0 mà không có giới hạn trên hay dưới. Wilder đưa ra loại chỉ số của mình sau khi đ~ tính to|n đến các thiếu sót trên. Trong một thị trường không có xu hướng rõ ràng, chỉ số RSI với 14 hoặc 20 giai đoạn sẽ được sử dụng, nhưng nó cũng có

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

thể được sử dụng với tham số khác, ví dụ như với 5 hoặc 30 giai đoạn. Số giai đoạn càng ít thì những biến động của chỉ số càng mềm mại hơn. Thông thường, sử dụng các tham số tiêu chuẩn sẽ là tốt hơn: 30% để đ|nh dấu thị trường mua quá nhiều v{ 70% để đ|nh dấu thị trường bán quá nhiều cho chỉ số RSI 14 giai đoạn. Một vài nhà kinh doanh lại thích sử dụng con số 40% và 80% khi thị trường đang trong xu hướng đi lên v{ 20% v{ 60% khi thị trường đang trong xu hướng đi xuống. Khi m{ đồ thị của chỉ số chạm đến một trong các ngưỡng trên thì đó l{ tín hiệu mở các trạng th|i ngược với xu hướng hiện tại bởi thị trường sắp có dấu hiệu đảo chiều. Trong một v{i trường hợp, chỉ số này có thể không đạt đến các mức nói trên nhưng gi| cả vẫn thay đổi xu hướng của nó. Nếu xu hướng dài hạn có vẻ như đang chi phối thị trường thì bạn nên bỏ qua các tín hiệu m{ RSI đưa ra bởi sử dụng nó có thể khiến bạn chịu thua lỗ. Bạn luôn luôn phải nhớ rằng chỉ số này chỉ nên được sử dụng trong thị trường đang điều chỉnh khi mà giá cả dịch chuyển dần từ mức hỗ trợ n{y đến mức kháng cự kh|c v{ ngược lại.

Sự phân kỳ giữa giá cả và RSI là tín hiệu đ|ng tin cậy nhất. Bên cạnh đó, c|c phương

ph|p ph}n tích kh|c được dùng để phân tích biến động gi| như c|c ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, mô hình giá (chẳng hạn, Đầu v{ C|c vai) cũng thích hợp cho phân tích biểu đồ chỉ số. Nếu giá cả biến động quá nhanh, bạn nên phân tích chỉ số RSI thay vì biểu đồ giá.

Chỉ số Sức mạnh Tương quan (RSI)

Biểu đồ D1 EUR/USD

Đường thẳng đứng thứ nhất trong biểu đồ nói trên đ|nh dấu một tín hiệu mua vào

được đưa ra bởi chỉ số RSI (RSI 14 giai đoạn nằm dưới mức 30%). Đường thẳng đứng thứ

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

hai đ|nh dấu một tín hiệu chốt lời v{ cũng chỉ ra một thời điểm thích hợp để mở một trạng thái bán (RSI nằm trên mức 70%).

Như bạn có thể thấy, đồ thị của công cụ đo dao động di chuyển khá ổn định bất chấp

những biến động gi| trong biên độ lớn. Các tín hiệu hiếm khi được đưa ra, nhưng chúng đều rất đ|ng tin cậy. Như với mọi chỉ số phân tích kỹ thuật khác, bạn nên sử dụng RSI kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật kh|c để xác nhận hoặc loại bỏ các tín hiệu do RSI đưa ra. Nếu tín hiệu do các chỉ số đưa ra mâu thuẫn với nhau, bạn nên tạm thời chưa tham gia thị trường và chờ đợi những chỉ b|o rõ r{ng hơn xuất hiện.

  1. Chỉ số Mô-men giá thể hiện điều gì?

Mô-men giá là chỉ số thể hiện mức độ của biến động gi|. Điều này có thể được tính toán một cách dễ dàng khi mà giá cả luôn biến động từ giai đoạn n{y sang giai đoạn khác. Trong các biểu đồ ngắn hạn, bạn có thể quan sát và phân tích những biến động giá của một công cụ t{i chính được lựa chọn trong một giai đoạn ngắn. Chỉ số Mô-men gi| thường được tính toán như một tỷ lệ giữa mức giá hiện tại và các mức gi| trước đ}y trong một giai đoạn được lựa chọn (giai đoạn tiêu chuẩn là 14 ngày). Ví dụ, chỉ số Mô-men giá 5-giai đoạn được tính là tỷ lệ giữa gi| đóng cửa cuối cùng với gi| đóng cửa 5 giai đoạn trước đó. Kết quả (theo tỷ lệ phần trăm) được thể hiện trên trục 0 (trung tâm) của chỉ số.

Nếu gi| đang tăng lên thì đồ thị của chỉ số nằm trên trục 0 của nó. Nếu đồ thị đi lên thì

có nghĩa l{ tốc độ biến động gi| đang tăng dần. Đồ thị phẳng chứng tỏ là giá cả đ~ giữ nguyên trong 5 giai đoạn vừa qua. Còn nếu đồ thị chỉ số đang đi xuống nhưng vẫn nằm trên trục 0 của nó thì có nghĩa l{ gi| cả vẫn tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn.

Chỉ số Mô-men giá

Biểu đồ D1 EUR/USD

Biểu đồ dưới đ}y minh họa sự phân kỳ v{ đồng thời trục trung tâm của chỉ nó được

đ|nh dấu trên đó (mức 100 trên biểu đồ chỉ số).

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

Nếu chỉ số đ~ tạo thành một mức đỉnh, điều đó không phải lúc n{o cũng có nghĩa l{ gi| cả sẽ thay đổi xu hướng của nó. Việc đồ thị chỉ số cắt qua trục trung tâm mới chỉ ra một sự đảo chiều giá có khả năng xảy ra. Đ}y l{ một chỉ số định hướng cho phép nhà kinh doanh biết trước về xu hướng gi| khi m{ đồ thị Mô-men gi| thường đổi hướng trước khi giá cả đổi hướng. Tuy nhiên, rủi ro nhầm lẫn không phải là không có (nếu giá cả giảm chậm lại, nhưng vẫn giữ nguyên xu hướng hiện tại). Do đó, chỉ số Mô-men giá chỉ có giá trị khi dùng để phân tích thị trường đang điều chỉnh nhưng lại không có tác dụng trong một thị trường có xu hướng rõ ràng. Rất nhiều người coi thời điểm đồ thị chỉ số này cắt qua trục 0 là tín hiệu cho việc đặt lệnh mua hoặc bán (khi mà giá cả đ~ thực sự thay đổi xu hướng). Bạn chỉ cần tuân theo một quy tắc đơn giản mở các trạng thái giao dịch theo cùng chiều biến động của giá cả. Sẽ là khá rủi ro khi mở các trạng thái giao dịch ngược chiều biến động của giá cả rồi chờ đợi một sự đảo chiều (ví dụ, bán ra trong thị trường giá lên) mà chỉ dựa vào các tín hiệu do một chỉ số định hướng tạo ra. Chỉ nên sử dụng chỉ số Mô-men gi| như l{ một chỉ số bổ trợ vì các tín hiệu mà nó đưa ra không đủ chính x|c để mở các trạng thái giao dịch mà không cần tham khảo thêm các chỉ số khác. Các giá trị ở mức hoặc rất cao hoặc rất thấp của chỉ số này cho thấy giá cả sẽ tiếp tục đi theo xu hướng hiện tại trong một khoảng thời gian nữa.

Chỉ số Mô-men gi| cũng có sự phân kỳ. Sự phân kỳ diễn ra trong thị trường giá lên nếu

giá cả rơi xuống các mức thấp hơn nhưng đồ thị chỉ số không có diễn biến tương ứng. Nó diễn ra trong thị trường giá xuống nếu giá cả tăng lên c|c mức cao hơn nhưng đồ thị chỉ số không thể hiện điều tương tự.

  1. Công cụ đo dao động Ngẫu nhiên Stochastic Oscillator được sử dụng như thế nào?

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Giống như một Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI), một Công cụ đo dao động Ngẫu nhiên

(Stochastic Oscillator) đo mức độ của biến động giá cả. Chỉ số n{y được phát triển bởi George Lane. Nguyên tắc cơ bản là trong thị trường gi| lên, gi| đóng cửa hàng ngày có xu hướng gần với giới hạn trên của mức giá (mức cao nhất h{ng ng{y), v{ ngược lại, trong thị trường giá xuống, gi| đóng cửa hàng ngày có xu hướng gần với giới hạn dưới của mức giá.

Các chỉ số ngẫu nhiên so sánh các mức gi| đóng cửa của giai đoạn trước với sự chênh

lệch giữa mức giá cao nhất và thấp nhất trong một số giai đoạn nhất định. Có hai dạng ngẫu nhiên, nhanh và chậm. Ở dạng chậm, các biến động Ngẫu nhiên thường mềm mại hơn v{ được sử dụng thường xuyên hơn. Nếu được áp dụng vào các biểu đồ với các quãng thời gian dài, các chỉ số Ngẫu nhiên giúp chúng ta có thể ph}n tích c|c xu hướng dài hạn; còn nếu được sử dụng các quãng thời gian ngắn, chỉ số này sẽ đưa ra c|c tín hiệu giao dịch tức thời nhiều hơn. Chỉ số này bao gồm 2 đồ thị dao động trong biên độ từ 0 đến 100 (giống trong một chỉ số RSI), v{ đôi khi 2 đồ thị này cắt lẫn nhau. Đồ thị chính l{ %K còn %D l{ đường trung bình di động đưa ra tín hiệu để mua hoặc bán. Nếu %K cắt %D theo hướng lên trên thì đó l{ dấu hiệu để mua, còn nếu theo hướng xuống dưới thì đó l{ dấu hiệu để bán.

Công cụ đo dao động Ngẫu nhiên.

Biểu đồ D1 EUR/USD

Trong biểu đồ dưới đ}y, đồ thị chính %K được đ|nh dấu là một đường đậm, còn đồ thị

tín hiệu %D được đ|nh dấu là một đường nhạt hơn.

Mức 20% chỉ ra ngưỡng bán quá nhiều trong khi mức 80% chỉ ra ngưỡng mua quá

nhiều.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Nếu c|c đồ thị của chỉ số cắt nhau ở khu vực nằm trên ngưỡng 80%, một tín hiệu đ|ng

tin cậy để đặt lệnh b|n được đưa ra. Chỉ số n{y nên được sử dụng trong thị trường đang điều chỉnh, nghĩa l{ khi thị trường ít có biến động. Trong thị trường có xu hướng rõ ràng, khả năng chỉ số Ngẫu nhiên đưa ra tín hiệu sai là khá cao. Bạn nên đặt lệnh mua nếu sự phân kỳ giữa giá cả và chỉ số Ngẫu nhiên xuất hiện.

Chỉ số Ngẫu nhiên có thể được áp dụng cho một biểu đồ với các quãng thời gian bất kỳ.

Thông thường, một Công cụ đo dao động Ngẫu nhiên được sử dụng trong biểu đồ hàng tuần sẽ thay đổi xu hướng khoảng 1 tuần trước khi MACD đưa ra c|c tín hiệu tương tự. Kết quả là sự đảo chiều của chỉ số Ngẫu nhiên trên biểu đồ hàng tuần là tín hiệu cho thấy MACD sẽ thay đổi chiều hướng trong vòng 1 tuần sau đó. Nếu bạn chỉ sử dụng Công cụ đo dao động Ngẫu nhiên để đưa ra c|c quyết định giao dịch của mình, bạn nên phân tích các biểu đồ với các quãng thời gian d{i để công cụ đo dao động không quá nhạy cảm với các biến động giá trong ngắn hạn. Nếu bạn muốn sử dụng chỉ số Ngẫu nhiên trong ngắn hạn, bạn nên sử dụng nó kết hợp cùng với các chỉ số khác.

  1. Chỉ số Parabolic SAR cho thấy điều gì?

Chỉ số Parabolic SAR do J. Welles Wilder phát triển. Nó giúp ta dự b|o xu hướng của thị trường cũng như x|c định điểm kết thúc của một xu hướng đi lên hoặc đi xuống. Parabolic SAR luôn chuyển động cùng chiều với xu hướng của thị trường. Và ta sẽ biết rằng thị trường vẫn tiếp tục diễn biến theo cùng xu hướng đó chừng n{o c|c điểm Parabolic SAR còn ở cùng phía (trên hoặc dưới) với mức giá hiện tại.

Các chấm Parabolic SAR cùng nằm trên các mức giá được ghi lại trên biểu đồ chứng tỏ

thị trường đang có xu hướng đi xuống và là dấu hiệu cho nhà giao dịch thấy nên bán ra. Còn các chấm Parabolic SAR nằm dưới các mức giá ghi lại trên biểu đồ chính là dấu hiệu nhà kinh doanh nên mua vào. Một loạt bốn chấm Parabolic SAR liên tiếp cùng nằm trên (hoặc dưới) mức giá ghi lại được coi là một tín hiệu rõ ràng.

Điểm mà tại đó c|c chấm Parabolic SAR đang nằm về một phía chuyển sang phía bên

kia của gi| l{ điểm đảo chiều (reversal point). Đ}y chính l{ dấu hiệu để các nhà kinh doanh đóng c|c trạng thái giao dịch theo chiều hướng này và mở các trạng thái giao dịch theo chiều hướng ngược lại. Tuy nhiên, việc mở các trạng thái giao dịch theo chiều hướng ngược lại ngay sau khi một điểm đảo chiều xuất hiện được xem là một chiến lược kinh doanh tương đối táo bạo. Nếu bạn theo đuổi một chiến lược thận trọng hơn thì tốt nhất là nên chờ sự xuất hiện của bốn chấm liên tiếp để có thể khẳng định xu hướng đảo chiều chắc chắn của thị trường.

Parabolic SAR

Biểu đồ H4 EUR/USD

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

  1. Chỉ số chuyển động xu hướng trung bình (Average Directional Movement Index, ADX) thể hiện điều gì?

Các chỉ số được tính toán dựa trên c|c đường trung bình di động thường phát huy tác

dụng rất tốt trong các thị trường đang có xu hướng trong khi các chỉ số xung động lại rất có ích trong những thị trường đang điều chỉnh, khi giá cả lên xuống không rõ ràng. Phần lớn các nhà kinh doanh tuân thủ nguyên tắc chỉ mở trạng thái khi thị trường có xu hướng. Tuy nhiên, làm thế n{o để x|c định xu hướng hiện tại của thị trường? Bạn có thể l{m được điều đó với sự trợ giúp của chỉ số chuyển động xu hướng trung bình (ADX).

Chỉ số chuyển động xu hướng trung bình (ADX) giúp chúng ta x|c định tình trạng của thị trường (có xu hướng hay l{ đang điều chỉnh). Chỉ số này do J. Welles Wilder phát triển. ADX chỉ ra sự thay đổi giá cả trong ng{y (giai đoạn) hiện tại và so sánh nó với ngày (giai đoạn) trước đó. Chỉ số n{y được tính to|n qua 5 bước với sự trợ giúp của các công thức toán học tương đối phức tạp. Chúng ta sẽ không đi s}u v{o c|c chi tiết kỹ thuật của việc tính toán mà chỉ xem xét tới việc áp dụng chỉ số này trong phân tích thực tế.

Chỉ số chuyển động xu hướng trung bình (ADX)

Biểu đồ H4 EUR/USD

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

Biểu đồ này bao gồm 3 đường: +DI (đường cong bằng nét chấm), ‒DI (đường cong

nhạt), v{ ADX (đường cong đậm). Ngoài ra còn có một đường thẳng nằm ngang tại mức giá 25. Trong các phần mềm phân tích kỹ thuật, c|c đường (đường cong) kh|c nhau được đ|nh dấu bằng các màu sắc kh|c nhau để dễ nhận biết.

Nếu độ mạnh của một xu hướng tăng lên, khoảng cách giữa -DI v{ +DI cũng tăng v{

đường cong ADX sẽ chuyển động đi lên. Nếu ADX đi xuống, xu hướng của thị trường trở nên yếu dần và chuyển sang trạng th|i đi ngang, thị trường lại bước v{o giai đoạn điều chỉnh.

Một đường ADX đi xuống không cho thấy xu hướng đi xuống của thị trường. Đường này

chỉ cho thấy rằng giá cả đang diễn biến hoặc lên hoặc xuống mà thôi.

Nếu đường +DI nằm trên đường -DI thì bạn nên b|n ra. Còn ngược lại, nếu đường +DI nằm dưới đường -DI thì bạn nên mua vào. Bạn nên quyết định mua ngay nếu cả đường +DI v{ đường ADX đều nằm phía trên đường -DI đồng thời đường ADX đang đi lên. Còn nếu -DI v{ đường ADX đang đi lên đều nằm trên đường +DI thì đó l{ dấu hiệu bạn nên bán ra. Nếu đường ADX nằm dưới c|c đường DI và cắt qua mức giá 25 thì nó cho thấy thị trường đang tĩnh lặng và không có biến động gi| n{o đ|ng kể. Khi ấy bạn nên chú ý tới những biến động giá cho thấy một xu hướng mới bởi nó luôn theo sau một thị trường đang điều chỉnh. Đường ADX nằm dưới c|c đường DI càng lâu cho thấy xu hướng của thị trường càng mạnh mẽ. Còn nếu đường ADX nằm trên cả ‒DI v{ +DI thì có khả năng rất cao l{ xu hướng hiện tại của thị trường đang sắp kết thúc. Lúc này bạn nên đóng c|c trạng thái của mình và chốt lời.

Trong một vài phần mềm ph}n tích, đường ngang ở mức gi| 25 được đ|nh dấu trên

biểu đồ. Rất nhiều nhà giao dịch tin rằng khi đường ADX ở trên mức này thì thị trường rất sôi động và giá cả diễn biến theo một xu hướng rõ rệt. Đối với c|c đường -DI v{ +DI cũng vậy: Khi chúng cắt qua mức giá 25 về phía trên thì có nghĩa l{ một xu hướng mới đang chớm hình thành. Nếu cả hai đường này nằm dưới đường giá 25 thì thị trường đang điều chỉnh. Sự phân kỳ cũng có thể xuất hiện nếu giá chạm các mốc cao hơn hoặc thấp hơn đồng

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

thời đường ADX lại đi xuống. Điều này không phải là dấu hiệu chắc chắn của một sự đảo chiều, tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng một thị trường đang có xu hướng rõ r{ng cũng vẫn có thể chuyển sang tình trạng đi ngang không phương hướng.

Mức tương quan của các giá trị ADX với c|c xu hướng kh|c nhau được nêu trong bảng

sau:

Các giá trị ADX Xu hướng

0–25

25–50

50–75

Đi ngang (side/flat)

Xu hướng yếu

Xu hướng mạnh

75–100

Xu hướng rất mạnh

  1. C|c điểm chốt (Pivot Points) được áp dụng như thế nào?

Các điểm chốt là các mức hỗ trợ và kháng cự có thể trở thành giới hạn biến động giá

trong một ngày giao dịch nhất định. Các mức n{y được tính to|n trên cơ sở các mức hỗ trợ và kháng cự đ~ đạt trong giai đoạn trước đó (ví dụ như một ng{y trước đó). C|c điểm chốt là chỉ số khá phổ biến v{ được nhiều nhà kinh doanh sử dụng như một công cụ đ|ng tin cậy để x|c định c|c ngưỡng hỗ trợ và kháng cự cũng như những xu hướng đảo chiều có thể xảy ra. Mỗi điểm chốt là một điểm mà nếu giá chạm tới đó nó có thể chuyển sang một xu hướng khác. Nếu gi| vượt qua mức này thì có khả năng cao l{ nó sẽ còn tiếp tục đi theo xu hướng đó.

Các nhà kinh doanh giao dịch trong ngày rất nên nắm bắt c|c điểm n{y. C|c điểm chốt

được áp dụng cho cả thị trường đang có xu hướng lẫn thị trường đang điều chỉnh. Nó là một công cụ đa năng được sử dụng trong các chiến lược kinh doanh dựa trên các mốc giá của ng{y hôm trước.

Cách tính các điểm chốt

C|c điểm chốt:

RA = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất + Giá đóng cửa) : 3

Mức kháng cự (Resistance R) và mức hỗ trợ (Support S):

R1 = (RA × 2 ) Giá thấp nhất;

S1 = (RA × 2 ) Giá cao nhất;

R2 = RA S1 + R1

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

S2 = RA + S1 R1

R3 = RA S2 + R2

S3 = RA + S2 R2

Thường thì các mức giá cao nhất, thấp nhất v{ đóng cửa của ng{y hôm trước được sử dụng để tính to|n. Đôi khi, những mức gi| n{y được lấy tại thời điểm thị trường New York mở cửa. Nhà kinh doanh cần nhớ rằng gi| đóng cửa của các nhà môi giới khác nhau có thể kh|c nhau. C|c điểm chốt cũng có thể được áp dụng với những khoảng thời gian ngắn hơn (dưới một ng{y) nhưng trong trường hợp đó, độ chính xác của dự báo sẽ không cao. Các phần mềm ph}n tích kh|c nhau cũng |p dụng c|c c|ch tính to|n kh|c nhau cho c|c điểm chốt, tuy nhiên, thường thì cách biểu hiện của chúng l{ tương tự nhau: c|c đường kháng cự và hỗ trợ nằm ngang được áp dụng tại một biểu đồ giá

Các điểm chốt

Rất nhiều nhà kinh doanh dựa v{o c|c điểm chốt để điều chỉnh chiến lược kinh doanh

của mình: họ mở v{ đóng c|c trạng thái xung quanh các mức kháng cự và hỗ trợ mạnh. Nguyên tắc cơ bản ở đ}y l{ b|n hoặc mua khi gi| vượt qua một mức nhất định. Vì thế, một lượng lớn các lệnh chờ được đặt quanh c|c điểm chốt trong ngày giao dịch bởi rất nhiều nh{ kinh doanh ưu tiên |p dụng công cụ này.

Nhiều nh{ kinh doanh cũng x|c định xu hướng của thị trường để mở trạng thái giao

dịch với sự hỗ trợ của c|c điểm chốt. Đồng thời, dấu hiệu từ các chỉ số kỹ thuật kh|c cũng nên được sử dụng để l{m tăng khả năng sinh lời của các quyết định giao dịch.

  1. Biểu đồ hình nến có những ưu điểm gì?

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống, các biểu đồ dạng tuyến là công cụ phổ biến để

mô tả diễn biến của một tham số n{o đó trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với các thị trường tài chính, biểu đồ dạng tuyến l{ đường nối liền các mức giá trong những khoảng thời gian liên tiếp nhau. Nhưng ở đ}y nó thể hiện một v{i nhược điểm, bởi thời gian được xem xét trên biểu đồ càng dài thì số lượng c|c điểm được x|c định để hình th{nh đường biểu diễn c{ng ít v{ như vậy, diễn biến của giá cả không được thể hiện đầy đủ và các biến động trong ngắn hạn thì hầu như không xuất hiện trên các biểu đồ dài hạn.

Nắm bắt được giới hạn biến động giá cả, mức cao nhất, thấp nhất cũng như sự thay đổi của nó là yếu tố rất quan trọng đối với nhà kinh doanh. Biểu đồ hình nến sẽ biểu diễn rất rõ những điều này. Nó sẽ thể hiện đầy đủ các mức giá cao nhất và thấp nhất trong một quãng thời gian nhất định cũng như c|c mức giá mở cửa v{ đóng cửa trong quãng thời gian ấy. Ví dụ, nếu xem xét một biểu đồ nến theo ngày, mỗi nến sẽ phản ánh diễn biến của giá cả trong một ngày nhất định.

Thanh nằm giữa mức giá mở cửa v{ đóng cửa là thân nến. Thân nến màu trắng thể hiện

gi| đóng cửa cao hơn gi| mở cửa (gi| tăng trong suốt ngày giao dịch). Hình nến n{y được gọi là nến theo chiều giá lên (ascending/ bullish candle).

Nếu thân nến có màu đen thì ngược lại, gi| đóng cửa thấp hơn gi| mở cửa và hình nến được gọi là nến theo chiều giá xuống (descending/bearish candle). C|c đường thẳng nằm theo thân nến ở phía trên v{ phía dưới được gọi là bóng nến (shadows). Chúng phản ánh khoảng cách giữa gi| đóng cửa (hoặc mở cửa) và giá cao nhất (hoặc thấp nhất) trong ngày.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Biểu đồ hình nến thể hiện diễn biến của giá trong quá khứ, từ đó cho ta dự báo về

những diễn biến của nó trong tương lai. Biểu đồ hình nến được những nhà kinh doanh tại Nhật Bản sử dụng đầu tiên để ph}n tích c|c mô hình gi|. Có hai mô hình gi| cơ bản là Mô hình đảo chiều (Reversal Patterns) và Mô hình tiếp diễn (Continuation Patterns). Thông qua việc diễn giải các mô hình này, nhà kinh doanh sẽ dự đo|n được diễn biến của giá cả trong tương lai. Biểu đồ hình nến thường được sử dụng để phát hiện điểm đầu v{ điểm cuối của những đợt biến động giá cả mạnh.

C|c mô hình gi| cũng có thể được nhận diện bằng biểu đồ dạng tuyến, nhưng để thể

hiện chúng chính xác thì bạn nên sử dụng biểu đồ hình nến. Ví dụ, nếu nhận thấy mô hình gi| “Đầu và vai” (Head and Shoulders) trên một biểu đồ nến thì bạn cũng có thể quan sát thấy một dấu hiệu xác nhận độ chắc chắn một mô hình Sao băng (shooting star) hay mô hình Cái búa (Hammer) ở trên cùng phần “đầu” của mô hình đó. Có đến hơn 100 mô hình giá khác nhau. Nhà kinh doanh cần dành thời gian nghiên cứu những mô hình n{y cũng như phương ph|p |p dụng chúng vào thực tế giao dịch để tích lũy những kinh nghiệm cần thiết cho th{nh công. C|c mô hình gi| được chia thành một v{i nhóm để giúp người dùng dễ dàng nắm bắt và áp dụng hơn:

  • Mô hình giá lên và giá xuống (Ascending và Descending Price Patterns);
  • Mô hình gi| đảo chiều (Reversal Price Patterns) (tại đỉnh v{ đ|y);
  • Mô hình gi| điều chỉnh.

Nếu thị trường đang đi xuống hoặc đi lên thì bạn nên tìm kiếm những mô hình giá sau:

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Dưới đ}y l{ một v{i mô hình đảo chiều gi| được hình thành tại đ|y hoặc đỉnh của các

lần biến động giá:

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Rất khó để có thể dự đo|n được xu hướng giá cả trong một thị trường đang điều chỉnh

v{ không có xu hướng rõ r{ng. C|c mô hình điều chỉnh trong các thị trường đó như sau:

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

Lý thuyết và cách áp dụng phân tích mô hình nến được mô tả chi tiết trong cuốn sách “Khóa học về Mô hình nến” (2003) của Steven Nison. Cuốn “21 Mô hình nến mà mọi nhà kinh doanh nên biết” (2006) của Melvin Pasternak dành cho những người muốn nghiên cứu s}u hơn về các mô hình giá chính và ứng dụng của chúng trong giao dịch. Một trang thông tin rất phổ biến kh|c l{ http://www.investopedia.com cũng cung cấp những mô tả và ví dụ cho các mô hình giá hình nến.

  1. Áp dụng các chỉ số Fibonacci như thế nào?

Các chỉ số Fibonacci được đặt tên theo nhà toán học lỗi lạc Leonardo Fibonacci và

được tạo ra trên cơ sở các dãy số và hệ số Fibonacci của chính ông.

Dãy số Fibonacci có dạng như sau: 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144, 233, 377, 610 trong đó mỗi số đứng sau lại bằng tổng của hai số đứng trước. Có một quy tắc bất biến trong dãy số n{y đó l{ bất cứ số n{o trong d~y cũng bằng xấp xỉ 0,618 lần số đứng đằng sau nó và bằng xấp xỉ 1.618 lần số đứng đằng trước nó và với các số càng lớn thì tỷ lệ này càng chính x|c. Tương tự, bất cứ số n{o trong d~y cũng có gi| trị bằng 0,382 lần số đứng sau của số liền sau nó và bằng 2,618 lần số đứng trước của số liền trước nó. Bất cứ số nào trong dãy cũng bằng 0,236 lần số cách nó hai con số về đằng sau và bằng 4,236 lần số cách nó hai con số về đằng trước. Mặc dù những hệ số trên chỉ là các tỷ lệ toán học giữa các con số đơn thuần, nhưng chúng lại thể hiện đặc trưng của một vài tỷ lệ trong kiến trúc và tự nhiên. Ví dụ, tỷ lệ cơ thể người và tỷ lệ của các kim tự tháp Giza (Ai Cập) cũng trùng khớp với các con số trong dãy Fibonacci. Các hệ số Fibonacci phản ánh những mô hình tự nhiên có thể được áp dụng đối với các thị trường t{i chính. Chúng được áp dụng bởi rất nhiều nhà kinh doanh và phân tích trên toàn thế giới nhằm dự đo|n diễn biến của giá cả.

Các tỷ lệ Fibonacci

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

Người ta đ~ quan s|t thấy giá cả sẽ giữ trạng thái ổn định (biến động chậm lại) hoặc là

thay đổi xu hướng của nó tại những giá trị được tính toán từ các tỷ lệ Fibonacci. Nếu giá vượt lên trên một giá trị Fibonacci, nó cho thấy dấu hiệu của sự tiếp tục đi lên, còn nếu ở dưới thì giá cả sẽ còn giảm s}u hơn nữa. Các hệ số Fibonacci thường được sử dụng rộng rãi trong phân tích thị trường Ngoại hối.

Các chỉ số phân tích kỹ thuật kh|c nhau đ~ được phát triển từ các hệ số Fibonacci cơ

bản. Một số chỉ số Fibonacci phổ biến nhất là:

  • Fibonacci đường vòng cung (Fibonacci Arcs)
  • Fibonacci hình quạt (Fibonacci Fan)
  • Fibonacci thoái lui (Fibonacci Retracement)
  • Fibonacci mở rộng (Fibonacci Extension)
  • Fibonacci các múi giờ (Fibonacci Time Zones)

Các chỉ số kỹ thuật Fibonacci cho phép ta x|c định thời gian cũng như giới hạn của các

biến động giá. Hãy cùng tìm hiểu hai chỉ số Fibonacci chủ yếu.

Các mức thoái lui (Retracement levels)

Các mức Fibonacci tho|i lui được phát triển trên cơ sở một đường sóng cơ bản (ví dụ

như giữa đ|y v{ đỉnh) trên biểu đồ được x|c định bởi nhà kinh doanh.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Các mức Fibonacci thoái lui cho phép ta dự đo|n giới hạn đi xuống của giá cả sau một

đợt tăng trưởng trong dài hạn. Ở đ}y, c|c mức Fibonacci chính là các ngưỡng kháng cự.

Biểu đồ trên thể hiện điểm cuối của đợt điều chỉnh giá tại mức Fibonacci 50%. Một nhà

kinh doanh cần tính toán những mức quan trọng này khi lập chiến lược kinh doanh bởi chúng có thể là các thời điểm tham gia vào thị trường hoặc đóng c|c trạng thái giao dịch.

Fibonacci mở rộng

Các mức Fibonacci mở rộng được xác lập từ điểm bắt đầu của một đợt sóng tới điểm kết

thúc của nó, và từ điểm điều chỉnh lớn nhất (maximum retracement).

Chúng đ|nh dấu độ dài của đợt sóng cũng như những giới hạn của những sự tăng

trưởng hay giảm sụt giá tiếp theo. Ví dụ, trong phần mềm MetaTrader4, các mức Fibonacci mở rộng sau được áp dụng: FE 61,8; FE 100; FE 161,8. Chỉ số này có thể được điều chỉnh hoặc thêm vào nếu muốn.

Các mức Fibonacci mở rộng

Biểu đồ H4 EUR/USD

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

thị trường Ngoại hối. Hơn nữa, chúng còn có thể kết hợp với nhau. Một vài nhà kinh doanh chỉ thích áp dụng phương ph|p ph}n tích kỹ thuật, trong khi những người khác lại theo dõi sát sao các tin tức số liệu thống kê kinh tế. Xét một cách tổng thể, cả hai phương ph|p ph}n tích đều được sử dụng để nghiên cứu một vấn đề duy nhất biến động giá cả. Nhưng mỗi phương ph|p lại có những đặc thù riêng. Ví dụ, các công cụ phân tích kỹ thuật (mô hình giá, ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, các chỉ số) thường cho ta những dấu hiệu sai lệch tại thời điểm một tin tức kinh tế quan trọng n{o đó được công bố, nguyên nhân là bởi thị trường thường

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

phản ứng ngay lập tức với tin tức đó v{ biến động theo suy nghĩ của các nhà kinh doanh, cũng đồng thời là những người đ|nh gi| lại thị trường ngay sau khi tin tức đó xuất hiện. Khi phản ứng của thị trường qua đi, nó c}n bằng trở lại và các chỉ số kỹ thuật lại trở nên đ|ng tin cậy. Vậy thì cách tiếp cận tốt nhất là hãy nắm bắt những tin tức kinh tế có khả năng l{m xác lập xu hướng của thị trường, và phân tích kỹ thuật sẽ giúp bạn x|c định giới hạn biến động của giá cả. Bài học n{y đ~ được chứng minh qua rất nhiều lần các nhà kinh doanh, sử dụng các công cụ kỹ thuật, nhận thấy thị trường diễn biến ho{n to{n tr|i ngược với các dấu hiệu của nó ngay sau khi một tin tức hay số liệu kinh tế n{o đó được công bố. Nhưng ngay sau khi những biến động giá cả do tin tức đó g}y ra qua đi thì thị trường lại khôi phục lại các mô hình mà các chỉ số kỹ thuật đưa ra.

Các yếu tố kinh tế cơ bản sẽ có t|c động lớn tới thị trường vào những thời điểm mà các

tin tức kinh tế vĩ mô quan trọng được công bố. Nếu không có tin tức kinh tế hay chính trị hoặc tin đồn n{o đồng thời thị trường có vẻ yên ả thì giá cả sẽ lại được dẫn dắt bởi các chỉ số kỹ thuật.

Khi áp dụng các chỉ số phân tích kỹ thuật vào thực tế (có hơn 1.000 chỉ số như vậy cùng với rất nhiều biến thể của chúng) thì nguyên tắc sau nên được tuân thủ: phương ph|p giao dịch cần phải c{ng đơn giản càng tốt, tuân thủ những nguyên tắc rõ ràng và có thể được kiểm chứng bằng các dữ liệu lịch sử.

Có một vài nguyên tắc chính trong giao dịch kỹ thuật như sau:

  • Hãy lựa chọn một phương ph|p ph}n tích tình hình thị trường v{ x|c định các

khoảng thời gian trong đó thị trường có xu hướng hoặc ở trạng thái ổn định. Chỉ cần nhìn vào một biểu đồ gi| l{ đủ để một nhà kinh doanh chuyên nghiệp đ|nh gi| đúng diễn biến thị trường. Một thị trường đang điều chỉnh có đặc điểm là không có xu hướng rõ ràng và giá cả biến động trong khoảng hẹp. Một thị trường có xu hướng có đặc điểm là giá cả tăng hoặc giảm trong thời gian dài với nhiều mức đỉnh (hoặc đ|y) liên tiếp nhau. ADX sẽ giúp bạn x|c định xem thị trường đang có xu hướng hay là không. Thời gian của một xu hướng giá lên hoặc giá xuống phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sẽ ảnh hưởng tới thị trường trong dài hạn.

  • Đ|nh dấu c|c ngưỡng hỗ trợ, kháng cự v{ c|c đường giá trên biểu đồ.
  • Tìm mô hình nến và mô hình giá. Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của bạn, hãy tìm kiếm các mô hình tiếp diễn v{ đảo chiều trên cơ sở hàng ngày, hàng giờ và trên các biểu đồ dài hạn. Thậm chí nếu một mô hình gi| chưa được hoàn thiện thì bạn cũng vẫn nên đ|nh dấu nó trên biểu đồ. Các biểu đồ dạng tuyến cũng như dạng nến nên được sử dụng để phân tích các mô hình giá. Ví dụ, nếu bạn phân tích sự hình thành của mô hình “Đầu và vai” trên các biểu đồ khác nhau, nó sẽ giúp bạn nhận biết mô hình gi| n{o đang được hình thành trong khu vực “Đầu”.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  • Trong một thị trường đang có xu hướng, hãy chọn c|c đường trung bình di động

như SMA, EMA, Alligator của Bill Williams v{ c|c đường kh|c để áp dụng

  • Trong một thị trường đang điều chỉnh, hãy áp dụng các chỉ số đo dao động như: RSI, Momentum, dao động ngẫu nhiên (Stochastic), v.v… Nếu sử dụng đồng thời các chỉ số này, bạn sẽ có được bức tranh rõ r{ng hơn về thị trường nhờ tận dụng được tất cả ưu điểm của chúng.
  • Sau khi phân tích sơ bộ, những phương ph|p ph}n tích bổ sung như Lý thuyết Sóng hay các mức Fibonacci thoái lui hay mở rộng nên được xem xét áp dụng.
  • Bạn nên bắt đầu với việc phân tích các biểu đồ hàng ngày (D1), rồi sau đó l{ 4

giờ (H4), 30 phút (M30) và một phút (M1).

Những nguyên tắc đơn giản này sẽ giúp bạn tự xây dựng chiến lược kinh doanh cho

mình và áp dụng thành công vào thực tế giao dịch.

  1. Lý thuyết Sóng Elliott được áp dụng như thế nào?

Ralph Nelson Elliott xây dựng lý thuyết phân tích chứng khoán và các thị trường tài

chính kh|c v{o năm 1934. Theo Lý thuyết Sóng Elliott, hành vi của các nhà kinh doanh thay đổi liên tục, và chính nó tạo nên một mô hình giá cụ thể trên thị trường. Elliott đ~ nghiên cứu các dữ liệu lịch sử của giá chứng khoán và thấy rằng chúng biến động theo các mô hình giống với c|c mô hình được tìm thấy trong tự nhiên. Ông đ~ đưa ra nhiều kết luận có giá trị về mô hình giá dựa trên kết quả nghiên cứu này của mình. Giá cả không biến động ngẫu nhiên, và mỗi diễn biến của thị trường đều tiến triển theo một cách nhất định n{o đó, phản ánh tâm lý của các thành phần tham gia thị trường. C|c đợt sóng giá cả có xu hướng thường xuyên lặp lại và chúng rất giống nhau trừ yếu tố biên độ và khoảng thời gian.

Trong một thị trường có xu hướng, giá cả thường biến động theo 5 đợt sóng (các sóng

1, 2, 3, 4, 5 l{ c|c sóng xung động) còn nếu gi| đổi chiều thì nó thường diễn biến trong 3 đợt sóng (sóng A, B, C l{ c|c sóng điều chỉnh). Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng phản ứng thông thường của những người tham gia thị trường l{ bình thường và có thể đo|n trước được.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

H~y cùng đi v{o chi tiết và thảo luận về yếu tố tâm lý xung quanh sự hình thành các

sóng n{y. Đầu tiên, những người ở vị thế mua có lợi thế hơn, gi| đang tăng v{ sóng đầu tiên được hình th{nh (1). Thường thì diễn biến này không có liên quan gì tới diễn biến trước đó của thị trường v{ được hình thành tại thời điểm một tin tức kinh tế n{o đó được công bố. Một vài thành phần tham gia vào thị trường sẽ h{nh động với giả thuyết rằng giá cả sẽ trở lại mức cũ v{ vì vậy, họ mở các trạng th|i b|n. Trong khi đó, sẽ có những người nhận thấy diễn biến này, họ chọn cách chốt lời v{ đóng trạng thái mua của mình lại (bằng cách bán ra). Những hoạt động này tạo ra áp lực giảm giá và sóng thứ hai hình thành (2).

Sau khi giá xuống trong khoảng thời gian ngắn, những người mua đ~ thỏa mãn với mức giá giảm và bắt đầu có lợi thế trở lại. Áp lực tăng gi| n{y l{m hình th{nh sóng thứ (3), sóng này cứ tiếp tục cho đến khi những người đ~ mua tại thời điểm của sóng (1) và (2) quyết định chốt lời. Họ đóng c|c trạng thái của mình v{ sóng điều chỉnh (4) hình th{nh. Đợt sóng thứ năm được hình thành nhờ những người tin tưởng vào chiều hướng giá lên. Với sự tăng giá cuối cùng này, toàn bộ mức cầu giảm và các nhà kinh doanh lại bắt đầu chốt lời, và giá sẽ giảm mạnh trong c|c đợt điều chỉnh (sóng A, B, C).

C|c sóng xung động thường bao gồm một vài sóng nhỏ hơn, có thể dự đo|n được chúng

bằng các hệ số Fibonacci. R. N. Elliott nhận thấy:

  • Sau đợt sóng thứ năm, gi| cả thường có xu hướng quay trở về mức của đợt sóng trước đó (đợt bốn) hoặc về hẳn mức thấp nhất của đợt sóng thứ hai (trong một thị trường giá lên).
  • Nếu giá phá vỡ mức giá của đợt sóng thứ tư thì điểm thấp nhất của đợt sóng thứ

hai sẽ trở th{nh ngưỡng hỗ trợ mới.

  • Sau c|c đợt điều chỉnh A, B, C gi| thường có xu hướng quay về mức giá của sóng

B.

Những nguyên tắc này không phải là tuyệt đối và có thể được sử dụng như chỉ dẫn cho

việc kinh doanh trên các thị trường tài chính. Biểu đồ sóng Elliott dưới đ}y bao gồm các

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Tỷ lệ c|c sóng tương ứng với các tỷ lệ Fibonacci (tuy nhiên, tôi không nói rằng nguyên

tắc n{y l{ ho{n to{n đ|ng tin cậy):

Các sóng xung động:

  • Sóng đầu tiên không có mối tương quan n{o với những biến động trước đó.
  • Sóng thứ ba thường ở mức 161,8% hay 261,8% sóng thứ nhất. Mức 423,6% là

rất hiếm.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  • Sóng thứ năm bằng 61,8% khoảng cách giữa sóng thứ nhất và sóng thứ ba. Nếu sóng thứ năm đủ dài con số này có thể lên tới 161,8%. Đôi khi sóng thứ năm có cùng độ dài với sóng thứ nhất hoặc thứ ba.

Các sóng điều chỉnh:

  • Sóng thứ hai không giống bất kỳ sóng nào khác. Nó có thể có tỷ lệ từ 23,6% đến

100% so với sóng thứ nhất.

  • Sóng thứ tư thường bằng 38,2% (đến 50%) của sóng thứ ba.

Rất nhiều công cụ phân tích kỹ thuật là các chỉ số có độ trễ (ví dụ, MACD, RSI, Công cụ đo dao động ngẫu nhiên… nghĩa l{ nó thông b|o cho nh{ kinh doanh những sự kiện đ~ qua và giới hạn khả năng dự đo|n tương lai. Lý thuyết sóng Elliott giúp ta làm việc này rất hiệu quả.

Những người ủng hộ Lý thuyết này khẳng định rằng nó phản ánh mô hình phát triển xã

hội thường thấy ở các xã hội lo{i người: phát triển liên tục l{ điều không thể và suy giảm trong ngắn hạn l{ điều tất yếu (ví dụ như trong kinh tế hay văn hóa): luôn luôn có ba bước tiến v{ hai bước lùi. Lý thuyết sóng Elliott khá hợp lô-gic, mặc dù nó cũng có một vài hạn chế. Cơ bản nhất là nó rất khó áp dụng trong thực tế. Thậm chí các chuyên gia phân tích kỹ thuật cao cũng thường nhầm lẫn giữa đợt sóng thứ tư v{ đợt sóng điều chỉnh đầu tiên. Có rất nhiều quảng cáo về các dự báo dựa trên phân tích Sóng Elliott trên mạng Internet mà bạn phải trả phí mới có được. Nhưng liệu với sự trợ giúp của Lý thuyết 8 Đợt sóng này chúng ta có thể mô tả được một thị trường liên tục biến động, trong đó mọi thay đổi về kinh tế và chính trị đều được phản ánh? Sau khi một tin tức vĩ mô n{o đó được công bố, thường thì bạn sẽ phải x|c định lại c|c đợt sóng bởi biến động giá mạnh mẽ ngay tại thời điểm đó đ~ bóp méo to{n bộ những diễn biến trước đó. Rõ r{ng Lý thuyết Sóng Elliott không phải là liều thuốc tiên dành cho việc kinh doanh trên các thị trường tài chính, tuy nhiên, nó vẫn là một công cụ hữu hiệu khi được kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật khác.

Các sóng Elliott

Biểu đồ USD/JPY tháng

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

Điểm cuối của c|c sóng được đ|nh dấu bằng các số và chữ số. Trong thị trường giá xuống thì năm sóng đầu tiên có mô hình khác một chút mặc dù các tỷ lệ vẫn giống như trong thị trường gi| lên. Như c|c bạn thấy, ở đ}y c|c sóng điều chỉnh (A, B, C) ngắn hơn trong mô hình truyền thống. Nhưng bạn cũng đừng quên rằng diễn biến của tỷ giá hối đo|i mà chúng ta nhìn thấy trên biểu đồ l{ trong vòng 25 năm, v{ trong khoảng thời gian đó thì chắc chắn phải có sự điều chỉnh.

Trang web chuyên sâu http://www.elliottwave.com sẽ cho các bạn hiểu biết chi tiết về

Lý thuyết sóng Elliott v{ phương ph|p |p dụng trong thực tế.

  1. Nên đặt ngưỡng Cắt lỗ và Chốt lời như thế nào?

Hai phương ph|p sau sẽ giúp bạn tìm ra mức cắt lỗ hợp lý cho chiến lược kinh doanh

của bạn:

  1. Phương ph|p số liệu
  2. Phương ph|p thực tế giao dịch.

Về phương ph|p thứ nhất, bạn nên nhớ rằng nó tương đối khó áp dụng và không phụ thuộc vào diễn biến của thị trường. Tuy nhiên, nhiều nh{ kinh doanh đ~ sử dụng phương ph|p n{y tương đối thành công. Nó dựa trên tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận (risk/reward ratio, RRR) trong đó phần quan trọng nhất là bạn h~y luôn đảm bảo mình đặt mức Cắt lỗ thấp hơn mức Chốt lời, như vậy thì thua lỗ có thể xảy ra sẽ luôn thấp hơn lợi nhuận có thể thu được. Giả sử một nh{ kinh doanh đặt mức Cắt lỗ của mình l{ 30 điểm phần trăm so với gi| ban đầu còn mức Chốt lời l{ 90 điểm phần trăm. Như vậy, tỷ lệ RRR của anh ta sẽ là 3/9 hay 1/3. Theo đó, một nhà kinh doanh phải thành công trên tối thiểu là 33% các giao dịch của mình

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

để không bị thua lỗ. Nếu nh{ kinh doanh đạt tỷ lệ thành công 50% thì anh ta sẽ có lợi nhuận. Thông thường bạn nên giữ tỷ lệ RRR ½.

Các mức Cắt lỗ sau được áp dụng cho các thời gian và chiến lược kinh doanh khác nhau: 15 40 điểm phần trăm đối với M30, 40 + đối với H1, và khoảng 80 điểm phần trăm đối với H4. Thực tế cho thấy nếu mức Cắt lỗ quá gần với gi| ban đầu thì kết quả kinh doanh của bạn thường sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các biến động giá ngẫu nhiên. Tuy nhiên, điều đó cũng còn tùy thuộc vào diễn biến thị trường và chiến lược kinh doanh mà bạn chọn lựa.

Phương ph|p thứ hai, đặt c|c ngưỡng cắt lỗ tùy vào thực tế giao dịch đòi hỏi bạn phải xem xét tình hình thực tế của thị trường khi đưa ra quyết định về mức độ Cắt lỗ trong một giao dịch x|c định. Phương ph|p n{y phổ biến hơn so với phương ph|p đầu tiên. Việc tính toán các mức lỗ có thể chấp nhận được trên từng giao dịch có thể được thực hiện với sự hỗ trợ của các công cụ dùng cho việc tính toán mức độ nhạy cảm của thị trường cũng như giới hạn biến động của giá cả.

Một trong những c|ch đặt mức Cắt lỗ phổ biến nhất là bạn h~y đặt nó thấp hơn một chút (đối với trạng thái mua) hoặc cao hơn một chút (đối với trạng thái bán) so với một ngưỡi hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn không bị ảnh hưởng bởi những biến động giá ngẫu nhiên và sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật đ|ng tin cậy hơn.

Đường giá, các điểm vào và ra thị trường

Các mức cắt lỗ

Biểu đồ H4 NZD/USD

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Biểu đồ trên biểu diễn một đường gi| đi lên với c|c ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Ví dụ, nếu bạn mua tại điểm 4 thì mức Cắt lỗ nên được đặt dưới ngưỡng hỗ trợ (được đ|nh dấu bằng các vạch đỏ trên biểu đồ). Mức này thấp hơn gi| mua v{o khoảng 80 điểm phần trăm. Đường gi| có độ dày khoảng 400 điểm phần trăm.

Bạn có thể áp dụng chiến lược sau để mở v{ đóng c|c trạng thái giao dịch trong tình

huống này:

Mua tại điểm 4 Chốt lời tại điểm 5

Bán tại điểm 5 Chốt lời tại điểm 6

Mua tại điểm 6 Chốt lời tại điểm 7

Bán tại điểm 7 Chốt lời tại điểm 8

Mua tại điểm 8 Mức cắt lỗ được x|c định bởi giá cả đ~ vượt quá mức hỗ trợ.

Như vậy là lần giao dịch cuối cùng đ~ bị thất bại, nhưng đó l{ lần duy nhất trong năm

lần, và thua lỗ có thể xảy ra đối với tổng số các giao dịch đó thấp hơn rất nhiều lần lợi nhuận thu được. Mặc dù đường gi| có độ dày tới 400 điểm phần trăm, bạn không nên cố gắng được lợi tối đa từ một giao dịch duy nhất. Sẽ an to{n hơn nếu bạn bán hoặc mua ngay khi nhận thấy một tín hiệu đ|ng tin cậy cho thấy giá cả đ~ ra khỏi ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự và tiếp tục biến động trong ranh giới của đường giá.

  1. Những cơ sở nào giúp bạn đưa ra quyết định giao dịch trên thị trường Ngoại hối?

Không có thống kê nào về vấn đề n{y, nhưng c|c nh{ kinh doanh đ~ đúc kết rằng

khoảng 25% những người tham gia thị trường dựa vào các ph}n tích cơ bản để đưa ra quyết định giao dịch. Những nhà giao dịch n{y nhìn chung đều có hiểu biết sâu sắc về kinh tế và họ có xu hướng mở các trạng thái giao dịch trong dài hạn. Các biến động giá cả trong ngắn hạn (phần lớn được các nhà phân tích kỹ thuật nghiên cứu) không có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của họ. Một chiến lược kinh doanh dài hạn đòi hỏi nhà kinh doanh phải có kiến thức tốt về thị trường và những động lực kinh tế vĩ mô của nó. Các trạng thái có thể được mở trong thời gian vài tuần, thậm chí l{ h{ng th|ng. Nhưng cũng có một lựa chọn thay thế cho họ đó l{ giao dịch trong ngắn hạn khi một vài tin tức quan trọng được công bố. Những giao dịch như thế cho phép nh{ kinh doanh có được lợi nhuận nhờ những biến động lớn và nhanh chóng của giá cả (gần đ}y nó trở nên rất phổ biến). Đ}y cũng l{ một chiến lược giao dịch cơ bản. C|c nh{ kinh doanh đi theo chiến lược này mở các trạng thái mới ngay sau khi một tin tức quan trọng được công bố, và cố gắng dự đo|n những phản ứng khác nhau có thể xảy ra của thị trường. Các trạng thái này sẽ được đóng lại nhanh chóng bởi nhà kinh doanh chỉ muốn tận dụng những diễn biến trong ngắn hạn của giá cả. Bạn cần lưu ý là chiến lược kinh doanh n{y cũng kh| mạo hiểm.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Phân tích kỹ thuật cũng đang được sử dụng rất phổ biến bởi c|c nh{ kinh doanh thường

xuyên để mắt tới các biến động giá cả và áp dụng các chỉ số kỹ thuật dù l{ đơn giản nhất để phân tích chúng. Một nh{ kinh doanh có đầy đủ kiến thức về phân tích kỹ thuật (dù anh ta không giỏi các vấn đề kinh tế vĩ mô lắm) vẫn có cơ hội tốt để có lợi nhuận khi giao dịch.

Các nhà kinh doanh kết hợp cả hai phương ph|p (cơ bản và kỹ thuật) để phân tích thị

trường lại là nhóm chủ đạo. Họ có được kết quả tối ưu nhất nhờ áp dụng cả hai phương pháp cùng lúc. Một nh{ kinh doanh đưa ra các quyết định giao dịch dựa trên các tin tức kinh tế được công bố (nhưng vẫn để mắt tới các biến động giá cả hàng ngày) thực ra đang |p dụng cả hai phương ph|p ph}n tích, cơ bản và kỹ thuật vào chiến lược của họ.

  1. Chỉ số Tích lũy/ Ph}n phối (Accumulation/Distribution, A/D) là gì?

Chỉ số Tích lũy/ Phân phối (A/D) được tính toán dựa trên gi| đóng cửa và khối lượng giao dịch. Tác giả của chỉ số này là Marc Chaikin. Giá trị đầu tiên của chỉ số này biến động từ -1 (nếu gi| đóng cửa bằng giá thấp nhất trong ng{y) đến +1 (nếu gi| đóng cửa bằng giá cao nhất trong ngày). Khối lượng giao dịch là trọng số. Khối lượng giao dịch càng cao thì trọng số của sự thay đổi giá trong chỉ số này càng lớn (trong một khoảng thời gian nhất định).

Nếu một đường A/D dịch chuyển lên phía trên thì nó là dấu hiệu bạn nên mua vào (bởi

xu hướng đi lên sẽ tiếp tục). Nếu đường chỉ số n{y đi xuống thì bạn nên bán ra. Nếu có sự phân kỳ giữa chỉ số này và giá thì nó là dấu hiệu cho thấy một xu hướng đảo chiều có thể xảy ra. Hãy cùng nhìn vào biểu đồ ở dưới: chỉ số A/D bắt đầu đi xuống trong khi giá vẫn tăng, sau đó gi| đổi chiều và biến động theo chiều hướng mà chỉ số A/D chỉ ra. Nếu đường chỉ số n{y đi lên trong khi gi| đang giảm thì chúng ta sẽ có một dấu hiệu để mua vào.

Phân kỳ A/D

Biểu đồ H4 EUR/USD

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  1. C|c mô hình gi| được áp dụng như thế nào?

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

C|c mô hình gi| được hình thành từ các mức giá thực tế ghi lại trên biểu đồ, được các

nhà kinh doanh sử dụng để dự báo diễn biến thị trường trong tương lai. Sự hình thành một mô hình giá có thể mất từ vài giờ đến v{i năm. C|c mô hình gi| được chia thành hai nhóm để tiện nghiên cứu là:

  • Mô hình giá tiếp diễn (Continuation Patterns) cho thấy thị trường sẽ tiếp tục

diễn biến theo cùng một xu hướng (ví dụ, sau khi điều chỉnh)

  • Mô hình đảo chiều cho thấy sự thay đổi xu hướng trên thị trường.

Chúng ta có thể dễ dàng giải thích sự hình thành các mô hình giá và cách diễn giải

chúng. Sớm hay muộn thì cũng sẽ đến lúc hầu hết những người tham gia thị trường không còn muốn mua vào hay bán ra nữa bởi giá cả đ~ quá cao hoặc quá thấp. Những khoảng thời gian mà thị trường trở nên trầm lắng, giá chỉ biến động trong một khoảng hẹp được gọi là thời gian điều chỉnh.

Các thị trường tài chính là chiến trường nơi m{ những người đầu tư theo gi| lên v{ đầu

tư theo gi| xuống lần lượt giành chiến thắng. C|c mô hình gi| được hình thành chính từ những cuộc chiến này. Bạn cần phải quan sát kỹ các biểu đồ v{ đưa ra c|c kết luận tương ứng.

Từ “speculator” (nh{ đầu cơ) ph|i sinh từ “specular” trong tiếng La tinh có nghĩa l{

“người quan sát”. Khi thị trường đang điều chỉnh, bạn phải hoặc l{ đo|n định xu hướng của thị trường trong tương lai hoặc là tìm kiếm c|c mô hình gi| để đưa ra quyết định giao dịch. Tôi muốn nhấn mạnh rằng phần lớn c|c mô hình gi| đều có khoảng 80% l{ đ|ng tin cậy, nghĩa l{ gi| cả sẽ diễn biến đúng theo xu hướng m{ mô hình gi| đưa ra trong 8 trong số 10 trường hợp. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo 100% và bạn cũng cần phải luôn luôn ghi nhớ điều này.

  1. Những mô hình giá tiếp diễn cơ bản?

Có 5 mô hình giá tiếp diễn cơ bản:

  1. Các đường giới hạn giá (Channels)
  2. Hình chữ nhật (Rectangles)
  3. Hình cờ (Flags)
  4. Hình cờ hiệu (Pennants)
  5. Hình tam giác (Tam giác)

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Các số liệu thống kê chỉ ra rằng độ chính xác của các dấu hiệu hình thành từ những mô hình này là trong khoảng từ 60% đến 80%. Đ}y cũng chính l{ điều kiện thuận lợi giúp bạn đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn.

Hãy cùng tìm hiểu từng mô hình giá trên:

  1. Mô hình các kênh là công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến và dễ nhận biết nhất. Biểu

đồ H1 EUR/USD dưới đ}y thể hiện hai đường giới hạn m{ gi| đ~ biến động trong khoảng đó trong vòng hai tháng.

Biểu đồ H1 EUR/USD

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Nếu bạn muốn x|c định giới hạn của c|c đường gi| n{y, h~y b|n khi gi| đạt ngưỡng

kháng cự trên của đường giá và mua khi giá chạm ngưỡng hỗ trợ dưới của nó. Hãy chốt lời ngay khi gi| đạt giới hạn theo chiều ngược lại: đóng trạng th|i đ~ mở và mở trạng thái mới theo chiều hướng ngược lại, đồng thời các lệnh cắt lỗ được đặt trên đường kháng cự và dưới đường hỗ trợ. Nếu thị trường đang có xu hướng, như trong ví dụ được nêu ở trên, bạn nên mở trạng thái thuận theo xu hướng đó. Xu hướng hoặc đường giới hạn giá nằm ngang sẽ kết thúc ngay khi gi| vượt qua giới hạn của đường giá phía trên hoặc phía dưới. Khi đó tốt nhất là bạn nên tạm ngừng giao dịch trong một thời gian.

Kiểu chiến lược kinh doanh này khá táo bạo, vì thế các nhà kinh doanh có khuynh hướng bảo thủ thường thích giao dịch theo xu hướng hơn. Ví dụ, nếu xu hướng của thị trường đang l{ đi lên, họ sẽ mua tại giới hạn thấp hơn của đường gi| v{ đóng trạng thái tại giới hạn cao hơn, v{ chỉ mở lại trạng thái khi giá một lần nữa lại chạm giới hạn thấp hơn của đường giá. Bạn cũng nên theo dõi đường giá trong thời gian d{i hơn để xem liệu đường giá hiện tại của bạn có phải là một phần của một mô hình giá ở phạm vi lớn hơn hay không.

  1. Hình chữ nhật. Đ}y cũng l{ c|c đường gi| nhưng ngắn hạn hơn v{ nó cho phép ta dự

báo những diễn biến giá cả tiếp theo vì nó thường tiếp tục xu hướng từ trước khi mô hình n{y được hình thành. Mô hình Hình chữ nhật xuất hiện trong một thị trường đang điều chỉnh và là dấu hiệu cho thấy giá cả đang biến động chậm dần trong một khoảng thời gian trước khi quay trở lại xu hướng trước đó.

Hãy xem xét các ví dụ. Giả sử thị trường đang đi xuống. Chúng ta cần x|c định 4 điểm để

tìm ra mô hình gi| đ|ng tin cậy.

Chiến lược táo bạo. Bán ra tại ngưỡng kháng cự với mức Cắt lỗ ở trên đường kháng cự một khoảng nhỏ. Đóng trạng thái tại đường biên dưới của Hình chữ nhật và mua ngay lập tức với mức Cắt lỗ ở dưới đường hỗ trợ một khoảng nhỏ. Chốt lời tại ngưỡng kháng cự.

Sớm hay muộn gi| cũng sẽ vượt khỏi biên giới của Hình chữ nhật và nhà kinh doanh

cũng sẽ phải chịu thua lỗ trên những trạng th|i đang mở. Nhưng trước đó, gi| sẽ biến động trong đó v{ nh{ kinh doanh có thể có lời trên một vài giao dịch.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Chiến lược bảo thủ. B|n ngay khi gi| vượt qua biên giới phía dưới của hình chữ nhật với

mức cắt lỗ đặt ở trên đó một chút. Nhược điểm cơ bản nhất của chiến lược này là bạn sẽ phải chờ (đôi khi l{ rất l}u) cho đến khi gi| vượt qua ngưỡng hỗ trợ.

Biểu đồ dưới đ}y thể hiện mô hình Hình chữ nhật được hình thành trong vòng 7 tháng

những người tham gia thị trường cần có khoảng thời gian đủ d{i như vậy để quyết định xu hướng thị trường. Độ rộng của Hình chữ nhật l{ trên 3,.00 điểm phần trăm.

Mô hình giá hình chữ nhật

Biểu đồ EUR/USD D1

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Chiến lược bảo thủ. B|n sau khi gi| vượt khỏi đường biên dưới của Cờ với mức Cắt lỗ

nằm trên nó.

Mô hình Cờ

Biểu đồ EUR/USD D1

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Hãy cùng xem xét ví dụ về mô hình Cờ hiệu trong một thị trường giá xuống.

Chiến lược táo bạo. Bán ở c|c điểm cao (2 hoặc 4). Mua vào nếu gi| vượt khỏi đường

biên phía dưới của tam giác.

Chiến lược bảo thủ. B|n ngay khi gi| vượt khỏi đường biên phía dưới của tam giác

(được đ|nh dấu bằng ngôi sao trên biểu đồ) hoặc khi giá trở lại đường biên thấp hơn của tam gi|c sau khi đ~ vượt qua nó. Đặt mức Cắt lỗ phía trên điểm vượt qua.

Mô hình giá Cờ hiệu trong thị trường giá xuống

Biểu đồ USD/JPY H1

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  1. Mô hình tam giác có thể chia làm hai loại, Tam gi|c c}n v{ không c}n, nhưng chúng

đều được phân tích theo cùng một c|ch. H~y xem xét tam gi|c c}n sau đ}y.

Những dấu hiệu đầu tiên của một Tam gi|c c}n: gi| tăng chậm lại và giảm nguợc lại một

chút(1)-(2) đ}y l{ đợt sóng đầu tiên của Tam giác. Mô hình tam giác sẽ hình thành rõ và trở nên đ|ng tin cậy khi bốn điểm (hai điểm hỗ trợ v{ hai điểm kháng cự) được x|c định trên biểu đồ. Một đường chấm đứt (đường Cổ) được gọi là trục của Tam giác.

Một chuỗi năm sóng xuất hiện bên trong Tam gi|c l{ đặc điểm nổi bật của mô hình này.

Thường thì Tam giác sẽ bị phá vỡ ngay khi giá lên cao bằng 2/3 khoảng cách giữa đ|y v{ đỉnh, tuy nhiên, nó hầu như không bao giờ chạm được tới đỉnh tam giác. Theo quy luật, sau khi năm sóng được hình th{nh bên trong Tam gi|c (chúng được đ|nh dấu bằng các số 1, 2, 3, 4, 5 trên biểu đồ dưới), giá sẽ phá vỡ c|c đường biên giới của Tam gi| theo cùng hướng diễn biến của nó. Lợi nhuận nên được chốt tại điểm 3 c|ch điểm phá vỡ một khoảng cách là H, điểm phá vỡ này gần như tương đương với đường cao của Tam giác (Rt).

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

  1. C|c mô hình đảo chiều cơ bản?

Có 5 mô hình Đảo chiều cơ bản:

  1. Mô hình đầu và các vai (Head and Shoulders)
  2. Mô hình Hai (Ba) đỉnh và mô hình Hai đáy (Double (Triple) Tops and Double

Bottoms)

  1. Mô hình mũi nhọn đi lên và mũi nhọn đi xuống (Ascending or Descending

Wedge).

  1. Mô hình giá 123 (123 Price Patterns)
  2. Mô hình đáy tròn (Round Bottom)

Sau đ}y l{ những quy định cơ bản của việc áp dụng c|c mô hình Đảo chiều trong kinh

doanh.

  1. Mô hình đầu và các vai l{ mô hình đảo chiều phổ biến, thường xuyên xảy ra trên thị

trường v{ được xem là mô hình rất đ|ng tin cậy. Giá biến động trong đường giá (giữa ngưỡng hỗ trợ và kháng cự) v{ vượt khỏi giới hạn (điểm 1). Ngưỡng hỗ trợ khi đó lại trở th{nh ngưỡng kháng cự (điểm 3).

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Điểm 2 đ|nh dấu đường Cổ mà nếu gi| vượt qua đường này tại điểm 4 thì một xu

hướng đảo chiều sẽ xuất hiện. Trên thực tế thị trường, sự hình thành các mô hình giá có thể phức tạp hơn v{ thậm chí còn không x|c định được rõ ràng (ví dụ, sau khi đảo chiều, giá không rơi khỏi ngưỡng kháng cự nhưng vẫn tiếp tục diễn biến theo xu hướng đi xuống). Tuy nhiên, mô hình này vẫn khá hiệu quả.

Chiến lược táo báo. Bán tại điểm 3 với mức Cắt lỗ đặt ở trên ngưỡng kháng cự. Bạn cũng

cần nhớ rằng điểm 3 không phải lúc n{o cũng xuất hiện trên mô hình, bởi giá có thể không bao giờ trở lại mức hỗ trợ cũ sau khi đ~ đảo chiều. Trong trường hợp này, bạn nên bán ở mức gần với đường Cổ hoặc ngay sau khi gi| đảo chiều, tuy nhiên chiến lược n{y cũng kh| mạo hiểm bởi điểm đảo chiều có thể là một tín hiệu giả và giá có thể lại trở lại giới hạn của đường gi| ban đầu. Sự hình th{nh đường Cổ hoặc một đường giá mới theo hướng đi xuống là những dấu hiệu khẳng định xu hướng đảo chiều.

Chiến lược bảo thủ. Bán ngay khi giá gặp đường Cổ (điểm 4, hoặc điểm 5 là những điểm

khẳng định sự đảo chiều) với mức Cắt lỗ đặt trên đường đó. Mức Chốt lời đầu tiên là khoảng cách Tp giữa đường Cổ v{ điểm cao nhất của mô hình Đầu v{ c|c vai (điểm H).

Mô hình giá Đầu và các vai

Biểu đồ USD/JPY tuần

  1. Mô hình Hai (ba) đỉnh và Hai đáy l{ c|c mô hình gi| tương tự như mô hình Đầu và

Các vai. Sự khác biệt nằm ở chỗ với mô hình này, giá sẽ đảo chiều sau khi hai “Đầu” (H1, H2) được hình thành trên biểu đồ.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

Chiến lược táo bạo. B|n sau khi Đầu thứ hai được tạo thành trên biểu đồ (điểm 3) và

đồng thời bán lần nữa tại c|c điểm 4 và 5.

Chiến lược bảo thủ. Bán ngay khi giá chạm đường Cổ (điểm 5) và tại các mức thấp hơn.

Chốt lời tại khoảng cách Tp từ đường Cổ (tương đương với chiều cao của mô hình) (H).

Đôi khi Mô hình Ba đỉnh có thể hình thành. Chiến lược với mô hình n{y cũng tương tự

như mô hình Hai đỉnh, chỉ kh|c l{ nó được áp dụng tại đỉnh thứ Ba.

Mô hình giá Hai đáy

Biểu đồ EUR/USD H1

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  1. Mô hình mũi nhọn đi lên và mũi nhọn đi xuống l{ c|c mô hình gi| tương tự như

Mô hình Tam giác.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Điểm

chính chúng là Mũi thường hình trong thị có xu Mặc dù Mũi một mô chiều, rất cẩn áp dụng

Chiến lược táo bạo. Ngay khi mô hình giá bắt đầu xuất hiện, mở trạng th|i theo hướng Mũi nhọn chỉ. Cũng giống như mô hình Tam gi|c, mô hình Mũi nhọn thường có 5 sóng giá. Bởi vậy hãy mở trạng th|i theo hướng đảo chiều sau đợt sóng thứ năm.

Chiến lược bảo thủ. Đợi đến khi Mũi nhọn được hình thành trên biểu đồ, nghĩa l{ khi cả

năm sóng đ~ xuất hiện trong phạm vi Mũi nhọn và giá ở mức bằng khoảng 1/3 chiều dài Mũi nhọn đó. Mô hình n{y trước tiên là một mô hình Tam gi|c không c}n. H~y đợi gi| đổi chiều và chắc chắn là nó sẽ không trở lại giới hạn của Mũi nhọn nữa. Các trạng thái nên được mở theo hướng đảo chiều. Như c|c bạn thấy, mô hình này tương đối khó nhận biết và nhà kinh doanh nên cẩn trọng với những dấu hiệu mà nó tạo ra.

Mô hình giá Mũi nhọn đi lên

Biểu đồ EUR/USD tuần

Với mô hình này sẽ không có sự đảo chiều lớn diễn ra, tuy nhiên bạn vẫn có thể kiếm lời

từ việc áp dụng nó.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  1. Các mô hình giá 123 (Các đáy cao hơn, các đỉnh thấp hơn Higher Lows, Lower

Highs). Xét từ khía cạnh t}m lý, mô hình n{y được hình thành trong một thị trường giá xuống trong đó có những dấu hiệu cho thấy vẫn có rất nhiều người muốn ở vị thế bán nhưng còn đang đợi giá giảm xuống nữa. Nhưng đồng thời, các diễn biến theo xu hướng giá lên cũng tăng mạnh và sự đảo chiều rất có thể xảy ra. Điểm thứ 2 đ|nh dấu ngưỡng kháng cự mà nếu nó bị phá vỡ thì mô hình đảo chiều sẽ được khẳng định.

Nếu là Mô thấp hơn, ta sẽ Cổ hoặc thấp Cắt lỗ đặc trên chút sau khi các xuất hiện trên Mô hình C|c đ|y cao hơn, ta l{m ngược lại

Mô hình giá 1, 2, 3

Biểu đồ EUR/JPY H4

hình C|c đỉnh bán tại đường hơn với mức đường đó một điểm 1, 2, 3 đ~ biểu đồ. Nếu là

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

Bạn không nên chỉ phụ thuộc vào các dấu hiệu do mô hình này tạo ra mà nên áp dụng

nó với các chỉ số kh|c (MACD, RSI) để giao dịch thành công. Hãy áp dụng ADX v{ c|c đường trung bình di động để khẳng định sự đảo chiều.

Chiến lược táo bạo. Bạn không nên mua khi có những dấu hiệu đảo chiều đầu tiên, tốt

hơn l{ nên chờ những dấu hiệu từ những chỉ số kh|c để có thể khẳng định chắc chắn. Giá có

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

thể biến động mạnh theo chiều hướng ngoài dự b|o trước khi đảo chiều thực sự và nếu điểm Cắt lỗ quá gần giá mua vào thì bạn có thể bị vướng vào những biến động đó.

Chiến lược bảo thủ. H~y đưa ra quyết định giao dịch sau khi có được những dấu hiệu

khẳng định từ những chỉ số kỹ thuật khác. Lời khuyên chung dành cho bạn khi sử dụng các mô hình giá là hãy áp dụng chúng cùng với các chỉ số kỹ thuật và các công cụ biểu diễn khác. Đừng vội đưa ra quyết định khi mới nhìn qua biểu đồ và nhận thấy sự hình thành của một mô hình giá.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

PHẦN 4

Chiến lược kinh doanh

Tôi không đổi được hướng gió, nhưng có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn luôn đến được

đích.

Jimmy Dean

  1. Chiến lược kinh doanh để làm gì?

Chiến lược kinh doanh là một chuỗi các quy luật được nh{ kinh doanh đặt ra từ trước và áp dụng khi đưa ra c|c quyết định giao dịch. Ưu điểm lớn nhất của bất cứ một chiến lược kinh doanh nào là nó loại trừ yếu tố cảm xúc trong quá trình tiến hành giao dịch. Một nhà kinh doanh tuân thủ chiến lược kinh doanh đ~ đề ra luôn biết cần phải l{m gì v{ như thế nào dù thị trường có diễn biến ra sao. Ngược lại, một nhà kinh doanh không có chiến lược thường có xu hướng đưa ra những quyết định không hợp lý tùy vào cảm xúc m{ thường chỉ là hy vọng kiếm được lợi nhuận. Dù hôm nay bạn có thể theo dõi sát sao diễn biến của thị trường, nhưng đến một lúc n{o đó bạn sẽ bận rộn với những việc khác và không thể để tâm đến nó được nữa. Nhưng thị trường thì vẫn liên tục biến động không ngừng nghỉ. Bất cứ lúc nào giá cả cũng có thể tăng hoặc giảm dù chúng ta có muốn thế hay không. Bạn đừng bao giờ nên |p đặt trước thời gian cần thiết ngồi trước máy vi tính và quan sát thị trường, cũng như bạn sẽ không bao giờ dự b|o được tầm quan trọng của những biến động giá cả vừa xảy ra. Sẽ rất khó để đ|nh gi| thị trường đúng đắn v{ đưa ra quyết định giao dịch một cách tức thời. Một nhà kinh doanh luôn cố gắng tìm kiếm các thông tin hoặc tin tức có thể xác minh quan điểm hiện tại của họ về thị trường. Nhưng nhiều khi các trạng th|i đ~ được mở, và những dự b|o hay ph}n tích, đ|nh gi| m{ nh{ kinh doanh tìm thấy trên Internet sẽ hoặc là củng cố thêm các quyết định họ đ~ đưa ra hoặc là chống lại chúng. Và họ phải cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các giả định của tôi sai và thực tế thị trường diễn biến theo chiều hướng ngược lại?” Họ bắt đầu hoảng sợ và nếu bị thua lỗ, họ sẽ nhớ thất bại đó trong một thời gian rất dài mà hậu quả có thể sẽ ảnh hưởng đến những giao dịch trong tương lai của họ. Nhà kinh doanh sẽ mất đi sự tự tin, nghi ngờ tất cả các quyết định giao dịch cũng như to{n bộ chiến lược của mình.

Một điều quan trọng nữa là nếu bạn có một chiến lược tốt thì không nhất thiết phải theo

dõi sát sao biến động của giá cả. Nó có thể thay đổi trên 20 ngàn lần mỗi ngày. Thật không dễ để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả, nhưng ngay khi đ~ x|c định được những nguyên tắc cơ bản và chọn ra được những công cụ phân tích phù hợp (cả cơ bản lẫn kỹ thuật) thì mọi chuyện sẽ không còn qu| khó khăn nữa. Thậm chí bạn cũng có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh tự động với sự giúp đỡ của các ngôn ngữ lập trình trong phần mềm giao dịch của mình. Sau đó bạn có thể thử nghiệm chiến lược vừa lập trên các dữ

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

liệu giá lịch sử, hoàn thiện và thử nghiệm chúng trên thực tế. Việc quan sát những biểu đồ giá nhiều màu sắc nghe có vẻ thú vị, nhưng sự thích thú đó sẽ sớm phai nhạt. Điều quan trọng là bạn phải hiểu thị trường, quan sát nó theo cách bạn có thể áp dụng hiểu biết cũng như chiến lược của mình v{o đó.

Bạn chỉ có thể đạt được th{nh công, tích lũy hiểu biết và kinh nghiệm khi tuân thủ chiến

lược kinh doanh đ~ lựa chọn đồng thời nắm bắt đúng những thay đổi của thị trường.

Bạn có cần đầu tư thời gian để xây dựng chiến lược kinh doanh không? Tất nhiên là có. Đầu tư m{ không có chiến lược thì chỉ l{ trò c| cược. Đương nhiên nó luôn luôn l{ một cuộc chơi, bởi nó là quá trình tính toán các khả năng có thể xảy ra nhằm thu lợi nhuận v{ đưa ra quyết định có nên mạo hiểm hay không. Tuy nhiên, nó là một quá trình có thể quản lý được. Nhiều người tin rằng một chiến lược thành công phải l{ c|i gì đó mới, chưa ai từng thử nghiệm. Nh{ đầu tư v{ t{i chính nổi tiếng Richard Dennis từng phát biểu trong một bài phỏng vấn: “Tôi không cho rằng chiến lược kinh doanh của bạn sẽ trở nên vô hiệu nếu mọi người biết về nó như phần lớn các nhà kinh doanh vẫn nghĩ. Nếu những gì bạn đang l{m l{ đúng thì nó sẽ phát huy hiệu quả cho dù mọi người đều biết về nó. Tôi luôn nói rằng: bạn h~y cho đăng những nguyên tắc kinh doanh của mình lên b|o đi, sẽ chẳng có ai làm theo bạn đ}u. Điều cốt lõi ở đ}y l{ tính nhất quán và kỷ luật”. Còn gì quan trọng hơn thế nữa? Tính kỷ luật cũng đồng nghĩa với “chiến lược”. Trong kinh doanh, hiểu diễn biến thị trường không thôi l{ chưa đủ, mà còn phải tuân thủ chiến lược đ~ lựa chọn. Thực tế cho thấy nhà kinh doanh chỉ có thể đ|nh gi| chiến lược của mình là hiệu quả sau s|u th|ng đến một năm. Một chiến lược mang lại lợi nhuận trong thời gian càng dài thì khả năng nó sẽ giúp bạn duy trì lợi nhuận đó bất chấp diễn biến của thị trường càng cao. Vì vậy, trước khi đưa ra đ|nh giá về chiến lược của mình, hãy thử nghiệm nó trong vài tháng, hoàn thiện các nguyên tắc giao dịch, nâng cao kỹ năng rồi h~y đưa ra đánh giá cuối cùng.

Đôi khi chỉ nghĩ về các nguyên tắc kinh doanh thôi l{ chưa đủ, sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn viết chúng ra đồng thời ghi chép lại những kết quả giao dịch của mình. Việc này sẽ giúp bạn hệ thống hóa những hiểu biết có được, tích lũy được kinh nghiệm và nhờ vậy, lựa chọn được chiến lược giao dịch phù hợp nhất với bản thân. Hãy xem xét cẩn thận, thử nghiệm trong các thị trường kh|c nhau v{ sau đó, h~y sử dụng nó để giao dịch một cách tự tin.

Một điều rất quan trọng nữa là bạn cần phải gạt bỏ những suy nghĩ bạn tự |p đặt cho

mình. Câu nói ngu xuẩn nhất mà tôi từng nghe là: “Tôi chỉ giao dịch trên đồng USD.” Có thể bạn đang nghĩ đến khoảng thời gian bạn giữ những khoản tiết kiệm lớn bằng đồng đô-la? Có thể bạn tin rằng đồng đô-la Mỹ hoặc một đồng tiền n{o đó kh|c sẽ ở trên đỉnh cao mãi mãi? Nhưng nếu bạn so s|nh độ dài của những khoảng thời gian tăng trưởng và suy yếu của đồng đô-la, bạn sẽ thấy chúng gần như tương đương nhau. Đối với các ngoại tệ kh|c cũng vậy, tỷ giá của đồng USD liên tục thay đổi mặc dù vẫn có những xu hướng có thể tính toán được.

Rất nhiều nhà kinh doanh mới bắt đầu thường phàn nàn rằng sự biến động ở tần suất

cao của tỷ giá hối đo|i khiến họ không thể nào tạo ra lợi nhuận ổn định. Ngay khi một trạng th|i mua được mở, giá cả đ~ đi xuống, hoặc ngay sau khi một trạng thái bán có vẻ sẽ đem lại

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

một khoản lời được mở thì nó lại đi lên. Vậy nhà kinh doanh phải l{m gì? Đ}y chính l{ dấu hiệu cho thấy nhà kinh doanh không tuân thủ bất kỳ chiến lược kinh doanh nào và không có đủ kiên nhẫn để chờ đợi một diễn biến lớn của giá cả. Làm chủ thời gian của bạn là một yếu tố rất quan trọng, đừng vội tham gia ngay vào thị trường khi vừa c{i đặt một phần mềm giao dịch vào máy tính.

  1. Một chiến lược kinh doanh bao gồm những yếu tố nào?

Những khía cạnh sau đ}y nên được xem xét khi xây dựng một chiến lược kinh doanh:

  • Thời gian
  • Các cặp ngoại tệ sẽ được giao dịch
  • Nguyên tắc tham gia thị trường (mở các trạng thái giao dịch)
  • Nguyên tắc rời khỏi thị trường (đóng c|c trạng thái giao dịch)
  • Hoàn thiện chiến lược
  • Quản trị rủi ro.

Thời gian. Việc quyết định thời hạn cho chiến lược kinh doanh của bạn là rất quan

trọng. Câu trả lời một phần phụ thuộc vào việc bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc giao dịch trên thị trường và bạn sẽ thực hiện bao nhiêu giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Chiến lược kinh doanh được chia làm một vài nhóm phụ thuộc vào thời hạn của chúng như sau:

Chiến lược Thời gian thực hiện một giao dịch

Các biểu đồ cần phân tích

Dài hạn

Một tháng hoặc hơn

Ngày, Tuần, Tháng

Trung hạn Một vài tuần (không nhiều hơn một tháng) H4, ngày, tuần

Ngắn hạn

Một v{i ng{y (không d{i hơn một tuần)

M15, H1, H4

Trong ngày Một vài giờ (không d{i hơn 24 giờ)

M1, M5, M15, H1

Chiến lược giao dịch trong dài hạn là chiến lược ít phụ thuộc vào khoảng chênh lệch

giữa giá bán và giá mua mà nhà môi giới đưa ra cho bạn nhất. Nó hướng tới lợi nhuận cao, và vì thế có vẻ khá hấp dẫn. Tuy nhiên, các số liệu thống kê trên Forex cho thấy chỉ khoảng 1% các thành phần tham gia thị trường là duy trì các trạng thái mở trong hơn một tháng. C|c nh{ kinh doanh thường sử dụng chiến lược ngắn hạn, bởi họ đều biết một sự thực giản đơn l{ thị trường Ngoại hối rất dễ biến động, đó cũng l{ lý do vì sao nhiều người cố gắng kiếm lời từ những biến động ngắn hạn của giá cả trong một khoảng thời gian bất kỳ dao

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

động trong khoảng từ một giờ đến hai tuần (đ}y cũng l{ qu~ng thời gian đủ dài cho phần lớn các chiến lược giao dịch).

Chiến lược kinh doanh ngắn hạn cho hiệu quả lợi nhuận thấp hơn trên mỗi giao dịch,

nhưng số lượng các giao dịch được thực hiện lại lớn hơn so với chiến lược dài hạn.

Hãy cùng xem xét một ví dụ sau đ}y. Theo chiến lược thứ nhất (ở đ}y ta gọi là “chiến lược 1”), một nhà kinh doanh sẽ kiếm được trung bình 250 điểm phần trăm mỗi lần giao dịch, tuy nhiên anh ta lại chỉ thực hiện có 4 giao dịch mỗi năm. Còn theo chiến lược thứ hai (ở đ}y ta gọi là “chiến lược 2”), nhà kinh doanh chỉ kiếm lời trung bình khoảng 10 điểm phần trăm, nhưng có tới hơn 200 giao dịch được thực hiện mỗi năm. Như vậy, nhìn qua ta cũng có thể tính to|n được rằng với chiến lược 1 nhà kinh doanh sẽ kiếm lời 1.000 điểm phần trăm một năm, trong khi đó, với chiến lược 2 nhà kinh doanh có thể kiếm lời 2.000 điểm phần trăm mỗi năm. Tuy nhiên, những yếu tố sau đ}y cần được tính đến trong khi so sánh hai chiến lược này:

  • Mỗi giao dịch (trong số bốn giao dịch mỗi năm) của Chiến lược 1 đều rất quan trọng, và nếu nhà kinh doanh mất cơ hội thực hiện một giao dịch m{ anh ta đ~ chờ đợi từ lâu thì anh ta sẽ phải tiếp tục chờ đợi thêm một khoảng thời gian dài nữa thì cơ hội tiếp theo mới đến. Với chiến lược 2, các dấu hiệu cho thấy nhà kinh doanh nên bán hoặc mua xuất hiệu hầu như h{ng ng{y. Nếu có bỏ qua một v{i cơ hội trong đó thì nh{ kinh doanh cũng không bỏ lỡ quá nhiều.
  • Chiến lược 1 đòi hỏi nhà kinh doanh phải có một số tiền khá lớn trong tài khoản

bởi cả mức Chốt lời lẫn Cắt lỗ đều phải cách khá xa so với giá mở cửa để đảm bảo những biến động lên xuống hàng ngày của giá cả không t|c động nhiều lên kết quả kinh doanh.

  • Nhà kinh doanh sử dụng Chiến lược 2 phải thực hiện nhiều giao dịch hơn, vì thế

anh ta cũng phải dành nhiều thời gian hơn cho việc phân tích diễn biến hàng ngày trên thị trường.

  • Chiến lược 2 dễ áp dụng hơn bởi nhà kinh doanh dễ dàng kiểm soát thua lỗ hơn.

Xét trong dài hạn, một chiến lược kinh doanh ngắn hạn có hiệu quả v{ được củng cố qua thời gian hiếm khi mang lại thua lỗ cho nhà kinh doanh.

Vậy thì chiến lược nào tốt hơn? Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, và những yếu

tố quan trọng nhất là tính kỷ luật, hiểu biết và kinh nghiệm giao dịch.

Chiến lược phù hợp với bạn nhất sẽ là chiến lược tốt nhất!

Các cặp tiền tệ được giao dịch. Quyết định các cặp tiền tệ mà bạn sẽ thực hiện giao

dịch là một phần rất quan trọng trong chiến lược của bạn. Nhiều nhà môi giới chào mời bạn giao dịch bằng rất nhiều các công cụ tài chính khác ngoài tiền tệ như l{ c|c CFD, Kim loại

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

giao ngay hay các hợp đồng h{ng hóa tương lai. Khi chọn lựa các cặp tiền tệ để giao dịch, bạn cần lưu ý đến các yếu tố sau:

  • Độ nhạy cảm của cặp tiền tệ. Cặp GBP/USD là cặp điển hình về độ nhạy cảm cao. Hãy so sánh nó với các cặp tiền tệ khác: ví dụ, nếu tỷ giá cặp EUR/GBP thay đổi 60-90 điểm phần trăm thì cặp GBP/USD thường thay đổi trên 100 điểm phần trăm. C|c tỷ giá chéo của đồng JPY cũng vậy. Mức Chốt lời, Cắt lỗ cũng như khối lượng tiền tệ trong mỗi lần giao dịch sẽ phụ thuộc v{o độ nhạy cảm của cặp tiền tệ bạn lựa chọn.
  • Khoảng chênh lệch và lãi suất ho|n đổi qua đêm (spread size v{ swap size).

Thông thường, khoảng chênh lệch trên những cặp tiền tệ cơ bản đều rất nhỏ. Những cặp tiền tệ này bị t|c động nhiều nhất bởi các tin tức kinh tế. Mặc dù vậy, phần lớn các nhà kinh doanh lại lựa chọn chúng để giao dịch. Lãi suất ho|n đổi qua đêm (được thêm vào hoặc trừ đi từ tài khoản của bạn nếu bạn duy trì một trạng thái mở qua đêm) sẽ chỉ đóng vai trò là yếu tố quan trọng khi bạn lựa chọn chiến lược kinh doanh dài hạn. Thông thường, lãi suất này nhỏ hơn rất nhiều so với khoảng chênh lệch. Nếu không mạo hiểm thì bạn sẽ không thể có được lợi nhuận lớn từ lãi suất ho|n đổi qua đêm n{y. Kinh doanh chênh lệch lãi suất chính là kiểu kinh doanh trong dài hạn khá mạo hiểm trong đó bạn mua một đồng tiền n{o đó với lãi suất cao hơn so với đồng tiền khác trong cặp hai đồng tiền đó v{ duy trì chúng trong v{i th|ng để nhận được lợi nhuận hàng ngày từ chênh lệch lãi suất ho|n đổi qua đêm. Chiến lược này khiến bạn phải đối mặt với rủi ro tỷ giá rất cao, đặc biệt là nếu bạn mở trạng thái với khối lượng lớn.

  • Nguồn cung cấp c|c đ|nh gi| ph}n tích v{ c|c thông tin kinh tế về cặp tiền tệ

được lựa chọn. Dù lựa chọn cặp tiền tệ nào thì bạn cũng phải theo dõi sát sao các tin tức đến từ nước Mỹ, bởi chúng có t|c động rất lớn đến thị trường Ngoại hối. Tin tức kinh tế của các quốc gia mà bạn giao dịch bằng đồng tiền của họ cũng cần được chú ý. Ví dụ, nếu bạn giao dịch cặp NZD/JPY (đô-la New Zealand/Yên Nhật) thì bạn nên để mắt tới những đ|nh gi| ph}n tích v{ tin tức kinh tế của cả hai quốc gia liên quan, cũng như nắm bắt lịch trình công bố các tin tức quan trọng trong khoảng thời gian ít nhất là một tuần sắp tới. Bạn cũng cần xem xét lịch sử biến động giá của cặp ngoại tệ mình đ~ chọn trong vòng một v{i năm gần nhất trên phần mềm giao dịch của bạn bởi bạn sẽ rất cần có dữ liệu để thử nghiệm chiến lược kinh doanh của mình.

Nguyên tắc thời điểm tham gia thị trường. Một điều quan trọng nữa là bạn cần xác

định các nguyên tắc khi tham gia thị trường. Mở một trạng thái giao dịch bằng một vài thao tác trên bàn phím thì dễ, nhưng mục tiêu của bạn là phải xây dựng một vài nguyên tắc nhất định khi đưa ra quyết định giao dịch. Bạn cần phải xác định mức độ rủi ro cũng như khối lượng tiền tệ bạn muốn giao dịch từ trước (bạn sẽ có câu hỏi cũng như c}u trả lời cụ thể ở phần sau của cuốn s|ch). Tương tự, bạn cần quyết định đặt các lệnh chờ ở mức nào (nếu không muốn ngồi trước màn hình vi tính cả ng{y, đợi đến lúc thích hợp để đặt lệnh mà bạn mong muốn).

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Nguyên tắc thời điểm ra khỏi thị trường. Nguyên lý chính ở đ}y l{ l{m sao tối đa hóa

lợi nhuận và giảm thiểu thua lỗ.

Giới hạn thua lỗ. Một điều vô cùng quan trọng l{ không nên để thua lỗ tăng lên m~i mà không có chiến lược quản trị rủi ro phù hợp. Thua lỗ luôn là một thực tế rất khó tránh khỏi trong kinh doanh, vì trong thị trường thực, giá cả có thể biến động theo những chiều hướng không thể đo|n định trước vào bất cứ lúc nào. Vì vậy bạn đừng bao giờ nên cố gắng hoặc giả định rằng mình sẽ kinh doanh mà không hề bị thua lỗ. Bạn có thể bất bại trong vòng một tuần hay v{i th|ng, nhưng điều đó chắc chắn sẽ không kéo d{i m~i. Khó m{ nói trước được ngày mai chuyện gì sẽ xảy ra, và dự đo|n của bạn có thể đúng, mang lại lợi nhuận, nhưng cũng có thể sai và khiến bạn bị thua lỗ.

Chốt lời. Nếu bạn là một nhà kinh doanh chuyên thực hiện các giao dịch trong ngày và

giao dịch của bạn đang mang lại lợi nhuận cho bạn thì lời khuyên của tôi l{ đừng nên duy trì trạng th|i đó qua đêm. Nếu giá cả tăng hoặc giảm trong vòng một ngày thì sẽ là hợp lý nếu bạn nghĩ rằng việc tăng hay giảm đó sẽ lên đến mức tối đa hoặc tối thiểu vào ngay cuối ngày giao dịch đó. Thường thì sau khi gi| đ~ tăng hoặc giảm, sẽ có một sự biến động theo chiều ngược lại gọi là sự điều chỉnh. Một xu hướng thường sẽ tiếp diễn sau khi sự điều chỉnh xảy ra: trong trường hợp này bạn nên chờ đợi một chút trước khi đóng một trạng th|i đang có lời. Có hai cách chốt lời cơ bản như sau:

  • Sử dụng Khoảng lệnh dừng (trailing Stop) để dịch chuyển mức Cắt lỗ của bạn

theo chiều biến động có lợi của giá và tối đa hóa lợi nhuận đồng thời ngăn chặn thua lỗ có thể xảy ra trong trường hợp giá biến động theo chiều ngược lại.

  • Dùng lệnh Cắt lỗ tiêu chuẩn để giới hạn thua lỗ và giảm rủi ro.

Hoàn thiện chiến lược. Một chiến lược kinh doanh sẽ liên tục được hoàn thiện phụ

thuộc vào kết quả kinh doanh bạn. Có hai phương ph|p cơ bản để đạt được điều này.

  • Hãy cố gắng điều chỉnh chiến lược kinh doanh của bạn sao cho lợi nhuận được

tối đa hóa còn thua lỗ được giảm thiểu trong một khoảng thời gian nhất định (hãy sử dụng các dữ liệu lịch sử). Điều đó không có nghĩa l{ bạn phải tăng mức Chốt lời và giảm mức Cắt lỗ. Đầu tiên, bạn phải xem xét tình hình thị trường: Nếu mức Cắt lỗ của bạn quá gần với mức gi| ban đầu thì biến động của giá có thể chạm mức đó bất cứ lúc nào. Nếu mức Cắt lỗ của bạn thường xuyên bị phá vỡ, nó sẽ làm kết quả kinh doanh của bạn xấu đi rất nhiều.

  • Ngay khi đ~ x}y dựng được chiến lược kinh doanh, bạn có thể giao dịch trên thị trường thực. Hãy quản lý số lượng các trạng th|i được mở tùy theo tình hình thị trường. Nếu bạn đ~ có một số lượng nhất định các trạng thái mở trong khi vẫn nhận được những dấu hiệu cho thấy nên tham gia thị trường, thì tốt hơn hết là hãy lờ chúng đi cho đến khi những trạng th|i trước đó đ~ được đóng lại.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Quản trị rủi ro. Một chiến lược quản trị rủi ro tốt sẽ giúp bạn giảm thiểu thua lỗ. Bạn không nên sử dụng tất cả tiền mình có vào một vài giao dịch lớn vì chắc chắn là bạn sẽ gặp phải giao dịch thua lỗ.

Một chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả đòi hỏi:

  • Phù hợp với c|c xu hướng thị trường
  • Phải chặt chẽ v{ được giám sát cẩn thận trong mọi tình huống.

Mục đích của nhà kinh doanh là phát triển một chiến lược quản trị rủi ro an toàn và cố

gắng giảm thiểu khả năng để xảy ra sai sót.

  1. Làm thế n{o để quản lý rủi ro?

Con người thường có xu hướng rút ra bài học từ những lỗi lầm mà mình mắc phải chứ

không phải từ những lỗi lầm của người khác. Không ỷ lại kinh nghiệm của người khác là một cách tự hoàn thiện bản thân: khi bạn đối mặt với điều chưa biết tức là bạn sẽ khám phá ra một điều mới mẻ. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn cho bạn một vài lời khuyên từ kinh nghiệm của cá nhân tôi và của các nhà kinh doanh khác.

Ngay khi bạn mở một trạng thái giao dịch, hãy đặt các lệnh Cắt lỗ và Chốt lời. Nó sẽ bảo vệ trạng th|i đang có của bạn khỏi các biến động nhanh chóng và bất thường về giá cả cũng như giảm bớt gánh nặng tâm lý cho bạn.

Chỉ mạo hiểm với một phần chứ không phải toàn bộ số tiền của bạn. Mức lỗ tiềm

ẩn của bạn không nên vượt quá 10% tổng số tiền mà bạn ký quỹ, con số lý tưởng là 2 5%.

Dùng cách thay đổi mức Cắt lỗ để giảm lỗ tiềm ẩn và tăng lợi nhuận tiềm năng

chứ không dùng cách nào khác. Hãy cố không l{m điều n{y qu| thường xuyên, nếu không các biến động giá sẽ kích hoạt lệnh Cắt lỗ của bạn trước khi nó có cơ hội đạt tới ngưỡng Chốt lời.

Không đóng trạng thái giao dịch của mình trước khi mức giá chạm tới ngưỡng Cắt lỗ hoặc Chốt lời, trừ khi bạn đ~ mở trạng thái giao dịch quá hai ngày và tình hình thị trường đ~ có thay đổi lớn. Quy tắc n{y cũng được áp dụng trong tình huống bạn không đặt lệnh Cắt lỗ hoặc Chốt lời m{ đóng trạng thái thông qua giao dịch thủ công. Nếu bạn đặt mức Cắt lỗ l{ 50 điểm phần trăm v{ mức Chốt lời l{ 100 điểm phần trăm thì trạng thái của bạn sẽ ở tình trạng mở trong thời gian trung bình là từ 1 đến 2 ngày. Nếu mức giá không biến động theo chiều hướng mà trạng thái của bạn hướng đến thì nhiều khả năng nó sẽ biến động theo chiều hướng ngược lại. Đừng cố đợi đến khi lệnh Cắt lỗ của bạn được kích hoạt mà hãy đóng trạng thái của bạn với mức lỗ tối thiểu trong trường hợp thị trường có dấu hiệu rõ ràng cho thấy dự đo|n của bạn là sai (ví dụ, về phản ứng của giá cả với một vài tin tức).

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Cố gắng áp dụng chỉ số ½ rủi ro/lợi nhuận khi đặt các lệnh Cắt lỗ và Chốt lời. Lệnh

Cắt lỗ không nên vượt quá 20 30 điểm phần trăm so với mức giá mở cửa. Nếu bạn cho rằng như vậy là quá nhiều thì bạn nên chờ cho đến khi tình hình trở nên thuận lợi hơn. Theo chỉ số ½ rủi ro/ lợi nhuận thì lệnh Chốt lời không nên thấp hơn 40 60 điểm phần trăm so với mức giá mở cửa. Bằng cách này, bạn có thể bảo vệ các trạng thái của mình khỏi các biến động về giá cả. Chỉ số rủi ro/lợi nhuận có thể kh|c nhau, nhưng điểm chung là mức lãi tiềm năng phải cao hơn mức lỗ tiềm ẩn.

Nếu bạn đang có một trạng thái gây thua lỗ, nên tránh mở các trạng thái mới. Mở

các trạng thái mới với chiều hướng ngược lại không phải là một quyết định đúng đắn cho lắm. Ngay cả khi bạn mở một trạng thái mới ở mức gi| tương đối tốt thì kết quả tổng thể vẫn có thể không khả quan chút nào nếu các trạng th|i đều được đóng trong tình trạng lỗ. Tình trạng m{ trong đó bạn lên kế hoạch tham gia thị trường với một vài trạng thái khác nhau được mở theo chiến lược giao dịch của mình là ngoại lệ đối với quy tắc này.

Đừng bao giờ cố thử “lấy lại những gì bạn đã mất càng nhanh càng tốt”. Các tay

chơi chuyên nghiệp đều hiểu rõ c}u nói sau đ}y “Nếu bạn phải tham dự cuộc chơi thì ngay từ đầu, h~y đưa ra quyết định dựa trên 3 điều sau: luật chơi, người tham gia và thời điểm chấm dứt”. Thị trường không quan tâm xem hôm nay bạn thua hay thắng, nó cũng không phụ thuộc vào những gì bạn l{m. Nhưng nếu bạn cố gắng lấy lại những gì đ~ mất thì rất có thể là bạn sẽ không còn khả năng suy nghĩ tỉnh t|o để tránh khỏi những thua lỗ thậm chí còn lớn hơn.

Hãy nghỉ ngơi. Giao dịch là một công việc mệt nhọc và việc thường xuyên nghỉ ngơi để

phục hồi sức khỏe tinh thần của bạn là rất quan trọng. Điều n{y đặc biệt đúng sau khi bạn vừa mới phải chịu một khoản lỗ hay cần xem xét chiến lược giao dịch tổng thể của mình. Đừng bao giờ đưa ra quyết định đầu tư khi bạn mệt mỏi hay không thoải mái ngay cả khi điều kiện thị trường có vẻ thuận lợi.

  1. Chiến lược giao dịch nào tốt hơn, ngắn hạn hay dài hạn?

Mỗi nhà kinh doanh sẽ lựa chọn chiến lược phù hợp nhất với mình. Thị trường Ngoại

hối cho phép bạn thu được một khoản lời trong quãng thời gian rất ngắn (điều này là không thể trong thị trường cổ phiếu). Mỗi nhà kinh doanh có thể lựa chọn cho mình một chiến lược phù hợp bởi không chỉ có một phương ph|p giao dịch có thể đem đến lợi nhuận. Bạn có thể giữ các trạng thái của mình mở trong 10 phút hay 10 ngày, hoàn toàn tùy thuộc ở bạn:

Những ưu điểm của chiến lược giao dịch ngắn hạn là:

  • Dù có chuyện gì xảy ra trên thị trường thì đến cuối ngày, bạn cũng có thể ngừng giao dịch và không phải suy nghĩ về những biến động gi| trong tương lai. Kể cả khi tối nay, chiến tranh nổ ra ở đ}u đó hay đồng đô-la sụp đổ thì các trạng thái

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

của bạn cũng đ~ đóng, còn ng{y mai lại đến với những quyết định hoàn toàn mới.

  • Không cần phải chờ đợi một tín hiệu giao dịch n{o đó hay sự bắt đầu của một xu hướng mới trong một thời gian dài khi mà trong một ngày giao dịch, có vô số sự kiện xảy ra, đem tới nhiều cơ hội kiếm lời. Tính thanh khoản trên thị trường cũng như những biến động giá cả mới l{ điều cần quan tâm.

Một lần, tôi đ~ đưa ra thử nghiệm trên một nhóm sinh viên tham gia thảo luận về thị

trường Ngoại hối: h{ng ng{y, đầu mỗi buổi thảo luận, tôi viết tỷ giá cặp EUR/USD lên bảng. Tỷ giá này có thể biến động 40 50, thậm chí có ng{y l{ 100 điểm phần trăm. Điều thú vị nhất là tỷ gi| EUR/USD được viết hàng ngày chính là mức giá của 3 tuần trước đó, chỉ lệch đi v{i điểm phần trăm. Đó l{ một ví dụ hay về tình trạng thị trường điều chỉnh dài hạn. Nếu chúng ta áp dụng chiến lược giao dịch dài hạn thì chúng ta có thể sẽ không thu được chút lợi nhuận n{o, cho dù cơ hội kiếm lời có thể xuất hiện vài lần trong ngày.

Những ưu điểm của chiến lược giao dịch dài hạn là:

  • Nếu bạn có các mục tiêu giao dịch dài hạn, kết quả giao dịch của bạn sẽ không còn phụ thuộc vào các biến động giá cả vì thời gian của giao dịch càng ngắn thì càng khó dự đo|n diễn biến của thị trường. Không ai có thể nói chắc chắn điều gì sẽ diễn ra sau một phút nữa.
  • Nếu bạn áp dụng chiến lược giao dịch dài hạn, cơ hội để bạn kiếm lời sẽ cao hơn nhiều so với việc bạn áp dụng chiến lược kinh doanh ngắn hạn. Về lý thuyết, một chiến lược giao dịch ngắn hạn sẽ cho bạn nhiều cơ hội để thực hiện giao dịch hơn bởi giá cả biến động rất nhiều lần trong ng{y. Nhưng nó sẽ không cho bạn cơ hội để tối đa hóa lợi nhuận từ một xu hướng n{o đó của thị trường và trong rất nhiều trường hợp, những nguyên nhân gây ra thua lỗ không thể dự đo|n được nếu chỉ dựa vào cái nhìn ngắn hạn. Khi áp dụng chiến lược giao dịch dài hạn, cơ hội kiếm lời của bạn sẽ tăng lên đ|ng kể.

Để kết luận, tôi khuyên các bạn nên phân tích tình hình thị trường trước khi đưa ra một

quyết định giao dịch n{o đó, dù l{ theo chiến lược giao dịch ngắn hạn hay dài hạn. Nếu thị trường đang điều chỉnh, thì nói chung các chiến lược kinh doanh ngắn hạn sẽ có hiệu quả nhất. Nếu thị trường đang ở trong một xu hướng dài hạn, chiến lược giao dịch của bạn có thể áp dụng cho đến khi một giai đoạn điều chỉnh khác bắt đầu và cần có sự đ|nh gi| lại tình hình thị trường. Hãy sử dụng bảng sau để so sánh 3 chiến lược kinh doanh chính:

Chiến

lược

Ngắn

hạn

Nhà kinh doanh sẽ làm gì

Ưu điểm

Nhược điểm

Nhà kinh doanh mở v{ đóng c|c

Các kết quả có thể thấy rất nhanh (lỗ

Rủi ro thua lỗ lớn và nhanh chóng

trạng thái một c|ch thường

hoặc lãi). Tính biến động của thị

là rất cao. Cần thường xuyên quan

xuyên, sử dụng mức đòn bẩy cao

trường được khai thác tối đa.

sát diễn biến thị trường và sử dụng

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

và cố gắng kiếm lời từ những sự

thay đổi rất nhỏ của giá cả.

mức đòn bẩy cao.

Trung

hạn

Nh{ kinh doanh thường mở các

Không yêu cầu mức ký quỹ lớn, kết

trạng thái một lần một ngày hoặc

quả giao dịch không phụ thuộc vào

Các tín hiệu để mở một trạng thái

vài lần một tuần và cố gắng kiếm

biến động giá cả ngẫu nhiên mà nhà

tương đối hiếm (do đó cơ hội để

lời từ các tín hiệu nhận được từ

kinh doanh có thể kiếm lời từ các

kiếm lời cũng hiếm).

phân tích kỹ thuật.

biến động giá ngắn và trung hạn.

Dài

hạn

Các trạng th|i được duy trì trong

vài tháng thậm chí là cả năm. Nh{

kinh doanh sẽ kiếm lời dựa trên

c|c ph}n tích cơ bản dài hạn.

Cơ hội kiếm lời là rất cao vì các

Nhà kinh doanh cần có mức ký quỹ

quyết định giao dịch được đưa ra sau

ban đầu lớn để duy trì trạng thái

khi xem xét c|c xu hướng dài hạn và

trong một thời gian d{i, đồng thời

các yếu tố cơ bản không bị ảnh

đặt các lệnh Cắt lỗ và Chốt lời cách

hưởng bởi biến động giá cả.

rất xa mức gi| ban đầu.

  1. Bảo hiểm rủi ro (Hedging) được áp dụng như thế nào?

Bảo hiểm rủi ro hay Khóa (Locking) các trạng thái là biện pháp bảo vệ tạm thời cho các trạng th|i đang mở ở một thị trường bằng cách mở các trạng thái ở chiều hướng ngược lại tại một thị trường khác có liên hệ chặt chẽ với thị trường đầu tiên. Bảo hiểm rủi ro cũng có thể là mở các trạng thái cho cùng loại công cụ với cùng quy mô những ngược chiều với các trạng th|i đang được mở sẵn. Khi đưa ra một quyết định đầu tư, chúng ta luôn phải đối mặt với rủi ro khi mà mức giá của một công cụ tài chính có thể thay đổi không giống như chúng ta kỳ vọng. Đa dạng hóa và khóa các trạng thái giúp chúng ta có thể tối ưu hóa chỉ số rủi ro/lợi nhuận của mình.

Thông thường, một nhà kinh doanh sẽ mở một vài trạng th|i. H~y cùng xem xét c|c cơ

hội bảo hiểm rủi ro trong trường hợp này.

Các trạng thái được mở với cùng một cặp tiền tệ theo cùng một chiều hướng. Các nhà kinh doanh, nhất là những người mới bắt đầu, thường xuyên mở các trạng thái mới cho cùng một loại công cụ giao dịch nhằm cố gắng bù đắp cho một trạng th|i đang thua lỗ mà họ đ~ mở (ví dụ, họ mở một trạng thái mua một loại tiền tệ v{ sau đó họ mua loại tiền tệ này ở mức giá tốt hơn). Điều n{y thường là vì họ tin rằng giả định ban đầu của mình về xu hướng giá cả vẫn đúng v{ khi tình hình đảo ngược, họ sẽ kiếm được mức lời thậm chí l{ cao hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, cách tiếp cận n{y thường sai. Nếu bạn mở một trạng thái gây thua lỗ thì có nghĩa l{ bạn đ~ phạm sai lầm và phân tích của bạn đ~ sai, v{ sẽ thật vô nghĩa khi liều lĩnh mở các trạng thái mới theo cùng chiều hướng đó khi m{ nhiều khả năng bạn sẽ chỉ làm khoản lỗ lớn thêm. Bạn chỉ nên mở thêm trạng thái mới theo cùng chiều hướng khi mà các trạng thái hiện tại là có lãi.

Các trạng thái được mở với cùng một cặp tiền tệ, nhưng theo chiều hướng khác

nhau. Đ}y l{ một trong những biện pháp bảo hiểm rủi ro tiền tệ phổ biến nhất mở hai trạng thái với cùng quy mô, một để mua và một để bán cùng một cặp tiền tệ. Ví dụ, giả sử

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

bạn mua 1 lô EUR/USD. Sau đó, trạng thái của bạn trở nên thua lỗ và mức lỗ ngày càng cao. Sau đó bạn bán 1 lô EUR/USD. Do vậy, mức lỗ không tăng lên nhưng cũng không hề biến mất. Rủi ro được hạn chế. Sớm hay muộn thì trạng th|i đang g}y thua lỗ sẽ mang lại lợi nhuận, nhưng đồng thời trạng thái còn lại sẽ chuyển sang lỗ. Vậy thì nên đóng trạng thái n{o? Như trên thực tế thường thấy, c|c nh{ kinh doanh thường đóng trạng thái có lãi và duy trì trạng thái gây thua lỗ với hy vọng thị trường sẽ đảo chiều và họ có thể đóng nó với một chút lãi hoặc ít nhất là không bị lỗ.

Nếu bạn đang ở trong tình trạng tương tự, tôi khuyên bạn không nên ra khỏi thị trường

ngay khi kiếm được chút lãi mà nên phân tích thị trường để đ|nh gi| nó. Có thể bạn sẽ chẳng thu được gì từ việc đóng bên đang có l~i của một giao dịch bảo hiểm rủi ro và tiếp tục chịu lỗ cao hơn với bên còn lại. Đầu tiên, bạn nên đặt lệnh Cắt lỗ hay Chốt lời cho cả hai trạng thái theo chiến lược giao dịch của bạn. Và nói chung, nên cố gắng tránh giao dịch bảo hiểm rủi ro càng xa càng tốt. Sẽ tốt hơn khi đóng một trạng thái giao dịch gây thua lỗ ngay lập tức vì trong trường hợp đó, bạn sẽ không phải mất thêm tiền cho khoảng chênh lệch giữa giá chào mua và giá chào bán khi mở một trạng thái theo chiều ngược lại.

Các trạng thái được mở với các cặp tiền tệ khác nhau theo các hướng khác nhau.

Bảo hiểm rủi ro thực sự là mua hoặc bán một vài cặp tiền tệ. Các cặp tiền tệ này càng ít có mối liên hệ với nhau thì bảo hiểm rủi ro càng có tác dụng.

Nếu bạn mua EUR/USD và GBP/USD cùng lúc, bạn sẽ không thể kiếm được bất cứ chút lợi ích bảo hiểm rủi ro nào vì 2 cặp tiền tệ này có mối tương quan cùng chiều chặt chẽ. Xét về dài hạn, EUR/USD v{ GBP/USD thường có xu hướng biến động giống nhau. Tuy nhiên, việc bảo hiểm rủi ro sẽ có lợi hơn nhiều nếu bạn sử dụng cặp EUR/USD và USD/JPY. Giữa hai cặp này không có mối quan hệ chặt chẽ, do đó sẽ là bớt rủi ro hơn nhiều nếu bạn phân bổ nguồn vốn đầu tư v{o 2 cặp tiền tệ này thay vì chỉ vào 1 cặp. Bạn cũng không nên mua v{ b|n đồng đô-la Mỹ cùng lúc ngay cả khi là trong các cặp tiền tệ khác nhau, bởi tiềm năng lợi nhuận trong trường hợp này là rất hạn chế.

Các trạng th|i được mở với các công cụ tài chính khác nhau (tiền tệ, vàng, dầu) cùng

một lúc. Tôi sẽ cho bạn thấy một ví dụ cổ điển về đa dạng hóa đầu tư. Với kiến thức về quan hệ giữa các công cụ khác nhau, bạn có thể đầu tư v{o nhiều thị trường khác nhau cùng lúc: ví dụ, mua EUR/USD và Vàng Giao ngay. Nếu tỷ gi| EUR/USD đi xuống thì gi| v{ng thường đi lên, nhưng mức độ biến động giá ở các thị trường kh|c nhau l{ kh|c nhau. Do đó, bạn sẽ giảm đến tối thiểu các rủi ro trong một thị trường bằng việc đầu tư v{o c|c công cụ tài chính khác nhau.

  1. Làm thế n{o để tính được mức ký quỹ giao dịch ban đầu?

Đầu tiên, bạn cần tính đến các khoản lỗ tiềm ẩn và ảnh hưởng của chúng đến khoản ký

quỹ ban đầu. Hãy giả định là chúng ta sử dụng mức Cắt lỗ 40 điểm phần trăm theo chiến lược giao dịch của mình. Nếu chúng ta giao dịch 1 lô thì mức lỗ tiềm ẩn là 400 USD nếu giao

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

dịch của chúng ta là thua lỗ. Khoản lỗ không nên vượt quá 5 10% khoản ký quỹ giao dịch. Hầu hết các nhà kinh doanh có kinh nghiệm chấp nhận mức lỗ 3%. Do đó, chúng ta có thể rút ra kết luận về mức ký quỹ ban đầu. Nếu khối lượng giao dịch là 1 lô và mức Cắt lỗ là 40 điểm phần trăm thì chúng ta nên ký quỹ ban đầu một khoản không dưới 4.000 USD. Tại sao lại cần giới hạn rủi ro? Vì nếu rủi ro là cao, thì mỗi sai lầm mắc phải sẽ khiến bạn mất đi tiền trong tài khoản của mình. Nếu bạn mất 20% số tiền ký quỹ ban đầu thì bạn phải đóng thêm 25% (số tiền còn lại trong tài khoản ND) chỉ để quay lại điểm mà bạn xuất phát. Nếu bạn mất 40% thì con số này là 66% và nếu bạn mất 80% thì con số này sẽ lên tới 600% (điều đó, đương nhiên, không phải lúc n{o cũng có thể l{m được).

Để tr|nh điều này, cần phải đưa ra mức lỗ tối đa. Theo c|c quy tắc Quản lý Tiền, khoản

lỗ trong một lần không được vượt quá 5 10% khoản ký quỹ giao dịch của bạn. Trong trường hợp này, kể cả khi bạn có hàng loạt giao dịch thua lỗ thì bạn cũng sẽ không mất toàn bộ số tiền của mình. Tỷ lệ phần trăm lỗ được tính như sau:

R = (L / Deposit) × 100%, trong đó

R Mức rủi ro (%);

L Quy mô lỗ tiềm ẩn (tính bằng USD);

Deposit Mức ký quỹ

Mức rủi ro này cho phép bạn đ|nh gi| quy mô giao dịch và cách mà một chiến lược giao dịch t|c động đến số dư giao dịch của bạn. Nếu bạn biết mức rủi ro, bạn có thể dễ dàng tính được mức lỗ tối đa cho một giao dịch. Sau đ}y l{ công thức tính toán:

L = R (5-10%) × Deposit : 100%, trong đó

R Mức rủi ro (%);

L Quy mô lỗ tiềm ẩn (tính bằng USD);

Deposit Mức ký quỹ

Mức ký quỹ được tính toán theo công thức sau:

Deposit = L × 100% / R

Ví dụ, nếu chúng ta có khả năng mất 200 USD trong một giao dịch v{ đưa ra mức rủi ro là 5% (tùy thuộc vào chiến lược giao dịch của bạn) thì chúng ta sẽ cần 4.000 USD cho khoản ký quỹ ban đầu:

Deposit = 200 × 100 / 5 = 4.000 USD

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

  1. Rủi ro và lợi nhuận tiềm năng có mối quan hệ như thế nào?

Hãy cùng xem xét một chút. Với 1.000 USD ký quỹ ban đầu, chúng ta sẽ tính toán kết quả cuối cùng của các kịch bản giao dịch khác nhau: 4 giao dịch có lợi nhuận, 3 giao dịch thua lỗ (P, L, L, L, P, P, P, trong đó P lợi nhuận, L thua lỗ). Mức rủi ro cho mỗi giao dịch là như nhau. H~y cùng ph}n tích kết quả giao dịch với các mức rủi ro khác nhau (từ 1 đến 95%):

Như bạn có thể thấy ở bảng trên, nếu chúng ta đặt mức rủi ro là 1% của khoản ký quỹ

ban đầu. Chúng ta sẽ có 1.009,7 USD trong tài khoản sau một loạt giao dịch, nghĩa l{ lợi nhuận của chúng ta là 9,7 USD. Nếu chúng ta đặt mức rủi ro là 10% thì lợi nhuận sẽ là 67,3 USD. Nâng mức rủi ro lên cao hơn nữa liệu có hợp lý không? Với mức rủi ro 15% thì kết quả giao dịch sẽ tốt hơn khoảng 10%, nhưng nếu vượt qua mức này thì tình hình sẽ tệ đi v{ chúng ta sẽ phải chịu lỗ. Với mức rủi ro 95% thì chúng ta gần như sẽ mất toàn bộ khoản ký quỹ ban đầu.

Có 2 điều chúng ta có thể rút ra từ ví dụ này: Với mức rủi ro tối thiểu, cơ hội để kiếm lời

cũng rất thấp; nhưng nếu chúng ta mạo hiểm với toàn bộ số tiền ký quỹ ban đầu thì cơ hội kiếm lời sẽ là con số không (trong trường hợp bạn có hàng loạt giao dịch thua lỗ). Rủi ro cũng như thuốc độc vậy: liều lượng nhỏ thì còn có thể cứu chữa, nhưng liều lượng lớn thì kết quả hiển nhiên là cái chết không tránh khỏi.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

  1. Các nhà kinh doanh mới bắt đầu thường hay mắc phải những lỗi nào?

Các nhà kinh doanh mới thường sẽ không thể kiếm được chút lợi nhuận nào trong tuần

giao dịch đầu tiên của mình. Hãy cùng xem lý do của việc này. Nếu chúng ta phân tích kỹ hơn qu| trình giao dịch của một vài nhà kinh doanh mới, chúng ta có thể tìm ra nhiều xu hướng chung như trình b{y ở dưới đ}y.

Thiếu kinh nghiệm áp dụng các phương pháp phân tích khác nhau

Bạn không thể tham gia vào một trò chơi m{ không nắm được luật lệ của nó. Điều này

cũng đúng đối với hoạt động đầu tư. Để có thể bắt đầu, bạn cần hiểu được c|c phương ph|p phân tích chính của các thị trường tài chính, học cách ứng dụng chúng vào thực tế cũng như sử dụng kết hợp chúng với nhau và cố gắng hiểu được lô-gic của các thành phần tham gia thị trường. Chỉ khi l{m được c|c điều này, bạn mới có thể hiểu được các quy luật khi giao dịch và cải thiện được kết quả kinh doanh của mình.

Hiểu không đúng các triết lý và động lực kinh doanh

Đ}y l{ ví dụ từ một cuốn cẩm nang cho nhà kinh doanh mới: bạn nên rút ra kết luận về xu hướng thị trường hiện tại dựa trên các thông tin từ biểu đồ dài hạn (để bắt đầu, hãy xem những gì diễn ra trên biểu đồ ng{y, sau đó ph}n tích biểu đồ giờ và cuối cùng cố gắng phán đo|n xu hướng). Các nhà kinh doanh mới thường không tuân thủ quy tắc này và cố giao dịch dựa trên các biểu đồ ngắn hạn. Ví dụ, họ thấy có cơ hội tốt để tham gia thị trường thể hiện trên biểu đồ 5phút và gấp rút mở một trạng thái với các lệnh Cắt lỗ và Chốt lời tiêu chuẩn. Không có gì đ|ng ngạc nhiên nếu trong các tình huống như thế này, lệnh Cắt lỗ sẽ được kích hoạt. Một nhà kinh doanh sẽ miễn cưỡng đặt mức giá Cắt lỗ quá gần giá bắt đầu mặc dù xu hướng trên biểu đồ theo giờ là theo chiều hướng ngược lại.

Thất bại trong việc tuân thủ các quy tắc Quản lý Tiền

Giao dịch m{ không đặt lệnh Cắt lỗ. Nếu một nhà kinh doanh giới hạn các khoản lỗ của

mình thì anh ta sẽ không cần tính toán các mức Cắt lỗ cho từng giao dịch. Anh ta chỉ cần đưa ra một quyết định thống nhất là anh ta sẽ đóng một trạng thái nếu giá cả chạm tới một mức n{o đó hoặc thị trường biến động bất lợi cho anh ta. Đ}y l{ c|ch m{ c|c nh{ kinh doanh hay sử dụng. Nhưng sẽ thật là rủi ro và ngớ ngẩn khi từ chối đóng một trạng thái gây thua lỗ với hy vọng là sớm hay muộn gì thị trường cũng sẽ quay lại các mức gi| trước đ}y.

Đặt lệnh Cắt lỗ ở mức giá quá gần với mới mức giá thị trường hiện tại. Rất dễ để có thể tính to|n được mức giá Cắt lỗ: nếu giá cả biến động trung bình hơn 10 15 điểm phần trăm thì độ lệch trong tính to|n c|c ngưỡng hỗ trợ và kháng cự l{ 10 điểm phần trăm, khoảng cách giữa giá bắt đầu và mức giá có thể phá vỡ ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự là 10 15 điểm phần trăm nữa, do vậy mức Cắt lỗ lý tưởng là 30 40 điểm phần trăm tính từ mức giá bắt đầu. Đ}y có thể coi l{ c|ch ước lượng cơ bản với các giao dịch trong thực tế. Mức Cắt lỗ thấp

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

hơn có nghĩa l{ c|c lệnh Cắt lỗ của bạn sẽ dễ bị kích hoạt hơn v{ điều này là không có lợi cho bạn với vị thế là một nhà kinh doanh.

Nhà kinh doanh không gắn chặt vào một chỉ số rủi ro/lợi nhuận cố định nào. Tôi khuyên bạn nên gắn với một chỉ số Chốt lời/Cắt lỗ cố định với mức lãi tiềm năng cao hơn mức lỗ tiềm ẩn (ví dụ, tỷ lệ ½ rủi ro/lợi nhuận). Đ}y l{ một nguyên tắc mà rất nhiều người áp dụng trong đời sống hàng ngày một cách vô thức. Ví dụ, khi bạn mua một vé xổ số, bạn biết rằng chi phí bỏ ra thấp hơn nhiều so với lợi nhuận tiềm năng. Hoặc khi bạn mang thêm một món đồ n{o đó với bạn, một cái ô, nếu như có vẻ trời sắp mưa.

Ví dụ, nếu mức Cắt lỗ của bạn l{ 100 điểm phần trăm v{ mức Chốt lời của bạn chỉ là 5 điểm phần trăm, bạn đ~ ph| vỡ quy tắc về chỉ số rủi ro/lợi nhuận. Nếu bạn sử dụng chiến lược nói trên, bạn sẽ phải thực hiện 95% số giao dịch thu về lợi nhuận hoặc ít nhất, không bị thua lỗ. Con số này là cực khó để có thể trở thành hiện thực, ngay cả với người như George Soros! Đối với các nhà phân tích chuyên nghiệp nhiều kinh nghiệm thì tỷ lệ dự đo|n chính xác của họ cũng chỉ là từ 60 80%.

Quỹ thời gian dùng cho phân tích quá ngắn. Thị trường luôn luôn biến động. Ví dụ,

một ngân hàng nhận được một lệnh mua và bán một lượng lớn đồng tiền n{o đó trong một khoảng thời gian ngắn. Kết quả là, tỷ giá hối đo|i tăng thêm 10 15 điểm phần trăm một c|ch nhanh chóng nhưng rồi cũng nhanh chóng quay trở lại mức ban đầu. Trong trường hợp này, việc phân tích biểu đồ M1 cho bạn thấy cơ hội để kiếm lời 15 điểm phần trăm, mặc dù khả năng l{ không cao. Cơ hội để kiếm lời 40 điểm phần trăm ít phụ thuộc vào những biến động giá ngẫu nhiên. Những việc phân tích biểu đồ theo giờ và khả năng kiếm lời 150 điểm phần trăm sẽ không bao giờ phụ thuộc vào biến động giá ngẫu nhiên, v{ c|c ngưỡng hỗ trợ và kháng cự áp dụng trên biểu đồ theo giờ l{ đ|ng tin cậy hơn trên c|c biểu đồ ngắn hạn. Tất cả các con số nói trên đều mang tính tương đối, nhưng bản thân nguyên tắc mới là điều cần lưu ý: c|c thay đổi của xu hướng thị trường sẽ chỉ có thể được dự đo|n với tầm nhìn dài hạn. Nếu bạn không trông cậy vào may mắn, thì bạn nên dựa vào nguyên tắc nói trên khi tiến hành giao dịch trên thị trường Ngoại hối.

  1. Nên giao dịch bằng những cặp tiền tệ nào và liệu có mối tương quan n{o giữa các cặp tiền tệ khác nhau hay không?

Hãy giao dịch bằng những cặp tiền tệ mà bạn biết về chúng nhiều nhất. Hãy bắt đầu

bằng việc nắm bắt những yếu tố ảnh hưởng tới các biến động tỷ giá của một cặp tiền tệ nhất định và theo dõi những sự kiện cũng như tin tức kinh tế có liên quan đến cặp tiền tệ đó. H~y cùng xem xét cách các cặp tiền tệ khác nhau liên hệ với nhau cũng như mối tương quan giữa chúng. Ảnh hưởng của bất kỳ cặp tiền tệ nào lên các cặp tiền tệ khác bao giờ cũng rõ r{ng: ví dụ, nếu bạn giao dịch cặp GBP/JPY có nghĩa l{ bạn đang giao dịch một dạng phái sinh của các cặp GBP/USD v{ USD/JPY. Do đó, cặp GBP/JPY có mối liên hệ với cả hai cặp tiền tệ nói đến ở trên và nó có khả năng ảnh hưởng đồng thời đến tỷ giá trong các cặp này.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Chỉ số tương quan trong c|c thị trường t{i chính l{ phương ph|p thống kê dùng để tính toán mối quan hệ giữa biến động giá của các công cụ tài chính khác nhau. Hệ số tương quan dao động trong khoảng giữa -1 và +1. Hệ số tương quan bằng 1 nghĩa l{ c|c cặp tiền tệ biến động theo cùng một hướng với cùng giá trị như nhau, Hệ số tương quan bằng -1 nghĩa l{ chúng biến động ngược chiều nhau. Nếu hệ số này bằng không, mối quan hệ giữa hai cặp ngoại tệ là không ổn định hoặc không hề tồn tại. Hãy cùng nhìn vào bảng các hệ số tương quan giữa các cặp ngoại tệ khác nhau tại thời điểm 2005 (bắt đầu từ tháng Ba).

EUR/USD AUD/USD USD/JPY GDP/USD NZD/USD USD/CHF USD/CAD

1 tháng

0,94

0,92

0,92

3 tháng

0,47

0,37

6 tháng

0,71

0,83

1 năm

0,85

0,86

0,83

0,91

0,91

0,94

0,57

0,78

0,93

0,99

0,32

0,98

0,61

0,96

0,67

0,98

0,89

AUD/USD EUR/USD USD/JPY GDP/USD NZD/USD USD/CHF USD/CAD

1 tháng

0,94

3 tháng

0,47

6 tháng

0,74

1 năm

0,85

0,91

0,24

0,70

0,87

0,95

0,81

0,75

0,79

0,96

0,90

0,89

0,90

0,94

0,17

0,44

0,14

0,70

0,54

0,78

0,81

Từ những dữ liệu có được trong bảng trên, ta có thể kết luận rằng cặp EUR/USD và cặp

AUD/USD có tương quan mạnh vào tháng Ba (hệ số tương quan 0.94), nhưng sau đó sự tương quan n{y thay đổi. Các cặp EUR/USD và USD/CHF luôn biến động ngược chiều vì khi bạn giao dịch bằng cặp EUR/USD tức là bạn đang mua EUR v{ b|n USD m{ việc mua và bán USD cùng lúc ở những cặp ngoại tệ khác nhau sẽ cho kết quả tương quan ngược chiều (hệ số gần bằng -1).

Việc tính toán các hệ số tương quan kh| dễ dàng:

Phần lớn các phần mềm giao dịch đều cho phép bạn chiết xuất dữ liệu lịch sử về các tỷ gi| đ~ được niêm yết, ví dụ ở định dạng CSV mà bạn có thể mở bằng phần mềm Microsoft Excel. Hãy chiết xuất dữ liệu lịch sử của hai cặp ngoại tệ thành hai cột trong bảng Excel, mỗi cột tương ứng với một cặp. Sau đó sử dụng h{m CORREL để chương trình tự động tính toán hệ số tương quan. Ví dụ, nếu bạn muốn tính toán hệ số tương quan giữa cặp EUR/USD và GBP/USD và bạn đ~ chiết xuất được dữ liệu ra hai cột A và B với 100 mức giá niêm yết khác nhau, mỗi cột là tỷ giá của một cặp tại cùng một thời điểm, hãy nhập công thức = CORREL(A1:A100, B1:B100) vào bất kỳ ô trống nào. Bạn sẽ có được kết quả chính là hệ số tương quan của hai cặp tiền tệ này. Bạn có thể áp dụng ngay kiến thức vừa có được vào thực tế, nghĩa l{ giao dịch mua với một cặp ngoại tệ và không giao dịch bán với một cặp khác có hệ số tương quan so với cặp ban đầu cao, hoặc ngược lại, giao dịch bán với một cặp và không giao dịch mua với một cặp khác.

Mức độ tương quan giữa các cặp tiền tệ sẽ giúp chúng ta dễ dàng nắm bắt c|c xu hướng của thị trường hơn. Thường thì c|c đồng tiền không biến động theo xu hướng cùng lúc với

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

nhau. Đầu tiên, tỷ giá một cặp n{o đó tăng, v{ sau đó một cặp kh|c cũng biến động tương tự nhưng chậm hơn một chút, và cứ như thế tiếp diễn. Vì vậy, khi theo dõi các cặp tiền tệ khác nhau (cho dù bạn sẽ không sử dụng tất cả chúng để tiến hành giao dịch), có thể bạn sẽ có được những thông tin đ|ng quý cho thấy một sự thay đổi giá cả ở những cặp tiền tệ mà bạn thực sự quan tâm.

  1. Phần lớn các nhà kinh doanh thất bại đều cho rằng nguyên nhân là do họ không có đủ vốn, điều n{y có đúng không?

Giả định rằng một nhà kinh doanh thất bại l{ vì anh ta không đủ vốn là khá phổ biến. Tôi muốn trích dẫn ý kiến của tác giả nổi tiếng Alexander Elder qua một đoạn trong cuốn sách của ôngTrading for a Living (Tạm dịch: Giao dịch để mưu sinh) như sau:

Rất nhiều người thua cuộc đều nghĩ rằng họ sẽ thành công nếu được giao dịch với một tài khoản lớn hơn. Tất cả những người thua cuộc đều bị loại khỏi trò chơi bằng một chuỗi thất bại hoặc một lần giao dịch duy nhất nhưng với hậu quả vô cùng nặng nề. Và kỳ lạ thay, đối với một người giao dịch nghiệp dư bởi cứ khi nào anh ta vừa bán hết thì thị trường lại đảo chiều và diễn biến đúng như anh ta mong đợi. Và anh ta có ngay cái cớ để mỉa mai hoặc là chính mình hoặc là nhà môi giới rằng nếu chỉ duy trì được thêm một tuần nữa thôi thì chắc chắn là anh ta sẽ kiếm lời!

Tệ hơn thế, anh ta còn lấy sự đảo chiều “muộn” này của thị trường làm cái cớ để khẳng định sự đúng đắn của c|c phương ph|p m{ anh ta sử dụng. Anh ta cố tích lũy hay vay mượn đủ tiền để mở một tài khoản nhỏ hơn. V{ câu chuyện lặp lại: Anh ta bị thua lỗ, thị trường lại đảo chiều và “chứng minh” rằng anh ta đúng, chỉ có điều là quá muộn. Và câu chuyện cổ tích lại bắt đầu: “Nếu tôi có nhiều tiền hơn tôi đ~ có thể duy trì được l}u hơn v{ thu lời.”

Thực ra, nhân vật trong câu chuyện trên không hề thiếu vốn chỉ l{ đầu óc anh ta chưa đủ minh mẫn. Anh ta có thể hủy hoại một tài khoản lớn nhanh chẳng kém gì một tài khoản nhỏ. Anh ta thực hiện các lệnh giao dịch quá lớn, và quản lý tiền của mình quá lỏng lẻo. Anh ta đương đầu với những rủi ro quá lớn bất chấp số tiền mình đang có. V{ cứ như vậy, dù tài khoản của anh ta có lớn đến đ}u thì chắc chắn là thua lỗ cũng sẽ khiến anh ta không thể tiếp tục.

C|c nh{ kinh doanh thường hỏi tôi họ cần bao nhiêu tiền để bắt đầu kinh doanh. Họ

hiểu rằng sẽ mất một số tiền lớn trước khi bắt đầu kiếm lời!

Những người giao dịch nghiệp dư không muốn thua lỗ v{ cũng không chuẩn bị tinh

thần cho việc đó. Ý niệm về chuyện bị thiếu vốn chính là cái phao giúp họ vượt qua hai sự thực đau đớn rằng: họ thiếu tính kỷ luật trong giao dịch và không có một kế hoạch quản lý tiền bạc thực tế.”

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Trong đầu tư bạn có quyền sử dụng bất cứ khoản tiền to nhỏ mà bạn mong muốn, đặc biệt là ngày nay, khi phần lớn các nhà môi giới Ngoại hối đều cho khách hàng của mình cơ hội mở các tài khoản nhỏ và giao dịch c|c lô tương ứng 0,01 lô tiêu chuẩn. Một v{i năm trước, khi mà một giao dịch phải được thực hiện tối thiểu trên 1 lô tiêu chuẩn, các nhà kinh doanh phải tham gia thị trường với một số tiền đ|ng kể và rất chú ý tới việc quản lý rủi ro. Nhưng ng{y nay khi có thể giao dịch bằng các tài khoản nhỏ, các nhà kinh doanh không mấy để t}m đến chuyện này nữa. Đ}y l{ một sai lầm lớn. Đừng bao giờ quên rằng kinh doanh gắn liền với rủi ro. Tuy nhiên, bạn có thể quản lý được rủi ro của mình bằng c|ch thay đổi khối lượng giao dịch cũng như đặt các lệnh Cắt lỗ.

Thua lỗ không thể được biện minh bằng chuyện thiếu vốn hay thị trường thay đổi hay điều khoản giao dịch mà nhà môi giới đưa ra không có lợi. Rủi ro luôn luôn tồn tại trên thị trường. Còn thất bại thì luôn là kết quả của những quyết định sai lầm hoặc những chiến lược không hợp lý.

  1. Phần mềm giao dịch tự động có ưu v{ nhược điểm gì?

Đối với một số nh{ kinh doanh (như Alexander Elder) thì Phần mềm giao dịch tự động

chỉ là một câu chuyện thần thoại vô bổ khác. Thế nhưng đối với những người kh|c (như Richard Dennis chẳng hạn) thì đ}y l{ phương ph|p tốt nhất v{ đ|ng tin cậy nhất để tạo ra lợi nhuận.

Bạn có thể tìm thấy h{ng trăm phần mềm giao dịch kỹ thuật (MTS) với các mức độ phức tạp kh|c nhau trên Internet m{ để sở hữu một trong số đó bạn chỉ phải bỏ ra một số tiền rất nhỏ hay thậm chí là miễn phí. Tác giả của những phần mềm n{y thường hứa hẹn hàng chục thậm chí h{ng trăm phần trăm lợi nhuận mỗi tháng. Tuy nhiên, những kết quả ấn tượng đó thường chỉ l{ tính to|n trên cơ sở thử nghiệm trên các dữ liệu lịch sử, trong khi trên thị trường thực, chúng có thể rất khác biệt. Đến đ}y bạn có thể đặt câu hỏi, “nếu tác giả của những hệ thống n{y đang thực sự bán chiến lược kinh doanh tự động với lãi suất cao như vậy thì tại sao họ không biến mình thành triệu phú chỉ bằng c|ch đơn giản là áp dụng hệ thống của chính mình?” Chẳng qua đ}y cũng l{ một hình thức kinh doanh khác kiếm lời nhờ bán những MTS với độ rủi ro cao mà bản thân tác giả còn e ngại chưa d|m sử dụng với chính tiền của mình.

Trong phần mềm MetaTrader4, c|c chương trình giao dịch tự động (các rô-bốt giao

dịch) có tên là Expert Advisors. Nhà kinh doanh có thể dùng một Advisor được tải xuống từ mạng Internet, cũng như tự xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh riêng v{ c{i đặt để nó tự động thực hiện giao dịch. Thế nhưng tại sao những hãng hàng không lớn nhất trên thế giới, sử dụng những công nghệ máy bay hiện đại nhất với hệ thống điều khiển tự động đ|ng tin cậy nhất lại vẫn phải thuê những người phi công giỏi nhất và trả lương cho họ rất cao? Đơn giản vì hệ thống điều khiển tự động không thể nào thay thế được con người; nó chỉ có thể đóng vai trò trợ giúp cho phi công chính mà thôi. Các rô-bốt giao dịch cũng vậy. Chúng không bao giờ thay thế được những nhà kinh doanh có kinh nghiệm, những người luôn học

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

hỏi từ những sai lầm của chính mình cũng như ph}n tích thị trường với sự trợ giúp của các phương ph|p kỹ thuật lẫn cơ bản. Rõ ràng là khi dùng MTS của một người n{o đó, bạn không thể nâng cao được kỹ năng của mình và sẽ rất khó để bạn nắm bắt được tại sao hôm nay nó mang về cho bạn lợi nhuận, nhưng v{o những ngày khác nó lại khiến bạn thua lỗ. Hãy chỉ áp dụng Expert Advisors nếu bạn hoàn toàn nắm bắt được những nguyên tắc hoạt động của nó hoặc nếu chính bạn là tác giả.

Lợi thế của MTS:

  • Bạn không cần phải ngồi trước màn hình máy tính nhiều ng{y để chờ đợi cơ hội

tham gia vào thị trường

  • Yếu tố tâm lý không ảnh hưởng tới kết quả giao dịch của bạn vì tất cả các quyết định để được thực hiện một cách tự động theo những nguyên tắc đ~ được mặc định từ trước. Điều này giúp loại bỏ những cảm xúc có thể dẫn đến những sai lầm chủ quan của bạn.
  1. Lời khuyên nào dành cho các nhà kinh doanh Ngoại hối mới bắt đầu?

Việc nắm bắt một vài nguyên tắc kinh doanh hiệu quả sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm

của bạn. Tôi xin liệt kê một vài nguyên tắc như sau:

Đừng đi ngược với thị trường. Thị trường luôn luôn diễn biến theo một xu hướng

n{o đó, hoặc lên hoặc xuống, và không phải lúc nào bạn cũng nhìn thấy nó trên biểu đồ giá của nhiều khung thời gian khác nhau. Hãy bắt đầu phân tích thị trường bằng cách sử dụng các biểu đồ giá trong dài hạn rồi sau đó mới chuyển sang các biểu đồ ngắn hạn hơn. Bạn chỉ nên mở các trạng thái giao dịch khi đ~ nhận thấy xu hướng của thị trường (đi lên, đi xuống hay đang điều chỉnh) bởi điều này sẽ có ảnh hưởng lên quyết định kinh doanh của bạn. Có thể nói xu hướng là “chỉ số” chính để đưa ra c|c quyết định giao dịch. Các yếu tố khác không nên được xem xét m{ không tính đến xu hướng hiện tại của thị trường.

Hãy mua thấp, bán cao. Đúng ra thì tất cả các chiến lược kinh doanh đều dựa trên

nguyên tắc mua và bán ở những mức giá tốt nhất có thể. Một nhà kinh doanh mới bắt đầu vào cuộc cần phải nắm bắt được cách nhận ra c|c đỉnh v{ đ|y cũng như c|c xu hướng giữa những đỉnh v{ đ|y đó. H~y tr|nh không nên thực hiện các giao dịch trong đó xu hướng cho thấy khả năng đảo chiều của thị trường rất cao.

Đừng cố “bắt” đỉnh; hãy cố “bắt” theo một chiến lược nào đó. Không có chỉ số nào

ho{n to{n đ|ng tin cậy giúp bạn nhận ra đỉnh của một xu hướng và thời điểm đảo chiều. Các chỉ số bao giờ cũng có độ trễ nhất định. Vậy làm sao bạn nhận ra đỉnh trên biểu đồ giá? Sự hình th{nh đỉnh sẽ chấm dứt ngay khi giá cả di chuyển liên tục theo một chiều hướng nhất định n{o đó. Đừng cố gắng kiếm lời tối đa theo diễn biến của giá cả vì thua lỗ có thể xảy ra trong trường hợp dự đo|n của bạn sai có thể khiến túi tiền của bạn tổn thất nặng nề. Tất

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

nhiên bạn có thể đo|n, nhưng dự đo|n thường tệ hơn l{ nghiêm túc tu}n thủ các nguyên tắc trong chiến lược bạn đ~ lựa chọn khi nó giúp bạn kiếm lời. V{ cũng đừng áp dụng hoàn toàn các phân tích kỹ thuật vì điều đó l{ gần như không thể xảy ra.

Đừng cố giao dịch theo lịch cố định. Tất cả các quyết định giao dịch của bạn nên được chuẩn bị kỹ càng và không nên phụ thuộc vào giới hạn thời gian hay một kế hoạch giao dịch được đặt ra từ trước. Thời gian bạn d{nh để ngồi trước màn hình máy tính không quan trọng mà là thời điểm hoàn hảo để bạn tham gia thị trường, v{ như bạn biết, nó có thể đến bất cứ lúc n{o, ng{y hay đêm v{ trước đó, h{ng loạt thay đổi và thông tin quan trọng đ~ diễn ra. Nếu bạn x|c định một khoảng thời gian cố định trong ng{y để dành cho việc giao dịch, nó sẽ giới hạn khả năng kiếm lời của bạn. Bất cứ lúc nào thị trường cũng có thể sẽ dành cho bạn cơ hội lớn để kiếm tiền!

Hãy cố lên một kế hoạch kinh doanh. Ví dụ, có một vài thông tin kinh tế sắp được

công bố, bạn phải tìm hiểu trước xem nó sẽ ảnh hưởng tới thị trường như thế nào và theo hướng nào nếu như thông tin thực sự được công bố ở tình trạng tốt hơn hoặc xấu hơn dự báo. Bạn phải tính đến cả trường hợp những dự đo|n từ trước không đúng với thực tế, thị trường sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm và kết quả là, các giao dịch của bạn cũng cần được điều chỉnh theo những điều kiện mới. Ví dụ, việc đặt mức Cắt lỗ quá gần với gi| ban đầu là rất mạo hiểm, bởi khả năng nó bị phá vỡ sẽ tăng lên rất nhiều sau khi một tin tức n{o đó được công bố, bởi trước khi thực sự đi theo một xu hướng n{o đó, thị trường bao giờ cũng biến động rất thất thường. Khi có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, bạn có thể tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng giao dịch của mình và sẵn s{ng đối mặt với bất kỳ diễn biến nào của thị trường.

Hãy tuân thủ nguyên tắc. Xây dựng chiến lược kinh doanh l{ điều rất quan trọng,

nhưng tu}n thủ nó một cách nghiêm ngặt còn quan trọng hơn. Việc nắm bắt đầy đủ tất cả các quá trình diễn ra trên thị trường sẽ là yếu tố chính quyết định việc mở một trạng thái giao dịch chứ không phải là mong muốn kiếm tiền càng sớm càng tốt. Bạn cần học cách xác định thời điểm phù hợp để tham gia thị trường và biết cách sàng lọc những tín hiệu sai. Nếu biến động giá thất thường và không giống với những gì bạn đ~ đề ra thì có lẽ chúng chỉ là những biến động ngẫu nhiên và không phù hợp để bạn tạo ra lợi nhuận.

Giao dịch trên các thị trường tài chính không chỉ đơn giản là việc ấn nút “Bán/Mua”.

Phân tích tình hình thị trường, quản lý tiền và rủi ro là tất cả những yếu tố cần thiết để tạo ra lợi nhuận. Một khi đ~ mở trạng thái giao dịch, hãy tuân thủ kế hoạch bạn đ~ đề ra và đặt các lệnh Chốt lời cũng như Cắt lỗ. Đừng nghĩ đến chuyện thay đổi chúng ba mươi phút một lần, sớm hay muộn thị trường sẽ tự động làm công việc của nó.

Hãy để lợi nhuận tăng lên chứ không phải thua lỗ. Tôi đ~ học được rằng điều khó

khăn nhất đối với một nhà kinh doanh mới vào cuộc là duy trì các trạng th|i đang có lời và để giữ cho lợi nhuận lên đến hết khả năng có thể của nó. Ngay khi có chút lời (và một vài điều chỉnh nhỏ từ phía thị trường) là một nhà kinh doanh non nớt đ~ vội v{ng đóng trạng thái của mình lại với hy vọng chớp được chút lời con. Thị trường diễn biến theo hình sóng, đó l{ lý do tại sao ta thấy các trạng th|i thường mất đi lợi nhuận nó đang có trên một xu

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

hướng đi xuống trong mô hình sóng. Nhưng kết quả cuối cùng mới l{ điều quan trọng. Cảm xúc và áp lực tâm lý là những điều ngăn cản nh{ kinh doanh đóng một trạng th|i đang g}y thua lỗ v{o đúng thời điểm. Khi chứng kiến thua lỗ tăng dần, anh ta chỉ hy vọng giá sẽ đảo chiều và anh ta có thể sẽ lại hòa vốn, thậm chí kiếm chút lời, vì vậy anh ta quyết định duy trì nó mà không nhận ra rằng khi giá cả chuyển sang đợt sóng thứ hai, anh ta có thể còn phải chịu thua lỗ nặng nề hơn. Mặc dù vẫn có những trường hợp cho thấy phương ph|p n{y sẽ th{nh công, nhưng việc giữ một trạng thái thua lỗ trong thời gian dài thì quả là rủi ro rất cao.

Hãy đảm bảo mức Chốt lời của bạn cao hơn mức Cắt lỗ. Đ}y l{ vấn đề quản trị rủi

  1. Nếu bạn không tuân thủ nguyên tắc này thì ít nhất cũng nên đảm bảo rằng thua lỗ có thể xảy ra với bạn trên một trạng thái giao dịch bằng với lợi nhuận có được trên cùng trạng thái đó. Nếu bạn giao dịch theo một chiến lược đ~ định ra từ trước, bạn nên biết khi nào nên chốt lời và khi nào nên cắt lỗ dựa trên tính chất chiến lược kinh doanh của bạn. Khi đó, lợi nhuận hoặc thua lỗ có thể xảy ra sẽ phụ thuộc và tình hình thị trường chứ không phải ước muốn kiếm tiền thật nhanh mà không mất mát gì của bạn. Ví dụ, nếu bạn mở một trạng thái mua nhằm kiếm lời trên khoảng chênh lệch 20 điểm phần trăm v{ ngưỡng hỗ trợ gần nhất mà bạn tính toán là 50 điểm phần trăm dưới mục tiêu lợi nhuận này thì xem ra bạn đang mạo hiệm quá nhiều. Thua lỗ có thể xảy ra với bạn đ~ vượt quá lợi nhuận có thể kiếm được tới 2,5 lần. Trong trường hợp này, cứ mỗi 10 giao dịch bạn sẽ phải kiếm lời trên ít nhất là 6 giao dịch. Và nếu bạn đặt mức cắt lỗ và chốt lời ở khoảng c|ch như nhau so với gi| ban đầu (20 điểm phần trăm), khả năng thua lỗ sẽ cao hơn khả năng kiếm lời. Điều đó có nghĩa l{ tình hình đ~ bị đảo ngược và bạn nên chờ đợi một chút trước khi quyết định giao dịch.

Hãy giới hạn lượng thông tin bạn cần để phân tích thị trường. Những nhà kinh

doanh mới bắt đầu thường có niềm tin mạnh mẽ rằng họ có thể nắm bắt được tình hình thị trường rõ hơn nếu họ có nhiều thông tin để ph}n tích hơn trong một ngày giao dịch. Thứ nhất là việc dành nhiều sự quan tâm tới các học thuyết kinh tế cũng như c|c ph}n tích cơ bản không hề gây hại gì cho nh{ kinh doanh, nhưng điều đó không có nghĩa l{ anh ta phải luôn luôn đi s}u v{o chi tiết của các sự kiện kinh tế đó. Bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng các nhà kinh doanh chuyên nghiệp đọc các báo cáo phân tích và dự b|o ít hơn nhiều so với những người đồng môn mới của mình. Họ chỉ xem xét những nguồn thông tin đ|ng tin cậy và chọn lọc những vấn đề quan trọng nhất. Hãy nhớ câu danh ngôn nổi tiếng: “Đừng đọc nhiều, h~y đọc những gì thực sự hữu ích.”

Nghiên cứu một cách lý thuyết sẽ không giúp gì cho bạn khi kinh doanh thực sự.

Bạn có thể rất hứng thú với quan điểm của một nhóm học thuật n{o đó về các quá trình kinh tế và chính trị, nhưng kinh doanh trong thực tế có mối liên hệ rất hạn chế với những nghiên cứu mang tính lý thuyết này. Một v{i người đi x}y dựng các lý thuyết, trong khi những người khác thực sự bắt tay vào kinh doanh, và có một sự khác biệt rất lớn giữa họ. Trong thực tế kinh doanh, điều cơ bản là quyết định nguồn thông tin mà bạn sẽ tiếp nhận (tin tức và báo cáo kinh tế).

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Điều quan trọng là hãy giữ bình tĩnh. Một nhà kinh doanh sẽ trở nên bình tĩnh v{ tự

tin khi anh ta có đủ kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường đồng thời xây dựng được cho mình quan điểm kinh doanh riêng.

Kinh doanh không giống như những công việc khác, ví dụ như x}y dựng (luôn cần sự tin

cậy và an toàn tuyệt đối), nó đòi hỏi những cái nhìn khác nhau về một vấn đề. Trong kinh doanh, hiệu quả giao dịch trong dài hạn mới l{ điều quan trọng chứ không phải kết quả nhất thời của một giao dịch bất kỳ n{o đó. Thua lỗ là một phần tất yếu của nó. Còn những biến động lớn về giá cả c{ng l{m cho cơ hội kiếm lời tăng lên. Bất kể bạn đang nhìn thấy lợi nhuận thực đang sinh sôi trên tài khoản, hay chỉ tưởng tượng rằng mình sẽ trở thành nhà giao dịch giàu có và thành công thì kinh doanh bao giờ cũng có thể tạo cho bạn cảm giác phấn chấn và tự mãn tuyệt vời. Nhưng đừng quên rằng đ}y cũng chính l{ đòn bẩy mạnh nhất trên thị trường, nó cho nh{ kinh doanh cơ hội kiếm lời từ những biến động giá cả nhỏ nhất. Nếu tỷ giá cặp EUR/USD biến động khoảng 100 điểm phần trăm, đ}y được coi là một sự thay đổi đ|ng kể so với mức độ bình thường. Thế nhưng thậm chí với một biến động như thế, lực mua trên mỗi đồng 100 đô-la cũng chỉ tăng có 1% m{ thôi, v{ đ}y ho{n to{n không phải là một sự tăng trưởng đ|ng kể. Vậy thì bạn hãy tỏ ra bình tĩnh v{ tự tin dù chuyện gì có đang xảy ra trên thị trường.

Đừng vội vàng giao dịch thị trường lúc nào cũng ở trong tình trạng sẵn sàng. Lời

khuyên cuối cùng của tôi dành cho các bạn l{ đừng vội vàng thực hiện giao dịch. Cảm giác tự mãn và những ý tưởng đầy ám ảnh rằng bạn sẽ mãi kiếm được lời sau khi đ~ th{nh công trên một vài giao dịch sẽ l{ điều nguy hiểm không kém gì việc bạn cứ ước ao rằng giá mình có thể làm lại mọi thứ và sửa chữa mọi sai lầm, lấy lại mọi thua lỗ. Nếu bạn đ~ kiếm được chút lợi nhuận, đừng vội mở các trạng thái giao dịch mới với hy vọng sẽ kiếm lời dễ dàng hơn. Thêm v{o đó, nếu bạn đ~ đóng một giao dịch thua lỗ, đừng vội vàng lấy lại những gì bạn đ~ mất càng nhanh càng tốt, bởi các quyết định nên dựa trên những phân tích sâu sắc về tình hình thị trường chứ không phải cảm xúc của bạn quanh câu chuyện lãi và lỗ. Thị trường lúc n{o cũng sẵn s{ng để bạn thực hiện giao dịch. Chuyện rất thường xuyên xảy ra là các nhà kinh doanh mới chỉ trong v{i ng{y đầu đ~ l{m cạn kiệt tài khoản của mình mà không hiểu tại sao. Tình trạng đó sẽ không bao giờ diễn ra nếu bạn kinh doanh dài hạn và duy trì một vài trạng thái với khối lượng nhỏ trong vòng vài tuần hay vài tháng. Chỉ khi thực hiện những giao dịch lớn trong ngắn hạn thì sự thay đổi giá cả lớn theo chiều hướng không thuận lợi mới có thể gây cho bạn những khoản thua lỗ nặng nề. Ngoài ra, các trạng thái trong ngắn hạn rất khó quản lý, cho dù là rủi ro vẫn ở trong tầm kiểm soát của bạn bởi thị trường luôn biến động không ngừng. Vì thế, tốt hơn l{ bạn h~y đợi đến thời điểm hoàn hảo để tham gia thị trường v{ sau đó duy trì trạng thái của bạn cho đến khi tình hình chuyển biến theo hướng có lợi cho bạn. Nhiệu vụ chính của một nhà kinh doanh không phải là mua hay bán mà quan trọng nhất là chờ đợi thời điểm hoàn hảo cho việc đó. Rất nhiều nhà kinh doanh từng nói: “Không ai kiếm lời nhờ mua và bán, họ kiếm lời từ việc chờ đợi thời điểm hoàn hảo nhất.”

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  1. Bạn có thể học được gì từ những nhân vật nổi tiếng trong kinh doanh tài chính?

Tôi nghĩ ngo{i George Soros ra, không có nh{ kinh doanh xuất chúng nào khác trên thị

trường Ngoại hối. Ông là chủ của công ty đầu tư Quantum với tổng tài sản đang quản lý hiện lên tới trên 20 tỷ đô-la Mỹ. Tài sản cá nhân của ông ước tính đ~ lên tới trên 8 tỷ đô-la.

George Soros thực hiện giao dịch khổng lồ nhất của mình v{o ng{y 16 th|ng Chín năm 1992 (ng{y được gọi là “Thứ Tư đen tối”) khi Đảng Bảo thủ đang cầm quyền của nước Anh quyết định rời khỏi Hệ thống tiền tệ chung ch}u Âu. Khi đó, ông đ~ b|n một khối lượng lớn đồng Bảng Anh tương đương khoảng 10 tỷ đô-la Mỹ và kiếm lời nhờ sự mất khả năng ứng phó của Ng}n h{ng Trung ương Anh trong việc hỗ trợ đồng nội tệ trước diễn biến không có lợi trên thị trường. Cuối cùng, Ngân hàng này buộc phải hạ gi| đồng tiền của mình. Soros kiếm được khoảng 1,1 tỷ đô-la lợi nhuận nhờ đó v{ trở nên nổi tiếng với thành tích là “người đ{n ông ph| hỏng Ng}n h{ng Trung ương Anh Quốc.”

Người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất

Larry Williams l{ người có rất nhiều th{nh tích trong kinh doanh. Ông đ~ hai lần biến

10.000 đô-la th{nh 1.000.000 đô-la. Những câu chuyện như thế rất hiếm khi xảy ra. Nếu may mắn bạn có thể kiếm lời 100-150% với mức rủi ro có thể chấp nhận được, nhưng kết quả đó vẫn còn là khá khiêm tốn so với những gì Larry Williams đ~ l{m.

Liz Cheval là chủ tịch công ty Tài chính EMC, hiện sống ở Chicago, bang Illinois. Bà từng

là nhân viên của một cơ quan chính phủ. Hiện tại b{ đang quản lý một quỹ với giá trị trên 100 triệu đô-la.

Bill Dunn là Chủ tịch của công ty Dunn Capital, tại Stuart, bang Florida. Ông từng là giáo

viên và giờ đ}y đang quản lý tài sản lên tới 900 triệu đô-la.

John Henry là chủ tịch của công ty John Henry and Co, tại Boca Raton, bang Florida. Ông từng làm việc trong ngành nông nghiệp và giờ đ}y quản lý khoảng 1 tỷ đô-la Mỹ. Năm 1984, ông chỉ có vẻn vẹn 16.313 đô-la trong tài khoản.

Nh{ kinh doanh th{nh công đồng thời là một giảng viên cao học Alexander Elder từng chia sẻ một vài lời khuyên với độc giả của mình trong cuốn sách: “Giao dịch để mưu sinh” m{ tôi đ~ đề cập đến nhiều lần. Sau đ}y l{ một trích đoạn:

Các giao dịch của bạn phải dựa trên những nguyên tắc rõ ràng đã được đặt ra từ trước.

Bạn phải phân tích những cảm giác của mình trong khi thực hiện giao dịch, và chắc chắn rằng những quyết định mình đưa ra là hoàn toàn hợp lý. Bạn cần xây dựng phương pháp quản lý tiền bạc sao cho không khoản thua lỗ nào có thể khiến bạn khánh kiệt và phải rời khỏi cuộc chơi.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Hãy bắt đầu lưu giữ một cuốn nhật ký kinh doanh thứ ghi lại toàn bộ các giao dịch bạn đã thực hiện, trong đó nêu rõ lý do bạn quyết định tham gia hoặc rời khỏi thị trường. Hãy tìm kiếm nhịp điệu lặp đi lặp lại của những lần thành công và thua lỗ. Những ai không học hỏi từ quá khứ sẽ lặp lại sai lầm của nó trong tương lai.

Đừng bao giờ thay đổi kế hoạch một khi trạng thái giao dịch của bạn đã được mở.

Bạn chỉ có thể thành công trong kinh doanh nếu coi nó là một mục tiêu nghiêm túc để

theo đuổi. Kinh doanh theo cảm xúc nghĩa là tự sát. Để đảm bảo thành công, hãy thực hành những phương pháp quản lý tiền hợp lý và chặt chẽ. Một nhà kinh doanh giỏi theo dõi tình hình tài chính của mình kỹ càng như một thợ lặn chuyện nghiệp luôn cẩn thận với nguồn cung cấp không khí của anh ta vậy.

“Đừng mạo hiểm tất cả tiền bạn có” là nguyên tắc quan trọng nhất của nhà kinh doanh.

Những nhà kinh doanh thành công nhìn nhận thua lỗ như những người thích uống rượu nhưng không hề nghiện rượu. Họ chỉ uống một chút rồi thôi. Nếu những nhà kinh doanh này liên tục thua lỗ, họ sẽ nhận thấy ngay tín hiệu cho thấy có gì đó không ổn: đã đến lúc dừng và suy nghĩ lại về những phân tích cũng như phương pháp kinh doanh của mình. Những kẻ thất bại không bao giờ dừng lại được họ tiếp tục dấn thân vào thị trường bởi họ bị mê hoặc bởi sự thích thú khi tham gia trò chơi và bởi niềm hy vọng sẽ giành thắng lợi lớn.

Một nhà kinh doanh chuyên nghiệp dùng đầu óc của mình để suy nghĩ và vì vậy, luôn luôn bình tĩnh. Chỉ có những kẻ không chuyên mới trở nên quá hưng phấn hoặc quá buồn bã vì kết quả kinh doanh của mình. Phản ứng theo cảm xúc là điều quá xa xỉ và bạn không bao giờ đủ giàu có để nuôi dưỡng nó cả.

Một nhà kinh doanh ở trong trạng thái bình tĩnh và thoải mái có thể tập trung tìm kiếm

những cơ hội tốt và an toàn nhất.

Dấu hiệu rõ ràng nhất của trò cá cược là sự mất khả năng chống chọi lại sự thôi thúc

phải đánh cược. Nếu bạn cảm thấy mình đang giao dịch quá nhiều mà kết quả lại không tốt thì hãy dừng việc này lại khoảng một tháng. Việc đó sẽ cho bạn cơ hội đánh giá lại phương pháp kinh doanh của chính mình.

Công chúng luôn cần những thần tượng, và vì thế những thần tượng mới sẽ luôn xuất

hiện. Nhưng là một nhà kinh doanh thông minh, bạn phải hiểu rằng trong dài hạn, sẽ không có nhân vật xuất chúng nào có thể khiến bạn trở nên giàu có. Bạn phải tự làm lấy điều đó thôi!

Trong lời kết luận, A. Elder nói rằng “c|c nh{ kinh doanh thường gặp vấn đềvới việc bóp

cò súng mua hoặc bán khi mà những phương pháp phân tích của họ mách bảo họ điều đó.”

Sợ đặt lệnh là vấn đề nghiêm trọng nhất mà một nh{ kinh doanh nghiêm túc thường mắc phải.”Giờ bạn đã có phần mềm giao dịch, đã học được nguyên tắc quản lý tiền, biết các

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

nguyên tắc tâm lý của việc cắt lỗ. Giờ đây bạn phải thực sự bắt tay vào kinh doanh thôi,” A. Elder kết luận.

  1. Làm thế n{o để duy trì nhật ký giao dịch

Nhiều nhà kinh doanh có kinh nghiệm khuyên những người mới bắt đầu nên ghi lại vào nhật ký tất cả các giao dịch đ~ thực hiện với lý do mở v{ đóng c|c trạng thái và kết quả của chúng. Rất nhiều người cũng đồng ý rằng việc ghi lại các quyết định được đưa ra trước khi biết kết quả của chúng là một phần rất quan trọng của quá trình tự học hỏi và hoàn thiện. Không may thay, chỉ có một số phần trăm rất ít các nhà kinh doanh mới bắt đầu là làm theo lời khuyên này bởi việc duy trì một nhật ký như thế đòi hỏi rất nhiều thời gian và cố gắng. Còn một khó khăn kh|c nữa là khi tự quản lý tiền của mình, bạn không cần phải báo cáo cho ai cả bạn chỉ cần phải làm rõ mọi việc với chính mình.

Vậy làm thế n{o để duy trì một nhật ký giao dịch? Dưới đ}y l{ một trong những phương

pháp hữu hiệu nhất mỗi giao dịch sẽ được ghi lại vào một tờ giấy với các nội dung sau:

  • Thời gian thực hiện giao dịch (giờ và ngày tháng);
  • Cặp tiền tệ sử dụng và khối lượng giao dịch;
  • Khoảng thời gian được sử dụng cho việc phân tích;
  • C|c ngưỡng kháng cự và hỗ trợ (3 ngưỡng cho mỗi mức giá hiện tại);
  • Giá mở (Giá bán hoặc giá mua);
  • Mức Chốt lời;
  • Mức Cắt lỗ;
  • Lợi nhuận có thể kiếm được (D) và thua lỗ có thể xảy ra (E) theo đơn vị điểm

phần trăm;

  • Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận (F) chỉ ra lợi nhuận có thể kiếm lược lớn hơn thua lỗ có

thể xảy ra bao nhiêu (F>1), hoặc ngược lại (F<1). Lưu ý l{ bạn nên đặt F>1;

  • Một v{i đ|nh gi| của bạn về tình hình thị trường tại thời điểm mở trạng thái. Lý do bạn thực hiện giao dịch (ví dụ, có tin tức kinh tế tích cực hoặc dấu hiệu nhận được từ các chỉ số phân tích kỹ thuật). Sau này, nó sẽ giúp bạn x|c định mức độ hợp lý của quyết định mà bạn đ~ đưa ra;
  • Điểm rút khỏi thị trường giá tại đó bạn đóng trạng thái của mình;
  • Giá trị lợi nhuận hoặc thua lỗ tính bằng đồng tiền cơ sở.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Điền đầy đủ vào mẫu nhật ký như trên sẽ giúp bạn tập trung suy nghĩ v{o những vấn đề

chính yếu: điều kiện thực hiện một giao dịch, mức độ rủi ro, lãi lỗ tiềm năng,…

Bạn cũng nên lưu ý rằng nhật ký giao dịch cũng l{ một phần không thể tách rời của kế hoạch kinh doanh. Còn bản thân kế hoạch đó lại bao gồm những câu hỏi trên phạm vi rộng hơn: tất cả những điều nhà kinh doanh phải đối mặt trong một chu trình giao dịch, từ động lực cho đến chiến lược cụ thể. Bạn nên có một kế hoạch kinh doanh được viết rõ ra giấy. Có một vài câu hỏi quan trọng bạn nên trả lời trong khi xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình:

  1. Đánh giá các khả năng có thể xảy ra

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

1.1 Mục tiêu kinh doanh trong dài hạn của tôi là gì (trong một năm, một tháng, một

tuần)?

1.2 Ưu điểm v{ nhược điểm của tôi là gì với vai trò một nhà kinh doanh

1.3 Các nguyên tắc giao dịch của tôi tốt đến đ}u, v{ liệu tôi có thể luôn tuân thủ chiến

lược kinh doanh đ~ lựa chọn trước hay không?

1.4 Mỗi ngày tôi có thể dành bao nhiêu thời gian vào việc giao dịch và phân tích thị

trường?

1.5 Trình độ tin học của tôi có đủ để tôi làm chủ được tất cả các chức năng trong phần

mềm giao dịch mà nhà môi giới cung cấp hay không?

1.6 Tôi hiểu biết những gì về kinh tế và tài chính? Những hiểu biết đó có đủ để tôi phân

tích thị trường và các tin tức kinh tế?

1.7 Liệu tôi có thể làm việc một mình v{ đưa ra quyết định giao dịch một c|ch độc lập

hay không?

  1. Bạn sẽ sử dụng những công cụ nào khi kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn?

2.1 . Tôi dự định giao dịch bằng cặp tiền tệ nào? Với khối lượng bao nhiêu mỗi giao

dịch?

2.2 Chiến lược kinh doanh của tôi đ~ được thử nghiệm với các cặp tiền tệ n{y chưa? Kết

quả ra sao?

2.3 Tính trung bình thì một trạng thái của tôi được duy trì trong bao lâu?

2.4 Điều kiện để mở một trạng thái giao dịch của tôi là gì?

2.5 Tôi đ~ ph}n tích kết quả của một chiến lược đ~ được lựa chọn chưa? Nó cho ra lợi

nhuận hay thua lỗ và tại sao?

  1. Các phương pháp phân tích và nguồn thông tin

3.1 Tôi sẽ sử dụng những nguồn thông tin nào?

3.2 Tôi sẽ áp dụng những phương ph|p ph}n tích kỹ thuật nào (biểu đồ, chỉ số, mô hình

giá)?

3.3 Tôi sẽ tập trung vào những báo cáo phân tích nào hàng ngày, tôi sẽ theo dõi sát sao

những tin tức nào trên thị trường? Kế hoạch làm việc của tôi trong một ngày thế nào?

3.4 Tình hình thị trường hiện nay ra sao? Nó đang có xu hướng hay l{ đang điều chỉnh?

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  1. Quản lý rủi ro và tiền của bạn

4.1. Tôi sẽ áp dụng những phương ph|p quản lý rủi ro nào (ví dụ, không sử dụng quá

5% số dư t{i khoản cho mỗi giao dịch)?

4.2. Tỷ lệ rủi ro/ lợi nhuận của tôi trên mỗi giao dịch?

4.3. Các mức Cắt lỗ và Chốt lời của tôi ở đ}u?

4.4. Số dư t{i khoản ban đầu của tôi là bao nhiều? Tôi sẽ làm gì nếu mất đi một phần

trong đó, đổ thêm tiền vào hay hạn chế giao dịch?

  1. Chiến lược giao dịch

5.1. Những tín hiệu nào từ các chỉ số phân tích kỹ thuật được sử dụng để khẳng định các

quyết định giao dịch của tôi?

5.2. Các quyết định giao dịch của tôi có tuân thủ đúng những nguyên tắc trong chiến

lược của tôi hay không? Tôi có thường xuyên phân tích các trạng th|i đ~ đóng của mình hay không?

5.3. 5-10 nguyên tắc quan trọng nhất của tôi trong khi giao dịch là gì?

5.4. Nguyên tắc tham gia/ rút khỏi thị trường của tôi là gì?

  1. Nhật ký giao dịch

6.1. Tôi có duy trì được nhật ký giao dịch hay không? Nếu có thì khoảng bao lâu tôi lại

ghi lại các thông tin và phân tích lịch sử giao dịch từ đó?

6.2. Sau khi đ~ đóng một trạng thái với kết quả lãi hoặc lỗ, tôi sẽ quan tâm tới điều gì?

  1. Các thông tin khác

7.1. Tôi sẽ làm gì nếu máy tính hoặc kết nối Internet của tôi có vấn đề tại thời điểm mà

tôi thấy có rất nhiều cơ hội giao dịch?

7.2. Tôi có biết thông tin liên lạc của công ty môi giới của mình (số điện thoại, email) và

giờ làm việc của bộ phận hỗ trợ khách hàng không?

7.3. Ngoài các bản mềm, tôi có ghi lại mật khẩu giao dịch và các thông tin khác liên quan

đến các tài khoản giao dịch không?

  1. Tôi có nên nghe theo lời khuyên của người khác hay không?

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Nếu bạn nhập các cụm từ “Hệ thống giao dịch Ngoại hối” “Forex Trading System” hay “Các dấu hiệu giao dịch Ngoại hối” “Forex Trading Signals” trên thanh tìm kiếm của trang Google, chắc chắn bạn sẽ thấy rất nhiều quảng cáo chào mời bạn mua các chiến lược giao dịch “không bao giờ sai lầm” hay “cho bạn 90% giao dịch có lời”, tất cả chỉ với v{i trăm đôla. Nhưng trước khi vội vã cắn câu, bạn h~y suy nghĩ một chút. Dù một số những lời mời chào này có thể là sự thực và nó rất hiệu quả, thì không phải nh{ kinh doanh n{o cũng biết cách tuân thủ toàn bộ những nguyên tắc của chúng trong khi giao dịch trên thị trường, và điều này phá hỏng sự nhất qu|n cũng như hiệu quả của chiến lược được mua về.

Mặt khác, tại sao lại phải tiêu tốn v{i trăm đô-la để có được lời khuyên của người khác nếu bạn có thể tự xây dựng chiến lược lược riêng của mình và dùng số tiền tiết kiệm được để bổ sung vào tài khoản giao dịch? Kinh nghiệm giao dịch thực tế của bạn có lẽ còn quý giá hơn nhiều!

Tất nhiên, nhiều khi bạn sẽ có lợi khi nghe theo lời khuyên của người kh|c, nhưng ở đ}y

lợi ích đó l{ gì? Nếu bạn cứ đi theo những dấu hiệu sẵn có, bạn sẽ chẳng học hỏi được gì cả. Sớm hay muộn, chiến lược của người kh|c cũng sẽ không giúp bạn kiếm lời được nữa bởi thị trường có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Nếu không có kinh nghiệm giao dịch của bản thân thì làm sao bạn có thể đưa ra những quyết định độc lập. Điều quan trọng đối với nhà kinh doanh là hiểu rõ một chiến lược giao dịch n{o đó mang lại lợi nhuận hay là thua lỗ. Đ}y l{ điểm khác biệt cơ bản giữa kinh doanh v{ c| cược. Nếu bạn biết lý do mình thất bại hay thành công, bạn có thể tự hoàn thiện bản thân.

Trong lịch sử giao dịch, m{ đặc biệt là giao dịch Ngoại hối, đ~ có rất nhiều nhân vật nổi

tiếng tuyên bố rằng mình đ~ kh|m ph| hết tất cả bí mật của thị trường và có thể đưa ra những dự đo|n với độ chính xác cao. Không may thay, chỉ một v{i người trong số đó l{ trở thành triệu phú. Có rất nhiều sách nói về xây dựng chiến lược kinh doanh. Và việc xây dựng một chiến lược tốt cũng không phải l{ điều khó. Quan trọng là bạn phải tuân thủ nó.

  1. Những chiến lược kinh doanh nào phổ biến nhất?

Phần lớn c|c nh{ kinh doanh th{nh công đều tuân thủ một chiến lược đ~ lựa chọn và

phù hợp với họ nhất. Thường thì họ không để t}m đến các chiến lược khác bởi họ hài lòng với chiến lược tỏ ra hiệu quả với bản th}n. Nhưng một ng{y n{o đó, một chiến lược có thể không còn đem lại lợi nhuận nữa. Đó l{ khi c|c nh{ kinh doanh bắt đầu tìm kiếm một chiến lược khác phù hợp hơn với điều kiện thị trường, và họ bắt đầu áp dụng nó thay vì chiến lược cũ. Đôi khi, phải mất rất nhiều thời gian để tìm một chiến lược tốt, và nhà kinh doanh phải chịu thua lỗ và mất nhiều tiền bạc để tìm ra chiến lược phù hợp cho mình. Những nhà kinh doanh mới bắt đầu thường hay mắc phải lỗi này.

Bạn có thể thử xây dựng một chiến lược kinh doanh chung, luôn luôn áp dụng được

trên thị trường sau một v{i điều chỉnh nhỏ cho phù hợp. Thị trường luôn luôn thay đổi, và nhà kinh doanh phải điều chỉnh để chiến lược của mình phù hợp với những thay đổi đó. Còn

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

thị trường sẽ chẳng bao giờ điều chỉnh theo bạn đ}u! Sẽ thật là vô nghĩa nếu cứ hy vọng một vài nguyên tắc n{o đó bạn đặt ra sẽ trở nên hiệu quả theo đúng những gì bạn mong muốn.

Những phương pháp giao dịch phổ biến nhất

Theo đuổi xu hướng (Trend following). Đ}y l{ chiến lược thu lợi nhuận từ những diễn biến tích cực trên thị trường, được hình thành trong khoảng vài tuần, thậm chí là vài th|ng, trong đó thị trường lần lượt đạt các mức đỉnh cao hơn hoặc mức đ|y thấp hơn theo một chiều hướng đ~ được xác lập sẵn (cho tới khi đảo chiều). Đ}y l{ phương ph|p đ~ được chứng minh qua thời gian bởi rất nhiều nhà kinh doanh, tuy nhiên nó có một v{i nhược điểm như sau:

  • C|c xu hướng dài hạn hiếm khi hình thành trên thị trường bởi thị trường chỉ

biến động có xu hướng khoảng 15% thời gian hoạt động mà thôi.

  • Cố nắm bắt một xu hướng n{o đó trong khi nó không hề tồn tại chắc chắn sẽ dẫn

đến thất bại

  • Bạn sẽ cần phải có lượng tiền lớn trong tài khoản để đối phó với những rủi ro

trong dài hạn.

Giao dịch ngược với xu hướng (Countertrend trading). Đ}y l{ chiến lược ngược với

chiến lược ở trên bạn mua khi thị trường đang có xu hướng đi xuống và bán trong lúc thị trường đang đi lên. Chiến lược này dựa trên giả thuyết rằng bất cứ xu hướng nào trên thị trường, sớm hay muộn cũng sẽ phải kết thúc, và thị trường sẽ quay trở lại mức ban đầu, dù chỉ là trong thời gian ngắn. C|c ngưỡng hỗ trợ và kháng cự khi gi| đảo chiều là công cụ phân tích quan trọng nhất khi áp dụng chiến lược này.

Giao dịch ngắn hạn (Swing trading). Trong thực tế, chiến lược n{y cũng giống như

chiến lược giao dịch theo xu hướng, nhưng được áp dụng với những quãng thời gian ngắn. Trong trường hợp này, nhà kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận từ những đợt sóng nhỏ trên thị trường mà bản thân chúng lại là một phần của một xu hướng dài hạn hơn. Thường thì các giao dịch kiểu này diễn ra vì những lý do liên quan đến nền kinh tế, ví dụ như một tin tức kinh tế vĩ mô quan trọng n{o đó được công bố chẳng hạn.

Giao dịch trong ngày (Day trading). Đ}y thực ra không phải một chiến lược kinh

doanh. Nó là một phương ph|p giao dịch trong đó việc mở v{ đóng c|c trạng thái diễn ra trong cùng ngày giao dịch. Một nh{ kinh doanh theo phương ph|p n{y đến cuối ngày sẽ đóng to{n bộ trạng thái của mình lại. Nó cho phép anh ta theo đuổi cả chiến lược giao dịch theo xu hướng, ngược xu hướng và cả các chiến lược khác nữa.

Các loại hình giao dịch

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Đầu cơ lướt sóng (Scalping). Một nh{ đầu cơ lướt sóng có thể thực hiện hàng chục,

thậm chí h{ng trăm giao dịch mỗi ngày. Anh ta kiếm lời từ những biến động dù là nhỏ nhất của tỷ giá trong mỗi ngày giao dịch.

Giao dịch kỹ thuật (Technical trading). Nhà giao dịch kỹ thuật đưa ra quyết định đầu

tư dựa trên kết quả phân tích các biểu đồ giá và các chỉ số phân tích kỹ thuật. Họ thường liên hệ vài chỉ số với nhau để chắc chắn rằng các dấu hiệu m{ chúng đưa ra l{ đúng. Những nhà kinh doanh n{y thường tuân thủ nghiêm ngặt chiến lược mình đ~ đề ra.

Giao dịch cơ bản (Fundalmental trading). Giao dịch cơ bản dựa trên phân tích các tin

tức và dự báo kinh tế từ nhiều yếu tố kinh tế cơ bản kh|c nhau. Trong trường hợp này các quyết định kinh doanh dài hạn thường được đưa ra. Những nhà kinh doanh theo chiến lược này ít thực hiện giao dịch, và họ thường duy trì các trạng thái của mình trong thời gian rất dài. Lợi nhuận trong trường hợp này rất cao, nhưng rủi ro cũng lớn do các mức Cắt lỗ thường ở khá xa mức giá mở trạng th|i ban đầu. Các quỹ đầu tư v{ những nhà kinh doanh cá nhân với số vốn lớn thường áp dụng chiến lược này.

  1. Hệ thống Giao dịch Ba Màn hình (Triple screen trading) là gì?

Hệ thống Giao dịch Ba M{n hình được phát triển v{o năm 1986 bởi Alexander Elder và

sau đó, nó được ông mô tả trong cuốn sách Trading for living. Nguyên tắc cơ bản của hệ thống n{y l{ để kiểm tra thị trường với việc sử dụng ba khung thời gian kh|c nhau trước khi mở một trạng thái mua hoặc bán. Nếu tình hình thị trường là như nhau trong tất cả 3 hoặc ít nhất là 2 khung thời gian (ngắn nhất và dài nhất) thì đó l{ thời điểm tuyệt vời để mở trạng thái. Kinh nghiệm cho thấy, các biến động giá cả có thể phân kỳ trên các biểu đồ của các khung thời gian khác nhau: ví dụ, biểu đồ tuần sẽ cho thấy một xu hướng đi lên, nhưng trên biểu đồ ngày thì thị trường lại đang đi xuống. Biểu đồ tuần là công cụ quan trọng hơn để phân tích khi nó cho thấy xu hướng chính của thị trường, điều n{y cũng có thể xuất hiện trên khung thời gian ngắn hạn.

Theo quy luật của hệ thống này, việc phân tích các khung thời gian d{i hơn sẽ quan

trọng hơn l{ ph}n tích c|c khung thời gian ngắn hơn. Khung thời gian d{i hơn có thể được tính theo tuần. Các chỉ số xu hướng cũng được sử dụng trong hệ thống. Elder thường khuyên bạn nên sử dụng MACD, mặc dù cũng có thể sử dụng các chỉ số xu hướng khác hoặc kết hợp chúng với nhau. M{n hình đầu tiên (kiểm tra) cho bạn câu trả lời về những gì bạn nên làm: mua, bán hoặc không làm gì cả v{ đợi đến thời điểm thích hợp hơn. Hai m{n hình còn lại sẽ xác nhận các kết quả của m{n hình đầu tiên.

Màn hình thứ hai áp dụng việc phân tích một khung thời gian ngắn hơn (ví dụ, khung thời gian theo ngày). Nếu như biểu đồ tuần cho thấy một xu hướng đi lên thì bạn chỉ nên chú ý tới các tín hiệu mua vào trên biểu đồ ngày. Nên bỏ qua các tín hiệu b|n ra được đưa ra bởi sẽ là rất mạo hiểm khi bán ra trong thị trường giá lên. Với màn hình này, Elder sử

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

dụng Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) và Các tia Elder (Elder Rays). Một Công cụ đo dao động Ngẫu nhiên cũng phù hợp cho mục đích n{y.

Màn hình thứ ba được dùng để phân tích khung thời gian theo giờ. Xu hướng nào có thể

được quan sát thấy trên biểu đồ theo giờ và liệu có cơ hội n{o để mở một trạng thái hay không? Bạn có thể sử dụng bất kỳ chỉ số xu hướng n{o, điều quan trọng ở đ}y l{ mở một trạng th|i theo đúng chiều của xu hướng chính (xu hướng trên biểu đồ tuần). Màn hình thứ hai có thể mẫu thuẫn với màn hình thứ nhất và thứ ba, nhưng điều này không quan trọng. Cần lưu ý một điểm là mở một trạng thái theo đúng chiều của xu hướng chính trong tuần.

Ý tưởng ban đầu về việc các chỉ số sử dụng trên biểu đồ cho các khung thời gian khác

nhau có thể được sử dụng để xác nhận c|c xu hướng lớn hơn l{ không chính x|c. Tuy nhiên, thực tế cho thấy là các kết quả của cả 3 màn hình hiếm khi trùng khớp với nhau. Do vậy, bạn cần quyết định là mình nên tiến hành giao dịch theo kết quả của 2 màn hình (khung thời gian ngắn nhất và dài nhất) hay là bạn sẽ chỉ l{m điều đó khi tình hình trên c|c biểu đồ của cả 3 khung thời gian l{ như nhau (khả năng th{nh công trong trường hợp n{y l{ cao hơn).

Trong phần mềm giao dịch MetaTrader 4.0, rất dễ để áp dụng Hệ thống Ba Màn hình.

Bạn chỉ cần mở 3 biểu đồ của các khung thời gian khác nhau trên cùng 1 màn hình và theo dõi diễn biến của thị trường. Minh họa dưới đ}y cho thấy 3 biểu đồ của cặp GBP/USD: theo giờ, 4 giờ và hàng ngày. 2 chỉ số MACD v{ RSI được sử dụng trong các biểu đồ đó. MACD đưa ra c|c tín hiệu phân kỳ trên các biểu đồ 4 giờ và theo ngày (chúng ta có 1 tín hiệu mua vào và một tín hiệu kh|c để bán ra). Mặc dù biểu đồ theo ng{y đưa ra tín hiệu mua vào nhưng bạn vẫn phải đợi sự xác nhận đến từ biểu đồ theo giờ.

Các biểu đồ H1, H4 và theo ngày của cặp GBP/USD.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Dù bạn có thể dễ dàng phát triển một hệ thống phức tạp hơn, có thể bao gồm 4 hoặc 5

màn hình (kiểm tra), nhưng điều cốt lõi vẫn là nguyên tắc áp dụng chúng. Và sự thật cho thấy là hệ thống vận h{nh theo c|c điều kiện giao dịch thực tế.

  1. Bạn áp dụng chiến lược Martingale (tăng gấp đôi gi| trị cho giao dịch sau) như thế nào?

Chiến lược Martingale sử dụng việc tăng rủi ro trong mỗi giao dịch tiếp sau một giao dịch gây thua lỗ để bạn có thể gỡ lại khoản lỗ trước đó v{ kiếm được một chút lợi nhuận. Chiến lược này dựa trên các tính toán toán học và có thể được áp dụng không chỉ trong thị trường tài chính mà cả trong đ|nh bạc. Tuy nhiên, nó có một nhược điểm lớn nếu bạn có một loạt giao dịch gây thua lỗ thì bạn có thể sẽ hết sạch tiền trong tài khoản giao dịch của mình và sẽ không thể tiến hành thêm bất cứ giao dịch nào dựa trên chiến lược này. Theo lý thuyết xác suất thì khả năng xảy ra của, ví dụ, 8 giao dịch gây thua lỗ liên tiếp l{ tương đối thấp. Vậy, chúng ta hãy thử lựa chọn cặp EUR/USD để áp dụng chiến lược giao dịch Martingale. Để bắt đầu, hãy mua 0,1 lô với các lệnh Dừng lỗ và Chốt lời l{ 100 điểm phần trăm. Nếu lệnh Chốt lời được kích hoạt, chúng ta sẽ tiến hành giao dịch tương tự một lần nữa.

Còn nếu chúng ta đ~ thua lỗ trong giao dịch trước đó thì chúng ta sẽ tăng gấp đôi gi| trị

giao dịch sau đó v{ mua 0,2 lô cặp EUR/USD với các lệnh Dừng lỗ và Chốt lời vẫn là 100 điểm phần trăm. Nếu giá cả tăng 100 điểm phần trăm chúng ta sẽ có 200 USD lợi nhuận để có thể xóa bỏ các khoản lỗ trước đ}y v{ kiếm được thêm 100 USD. Quy mô của giao dịch tiếp theo lại vẫn là 0,1 lô. Nếu sau đó chúng ta chịu thua lỗ lần thứ hai thì tiếp theo, chúng ta sẽ tiến hành giao dịch với 0,4 lô. Nếu thành công chúng ta sẽ kiếm đươc 400 USD. Tính cả mức lỗ của lần thứ nhất và thứ hai, chúng ta vẫn có được 100 USD lợi nhuận (400 100 200 = 100). Quy mô của giao dịch tiếp theo lại là 0,1 lô. Nếu thua lỗ lần thứ ba thì sau đó chúng ta sẽ giao dịch với 0,8 lô. Chúng ta hãy thể hiện điều này trong 1 bảng để có thế dễ hiểu hơn:

Giao dịch với quy

mô 1 lô tiêu chuẩn,

EUR/USD

1

2

4

8

16

32

64

Lợi nhuận trong

Lỗ (lũy kế trong

Lợi nhuận ròng trong

Số tiền bảo đảm

trường hợp lệnh

trường hợp lệnh

trường hợp lệnh Chốt

để có thể tiến

Chốt lời được kích

Dừng lỗ được kích

lời được kích hoạt,

hành giao dịch,

hoạt, USD

hoạt), USD

100

200

400

800

1.600

3.200

6.400

0

100

300

700

1.500

3.100

6.300

USD

100

100

100

100

100

100

100

EUR

1.000

2.000

4.000

8.000

16.000

32.000

64.000

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Có thể có các cách kết hợp khác nhau bởi bạn có thể mua v{ b|n đồng thời trên thị

trường. Để tăng số tiền trong các giao dịch thu được lợi nhuận, hãy cố gắng áp dụng các phương ph|p ph}n tích kỹ thuật và sử dụng các dự báo phân tích. Bên cạnh đó, nếu bạn bắt đầu giao dịch với 0,2 lô chứ không phải 0,1 lô thì lợi nhuận của bạn trong trường hợp thành công sẽ cao gấp đôi. Tôi không khuyên bạn nên sử dụng chiến lược này trong thực tế bởi nó dựa trên lý thuyết toán học chứ không phải hiểu biết về thị trường. Có vẻ như nếu áp dụng chiến lược Martingale, bạn có thể giao dịch mà không bị thua lỗ nhưng đừng quên rằng sau một loạt giao dịch thua lỗ, bạn sẽ phải nộp thêm tiền vào tài khoản để có đủ tiền bảo đảm nhằm tiến hành giao dịch tiếp. Nếu tài khoản của bạn không còn tiền thì bạn cũng không thể tiến hành thêm bất cứ giao dịch nào nữa.

Tôi khuyên bạn nên sử dụng một chiến lược khác, chiến lược Martingale ngược, thay vì chiến lược Martingale. Nguyên tắc của chiến lược n{y l{ tăng rủi ro sau các giao dịch thành công và giảm rủi ro sau các giao dịch thua lỗ. Do vậy, mức độ rủi ro sẽ l{ như nhau trong mỗi giao dịch.

Hãy cùng xem xét một ví dụ. Một nhà kinh doanh bắt đầu với số tiền ký quỹ 10.000 USD tiến hành giao dịch 1 lô v{ sau đó có được 15.000 USD. Sau đó, anh ta có thể tiến hành giao dịch với 1,5 lô. Nếu giao dịch lần đầu không thành công, tài khoản của anh ta giảm xuống còn 8.000 USD thì sau đó anh ta nên thử giao dịch với 0,8 lô.

Tỷ lệ giao dịch như vậy sẽ cho phép nhà kinh doanh kiểm soát các rủi ro v{ đạt được tăng trưởng vốn bền vững, trong khi vẫn tr|nh được rủi ro của việc đặt tất cả trứng vào cùng một giỏ. Bạn cũng có thể áp dụng chiến lược tăng lợi nhuận, giới hạn rủi ro. Ví dụ, bạn bắt đầu giao dịch với 10.000 USD trong tài khoản. Sau một loạt các giao dịch thành công, bạn có 15.000 USD. Sao đó bạn chia số tiền này thành 2 phần, 10.000 USD (để tiến hành các giao dịch theo một chiến lược bảo thủ với tỷ lệ rủi ro trên mỗi giao dịch không quá 2%) và 5.000 USD (để tiến hành các giao dịch với mức rủi ro cao hơn, có thể l{ 10%). Trong trường hợp này bạn có thể nâng cao lợi nhuận mà không phải chịu rủi ro trên số tiền ký quỹ ban đầu.

  1. Mô hình Kim tự tháp (Pyramiding) hoạt động như thế nào?

Mô hình Kim tự tháp là việc mở thêm các trạng thái khi giá cả biến động theo chiều

hướng mong muốn. Chiến lược này rất phổ biến ở c|c nh{ kinh doanh theo xu hướng. Mở một trạng thái duy nhất ở quy mô lớn có thể là quá rủi ro cho bạn. Điều gì sẽ xảy ra nếu thị trường thay đổi xu hướng của nó? Do vậy, mô hình Kim tự tháp là một dạng thỏa hiệp khi mà bạn mạo hiểm ở mức độ trung bình chỉ khi thị trường đang có diễn biến thuận lợi.

Giao dịch đầu tiên theo chiến lược này chỉ là một số tiền đầu tư nhỏ. Không có gì chắc chắn là sau những diễn biến thuận lợi ban đầu, thị trường sẽ tiếp tục đi theo xu hướng đó, nên việc giới hạn rủi ro của bạn là hoàn toàn dễ hiểu. Do đó, chúng ta sẽ sử dụng một số tiền nhỏ để có thể mở một trạng thái thực có khả năng sinh lời. Nếu dự đo|n của chúng ta là

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

đúng v{ thị trường diễn biến như mong đợi thì chúng ta có thể xem xét tăng thêm trạng thái của mình bằng cách thực hiện giao dịch mới.

Kể cả khi thị trường đang trải qua giai đoạn điều chỉnh, chúng ta vẫn có thể thực hiện các giao dịch khác theo cùng một chiều hướng nếu thị trường quay trở lại xu hướng trước đ}y. Để xác nhận sự kết thúc của qu| trình điều chỉnh, chúng ta có thể sử dụng các công cụ Fibonacci cũng như c|c ngưỡng kháng cự, hỗ trợ và các mô hình giá. Bạn nên mở thêm trạng thái mới sau mỗi qu| trình điều chỉnh trong trường hợp một đợt tăng gi| mới được xác nhận bởi các chỉ số phân tích kỹ thuật. H~y đặt lệnh Dừng lỗ cho mỗi trạng thái nằm dưới (với trạng thái mua) hoặc nằm trên (với trạng thái bán) so với đ|y/đỉnh của đợt điều chỉnh.

Mô hình Kim tự th|p được sử dụng trong thị trường có xu hướng và cho phép chia nhỏ một xu hướng lớn th{nh c|c xu hướng nhỏ hơn. Chúng ta h~y cùng xem xét ví dụ trên biểu đồ dưới đ}y. Giao dịch đầu tiên được mở theo chiều của xu hướng ngay sau khi giá cả phá vỡ một ngưỡng kháng cự mạnh (điểm E1). Thường thì một biến động gi| như thế có thể được giải thích bằng một vài tin tức quan trọng cho chúng ta cơ hội kiếm lời từ nó. Trong ví dụ của chúng ta, Ủy ban Dự trữ Liên bang đ~ giảm lãi suất cơ bản thêm 0,75% trong một cuộc họp đặc biệt, điều gây ngạc nhiên lớn cho thị trường. Sau khi xem xét khả năng đảo chiều, chúng ta sẽ đặt lệnh Dừng lỗ dưới nằm dưới ngưỡng kháng cự gần nhất (SL1).

Một vài sự điều chỉnh theo sau một đợt tăng gi|. Chúng ta sẽ theo dõi chặt việc hạ giá về mức cũ để x|c định sự kết thúc của qu| trình điều chỉnh. Chúng ta mở một trạng thái mới ở điểm E2, qua đó n}ng quy mô giao dịch trước đó lên. Chúng ta đặt lệnh Dừng lỗ tại ngưỡng SL2. Sau đó, chúng ta sẽ tiếp tục mở thêm các trạng thái mới cho đến khi lệnh Dừng lỗ của trạng thái cuối cùng được kích hoạt. Sau đó, chúng ta tho|t ra khỏi thị trường bằng cách đóng tất cả các trạng th|i đang mở cùng lúc. Kết quả l{ chúng ta có được lợi nhuận lớn và một chút lỗ ở giao dịch cuối cùng.

Mô hình Kim tự tháp

Biểu đồ H4 cặp EUR/USD

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Bảng dưới đ}y thể hiện kết quả của các giao dịch của chúng ta theo điểm phần trăm. Tất

cả các trạng thái sẽ đóng ngay khi mức gi| đạt đến ngưỡng Dừng lỗ (1,4736) đặt cho trạng thái cuối cùng tín hiệu cho một sự điều chỉnh tiềm ẩn.

Như bạn có thể thấy từ biểu đồ, chúng ta có thể kiếm được mức lợi nhuận 432 điểm

phần trăm trong vòng 2 tuần. Nếu chúng ta đóng tất cả các trạng thái ở ngưỡng kháng cự gần nhất (1,4914), chúng ta có thể kiếm được gấp đôi lợi nhuận. Nếu xu hướng tăng gi| vẫn tiếp tục, mức lợi nhuận sẽ còn cao hơn nữa. Nhưng việc quan sát sự đảo chiều của xu hướng ngay khi có thể còn quan trọng hơn để hạn chế rủi ro.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Khi áp dụng chiến lược này trong thực tế, bạn sẽ được thoải mái lựa chọn quy mô giao dịch m{ mình thích, đặt bất cứ lệnh Dựng lỗ và Chốt lời nào ở mức mà bạn muốn và chiến lược ra khỏi thị trường:

  • Bạn có thể đặt trạng th|i đầu tiên là lớn nhất và mở thêm các trạng thái nhỏ hơn.

Ví dụ, E1 1 lô, E2 0,5 lô, E3 0,25 lô, E4 0,15 lô…

  • Bạn có thể thoát ra khỏi thị trường ngay khi giá cả đạt mức giá mở cửa của trạng

thái cuối cùng mà bạn mở chứ không phải ngưỡng Dừng lỗ tiêu chuẩn. Trong trường hợp này, lợi nhuận của bạn có thể ít hơn, nhưng bạn sẽ chắc chắn l{ đó l{ thị trường đảo chiều chứ không phải là một biến động giá ngẫu nhiên.

  • Bạn có thể đưa ngưỡng Dừng lỗ theo mức giá mở cửa của trạng th|i trước đó

của bạn. Tuy nhiên, điều này chỉ có tác dụng trong một thị trường có xu hướng rõ ràng.

Bạn có thể sử dụng các tín hiệu mà các chỉ số xu hướng đưa ra (MACD, Alligator…) để đóng tất cả các giao dịch của mình. Phương ph|p n{y cho phép bạn dự đo|n sự đảo chiều giá cả v{ đóng tất cả các trạng thái của bạn trước khi lệnh Dừng lỗ của bạn được kích hoạt, qua đó n}ng cao tiềm năng kiếm lời.

  1. Chiến lược Con rùa (Turtle Strategy) hoạt động như thế nào?

Chiến lược Con rùa là kiểu chiến lược theo đuổi xu hướng thị trường và có thể được

áp dụng với bất kỳ thị trường tài chính nào. Chiến lược này không bao gồm những dấu hiệu mua và bán cụ thể mà nó giống như một triết lý về thị trường dựa trên việc theo đuổi xu hướng và sử dụng các chỉ số ph}n tích v{ c|c phương ph|p kỹ thuật để x|c định xu hướng trong dài hạn. Một trạng th|i được mở theo chiến lược này có thể được duy trì từ vài ngày đến v{i th|ng, có khi đến v{i năm.

Tên của chiến lược này có thể đ~ được đặt một các hóm hỉnh bởi một trong những môn

đệ của nó, Richard Dennis. Năm 1983, hai nh{ đầu cơ nổi danh là R. Dennis và William Eckhardt đ~ đặt cược với nhau xem liệu một người hoàn toàn xa lạ, một người bình thường không hề có mối liên hệ nào với ngành tài chính, có thể đầu cơ v{ kiếm tiền nhờ kinh doanh tiền tệ sau khi được đ{o tạo một thời gian ngắn, hay anh ta phải có một vài phẩm chất cá nhân và kỹ năng cụ thể thì mới thành công?

  1. Eckhardt cho rằng kinh doanh là một nghệ thuật chứ không phải khoa học. Có những

người sinh ra để trở thành nhà kinh doanh thành công, và có những người chỉ đơn giản là không thể trở thành một nhà kinh doanh. Sẽ không có một Elvis Presley hay Rembrandt thứ hai bởi họ là duy nhất v{ t{i năng của họ là quà tặng của tạo hóa. Trong khi đó, R. Dennis kịch liệt phản đối quan điểm của người đồng môn. Ông cho rằng mình có thể đ{o tạo bất kỳ ai sẵn lòng, dù người đó chỉ là một người qua đường trên phố, những kỹ năng giao dịch đ~

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

mang về cho ông hàng triệu đô-la lợi nhuận, nhưng với một điều kiện l{ người đó phải có mong muốn và sẵn sàng hoàn thiện bản th}n để đạt được điều đó.

Cuối cùng, R. Dennis quyết định chứng minh mình đúng bằng thực tế. Lúc đó họ đều

đang ở Singapore, và có một nông trại nuôi rùa c|ch không xa nơi họ ở. R. Dennis nói: “Chúng ta có thể tạo ra những nhà kinh doanh giống như họ nuôi rùa trong trang trại này!” V{ đó l{ c}u chuyện về sự ra đời của “dự án rùa” từ lời c| cược của hai nhà kinh doanh lỗi lạc.

Hai bên tham gia c| cược cùng đăng quảng cáo trên ba tờ báo lớn nhất của New York là Wall Street Journal,Barron’s và New York Times để tìm ra những người muốn tham gia thử nghiệm này. Một nhóm mười người đ~ được chọn ngẫu nhiên không với bất kỳ một điều kiện nào. Chính R. Dennis dạy cho họ những kỹ năng kinh doanh v{ trao cho mỗi người 1 triệu đô-la để quản lý v{ đầu tư trong vòng một năm. Sau khi bắt đầu được một năm, có thêm 13 người nữa cùng tham gia nhóm, và họ cũng được R. Dennis chỉ bảo rồi trao cho 1 triệu đô-la như những người trước. Như vậy là, rất l}u trước khi chương trình truyền hình nổi tiếng trên TV “Donald Trump’s The Apprentice” (Người học trò của Donald Trump) ra đời, R. Dennis đ~ thực hiện một trong những thử nghiệm vĩ đại nhất để nghiên cứu bản chất con người.

Bản thân dự án này, kết quả cũng như chiến lược kinh doanh của nó đ~ được mô tả lần

đầu tiên trong cuốn sách Way of the Turtle (tạm dịch: Con đường của Rùa) xuất bản năm 2007 mà tác giả là một trong những người tham gia thử nghiệm thành công nhất, Curtis M. Faith. Khi đó ông chỉ mới 19 tuổi. Nh{ đầu cơ nổi tiếng Van K. Tharp, chủ tịch Học viện Van Tharp, đ|nh gi| rất cao cuốn sách này và cho nó là một trong năm cuốn sách hay nhất về kinh doanh.

Như vậy l{, sau năm năm kể từ ngày bắt đầu thử nghiệm, 20 người tham gia (ba người

đ~ bị loại do không tuân thủ c|c điều kiện và nguyên tắc đ~ đề ra) đ~ mang về cho R. Dennis 100 triệu đô-la lợi nhuận. Chỉ riêng M. Faith đ~ kiếm được 31,5 triệu đô-la, nhưng anh này đ~ bắt đầu với số vốn 2 triệu đô-la của người thầy R. Dennis dành cho học trò giỏi nhất của mình.

Chiến lược kinh doanh được sử dụng rất đơn giản. R. Dennis đ~ tiết lộ cho những người tham gia dự |n v{ sau đó l{ cho b|o chí trong một cuộc phỏng vấn. Như ông từng nói, không cần phải che giấu bất cứ điều gì, “Tôi luôn nói rằng các bạn có thể cho đăng to{n bộ chiến lược của mình trên báo và sẽ chẳng có ai áp dụng chúng đ}u. Điều quan trọng là bạn phải nhất quán và kỷ luật.”

  1. Dennis đ~ chứng minh mình đúng mọi lúc mọi nơi kinh doanh chắc chắn là một

nghệ thuật, và vấn đề l{ người ta hoàn toàn có thể học được nghệ thuật đó. Trong cuốn sách của M. Faith, bài học quý giá nhất mà ông muốn truyền đạt đó l{ th{nh công không nằm ở cơ chế giao dịch của bạn mà ở cách bạn đưa nó v{o thực tiễn. Yếu tố cơ bản nhất của thành công là bạn phải tuân thủ nghiêm túc những nguyên tắc và yêu cầu của chính cơ chế đ~ lựa chọn. Tại sao kết quả giao dịch của một nhóm 20 người được truyền đạt một chiến lược

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

như nhau v{ có những điều kiện kinh doanh giống nhau lại kh|c nhau đến vậy? Chìa khóa của thành công nằm ở yếu tố tâm lý và tính kỷ luật giúp bạn luôn tuân theo những nguyên tắc đ~ đặt ra.

Kết quả tốt nhất ghi nhận được là lợi nhuận 100% mỗi năm. V{ với mức lợi nhuận đó

thì không có gì đ|ng ngạc nhiên l{ M. Faith đ~ biến số tiền 2 triệu đô-la ban đầu thành 31,5 triệu đô-la. Ông đ~ th{nh công bằng cách hoàn toàn tuân thủ những nguyên tắc được truyền đạt và với sự tin tưởng tuyệt đối vào hiệu quả của chúng. Điều này giải thích vì sao không phải tất cả những người tham gia dự |n n{y đều tiến bộ như nhau t}m lý con người rất khó đo|n trước.

Dự án này là ví dụ hoàn hảo giải thích tại sao khi đặt con người vào những điều kiện

như nhau lại vẫn cho ra những kết quả khác nhau.

Một bài học khác chúng ta có thể rút ra từ ví dụ trên là tâm lý thị trường đóng vai trò rất

quan trọng v{ để thành công, chúng ta phải có khả năng kiểm so|t được cảm xúc trong những hoàn cảnh khác nhau của thị trường. Một lúc n{o đó bạn có thể sai lầm và vì thế phải chịu thua lỗ. Nhưng điều gì sẽ khiến bạn tự tin? Đó chính l{ việc bạn biết rằng chiến lược của mình thực sự hiệu quả và sẽ mang lại lợi nhuận! Tất cả mọi người đều mơ ước về một chiến lược không thể bị đ|nh bại, có thể được áp dụng ở bất kỳ thị trường tài chính nào. Và sự thực là, có những chiến lược và lý thuyết đ~ chứng minh được hiệu quả của mình qua thời gian. Bên cạnh đó, chẳng có lý do gì khiến bạn nghĩ rằng chúng sẽ không hiệu quả trong tương lai. Bí mật nằm ở chỗ bạn phải học cách áp dụng những kinh nghiệm tích lũy được vào việc kinh doanh của chính mình. Ví dụ, tất cả các nhà kinh doanh mới bắt đầu đều có khả năng x|c định c|c ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ gi|. Nhưng không phải ai trong số đó cũng có sử dụng chúng một c|ch đúng đắn trong khi đưa ra quyết định giao dịch. Đó l{ lý do vì sao trước khi có được thành công, bạn phải học và hiểu cách giao dịch trước đ~.

Theo chiến lược Con rùa, không cần thiết phải cố dự đo|n những diễn biến tiếp theo

của thị trường, chỉ cần hiểu rõ những gì đang diễn ra l{ đủ. Đó cũng chính l{ một trong những bài học cơ bản trong dự |n đ{o tạo của R. Dennis một nhà kinh doanh thành công luôn theo dõi thị trường và có thể đưa ra quyết định tùy theo tình hình hiện thời của nó. Phương ph|p giao dịch trên cho phép nhà kinh doanh trải nghiệm nhiều chiến lược kinh doanh, nhưng những chiến lược mà những người tham gia dự án Con rùa áp dụng có rất nhiều điểm tương đồng với chiến lược theo đuổi xu hướng thị trường.

Yếu tố chính yếu của mọi chiến lược kinh doanh là khung thời gian được sử dụng vào

việc phân tích, và những dấu hiệu được dùng làm chỉ b|o cho h{nh động bán và mua. Có hai loại chiến lược được sử dụng trong dự án Con rùa: trong trung hạn, các dữ liệu thị trường trong vòng 20 ng{y được lấy l{m cơ sở phân tích; còn trong dài hạn, dữ liệu thị trường trong 60 ng{y được xem xét. Các chỉ số kỹ thuật được áp dụng trong phân tích là các kênh ATR, kênh Donchian, và hai hoặc 3 đường trung bình di động (đặc biệt, khi bắt đầu dự án, một chỉ số của 3 đường trung bình di động đ~ được sử dụng m{ sau n{y Bill Williams đ~ đặt cho chúng tên chung là Alligator). Tuy nhiên, mục tiêu của dự án là sử dụng nhiều công cụ

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

phân tích khác nhau chứ không phụ thuộc vào một chỉ số phân tích kỹ thuật duy nhất nào. Theo M. Faith, “bí mật thành công của chiến lược Con rùa giao dịch có sử dụng đồng thời nhiều chỉ số ‒ đ~ được công bố rộng rãi từ l}u. Điều quan trọng là khả năng tu}n thủ nhất quán những nguyên tắc của nó.”

Bạn có thể tìm được thêm thông tin về dự án Con rùa và các chiến lược đ~ được sử

dụng tạihttp://www.turtletrader.com.

Vài dòng về Richard Dennis

Chương trình truyền hình “Market Wizards” của Jack D. Schwager đã có một cuộc phỏng

vấn khá dài với Richard Dennis trong đó ông có kể lại tiểu sử của mình. R. Dennis sinh năm 1949 tại Chicago. Năm 1970 ông đã mượn của gia đình số tiền 1.600 đô-la rồi dùng 1.200 đôla để mua một chỗ ngồi trên sở giao dịch Mid-America và 400 đô-la còn lại để giao dịch, Đến năm 1983 tài sản của ông đã tăng lên đến trên 200 triệu đô-la! Trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1987-1988, ông đã mất gần 50 triệu đô-la, điều đó khiến ông rời khỏi thị trường vào năm 1989. Trong một cuộc phỏng vấn với Jack Schwager, Dennis nói rằng ông quyết định ngừng đầu cơ và dành thời gian cho các hoạt động chính trị và từ thiện. Nhưng điều đó không kéo dài được lâu năm 1994, R. Dennis quay trở lại kinh doanh, lần này tập trung vào các hệ thống giao dịch kỹ thuật, cũng chính là chương trình máy tính có khả năng đưa ra các quyết định giao dịch tự động. Trong cuộc phỏng vấn gần đây nhất, ông đã nói rằng đó là cách dễ dàng nhất để kiếm tiền.

  1. Bạn học hỏi được điều gì từ Bill Williams

Bill Williams là tác giả của nhiều phương ph|p ph}n tích kỹ thuật, các chỉ số cũng như phương ph|p kết hợp các chỉ số đó để đưa ra những dấu hiệu đ|ng tin cậy khi tín hiệu từ một chỉ số này xác nhận hoặc đi ngược lại tín hiệu từ một chỉ số khác.

Những chỉ số phổ biến nhất do Bill Williams xây dựng là:

Alligator;

Fractals;

Awesome Oscillator;

Gator Oscillator;

Market Facilitation Index.

Alligator là một trong những chỉ số thú vị nhất do Williams phát triển. Nó rất dễ hiểu đối với những người mới bắt đầu kinh doanh. Thêm v{o đó, Williams đ~ nghĩ ra c|i tên rất thú vị qua việc so sánh nó với lo{i động vật nguy hiểm, cá sấu Châu Mỹ (nghĩa thực của chữ

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Alligator). Alligator được sử dụng để x|c định xu hướng thị trường và thời điểm bắt đầu cũng như kết thúc của nó. Chỉ số này bao gồm ba đường trung bình di động:

Môi cá sấu l{ đường nhạy cảm nhất đối với những thay đổi của thị trường. Thường thì nó là một đường trung bình di động 5 giai đoạn. Môi cá sấu phản ánh những biến động của giá cả trong ngắn hạn.

Răng cá sấu có độ nhạy cảm trung bình, nó l{ đường trung bình di động 8 giai đoạn. Nó

phản ánh những biến động giá cả trong trung hạn.

Vuốt cá sấu l{ đường biến đổi chậm nhất trong số ba đường, thường thì nó l{ đường

trung bình di động 13 giai đoạn. Đường n{y luôn có độ trễ và phản ánh biến động giá trong dài hạn.

Những dấu hiệu có được từ chỉ số này có thể được luận giải khá dễ dàng. Nếu có một

khoảng cách giữa c|c đường trung bình n{y v{ chúng đều đi xuống thì có nghĩa l{ thị trường đang có xu hướng đi xuống v{ ngược lại, nếu chúng đều đi lên thì có nghĩa l{ thị trường đang có xu hướng đi lên. Nếu khoảng cách giữa c|c đường này giảm và chúng gần như trở thành một đường duy nhất thì thị trường đang điều chỉnh (xu hướng đi ngang). C|c dấu hiệu mua hoặc b|n được hình thành khi Môi cá sấu chạy ngang qua Răng c| sấu (dấu hiệu n{y có độ tin cậy trung bình), hoặc khi Môi cá sấu đi ngang qua vuốt cá sấu (tín hiệu mạnh v{ cho độ tin cậy cao).

Alligator rất thích hợp để sử dụng trong một thị trường có xu hướng và nó sẽ thường

cho ra những chỉ báo sai lệch trong thị trường đang đi ngang. Cũng như với hầu hết các chỉ số khác, dấu hiệu có được từ Alligator thường có độ trễ nhất định. Bởi vậy, bạn không nên chỉ tin tưởng vào mình nó. Chỉ số này chỉ cho độ tin cậy hoàn hảo trong thị trường có xu hướng m{ thôi. Trong c|c trường hợp khác, bạn nên sử dụng Alligator có kết hợp với các chỉ báo hình học (Fractal).

Alligator

Biểu đồ H1 EUR/USD

Đường cong dày là Môi cá sấu, đường mảnh nhất là Vuối cá sấu v{ đường ở giữa l{ Răng

cá sấu. Các dấu hiệu mua (mũi tên đi lên) hoặc b|n (mũi tên đi xuống) được đ|nh dấu trên biểu đồ.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Các chỉ báo (Fractal). Chỉ báo dấu hiệu đi lên l{ chuỗi 5 nến trong đó đỉnh của nến 1, 2,

4, và 5 ở vị trí thấp hơn đỉnh nến 3. Trong trường hợp này chỉ b|o được hình thành trên nến thứ 3 của chuỗi.

Chỉ b|o đi xuống là chuỗi 5 nến trong đó đ|y của các nến 1, 2, 4 v{ 5 cao hơn đ|y của

nến thứ 3. Chỉ b|o được hình th{nh dưới nến thứ 3 trong chuỗi.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Như đ~ đề cập ở trên, các chỉ báo hình học có thể được áp dụng kết hợp với chỉ số

Alligator. Nếu chỉ b|o đi lên (mũi tên hướng lên) được hình th{nh trên c|c đường Alligator thì đó l{ dấu hiệu bán. Nến có chỉ báo ở trên càng dài thì dấu hiệu càng mạnh. Các dấu hiệu mua thì ho{n to{n ngược lại một chỉ b|o đi xuống hình th{nh dưới c|c đường Alligator.

Alligator và các chỉ báo

Biểu đồ 5M EUR/USD

Mặc dù có rất nhiều chỉ báo trên biểu đồ ở dưới, chúng ta sẽ chỉ có được những tín hiệu

mua và bán tin cậy khi nến tiếp theo chỉ b|o đi qua đường Alligator đi lên phía trên (dấu hiệu bán) hoặc đi xuống dưới (dấu hiệu mua).

Trong bảng trên, các chỉ báo phản ánh khá tốt diễn biến thị trường. Tuy nhiên bạn cũng đừng nên quên rằng một chỉ báo không hình thành ở trên hoặc dưới nến cuối cùng (tức giá

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

hiện tại) mà chỉ hình thành trên nến với dữ liệu lịch sử m{ thôi, nghĩa l{ ở phía trên nến thứ hai trước nến hiện thời.

Chỉ số Hỗ trợ Thị trường

(Market Facilitation Index)

Chỉ số này có vẻ như l{ chỉ số phân tích kỹ thuật tốt nhất, nhưng không may l{ ứng dụng của nó trong thị trường Ngoại hối sẽ rất phức tạp nếu chúng ta không có đủ thông tin để xây dựng chỉ số n{y, nghĩa l{ chúng ta không có đủ lượng thông tin về khối lượng giao dịch của mỗi cặp tiền tệ x|c định. Chỉ số n{y được tính toán dựa trên mức giá cao nhất, thấp nhất và khối lượng giao dịch cho một giai đoạn.

Thị trường Ngoại hối là thị trường phi tập trung, nên chúng ta không thể biết khối

lượng giao dịch toàn thị trường tại bất cứ thời điểm n{o. Đó l{ lý do vì sao Khối lượng trong Tích tắc (Tick Volume) phản ánh mức thay đổi giá trong một giai đoạn x|c định lại được sử dụng để xây dựng chỉ số này. Không dựa v{o xu hướng của các biến động giá, khối lượng trong tích tắc bao gồm từng thay đổi giá và phản ánh sự hoạt động cũng như biến động của thị trường hơn l{ khối lượng giao dịch thực sự. Mặc dù có những mối quan hệ nhất định giữa 2 loại khối lượng này, việc sử dụng khối lượng giao dịch trong tích tắc thay vì khối lượng giao dịch thực sự đ~ bóp méo kết quả phân tích, nên tôi coi việc sử dụng chỉ số này vào thị trường Ngoại hối là không hợp lý.

  1. Giao dịch trên thị trường Ngoại hối có thể trở thành nguồn thu nhập chính của tôi được không? Nếu việc giao dịch các loại tiền tệ là dễ dàng thì hàng ngàn triệu phú mới nổi những

người kiếm được tiền trên thị trường Ngoại hối đang ở đ}u? C|c số liệu thống kê là có hạn nhưng theo nhiều nguồn tin khác nhau thì có khoảng 60 triệu nhà kinh doanh Ngoại hối trên toàn thế giới. Tạp chí kinh doanh nổi tiếng Forbes h{ng năm đưa ra danh s|ch những người giàu nhất thế giới. Khoảng 24% trong số đó kiếm lời từ đầu tư, v{ phần lớn trong số họ có được tài sản nhờ thị trường Ngoại hối.

Vậy nên, câu trả lời cho câu hỏi nêu trên, một mặt, có vẻ kh| đơn giản, nhưng mặt khác,

cũng kh| mơ hồ. Giao dịch trên thị trường Ngoại hối là một dạng kinh doanh trí tuệ phân tích. Chỉ những người đ~ học được cách hiểu và dự đo|n thị trường mới có thể gặt hái thành công. Việc sử dụng kinh nghiệm và trực giác khi ra quyết định giao dịch là quan trọng như nhau.

Giao dịch Ngoại hối m{ không được đ{o tạo đặc biệt cũng giống như chơi b{i trong một

sòng bạc một nhà kinh doanh có kinh nghiệm sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn l{ thua lỗ xét về dài hạn và không may thay, tình thế của một nhà kinh doanh mới bắt đầu lại có chiều hướng ngược lại. Vậy những nhà kinh doanh mới bắt đầu nên làm gì trong thị trường? Thu thập hiểu biết cần thiết không phải là vấn đề vì có rất nhiều khóa học, sách và thông tin

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

khác nhau về giao dịch trên mạng Internet. Trước khi bắt đầu giao dịch trên thị trường thực, bạn cần hoàn thiện kỹ năng của mình với một tài khoản demo. Ngay khi bạn đ~ có đủ kinh nghiệm giao dịch và phát triển một chiến lược phù hợp với mình thì bạn đ~ có thể giao dịch bằng tiền thực sự. Điều duy nhất bạn cần là mong muốn và khả năng học hỏi.

Thổi phồng khả năng của bản thân, thèm khát kiếm tiền nhanh chóng và sự bất ổn cảm

xúc thường mang đến kết quả tồi tệ. Do vậy, trước khi bước vào hoạt động kinh doanh tài chính hấp dẫn n{y, h~y đưa ra một đ|nh gi| chính x|c về khả năng của bạn. Khả năng xem xét và quản lý rủi ro, kinh nghiệm giao dịch và sự tự tin là những phẩm chất mà một nhà kinh doanh thành công cần phải có để gặt hái những kết quả tốt nhất.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

PHẦN 5

Tâm lý giao dịch

Phần lớn những người thành công đạt được thành tích của mình không phải bởi tài năng

hay cơ may sẵn có.

Bruce Barton

  1. Tâm lý có ảnh hưởng tới giao dịch như thế nào? Thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc sẽ dẫn đến khả năng thua lỗ. Hiểu biết tâm lý con

người là việc rất cần thiết để kiểm soát cảm xúc. Động lực muốn nâng cao kết quả giao dịch của nhà kinh doanh phải gắn liền với mong muốn hiểu biết càng nhiều càng tốt về những quyết định m{ chính anh ta đ~ đưa ra cũng như động cơ của chúng.

Tự phân tích sẽ cho bạn rất nhiều lợi thế khi giao dịch trên thị trường. Bản thân tôi không phải là một chuyên gia tâm lý, thế nhưng, giống như một người đầu bếp có thể tự đ|nh gi| c|c món ăn của mình, một nhà kinh doanh có khả năng hiểu được yếu tố tâm lý có ảnh hưởng tới các quyết định giao dịch của họ như thế nào. Mục tiêu của tôi trong phần này là chia sẻ kinh nghiệm của mình với hy vọng các bạn có thể nâng cao kết quả kinh doanh của bản thân.

Đối với những người mới tham gia kinh doanh ngoại hối, dường như mọi thứ đều rất

thú vị, dễ dàng và dễ hiểu, không hề cảm thấy sợ, họ không tin vào thành kiến, không hề có ý nghĩ rằng mình nên, ví dụ như, dùng một tấm bùa hộ mệnh hoặc suy nghĩ nghiêm túc về t|c động của các tuần Trăng lên kết quả giao dịch của mình. Có lẽ vì thế mà họ có tất cả cơ hội để chớp lấy vận may!

Kinh doanh cũng giống như khiêu vũ đầu tiên, bạn phải chú ý tới nhịp chân, rồi đến tư

thế và cuối cùng là nhịp chân của bạn nhảy! Khi đ~ có kinh nghiệm, bạn sẽ dễ d{ng điều khiển cơ thể mình hơn, nhưng bạn vẫn cần phải tập trung và cảm nhận sự phối hợp nhịp nh{ng, v{ như vậy là bạn vẫn cần phải tập luyện thêm nữa. Cũng như với những nghề nghiệp khác, kinh doanh trên các thị trường t{i chính đòi hỏi bạn phải học tập cũng như tích lũy kinh nghiệm chuyên biệt. Thêm v{o đó, mỗi lĩnh vực đều có những cách thức khác nhau để đ|nh gi| th{nh công. Công việc của một kỹ sư l{ tạo dựng những công trình bền vững. Khi ngắm nhìn những tòa nhà chọc trời mọc lên quanh thành phố, chúng ta sẽ không bao giờ nói rằng một người kỹ sư đ~ th{nh công bởi chỉ có 1/3 số công trình mà anh ta xây dựng đổ sập sau khi thi công, mặc dù những công trình còn lại có tồn tại qua h{ng trăm năm. Kinh doanh ngoại hối lại là chuyện khác. Nếu 30% các giao dịch mà bạn thực hiện là thua lỗ thì bạn có thể tự tin mà nói rằng mình là một chuyên gia. Thua lỗ chính là một phần

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

của thành công. Việc không thể đối mặt với thực tế rằng thua lỗ l{ điều không thể tránh khỏi đ~ khiến nhiều nhà kinh doanh bỏ cuộc từ khi mới bắt đầu tham gia giao dịch trên thị trường. Vậy bạn có muốn trở thành một nh{ kinh doanh th{nh công không? H~y suy nghĩ hợp lý và học cách kiểm soát cảm xúc của chính mình.

Đối với nhiều người mới bắt đầu, việc kinh doanh cũng tương tự như chiếc cầu trượt

siêu tốc roller coaster khi giao dịch có lời, họ nghĩ mình l{ thiên t{i, còn khi thua lỗ thì họ rơi v{o khủng hoảng. Những người chuyên nghiệp thì vẫn tự tin v{ bình tĩnh cho dù gặp phải thua lỗ liên tiếp vì họ nhận thức được một sự thực giản đơn l{ để cảm xúc lấn át sẽ chẳng có tác dụng gì ngoài việc làm cho họ thua lỗ thêm.

Mặt khác, khi giao dịch thành công thì cảm giác tự hào và thỏa mãn với bản th}n l{ điều rất bình thường. Tuy nhiên, tự tin quá mức rất có thể sẽ là vấn đề khi mà, sau một loạt giao dịch thành công, bạn sẽ tăng mức độ rủi ro vì cho rằng thành công của bạn sẽ kéo dài mãi. Cảm gi|c vui sướng có thể khiến bạn dễ d{ng quên đi những kế hoạch và nguyên tắc ban đầu mình đ~ đặt ra. Nhưng h~y nhớ rằng, kinh doanh khác xa với c| cược, v{ đó l{ một công việc kinh doanh nghiêm túc và mạo hiểm. Các quyết định giao dịch của bạn phải khách quan bất kể thị trường đang diễn biến thế nào.

Vậy thì, hãy cố gắng trả lời câu hỏi chính: “Làm thế n{o để kiểm soát cảm xúc của bản

th}n?” Đầu tiên, hãy hiểu rằng cả lợi nhuận và thua lỗ đều sẽ xảy đến với tất cả các nhà kinh doanh. Những giao dịch thành công sẽ mở đường cho những giao dịch thua lỗ v{ ngược lại. Hãy chấp nhận điều này và nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Kinh doanh Ngoại hối không chỉ đơn giản là phân tích biểu đồ và các tin tức kinh tế. Điều quan trọng hơn l{ t}m lý thị trường và tâm lý của cá nhân nhà kinh doanh. Kiểm soát cảm xúc chính l{ bước đầu tiên để kinh doanh thành công.

  1. Bạn nên biết những gì về Tâm lý giao dịch?

Nghiên cứu t}m lý đ~ chỉ cho chúng ta thấy rằng con người không phải lúc n{o cũng đưa ra những quyết định hợp lý, đặc biệt nếu họ không có được đầy đủ thông tin khi làm việc đó. Những người mới tham gia thị trường Ngoại hối dành quá nhiều thời gian suy nghĩ về những quyết định họ đưa ra thay vì làm việc chăm chỉ để nắm bắt các tin tức và dự báo về thị trường. Họ chỉ tiếp cận thị trường qua việc theo dõi các trạng thái của mình mà thôi. Mỗi lần giá cả diễn biến theo chiều hướng có lợi là họ cảm thấy thư th|i như được hít một luồng không khí tươi m|t, còn ngược lại, mỗi lần giá cả diễn biến bất lợi là họ lại có lý do để tự tr|ch móc mình đ~ phạm sai lầm.

Mắc phải sai lầm do thiếu cân nhắc là chuyện bình thường vẫn xảy ra với con người.

Như George Soros từng nói trong cuốn sách nổi tiếng Alchemy of Finance(Tạm dịch: Giả kim thuật tài chính) của mình, ông chỉ nhận thức được đầy đủ rằng các quyết định giao dịch mình đưa ra quan trọng như thế nào và rằng tài sản của nhiều người phụ thuộc vào chúng ra sao sau khi quỹ đầu tư m{ ông quản lý đ~ được nhân lên đến vài triệu đô-la. Yếu tố tâm lý có t|c động như nhau đối với cả những nh{ đầu tư đ~ có kinh nghiệm lẫn những người vừa mới bắt đầu. Giá của các sản phẩm tài chính trên thị trường cũng không chỉ đơn thuần là

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

những giá trị số học, bởi nó phụ thuộc vào quan điểm của những người tham gia thị trường. Cung và cầu cũng hình th{nh nhờ những yếu tố tâm lý.

Tự tin thái quá

Hãy cùng nhìn lại những lần chúng ta chơi trò đo|n mặt xấp ngửa của đồng xu. Kinh

nghiệm cũng như thử nghiệm cho thấy mọi người có xu hướng đặt cược trước khi đồng xu được tung lên chứ không phải sau khi nó đ~ nằm trên mặt đất nhưng chưa ai được biết kết quả. Nếu suy nghĩ một cách lô-gic thì tại hai thời điểm đó rủi ro thua cuộc l{ như nhau. Thế nhưng dường như việc đặt cược trước khi có kết quả thực sự sẽ dễ d{ng hơn rất nhiều bởi khi đó chúng ta có thể tưởng tượng ra bất cứ điều gì. Kinh doanh trên các thị trường tài chính cũng vậy khi mở một trạng thái giao dịch, nhà kinh doanh sẽ hình dung những biến động của giá cả dựa trên biểu đồ dữ liệu gi|. Nhưng chỉ sau khi một mức Cắt lỗ khác bị phá vỡ thì anh ta mới nhận ra rằng trạng thái của mình đ~ được mở v{ khi đó chỉ có mặt thuận lợi được xem xét đến còn tất cả những bất lợi đ~ bị bỏ qua. Các nghiên cứu cho thấy trên 82% các nhà giao dịch nghĩ rằng các kỹ năng của họ đạt hoặc trên mức trung bình. Vậy cho phép tôi đặt một câu hỏi: “Nếu 82% nghĩ rằng họ kh| hơn số đông, vậy thì số đông đó l{ ai?”

Tự tin th|i qu| l{ đặc điểm của phần lớn các nhà kinh doanh tài chính. Họ nghĩ rằng mình có thể áp dụng những gì mình biết tốt hơn bất kỳ ai và chắc chắc rằng họ sẽ thành công. Cảm gi|c vượt trội hơn so với người khác khiến họ mở rất nhiều trạng thái mới, thế nhưng không may thay, phần lớn trong số chúng đều kết thúc trong thua lỗ.

Tự tin th|i qu| cũng có nghĩa l{ chấp nhận rủi ro th|i qu|. Như John Nofsinger nói,

chúng ta chấp nhận rủi ro cao bởi chúng ta quá tự tin rằng mình có đầy đủ thông tin về tình hình thị trường và rằng quyết định của chúng ta là khách quan.

Nếu tôi hỏi bạn: “Xác suất có được mặt 4 khi gieo một con xúc xắc là bao nhiêu? Gần như chắc chắn rằng bạn sẽ trả lời: “1:6”. Nhưng nếu tôi nói rằng “chúng ta đ~ tung được mặt 4 năm lần rồi” thì bạn có thể sẽ trả lời rằng xác suất có được mặt 4 nếu chúng ta gieo con xúc xắc lần thứ 5 sẽ cao hơn (mặc dù một v{i người có thể suy nghĩ theo hướng ngược lại). Các con số trên con xúc xắc xuất hiện theo trình tự ngẫu nhiên, nhưng chúng ta thì lại thường ghi nhớ chúng. Ký ức ảnh hưởng tới các quyết định của chúng ta trong tương lai. Có được một chuỗi giao dịch thành công khi vừa mở tài khoản lần đầu tiên sẽ khiến những người mới bắt đầu kinh doanh tự đ|nh gi| qu| cao về bản th}n cũng như chấp nhận mức rủi ro cao hơn, v{ điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới những giao dịch sau này.

Tính toán cảm tính (Mental accounting)

Khi nghĩ về những giao dịch thành công trong quá khứ, c|c nh{ kinh doanh thường sử dụng cái gọi là Tính toán cảm tính (Mental Accounting). Thuật ngữ n{y được đưa ra v{ |p dụng lần đầu tiên bởi Nobel Laureate Richard Thaler. Trong tính toán có cả phần lợi nhuận lẫn thua lỗ v{ c|c nh{ đầu tư thường nhìn nhận hai phần này rất khác nhau và rất duy ý chí xét từ quan điểm kinh tế học. Một thí nghiệm được thực hiện bởi các nhà tâm lý học Hal Arkes v{ Catherine Blumer đ~ chỉ ra những hình mẫu rập khuôn (sterotypes) hàng ngày

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

ảnh hưởng tới các quyết định của chúng ta như thế nào. Những người tham gia thử nghiệm phải trả lời những câu hỏi sau:

Một gia đình nọ có được một số vé tham dự một trận bóng rổ mà họ mong đợi từ lâu. Chi phí của một vé là $40. Vào ngày trận bóng diễn ra, có một cơn bão tuyết. Gia đình này vẫn có thể đến sân vận động, nhưng nó ở khá xa, giao thông thì khó khăn còn trời thì rất lạnh. Vậy trong hai trường hợp, một là gia đình này đã mua những tấm vé và hai là họ đã có được chúng trong một trò chơi xổ số thì liệu gia đình này có mong muốn đến xem trận đấu với mức độ như nhau hay không?

Phần lớn những người tham gia đều trả lời rằng mong muốn đến xem trận đấu sẽ cao

hơn trong trường hợp gia đình đó mua những tấm vé. Chi phí của chúng đã ảnh hưởng đến quyết định của họ. Nếu mua chúng, sẽ có thêm một “chi phí mang tính tâm lý” nữa và chính nó góp phần l{m tăng nhu cầu muốn đến xem trận đấu. Nếu mua những tấm vé và không thể sử dụng chúng, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái, thậm chí bất an. Kết quả l{, gia đình đó cuối cùng sẽ quyết định đi xem trận đấú.

Yếu tố thời gian cũng rất quan trọng trong quá trình ra quyết định:

Có một trận đấu bóng rổ sẽ diễn ra vào ngày hôm sau và cả gia đình đã chờ đợi nó khá

lâu. Vào ngày trận đấu diễn ra trời bỗng đổ bão tuyết. Gia đình này vẫn có thể đến xem trận đấu, nhưng không ai muốn ra ngoài trong thời tiết như vậy cả. Liệu họ có mong muốn đến xem trận đấu nếu đã mua vé với giá $40 từ một năm trước đây như là họ chỉ vừa mới mua chúng ngày hôm qua?

Trong trường hợp này câu trả lời lại là những tấm vé được mua ng{y hôm trước sẽ có giá trị hơn so với những tấm vé đ~ mua từ một năm trước đ}y. Xét từ phương diện tâm lý học, giá trị của những tấm vé giảm đi cùng với thời gian, v{ đó l{ lý do tại sao ta có thể dễ dàng bỏ qua những tấm vé mua từ một năm trước nhưng lại hào hứng với tấm vé mới mua ngày hôm qua.

Rủi ro

Mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro cũng có thể được giải thích bằng sự tính toán cảm

tính. Richard Thaler đ~ chứng minh rằng kết quả của những tình huống tương tự nhau xảy ra trong quá khứ sẽ dẫn đến những quyết định kh|c nhau trong tương lai, phụ thuộc vào bản thân những kết quả đó. Những phần thưởng không mong đợi được hiểu như một dạng vốn rủi ro (risk capital). Thử nghiệm với các sinh viên trong lớp kinh tế học của mình, Thaler nhận được kết quả là tỷ lệ học sinh chưa nhận được phần thưởng nào từ trước đồng ý c| cược 4,5 đô-la l{ 41%, trong khi đó tỷ lệ học sinh đ~ có được phần thưởng 15 đô-la đồng ý c| cược 4,5 đô-la thì cao hơn tới 77%.

Thaler cũng chứng minh được rằng, việc thua cược một số tiền nhỏ sẽ làm giảm mong muốn c| cược với những điều kiện công bằng xuống gần 0 trong khi việc thua cược một số tiền tương đối lớn lại tăng mong muốn c| cược lên dù điều kiện của nó không công bằng

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

nhưng đổi lại, phần thua sẽ được hoàn lại trong trường hợp thắng cuộc. Những người cá cược hy vọng rằng một khoản thua lỗ nhỏ nữa cũng sẽ không ảnh hưởng lớn tới tình hình.

Một hiện tượng khá thú vị nữa cũng xảy ra khá phổ biến với nhiều nh{ kinh doanh đó l{

họ thường mong muốn đóng một trạng thái giao dịch đang có l~i c{ng nhanh c{ng tốt và ngược lại, duy trì một trạng th|i đang bị thua lỗ càng lâu càng tốt. Hersh Shefrin cho rằng h{nh vi đó l{ đặc điểm của tất cả các nhà kinh doanh, kể cả những người muốn đi xa hết mức có thể lẫn những người không muốn mạo hiểm nhiều.

Nếu bạn cứ lần lượt đóng hết các trạng thái có lời và duy trì những trạng thái thua lỗ,

bạn sẽ bị đ|nh lừa bởi cảm giác rằng mình đang an to{n v{ không bị ảnh hưởng bởi thua lỗ. Đằng sau h{nh động này còn là niềm tin rằng nếu thị trường diễn biến theo chiều hướng ngược lại thì tất cả những trạng th|i đang g}y thua lỗ sẽ trở thành có lãi. Lô-gíc khách quan nói rằng một nhà kinh doanh nên cố gắng tối đa hóa lợi nhuận từ những trạng thái có lời, và ngược lại, đóng những trạng thái không có lợi càng sớm càng tốt. Nhưng trong thực tế giao dịch, giả định hợp lý này lại sai lầm.

Một ph}n tích đối với trên 10.000 tài khoản giao dịch được mở tại một công ty môi giới đ~ chỉ ra rằng c|c nh{ kinh doanh đóng c|c trạng thái có lời nhanh hơn rất nhiều so với các trạng thái thua lỗ. 33% các trạng thái có lời và 16% các trạng thái thua lỗ được đóng ngay sau khi cuộc thử nghiệm bắt đầu. Nói c|ch kh|c, nh{ đầu tư lựa chọn đóng c|c trạng thái giao dịch đang có lời thường xuyên hơn gấp hai lần so với lựa chọn đóng c|c trạng thái đang thua lỗ có cùng khối lượng.

Điều chỉnh và neo đậu (Adjustment and Anchoring)

Quan niệm của một nh{ đầu tư về lợi nhuận và thua lỗ có thể xảy ra phụ thuộc vào quan

niệm của nh{ đầu tư đó về chi phí của tài sản tại thời điểm mua vào. Tất cả những yếu tố như gi| mua v{o của tài sản, sự thay đổi giá cả trong quá trình sở hữu, giá bán tài sản, bản chất của tài sản (là tiền, bất động sản hay dạng tài sản n{o kh|c) đều có ảnh hưởng tới quyết định của nh{ đầu tư về thời điểm bán ra. Một cổ phiếu được mua v{o đầu năm với giá 50 đô-la v{ đến cuối năm có gi| 100 đô-la. Một v{i th|ng sau đó nó được bán với gi| 75 đôla. Nh{ đầu tư thu lợi nhuận thực 25 đô-la. Thế nhưng nh{ đầu tư n{y có thể cảm thấy không thoải mái về mặt tâm lý dẫn đến đ|nh gi| tiêu cực về kết quả kinh doanh, anh ta cho rằng mình đ~ thua lỗ. Một trong những lý thuyết cổ điển về quá trình ra quyết định đ~ được phát triển bởi Daniel Kahneman v{ Amos Tversky được gọi l{ Điều chỉnh v{ Neo đậu.

Bạn sẽ trả lời câu hỏi sau như thế nào?

Năm 1896, chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones (DJIA) là 40 điểm. Cuối năm 1998,

nó đạt 9181 điểm. DJIA được tính toán bằng cách lấy trung bình trọng số giá của các cổ phiếu thành viên, cổ tức không được tính đến. Vậy thì chỉ số DJIA vào cuối năm 1998 sẽ là bao nhiêu nếu tất cả cổ tức đều được đem vào tính toán?

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Câu trả lời là 652.230. Ngạc nhiên không? Nhưng thực ra bạn không cần phải ngạc

nhiên đến thế. Ở đ}y bạn chỉ đang trải nghiệm t|c động của sự Điều chỉnh v{ Neo đậu mà thôi. Khi nghĩ về câu trả lời, hầu như bạn chỉ nghĩ tới con số đầu tiên (40) và con số thứ hai (9181) đồng thời cố gắng đưa ra một con số gần với con số thứ hai.

Một nhà kinh doanh không nên bỏ qua yếu tố t}m lý m{ ngược lại, nên cố gắng hiểu chính mình hơn, nắm bắt những động cơ của bản th}n cũng như học cách kiểm soát cảm xúc. Bạn cần liên tục phân tích tình hình thị trường và cố tr|nh để yếu tố t}m lý t|c động tiêu cực lên quyết định giao dịch.

  1. Mối tương quan giữa quan điểm về tiền và quan điểm về đầu tư?

Cá tính của bạn sẽ quyết định th|i độ của bạn đối với tiền bạc. Bạn đ~ bao giờ nghĩ bạn

quản lý tài chính cá nhân của mình như thế nào và nó ảnh hưởng thế n{o đến các quyết định giao dịch của bạn chưa? Mọi người có th|i độ kh|c nhau đối với tiền bạc, v{ điều này sẽ quyết định tâm lý của họ trong đầu tư. Việc cố gắng tạo ra những thay đổi lớn trong tính cách của bản th}n l{ điều kh| khó khăn, thế nhưng bạn có thể thử thay đổi một chút quan điểm của mình về tiền bạc.

Nhà tâm lý học Lisa Smith đ~ ph}n loại th|i độ của con người đối với tiền bạc như sau:

  • Người chi tiêu hoang phí (Big spenders)
  • Người tiết kiệm (Savers)
  • Tín đồ mua sắm (Shoppers)
  • Con nợ (Debtors)
  • Nh{ đầu tư (Investors)

Những người chi tiêu hoang phí không thể tưởng tượng nổi cuộc sống của họ sẽ ra

sao nếu không có những chiếc xe đắt tiền, đồ dùng mới, quần áo hàng hiệu… Họ không bao giờ tìm kiếm những món đồ giảm giá, họ ăn mặc theo mốt thời thượng, và luôn muốn tạo ấn tượng. Họ luôn hướng tới những thứ tốt nhất: điện thoại cầm tay tiên tiến nhất, tivi màn hình phẳng rộng nhất, biệt thự bên bờ biển… Họ dễ dàng tiêu những khoản tiền lớn, họ không sợ rơi v{o nợ nần, v{ khi đầu tư họ chấp nhận rủi ro cao để có lợi nhuận lớn.

Những người tiết kiệm đối lập hoàn toàn với mẫu người trên. Họ rất tằn tiện. Họ luôn

tắt hết đèn khi ra khỏi phòng v{ đóng nhanh cửa tủ lạnh để hơi lạnh không kịp thoát ra ngoài. Họ chỉ mua sắm những thứ đắt tiền nếu chúng thực sự cần thiết và cố gắng không bao giờ nợ nần. Thường thì kiểu người n{y hơi h{ tiện. Những xu hướng thời trang mới

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

nhất không có nghĩa lý gì với họ và họ vui vẻ ngắm nhìn tài khoản của mình trong nh{ băng tăng lên mỗi ngày. Họ là những nh{ đầu tư bảo thủ luôn cố gắng giảm thiểu rủi ro.

Những tín đồ mua sắm luôn bị các cửa hiệu quyến rũ, họ vui thích khi được tiêu tiền. Nếu họ đi mua sắm thì chắc chắn họ sẽ mua thứ gì đó. Họ cũng thường hay rơi v{o cảnh nợ nần nhưng mặt khác, họ hiểu rằng không cần thiết phải tiêu quá nhiều tiền vào việc mua sắm. Họ cố gắng tìm kiếm những món đồ được giảm giá và cảm thấy thỏa m~n khi có được chúng. Nói về đầu tư, họ là những người khá thoải mái về tư tưởng và có thể hành xử rất khác nhau.

Những con nợ tiêu tiền không phải để thỏa mãn sự vui thích của bản thân. Nhìn chung,

họ ít nghĩ về tiền bạc, không bao giờ giữ c|c hóa đơn mua h{ng, cũng chẳng bao giờ mở tài khoản. Thế nhưng thường thì các khoản chi tiêu của họ lại vượt quá so với thu nhập và họ hay rơi v{o nợ nần. Kiểu người này không hứng thú với đầu tư.

Các nhà đầu tư thì luôn nghĩ về số vốn mình có. Họ luôn hiểu tình trạng tài chính của mình và cố gắng kiếm lời từ những nguồn lực sẵn có. Họ sẵn sàng hoãn chi tiêu ngày hôm nay để có được nguồn thu nhập trong tương lai. Họ luôn lường trước những tình huống có thể xảy ra và không sợ rủi ro nếu đó l{ điều thực sự cần thiết.

Đến đ}y bạn có thể tự hình dung về bản th}n. H~y nghĩ đến việc làm cách nào tận dụng những nguồn tiền bạn có để khiến chúng sinh sôi. Có thể bạn sẽ cần phải từ bỏ một vài ham muốn và cố gắng lên kế hoạch chi tiêu s|t sao hơn. Đôi khi chỉ một chút thay đổi trong thái độ của bạn cũng sẽ mang lại những kết quả tích cực có thể nhìn thấy được.

Tôi muốn đưa ra một vài lời khuyên đối với từng nhóm người theo phân loại ở trên.

Những người chi tiêu hoang phí, hãy tiết kiệm!

Nếu bạn đ~ muốn mua sắm thì không ai có thể ngăn cản bạn, nhưng h~y nghĩ về tương lai một chút bạn có thể sử dụng số tiền mình đang có một cách hiệu quả hơn. H~y đầu tư và lên kế hoạch cho chi tiêu của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Hãy tìm kiếm những khoản lợi nhuận nhỏ thôi nhưng ổn định, đừng cố làm gì vội vàng dẫn đến thua lỗ!

Những người tiết kiệm, hãy hành động hợp lý!

Ben Franklin từng nói: “Để thành công, hãy cân bằng mọi thứ”. Đ}y l{ một lời khuyên tốt đối với kiểu người này. Đừng bỏ lỡ những gi}y phút đẹp nhất cuộc đời chỉ để tiết kiệm một v{i đồng tiền nhỏ. Giảm thiểu rủi ro là yếu tố rất quan trọng đối với nh{ đầu tư, nhưng cũng đừng quên đi lý do m{ vì nó bạn tiến h{nh đầu tư!

Những tín đồ mua sắm, đừng tiêu tiền mà bạn không có!

Hãy kiểm soát chi tiêu của bạn. Khi đầu tư, h~y theo dõi s|t sao số dư t{i khoản giao

dịch. Trước khi mở một trạng thái mới, h~y nghĩ xem liệu bạn có đủ tiền để duy trì nó hay không và bạn có thể chịu được khoản lỗ bao nhiêu tại thời điểm đó.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Những con nợ, hãy nghĩ đến chuyện đầu tư!

Hãy nhìn vào những khoản chi tiêu và thu nhập của bạn, hãy lên một kế hoạch tài chính

chi tiết và bắt tay vào việc đầu tư. Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác nếu gặp khó khăn. Bạn có thể chọn một nhà kinh doanh n{o đó giúp bạn quản lý tiền, nhưng chỉ cân nhắc khả năng đó sau khi đ~ c}n nhắc cả hai mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề.

Những nhà đầu tư, chúc các bạn may mắn!

Chúc mừng các bạn! Hãy tiếp tục! Hãy hoàn thiện kỹ năng của mình! Bạn sẽ l{m được

điều đó!

Vậy thì, trước khi bắt đầu kinh doanh trên các thị trường tài chính, bạn phải hiểu được

chính mình. Bạn không thể thay đổi tính c|ch, v{ cũng không cần làm thế. Hãy học cách thay đổi th|i độ để đạt được kết quả tốt nhất.

  1. Làm thế n{o để tránh gặp sai lầm về mặt tâm lý trong khi giao dịch?

H~y để tôi cho bạn một vài bí quyết để tránh gặp phải sai lầm về mặt tâm lý:

Hãy kiểm tra tất cả thông tin trước khi mở trạng thái giao dịch!

Rất nhiều nhà kinh doanh mới bắt đầu thực hiện giao dịch mà không hề nghĩ đến hậu quả của những quyết định mà họ vừa đưa ra. Có lẽ khi mua một chiếc đồng hồ trong cửa hiệu họ còn xem xét kỹ lưỡng hơn, mặc dù số tiền mà họ bỏ ra ở đó nhỏ hơn nhiều. Một khách hàng sẽ chỉ đưa ra quyết định mua bán cuối cùng với giá trị 1.000 đô-la sau khi đ~ xem xét kỹ càng chức năng của món hàng và thử một vài mẫu kh|c. Nhưng c|c nh{ kinh doanh thường lại chỉ dựa vào trực giác của mình khi giao dịch những khoản tiền lớn và chấp nhận mức rủi ro cao.

Hãy tuân thủ kế hoạch kinh doanh của bạn!

Đừng để cảm xúc lấn át lý trí của bạn. Các quyết định tham gia cũng như rời khỏi thị

trường đều cần được đưa ra một cách hợp lý. Dù thế nào thì bạn hãy tuân thủ nguyên tắc bạn đ~ đề ra trong chiến lược của mình và theo dõi sát sao thị trường.

Đừng nghiêm trọng hóa việc kinh doanh!

Các cặp tiền tệ không phải bạn cũng chẳng phải kẻ thù của bạn, bởi vậy đừng có dành

quá nhiều cảm xúc cho chúng. Nếu việc áp dụng tâm lý trong thực tế không phù hợp với bạn thì nó chính l{ điểm yếu bạn nên tr|nh. H~y tin tưởng những kết quả phân tích chứ không phải cảm xúc của bạn, hãy cố xem xét tất cả thông tin, cả có lợi lẫn bất lợi v{ qua đó c}n

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

nhắc việc mở các trạng thái giao dịch. Hãy tiếp cận các thông tin bạn có một cách khách quan chứng đừng tìm kiếm những khoản siêu lợi nhuận.

Hãy giải phóng chính bạn khỏi yếu tố cảm xúc và đừng đánh giá quá cao các biến

động trên thị trường!

Bạn không cần phải kiểm tra xem tỷ giá của những cặp tiền tệ bạn đ~ mua có thay đổi gì không sau mỗi năm phút đồng hồ. Thị trường cần một thời gian để thay đổi và sự lo lắng về những biến động giá cả của bạn như vậy không tốt chút n{o. Điều thông minh nhất mà bạn có thể làm là nghỉ ngơi một chút v{ đợi đến sáng sớm ng{y hôm sau để xem kết quả giao dịch (cho dù nó có thể không tốt) thay vì ngồi trước màn hình máy tính và cầu mong điều tốt đẹp sẽ đến. Nếu nghỉ ngơi thì cả ngày giao dịch đó sẽ là của bạn và bạn sẽ tận hưởng được nó.

  1. Lời khuyên nào dành cho những nhà kinh doanh mới bắt đầu?

Đầu tiên, đừng bao giờ ảo tưởng! Bạn không nên lý tưởng hóa khả năng của mình cũng như những điều có thể xảy ra trên thị trường. Còn sau đ}y l{ một vài bí quyết đơn giản và thực tế dành cho bạn. Nó giống như một bản tóm tắt những nguyên tắc đầu tư cơ bản:

  • Đừng bao giờ đầu tư đến đồng tiền cuối cùng v{ để mình ở tình trạng không thể bị thua lỗ. Bởi khi đó bạn sẽ gần như không thể đưa ra những quyết định khách quan. Áp lực t}m lý đó sẽ dẫn đến những kết quả kinh doanh tồi tệ. Bạn nên bắt đầu kinh doanh với số tiền mà nếu có mất nó thì bạn cũng không l}m v{o bước đường cùng (vốn rủi ro). Chỉ mới vài thập kỷ trước đ}y, c|c c}u hỏi về thu nhập và vốn rủi ro còn là những dòng bạn bắt buộc phải điền khi mở tài khoản giao dịch tại công ty môi giới. Giờ đ}y vấn đề đó đ~ được bỏ qua. Tuy nhiên, việc đ|nh gi| khả năng t{i chính vẫn là rất cần thiết khi bạn xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro!
  • Hãy coi tiền l{ phương tiện để bạn đạt được mục đích của mình chứ đừng lấy

bản thân nó làm mục tiêu chính của việc đầu tư. Thực tế chỉ ra rằng những người có mục đích l{m gi{u nhanh chóng cuối cùng sẽ thất bại (không chỉ trên thị trường Ngoại hối mà ở tất cả các ngành kinh doanh khác). Hãy coi việc kinh doanh Ngoại hối l{ cơ hội tuyệt vời để bạn học hỏi và nâng cao kỹ năng của mình, đừng tập trung quá nhiều vào tiền bạc.

  • Hãy tránh giao dịch trong một thị trường đang ở trong tình trạng không chắc chắn. Sau một chuỗi các giao dịch thành công trong một ng{y, h~y tr|nh đừng thực hiện thêm các giao dịch khác chỉ vì bạn tin rằng mình sẽ tiếp tục thành công. Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng một nhân vật n{o đó đ~ nói: “Chỉ có những kẻ khờ mới giao dịch 24 giờ một ngày”. Phần lớn c|c nh{ đầu tư cũng đồng ý với điều đó.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  • Trên thị trường không có chỗ cho cảm xúc, tính bốc đồng, hoặc bướng bỉnh. Hãy

l{ người thực dụng. Bạn cần kiểm so|t được tình hình nếu không rất khó tránh khỏi sai lầm. Cảm xúc là kẻ thù không đội trời chung của bạn. Một điều tự nhiên là bạn không thể loại bỏ hết cảm xúc của bản th}n, nhưng bạn cần phải hạn chế ảnh hưởng của nó tới quá trình ra quyết định. Hãy chấp nhận thua lỗ và bình thản đối mặt với những khoản lời. Những con số trên màn hình giao dịch sẽ không thể thay đổi được cá tính của bạn đ}u.

  • Nếu hôm nay bạn may mắn thì không có nghĩa l{ ng{y mai điều đó sẽ vẫn tiếp

diễn. Hãy luôn chuẩn bị cho tình huống xấu. Lợi nhuận mà bạn có được cũng không biến bạn th{nh anh hùng, v{ ngược lại thua lỗ cùng không thể làm bạn trở thành kẻ hèn nh|t. Đ}y chỉ là kinh doanh mà thôi, “Không có gì cá nhân ở đ}y cả, tất cả chỉ l{ l{m ăn (Bố già).

  • Đ}y l{ lời khuyên cuối cùng của tôi điều đầu tiên tôi học được từ thị trường tài chính là bất kỳ giao dịch n{o cũng cần được xem như một khoản đầu tư nghiêm túc. Bạn cần quản lý khoản đầu tư của mình, bắt đầu từ việc quản lý rủi ro và kết thúc với việc ra quyết định. Nghe có vẻ mỉa mai, nhưng giờ đ}y tôi sẽ lại cho bạn thấy rằng thị trường Ngoại hối không phải l{ đầu tư, nó l{ một trò chơi. Bạn không mua những tài sản dài hạn mà bạn đầu cơ. Đầu cơ cũng có nghĩa l{ tham gia một cuộc chơi. Cũng giống như chính trị, tình trạng của thị trường phụ thuộc vào một v{i nhóm người có ảnh hưởng nhất định, những tổ chức lớn nhất tham gia vào thị trường. Vì vậy, hãy linh hoạt, học c|ch điều chỉnh mình theo những nhóm n{y, đưa ra quyết định nhanh chóng, và nếu cần, h~y thay đổi quan điểm của bạn về thị trường. Khi giao dịch trên thị trường Ngoại hối, hãy học tất cả luật chơi v{ luôn luôn ở trung tâm của trò chơi nhiều tỷ đô-la và chắc chắn là vô cùng hấp dẫn này!
  1. Bạn còn muốn biết điều gì về giao dịch Ngoại hối nữa?

100 câu hỏi và câu trả lời đương nhiên l{ không đủ để đề cập tất cả khía cạnh của thị trường Ngoại hối. Bản th}n tôi đến lúc n{y đ~ tự trả lời tất cả các câu hỏi, nhưng c}u hỏi cuối cùng, là dành cho chính các bạn, “Bạn còn muốn biết điều gì về giao dịch Ngoại hối nữa?” Bạn có thể viết thư cho tôi đến địa chỉ [email protected], tôi sẽ rất sẵn lòng trả lời.

Chúc các bạn may mắn trên hành trình hấp dẫn đến với thế giới thú vị v{ khó đo|n định

của thị trường Ngoại hối! Tôi mong muốn một điều có lẽ sẽ không bao giờ thừa đối với tất cả các nhà kinh doanh Chúc các bạn kinh doanh thành công!

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

PHỤ LỤC

Nên nghiên cứu những tài liệu nào về thị

trường Ngoại hối?

Ngày nay có rất nhiều sách về giao dịch Ngoại hối, nhưng ngập chìm giữa nguồn tài liệu

phong phú đó, hẳn bạn sẽ phải đặt câu hỏi: “Tôi sẽ đọc cái gì?” “Tôi có thể bỏ qua những gì?”. Tựu chung lại, các tài liệu về thị trường Ngoại hối có thể được chia thành một vài nhóm. Tôi khuyên các bạn nên đọc những cuốn sau:

Sách dạy kinh doanh: “Giao dịch để mưu sinh” (Trading for a living) của Alexander

Elder; “Bí mật lâu dài dành cho giao dịch ngắn hạn” (Long-term secrets to short-term trading) của Larry Williams; “Giả kim thuật tài chính” (Alchemy of Finance) của George Soros; “Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu” (The crisis of Global Capitalism); “Bóng ma thị trường” (Market ghost) của Art Simpson; “Ván bài của những kẻ lừa đảo” (Liar’s poker) của Michael Lewis, .v.v..

Sách tham khảo về phân tích kỹ thuật: “Phân tích kỹ thuật từ A đến Z” (Technical

Analysis from A to Z) của Steven Akelis; “Phân tích kỹ thuật” (Technical Analysis) của Jack D. Schwager; “Khoa học mới về phân tích kỹ thuật” (The New Science of Technical Analysis) của Thomas R. DeMark; “Giới thiệu sơ lược về phân tích kỹ thuật” (Introduction To Technical Analysis) của Jake Bernstein; “Dự đo|n diễn biến thị trường nhờ phân tích kỹ thuật” (Predict Markets Swings with Technical Analysis) của Michael McDonald; “100% Forex: Học để kiếm tiền” (100% Forex: Learning to Make Money) của Miroslav Kozarov; “Lý thuyết chỉ báo” (Fractal Theory) của Alexey Almazov;…

Sách về phân tích cơ bản: “Ph}n tích cơ bản về các thị trường tiền tệ thế giới: phương pháp dự báo và ra quyết định” (Fundamental analysis of world currency markets: methods of prediction and decision making) của V.N. Likhovidov; “Trò chơi kinh doanh” (The Trading game) của Jones Rian…

Sách về tâm lý giao dịch: “Tâm lý thị trường tài chính” (The Psychology of Finance) của Lars Tvede; “Nhà kinh doanh hiền hòa” (The Harmonic Trader) của Carney M.Scott;…

Các tài liệu khác (bách khoa toàn thư điện tử encyclopedias, các sách bỏ túi, các

bài phỏng vấn): “B|ch khoa to{n thư d{nh cho nh{ kinh doanh nhỏ” (Small traders encyclopedia) của Erick Naiman; “Những thầy phù thủy của thị trường” (Market Wizards) của Jack Schwager; “Làm thế n{o để xây dựng và thực hiện một hệ thống kinh doanh thành công” (How to Develop and Implement a Winning Trading System) của Tushar S. Chande; “Kiếm lời nhờ thị trường Ngoại hối ” (Profiting With Forex) của John Jagerson và S. Wade Hansen.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

Từ vựng và thuật ngữ dùng cho thị trường Ngoại hối

А

Account, Deposit Tài khoản giao dịch, số dư tài khoản

Ask (Ask Price)Giá bán

B

Bid (Bid Price)Giá mua.

C

Carry trade Kinh doanh chênh lệch lãi suất (chiến lược kinh doanh cho lợi nhuận từ sự

chênh lệch lãi suất của các đồng tiền)

Clearing Thanh toán bù trừ (đưa một lệnh giao dịch của khách hàng ra thị trường

Ngoại hối thực).

D

Dealer Nhà môi giới (nhân viên của một công ty môi giới, người thực hiện các giao dịch

của khách hàng)

F

Flat đi ngang (diễn biến đi ngang của thị trường, tình trạng không có xu hướng).

FOREX SCAM Gian lân ngoại hối (tất cả các loại hình lừa đảo và gian lân trên thị trường

Ngoại hối. Mục đích chính là khiến những nhà kinh doanh mới bắt đầu lầm tưởng về một số quảng cáo dịch vụ không đúng sự thực, ví dụ như “một hệ thống giao dịch cho 100% lợi nhuận mỗi ngày”)

Forward Giao dịch tương lai (một giao dịch mà việc chuyển tiền sẽ được thực hiện vào

một ngày xác định trong tương lại với tỷ giá đã được quy định trước).

H

Hedge Bảo hiểm rủi ro (mở các trạng thái giao dịch với cùng khối lượng nhưng theo

chiều hướng trái ngược nhau trên các thị trường tài chính khác nhau)

L

Long (Long Position) Vị thế mua (mua tiền tệ).

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

М

Market-makers Tổ chức tạo lập thị trường (những ngân hàng và công ty đầu tư lớn,

những thành phần chính tham gia vào thị trường)

O

Offer Thỏa thuận (một thỏa thuận chung giữa khách hàng và nhà môi giới trong đó

khách hàng ký đồng ý với những điều kiện và điều khoản giao dịch mà nhà môi giới đưa ra).

OTC (Over The Counter) Phi tập trung (Giao dịch phi tập trung hoặc thị trường phi tập

trung).

Overnight Qua đêm (lãi suất trên khoản vay hoặc số dư ngắn hạn thường được công

vào hoặc trừ đi từ tài khoản giao dịch sau mỗi đêm).

P

Pip, point, tick điểm phần trăm (một điểm phần trăm, đơn vị thay đổi nhỏ nhất trong

giá của các công cụ tài chính).

Platform Phần mềm giao dịch (phần mềm do nhà môi giới công cấp để khách hàng thực

hiện các hoạt động đầu tư).

S

Short (Short Position) Vị thế bán (bán một loại tiền tệ).

Slippage Mua bán trượt giá (thực hiện mở hoặc đóng một trạng thái giao dịch với một mức giá khác cao hơn hoặc thấp hơn một vài điểm phần trăm so với giá mong đợi.

Spot Price Giá giao ngay (giá thị trường tại thời điểm hiện tại).

Spread Khoảng chênh lệch (sự káhc biệt giữa giá mua và giá bán cùng một cặp ngoại

tệ).

Stop Out Thanh lý trạng thái (việc đóng tự động trạng thái của khách hàng do tài khoản

của anh ta không còn có đủ số dư để đảm bảo các khoản ký quỹ)

Stop Loss Mức Cắt lỗ (Mức giới hạn rủi ro).

Swap Ho|n đổi ngoại tệ (sự trao đổi một ngoại tệ này lấy một ngoại tệ kh|c trước một

ng{y x|c định trong tương lai để đổi lấy khoản chênh lệch giữa lãi suất của hai đồng tiền)

Т

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Take Profit Chốt lời (mức giá mà tại đó nhà kinh doanh tự đóng trạng thái và hiện thực

hóa lợi nhuận)

Terminal Màn hình giao dịch (Phần mềm để khách hàng thực hiện giao dịch)

Trader Nhà kinh doanh (một nhà đầu cơ thực hiện các giao dịch trên các thị trường tài

chính).

Trailing stop Khoảng lệnh dừng (lệnh cho phép tự động di chuyển Mức cắt lỗ của một

trạng th|i đang mở một khoảng x|c định trước khi giá cả diễn biến theo chiều hướng có lợi).

Trend Xu hướng (chiều hướng diễn biến giá của thị trường)

Tên gọi không chính thức của một số đồng tiền

Tên gọi không chính thức Đồng tiền

Cable

Greenback

Kiwi

Swissie

Looney

Aussie

GBP

USD

NZD

CHF

CAD

AUD

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Như thường lệ, các nhà kinh tế học lại đưa ra một giải pháp đơn giản. Đó l{ cho phép mọi người được trao đổi tạng và công nhận thị trường nội tạng. Mặc dù ý tưởng này có giá trị, nhưng nói chung không được tán thành vì vấp phải vấn đề đạo đức. Slippery slope : ‘Con dốc trơn’ l{ một thuật ngụy biện trong tâm lý học, đại ý là nếu bạn chấp nhận h{nh động này thì sẽ phải chấp nhận cả chuỗi h{nh động hay những hệ quả kéo theo nó. Bàn tay vô hình (invisible hand) là một học thuyết kinh tế do nhà kinh tế học nổi tiếng Adam Smith (1723-1790) đưa ra v{o năm 1776. Trong t|c phẩm vĩ đại Bàn về tài sản quốc gia (Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations) và những bài viết khác, Smith đ~ tuyên bố rằng trong nền kinh tế thị trường tự do, mỗi c| nh}n theo đuổi một mối quan tâm v{ xu hướng lợi ích riêng cho bản th}n, v{ chính c|c h{nh động của những cá nhân này lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn v{ củng cố lợi ích cho toàn cộng đồng thông qua một “b{n tay vô hình”. Ông biện luận rằng mỗi c| nh}n đều muốn thu lợi lớn nhất cho mình sẽ làm tối đa lợi ích của cả cộng đồng, điều này giống như việc cộng toàn bộ các lợi ích của từng cá nhân lại. Dynamic inconsistency Camerer và cộng sự (2003) gọi l{ “chủ nghĩa gia trưởng bất xứng” (“assymetric paternalism”), được họ xem l{ c|c bước hỗ trợ cho những người ít gây phức tạp nhất trong khi hạn chế tối thiểu tác hại lên những người khác. Quy tắc vàng của chúng tôi chính là tinh thần được rút ra từ định nghĩa của họ. Có sự h{i hước sâu xa ở đ}y. Nhiều nhà kinh tế học phản bác các thí nghiệm tâm lý học trên cơ sở rằng các thí nghiệm đó chỉ đúng với những gì có “quyền lợi kinh tế thấp” v{ người ta thường không có cơ hội thỏa đ|ng để học hỏi. Họ tranh luận rằng nếu quyền lợi được n}ng lên v{ c|c đối tượng nghiên cứu được phép làm thử, khi đó người ta sẽ lựa chọn và quyết định đúng. Có ít nhất hai vấn đề nảy sinh từ luận cứ này. Thứ nhất, có rất ít bằng chứng cho thấy việc thử đó sẽ cải thiện khi quyền lợi tăng lên. Trong lần thử đầu tiên, quyền lợi hầu như không liên quan gì nhiều đến lựa chọn (xem Camerer và Hogarth, 1999). Thứ hai, v{ điều này quan trọng hơn, kinh tế học được cho là sẽ giúp giải thích những quyết định lớn trong cuộc sống, v{ đó l{ những quyết định cần được thực hiện mà không được thử đi thử lại nhiều lần. (Chú thích của tác giả) Silverstein đ~ tự tay đưa cho Thaler b{i thơ để sử dụng trong một b{i b|o chuyên ng{nh được xuất bản năm 1985. Ông nói ông không nhịn được cười khi nhìn thấy b{i thơ xuất hiện trên tờ American Economic Review – nhưng giờ đ}y b{i thơ được quản lý bởi đại diện bản quyền của ông, mà sau nhiều cú hích, họ vẫn từ chối cho phép chúng tôi in b{i thơ ra đ}y. (Chú thích của tác giả) Stimulus response compatibility Libertarian

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

Paternalism Omniscience. “One Size Fits All”. Có thể tiên đo|n được kết quả của các kỳ bầu cử quốc hội (Mỹ) một cách chính x|c đến không thể tin được chỉ bằng c|ch đề nghị các cử tri nhìn nhanh vào hình của các ứng viên và nói cho bạn biết ai là người có khả năng chiến thắng hơn. Những ph|n đo|n n{y, được khảo sát từ những sinh viên hoàn toàn không biết gì về các ứng viên, đúng với xác suất 2/3 trong một kỳ bầu cử. (Toderov et al. [2005]; Benjamin and Shapiro [2007]). Chương trình 401(k) l{ chương trình hưu bổng của c|c công ty tư nh}n tại Mỹ. Theo chương trình n{y, nh}n viên có quyền yêu cầu công ty của mình giữ lại một phần lương h{ng th|ng để đóng vào quỹ 401(k). Nh}n viên v{ công ty đều có lợi vì cả hai đều được giảm thuế thu nhập, chính x|c hơn l{ được hoãn thuế cho đến khi về hưu. (1) Đường ch}n tóc mĩ nh}n: đường chân tóc tạo thành hình chữ “m” trên tr|n, tr|i phải cân xứng. (2) Bạch trảm kê được dùng để ví với con trai nhìn yếu ớt như con g|i. (3) Wechat: Một phần mềm tán gẫu phổ biến ở Trung Quốc. (4) Chỉ những người học rất giỏi. (5) Trong tiếng Trung, ngôi thứ hai không phân biệt nam nữ. (6) Chỉ người nghiêm trang, thận trọng, bình tĩnh trước mọi việc. (7) Thực ra câu gốc là Hoàn béo, Yến gầy, Ho{n l{ Dương Ngọc Ho{n (Dương Quý Phi); Yến là Triệu Phi Yến. Mỗi người có một vẻ đẹp khác nhau. Triệu Phi Yến có vẻ đẹp mình hạc xương mai, Dương Ngọc Hoàn có vẻ đẹp tròn trịa, đẫy đ{. (8) Học tra: Chỉ những sinh viên học dốt. (9) Hai c}u trong b{i Quan thư trong Kinh Thi. Nghĩa l{: Đôi chim trống mái sống ở bãi bồi giữa sông cất tiếng kêu lanh lảnh. (10) Kì thi tiếng Anh d{nh cho sinh viên đại học ở Trung Quốc. (11) Chỉ người phụ nữ chỉ có ngoại hình đẹp mà không có đầu óc. (12) Chỉ chu kì kinh nguyệt. Cách nói vui của dân mạng Trung Quốc. (13) Tạ Na: Một MC nổi tiếng của đ{i Hồ Nam. (14) Cao Viên Viên: Một diễn viên xinh đẹp của Trung Quốc. (15) MC, nhà sản xuất âm nhạc. (16) Kênh trung gian thanh toán của c|c trang thương mại điện tử. (17) Trong tiếng Trung, “Hi Hi” v{ “Tịch Tịch” đều ph|t }m l{ “Xi Xi”. (18) Ương Ca: loa i h nh vu đa o da n gian lưu ha nh chu ye u ơ vu ng no ng tho n mie n ba c Trung Quốc. (19) Một phần mềm thiên văn cho biết chính xác những gì bạn thấy khi bạn nhìn lên các vì sao. (20) Tài khoản weibo có nhiều fans, thường từ 500.000 fans trở lên. (21) Phiên âm của hai từ này gần giống nhau: Đường (t|ng) v{ Đau (téng). (22) Cháo Loãng: Phiên âm tiếng H|n l{ “Xi Zhou”, đồng âm với “Xi” Hi, “Zhou” Châu. (23) Một trong những món ăn truyền thống nổi tiếng của dân tộc Hán, gồm bốn viên thịt với bốn m{u, hương v{ mùi kh|c nhau, ngụ ý trong đời người có bốn chuyện đại hỉ là phúc, lộc, thọ, hỉ. (24) 520 trong tiếng Trung tượng trưng cho c}u “Anh yêu em”. (25) Một nhân vật

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

trong phim Tuyệt đỉnh Kungfu của Châu Tinh Trì, xuất hiện với hình ảnh đầu cuốn lô sặc sỡ sắc m{u, đanh đ| chua ngoa. (26) Một loại thuốc của Trung Quốc, được làm từ các loại thực vật hoang dã trên cao nguyên Tây Nam, có tác dụng bổ não, bổ cơ, tăng cường sức khỏe. (27) Tương tự cô Tấm trong quả thị của cổ tích Việt Nam. (28) Lỗi lập trình làm cho một chương trình hoặc một hệ thống máy tính bị lỗi, cho kết quả sai hoặc đổ vỡ. (29) Ở Trung Quốc, con g|i thường được ví với chiếc áo bông, cũng giống ở ta thường nói “con g|i rượu của bố” vậy. (30) Ca sĩ nổi tiếng Trung Quốc, giám khảo cuộc thi The Voice China, anh thường hỏi thí sinh “Ước mơ của em l{ gì?”. Về chuyện lên trang nhất, đ}y vốn là một lời nói đùa, mấy lần Uông Phong ra bài hát mới, tuyên bố li hôn hay tỏ tình với bạn g|i (Chương Tử Di) thì đều không lên được trang nhất, nên cư d}n mạng mới đùa “giúp Uông Phong lên trang nhất”. (31) Nh}n vật trong truyền thuyết cổ đại Trung Quốc, chờ chồng suốt mười tám năm. 1. Squat trong tiếng Anh có nghĩa l{ d|ng ngồi xổm hoặc một người rất béo và lùn. 2. Money Flow Index – Chỉ số dòng tiền: x|c định cường độ dòng tiền ra vào thị trường trong giai đoạn phân tích Weibo: Trang mạng xã hội của Trung Quốc, tương tự facebook và twitter. Con gà luộc: Chỉ những tràng trai gầy gò, da trắng. Duệ trí: Nhìn xa trông rộng. Thảo Nê Mã: Có 2 cách hiểu. Một là tên một loại cừu “song sinh” với loài lạc đ{ không bướu, tên khác là Alpaca. Hai là từ n{y đồng âm với một câu chửi tục. Hội địa chất v{ môi trường Quốc tế. Tiếng lóng: Bị cắm sừng. Cờ máy bay: Một trò chơi giống như c| ngựa ở nước ta. Trích trong tác phẩm “Qua cung Thanh Hoa” của Đỗ Mục. Chữ “chính” 正: Chữ bao gồm năm nét, thường được sử dụng để đếm. Một giống táo ngọt của Trung Quốc. Một lối diễn cổ truyền của người Trung Quốc, lấy tốc độ làm trọng, thay những mặt nạ khác nhau trong chớp mắt khiến người xem phải trầm trồ. Trí duệ: Nhìn xa trông rộng. 1. Tác giả có sách bán chạy nhất. 1. Hệ thống dựng bài của một số trang tin điện tử. 1. Nhật ký bằng video. 2. Chụp hình “tự sướng”. 1. H{ng giả. 2. Xe máy ba b|nh, có m|i che. 3. Tương đương hai triệu đồng tiền Việt Nam. 4. Hơn mười bảy triệu đồng. 5. Thịt lợn rán giòn, gần giống với món tóp mỡ. 6. Một ngôn ngữ phổ biến tại Philippines. 1. Hình xăm l{ dòng chữ “If opportunity doesn’t knock, build a door“ – “Nếu cơ hội không bao giờ gõ cửa, hãy x}y chúng”. 2. Onoda: Một quân nhân Nhật Bản từng trốn trong rừng suốt ba thập kỷ sau Thế chiến II. Được đ{o tạo để trở thành một sĩ quan thông tin kiêm huấn luyện chiến thuật du kích, Onoda được điều tới Lubang, Philippines, v{o năm 1944 với mệnh lệnh không bao giờ đầu hàng, không bao giờ tự sát và

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

phải quyết kháng cự tới cùng cho đến khi viện binh tới. 1. Cư dân mạng. 1. “Gót ch}n Achilles” l{ một câu ngạn ngữ rất nổi tiếng từ Thần thoại Hy Lạp. Tương truyền rằng khi Achilles được sinh ra đ~ được tiên tri sẽ chết trong chiến trận. Để giúp sự trường tồn của con, Thetis đ~ dốc ngược người cậu bé, hai tay giữ bằng gót chân, rồi nhúng cả người cậu v{o nước sông Styx, khiến cả người Achilles trở th{nh mình đồng da sắt, chỉ có g}n nơi gót ch}n l{ yếu ớt vì không được nhúng nước. Cuối cùng, trong Chiến tranh th{nh Troy ch{ng đ~ bị hoàng tử Paris dùng tên bắn xuyên qua gót chân khiến chàng chết trận. 2. Nhạc thư gi~n. 1. John Oswald Sanders (1902-1992): Là giám đốc điều hành của OMF International tổ chức của những người truyền giáo Tin Lành. 2. John Adams (1735-1826): Phó tổng thống đầu tiên và là Tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ. 3. John Quincy Adams (1767-1845): Tổng thống thứ sáu của Hoa Kỳ. 1. Michelangelo (1475-1564): Họa sĩ, kiến trúc sư, nh{ điêu khắc nổi tiếng thời kỳ Phục Hưng. 2. Robert Woodrow Wilson (1936): Nh{ thiên văn học người Mỹ, người đ~ đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1978. 1. Larry Bielat: Huấn luyện viên, bình luận viên bóng đ| người Mỹ. 1. John Wooden (1910-2010): Huấn luyện viên bóng rổ huyền thoại người Mỹ, nổi tiếng với biệt danh “Thầy phù thủy của Westwood”. 1. Charles Sheldon (1857-1946): Thừa t|c viên Tin L{nh, người đứng đầu phong trào áp dụng đạo đức Kitô giáo vào các vấn đề xã hội trong những năm đầu thế kỷ 20 tại Mỹ. 1. Sandi Patti: Ca sĩ h|t nhạc Thánh ca nổi tiếng người Mỹ. 2. Billy Graham: Là mục sư, nh{ truyền bá Phúc âm, là một trong những nh{ l~nh đạo có nhiều ảnh hưởng nhất của Phong trào Tin Lành thuộc cộng đồng Kháng cách. 3. Max Lucado: Tác giả của hơn 100 cuốn sách bán chạy, với khoảng 80 triệu bản in trên khắp thế giới. 4. Jerry Van Dyke: Diễn viên, nhà viết hài kịch người Mỹ. 1. Dwight L. Moody (1837-1899): Nhà truyền gi|o vĩ đại người Mỹ, người sáng lập ra Giáo hội Moody, trường Northfied Mourt Hermon, Viện Kinh Thánh Moody và Nhà xuất bản Moody. 1. Edmund Burke (1729-1797): Chính kh|ch, nh{ văn, nh{ triết học người Ireland. 1. William Winans (1836-1917): Người sáng lập và l~nh đạo Farmer’s Savings Bank ngân hàng tiết kiệm dành cho nông dân. 2. Ronald Osborn: Chủ tịch Giáo hội đầu tiên của Giáo hội Kitô giáo (Christian Church). 3. Napoleon Bonaparte (17691821): L{ Ho{ng đế của người Pháp từ năm 1804-1815. Ông là nhà quân sự và chính trị kiệt xuất. 4. William Lloyd George: Nhà báo tự do người Anh. Các bài báo của ông tập trung viết về các vấn đề như nh}n quyền v{ xung đột biên giới. 5. Charles Spurgeon (1834-1892): Là nhà thuyết gi|o người Anh, được xem l{ “Ông ho{ng của những nhà thuyết gi|o”. 1. John Wesley

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

(1703-1791): Là mục sư, nh{ thần học, nhà thuyết gi|o người Anh. 1. Earl Nightingale (1921-1989): Nh{ văn, diễn giả nổi tiếng người Mỹ. 2. Joel Weldon: Là một trong những diễn giả uy tín nhất Bắc Mỹ. 1. Winston Churchill (1874-1965): Là thủ tướng Anh trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai. 1. Eli Whitney (1765-1825): Nhà ph|t minh ra m|y c|n bông người Mỹ. 2. Thomas Edison (1847-1931): Nh{ ph|t minh người Mỹ. 3. Sanuel Morse (1791-1872): Nhà phát minh ra tín hiệu vô tuyến điện và bảng mã hóa ký tự (m~ Morse) dùng để truyền thông tin điện báo. 1. Thomas Carlyle (1795-1881): Triết gia người Scotland. 2. Studs Terkel (1912-2008): Nh{ văn người Mỹ từng đoạt giải Pulitzer. 1. Helen Keller (1880-1968): Nhà văn, nh{ hoạt động xã hội bị mù, điếc người Mỹ. 1. Mark Twain (1835-1910): Nh{ văn, tiểu thuyết gia đồng thời là nhà diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ. 1. Douglas Steere (1901-1995): Giáo sư triết học người Mỹ. 2. Norman Cousins (1915-1990): Nhà b|o, nh{ văn v{ người đấu tranh vì hòa bình người Mỹ. 1. Harvey Mackay: Tác giả sách kinh doanh bán chạy tại Mỹ, tác giả cuốn sách Tự đ{o giếng trước khi chết kh|t được Thái Hà Books xuất bản tại Việt Nam. 1. Tryon Edwards (1809-1894): Là nhà thần học người Mỹ, được biết đến nhiều nhất với vai trò l{ người biên soạn cuốn A Dictionary of Thoughts. .sup 1. Henry Ward Beecher (1813-1887): Mục sư, nhà cải cách xã hội nổi tiếng cuối thế kỷ 19 ở Mỹ. 1. Eric Hoffer (1902-1983): Triết gia người Mỹ. 1. Orison Swett Marden (1850-1924): Là tiến sĩ y khoa ngoại chỉnh hình, một trong những người khởi xướng và đặt nền móng cho việc phổ biến học thuyết “Nguyên lý của Th{nh công” ở nước Mỹ đầu thế kỷ 20. 2. Wendell Holmes (1809-1894): L{ b|c sĩ, gi|o sư, giảng viên, và tác giả người Mỹ. 3. Charles Caleb Colton (1780-1832): L{ gi|o sĩ, nh{ văn v{ nh{ sưu tập người Anh, nổi tiếng với những bộ sưu tập đặc biệt và lập dị của mình. 1. Ralph Waldo Emerson (1803-1882): Nhà thơ, triết gia người Mỹ, người đi đầu trong phong trào tự lực cánh sinh và triết lý siêu việt. 1. John Wesley (1703-1791): Là mục sư, nh{ thần học, nhà thuyết gi|o người Anh. 1. Zig Ziglar (1926-2012): Tác giả, diễn giả người Mỹ. 2. Cyrus H. K. Curtis (1850-1933): Ông chủ của nhiều nhà xuất bản và tạp chí lớn ở Mỹ. 1. Ethel Waters (1896-1977): Nữ diễn viên, ca sĩ người Mỹ. 1. George Washington Carver (1864-1943): Nhà khoa học, nhà ph|t minh người Mỹ. 1. Francis Bacon (1561-1626): Là nhà triết học, chính kh|ch người Anh. Ông được biết đến là một nhân vật quan trọng của Cách mạng Khoa học v{ được xem là cha đẻ của Chủ nghĩa duy vật Anh và các ngành khoa học thực nghiệm hiện đại. 1. Mike Murdock: Mục sư, nhà truyền giáo người Mỹ. 2. Henri Frederic Ameil (1821-1881): Nh{ thơ, nh{

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

triết học người Thụy Sĩ. 1. Pablo Ruiz Picasso (1881-1973): Họa sĩ, nh{ điêu khắc nổi tiếng người Tây Ban Nha. Ông là một trong hai người sáng lập ra trường phái lập thể trong hội họa v{ điêu khắc. 1. Corrie Ten Boom (1892-1983): Nữ tín đồ Cơ Đốc người Hà Lan, từng cứu giúp rất nhiều nạn nhân Do Thái trong Chiến tranh thế giới thứ hai. 2. Howard Chandler (18731952): Họa sĩ nổi tiếng người Mỹ. 1. Theodore Roosevelt (1858-1919): Là tổng thống thứ 26 của Mỹ. 2. Vernon Sanders: Cầu thủ bóng ch{y người Mỹ. 3. Edwin Louis Cole (1922-2002): Được biết đến nhiều với tên Ed Cole, l{ người sáng lập ra Christian Men’s Network – một tổ chức nhằm giúp đỡ những người đ{n ông Kitô hữu. 4. Edgar A. Guest (1881-1959): Nhà thơ sinh ra ở Anh, lớn lên ở Mỹ, được biết đến nhiều với danh hiệu l{ Nh{ thơ d}n gian. 1. Phẩm chất và nhân cách tốt đẹp. 2. Một câu thành ngữ cổ của Trung Quốc, ý chỉ những t{i năng sớm nở rộ nhưng cũng chóng lụi tàn. 3. Lấy bản thân mình ra để dạy bảo quan trọng hơn nhiều so với việc chỉ dạy bảo bằng lời nói. 4. Ba trăm s|u mươi nghề, nghề n{o cũng có người kiệt xuất. 5. Sabbath có nghĩa l{ “Ng{y nghỉ ngơi”. L{ ng{y nghỉ ngơi và thờ phụng Thượng đế, là ngày thứ bảy theo đạo Do Thái và ngày chủ nhật theo Cơ đốc giáo. 6. Khi phụng dưỡng, chăm sóc người lớn trong nh{ cũng nên nhớ đến những người già không có quan hệ máu thịt với mình; khi nuôi nấng, dạy dỗ con cái trong nh{ cũng không nên quên quan t}m đến những đứa trẻ không có quan hệ huyết thống với mình. 7. Đơn vị tiền tệ của Israel. 8. Ý muốn nói từ cuộc sống tiết kiệm, giản dị chuyển sang cuộc sống xa hoa gi{u có thì tương đối dễ d{ng đơn giản, nhưng đ~ sống cuộc sống xa hoa giàu có rồi mà chuyển về cuộc sống tiết kiệm thì khá khó khăn. 9. 1 shekel = 100 agorot. 10. Lầu cao vạn trượng đều được xây ở nền đất bằng phẳng, vững chãi. 11. Ở Israel, nhiều cửa sổ của nhà chống đạn được làm bằng sắt. 12. Con trai phải được nuôi trong khó khăn, nghèo khổ. 13. Cụm từ thông dụng tại Trung Quốc, ám chỉ những bậc phụ huynh lúc n{o cũng “lượn vù vù” trên đầu con, lo lắng mọi việc từ ch}n tơ kẽ tóc, bao bọc con quá mức.

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

Table of Contents

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

  1. Bạn còn muốn biết điều gì về giao dịch Ngoại hối nữa? PHỤ LỤC Nên nghiên cứu những tài liệu nào về thị trường Ngoại hối?

HOC CHUNG KHOAN tai: www.500dong.com

 

 

Subscribe
Notify of
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Tin Hot

GIỚI THIỆU - HƯỚNG DẪN

Tradeboxx.net là một hệ thống mở, thành viên tự chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải. Truy cập, sử dụng website này bạn phải chấp nhận Quy định của Diễn đàn. Phiên bản thử nghiệm, đang tiến hành xin cấp giấy phép thiết lập MXH. Trade Boxx Cung cấp Lớp học trade miễn phí chất lượng cao cho Trader mới miễn phí; Hệ thống mở thư viện các cuốn sách Trading tiêu biểu miễn phí, Hệ thống mở tài liệu Trading Kinh điển miễn phí ...

LIÊN HỆ - CONTACT

Email: [email protected]
Cảnh báo rủi ro. Lưu ý rằng Trading CFDs là sản phẩm có đòn bẩy và có thể dẫn đến thua lỗ tất cả số vốn đã đầu tư. Chính sách bảo mật tb gr

DMCA.com Protection Status

forexlienminhtrader.com